Triết học là khoa học có mục đích ngắm nhìn và giải thích mọi hiện tượng sống, đồng thời, hoạch định thế nào là đời sống hạnh phúc. Nhân dân là tập thể duy nhất có khả năng trực tiếp bám theo độ dài thăm thẳm của lịch sử để có thể cung cấp cho loài người những ngắm nhìn, giải thích và hoạch định vừa kể. Nhân dân Việt Nam đã ký thác tâm tình sống của mình trong bộ đại tư tưởng bao gồm: chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, câu hò trên sông của cô lái đò, lời ru bên con của người mẹ trẻ… Căn cứ vào những suy nghĩ kia, nhà tư tưởng Lý Đông A đã mạnh mẽ xác-định nhân dân Việt Nam là chân chính tác giả của Việt triết:
“Tác giả vô danh là gốc đạo,
Noãn Bào Trăm Họ ấy giềng người.”
(Đạo Trường Ngâm – Lý Đông A)
Thế rồi, Lý tiên sinh đã chi tiết hóa, hệ thống hóa kho chất liệu trong cái “giềng người” kia để viết thành bộ “Quốc Sách Thảo Án Toàn Thư”. Như vậy Việt triết và tư tưởng Lý Đông A là hai mặt của một bàn tay.
Một cách chung nhất, Việt triết gồm hai trụ cột: lý luận triết học và áp dụng luận. Thí dụ: Nếu lý luận của vật lý là nguyên lý Archimede thì áp dụng luận của nguyên lý này là công việc chế tạo tàu ngầm và các chế tạo tương tự khác.
Lý luận của Việt triết là phần trình bày về tiền đề triết học con người, và về qui luật tồn tại của loài người, của nhân tính.
Áp dụng luận của Việt triết là những diễn tả một xã hội người phù hợp với nhân tính. Xã hội này được Lý Đông A hoạch định thông qua các chủ đề: Giáo dục, luật pháp, kinh tế, thương mãi, y tế… Các chủ đề vừa kể khi được viết ra theo văn thức pháp luật đã giúp thế giới có được bộ luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hiệp Quốc ban hành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Tuy nhiên nhân quyền hồi bấy giờ chỉ là một lời tuyên xưng nhân quyền. Lời tuyên xưng này tự nó không có giá trị cưỡng hành pháp lý đối với cộng đồng quốc tế. Vì vậy năm 1993, tai Vienna, một ngàn hiệp hội nhân quyền phi chính phủ cùng với 170 quốc gia đồng ký cam kết tổng hợp ba văn kiện sau đây để tạo thành một bộ luật gọi là luật Quốc Tế Nhân Quyền:
1) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (10/Dec/1948)
2) Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị (1966)
3) Công Ước Quốc Tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (1966)
Luật quốc tế nhân quyền được hình thành trên nền tảng một hiệp ước quốc tế như kể trên nên nó có giá trị cưỡng hành của luật pháp đối với những quốc gia đồng ước. Xin được nhấn mạnh rằng đi kèm với bộ luât quốc tế nhân quyền, quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc còn có nghĩa vụ tôn trọng những công ước có tác dụng bổ túc và/hoặc chi tiết hóa luật quốc tế nhân quyền: công ước chống diệt chủng (1949), công ước chống kỳ thị chủng tộc (1965), công ước chống kỳ thị phụ nữ (1979)…
Bây giờ, để chứng minh tính thống nhất giữa Việt triết và luật quốc tế nhân quyền, bài tiểu luận này xin viện dẫn ba trường hợp thống nhất điển hình như sau:
Trường hợp một
Điều 2 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: “Ai cũng được hưởng những quyền tư do ghi trong bản tuyên ngôn này…”
Việt Triết diễn tả tự do của con người bằng qui luật cấu thức năm điểm:
1) Đạo kỷ là tự kỷ nguyên nhân, là vô sai biệt phạm trù.
2) Vận động và kết hợp hỗ tuong nguyên nhân.
3) Chất và lượng hỗ tương nguyên nhân.
4) Cơ năng và bản vị, cái riêng và cái chung hỗ tương nguyên nhân.
5) Hỗ tương nguyên nhân là tự kỷ nguyên nhân, là chân ý nghĩa của đạo kỷ.
Việt triết quan niệm Tự kỷ và đạo kỷ là hai thành tố tạo ra mệnh sống của mỗi con người. Tôn trọng tự do của con người chính là tôn trong mệnh sống của mỗi cá nhân. Mệnh sống này là được qui định bởi sự giao tiếp hai chiều giữa con người với môi trường sống (tự nhiên giới, tư tưởng giới và xã hội giới).
Kết luận: Quyền tự do cá nhân trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thống nhất với quyền mệnh sống của cá nhân được tôn trọng trong Việt triết. (Xem sách “Dân Chủ Tham Gia”, tác giả Đỗ Thái Nhiên)
Trường hợp hai
Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (1966), điều 1, khoản 1: “Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”.
Việt triết nhận định quyền dân tộc tự quyết là quyền con người được sống trên căn bản tự mình làm chủ lấy sinh mệnh của mình, làm chủ lấy quá khứ, hiện tại và tương lai của đời người.
Quyền dân tộc tự quyết gồm hai mặt: Quốc nội và quốc tế
Trên bình diện quốc nội, quyền dân tộc tự quyết đòi hỏi người dân phải được suy nghĩ và hành động độc lập với nhà cầm quyền. Người dân không phải là nô lệ, nhà cầm quyền không phải là chủ nô. Mỗi người dân là một tế bào của quốc gia. Dân tộc không tự quyết trên địa bàn quốc nội làm gì có được quốc gia tự quyết trên địa bàn quốc tế? Quyền dân tộc tự quyết của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế được luật hóa bằng lời lẽ rằng: Không một quốc gia nào có thể bị quốc gia lớn hơn, có uy thế hơn dùng tài chánh hoặc quân sự gây sức ép buộc quốc gia nhỏ phải tuân hành mệnh lệnh của quốc gia lớn.
Hành chánh của xã hội sống dưới chế độ độc tài, chế độ chà đạp quyền dân tộc tự quyết của người dân được hình dung như một khối kim tự tháp. Ngự trị trên đỉnh của kim tự tháp là chế độ độc tài, sống dưới đáy kim tự tháp là người dân, thành phần hoàn toàn xa lạ đối với quyền người dân được tự quyết, gọi tắt là quyền dân tộc tự quyết. Tương tự như vậy, trong bang giao quốc tế, trên đỉnh kim tự tháp là các quốc gia giàu, dưới đáy kim tự tháp là những quốc gia nghèo. Liên Hiệp Quốc là Liên Hiệp Quốc của quốc gia giàu. Tổ chức được gọi là Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chỉ là chiếc áo hào nhoáng che đậy bản chất phi dân tộc tự quyết của Liên Hiệp Quốc.
Nhằm bảo vệ và phát triển quyền dân tộc tự quyết trên cả hai địa bàn quốc gia và quốc tế, Việt triết căn cứ vào thực tại của đời sống, để hình thành học lý cơ năng và bản vị. Học lý này chỉ ra rằng: Đời sống chẳng khác nào một chuỗi guồng máy dài bất tận. Mỗi guồng máy là một hoàn cảnh sống, gọi là một bản vị. Mỗi bản vị gồm nhiều cơ phận gọi là cơ năng. Trong một bản vị không có cơ năng nào là cơ năng lãnh đạo. Tất cả cơ năng đều vận hành do nhu cầu tồn tại và phát triển của bản vị. Tương quan giữa những cơ năng trong một bản vị triệt để đồng dạng với tương quan giữa những điện tử trong một trong nguyên tử vật chất: vận hành hài hòa và bình đẳng do tính tự quyết của mỗi cơ năng chứ không do ý chí lãnh đạo của bất kỳ cơ năng nào. Vì vậy hành chánh cơ năng bản vị còn được gọi là hành chánh hạch tâm.
Hành chánh hạch tâm tôn trọng quyền tự quyết của mỗi cơ năng trong guồng máy hành chánh. Hành chánh kim tự tháp cho phép quyền lãnh đạo từ đỉnh kim tự tháp khống chế quyền tự quyết của thuộc viên nằm ở đáy kim tự tháp.
Kết luận: Quyền dân tộc tự quyết trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (1966) thống nhất với quyền xóa bỏ hành chánh kim tự tháp bằng hành chánh hạch tâm, còn gọi là hành chánh cơ năng bản vị, của Việt triết (Sách “Dân Chủ Tham Gia”, Đỗ Thái Nhiên).
Trường hợp ba
Công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), phần 3, điều 13, khoản 1 viết: “Các quốc gia hội viên ký kết công ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; cho mọi người được thực sự tham gia sinh hoạt trong một xã hội tự do, đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo và yểm trợ các hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hòa bình.”
Việt triết và điều 13 của công ước quốc tế thượng dẫn đã hội tụ trên quan điểm rằng “Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách và nhân phẩm”. Thực vậy, giáo dục, hiểu theo ý nghĩa trọn vẹn, phải được xây dựng trên hai trụ cột: giáo dục chuyên môn và giáo dục nhân cách. Giáo duc chuyên môn cung cấp cho con người khả năng vừa nuôi sống bản thân vừa góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Giáo dục nhân cách chấp cánh cho con ngưới, giúp con người bay lên: từ một động vật bình thường thăng hoa thành con người tự giác, con người biết yêu mình và yêu đời, có khả năng thấy mình trong đời và thấy đời trong mình.
Nói cách khác, sống tức là giao dịch với môi trường sống. Mỗi giao dịch tạo ra một vai trò sống. Vai trò sống này là một cơ năng của guồng máy sống. Mỗi guồng máy là một bản vị. Con người sống tức là con người nhập vai cơ năng của một trong vô số bản vị sống khác nhau: gia đình, lớp học, công xưởng, một đơn vị quân đội… Việt triết khám phá ra rằng con người sống với đời và giữa đời không bằng cái tôi, không bằng cái ngã mà bằng cơ năng trong từng bản vị sống.
Nhân cách được đo lường bằng nhân tính. Tôn trọng nhân cách chính là tôn trọng phẩm chất của nhân tính. Căn cứ vào tiền đề triết học Con Người và qui luật triết học sống người, Việt triết xác định chuẩn mực của nhân tính thông qua bốn yếu tính:
1) Ái tính: tính yêu thương nam nữ, tính di truyền nòi giống. Tính này lấy trung thành hai chiều làm chuẩn: nữ trung thành với nam và nam trung thành với nữ.
2) Nhu yếu tính: lấy bình sản làm chuẩn, mọi người đều được bình đẳng về cơ hội trong sinh hoạt kinh tế.
3) Tự vệ tính: lấy hòa làm chuẩn. Tự vệ hữu hiệu nhất chính là tìm đường nghị hòa với đối phương.
4) Xã hội tính: sinh hoạt trong xã hội là sinh hoạt theo hành chánh hạch tâm. Chỉ có hành chánh cơ năng bản vị mới giúp tính tự giác của con người được tồn tại và phát triển.
Kết luận: giáo dục nhân cách có chủ ý đào tạo ra những người sống bền bỉ với ý chí thượng tôn phẩm chất của nhân tính với sự nhấn mạnh: ý chí thượng tôn kia được thể hiện thông qua hành động sống cơ năng bản vị. Quan điểm về giáo dục nhân cách của Việt triết hoàn toàn phù hợp với cam kết thực thi giáo dục nhân cách của Công Ước Quốc Tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc. (Sách “Dân Chủ Tham Gia”, Đỗ Thái Nhiên).
Như đã trình bày ở trên, Việt triết gồm hai bộ phận lý luận triết học và thực tiễn luận.
Một cách chung nhất, luật pháp gồm hai loại điều luật: những điều luật cấm con người không được làm và những điều luật buộc con người phải làm. Luật pháp là luật của thực tiễn đời sống. Văn thức của luật pháp là thực tiễn luận. Trước khi có thực tiễn luận, giới luật gia đã xây dựng cho luật pháp vô số học lý về luật học.
Việt triết có lý luận triết học và thực tiễn luận. Luật Quốc Tế Nhân Quyền có học lý luật học và bộ luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Ba trường hợp đối chiếu giữa luật Quốc Tế Nhân Quyền và Việt Triết chỉ là đối chiếu có tính biểu tượng, nhưng nó đủ để minh chứng tư tưởng Việt và luật Quốc Tế Nhân Quyền đã thực sự thống nhất.
Tính thống nhất này dẫn đến các kết luận trọng yếu kể sau:
1) Việt triết không chỉ là đáp số cho sinh mệnh Việt Nam mà còn giải quyết toàn bộ khó khăn cho cộng đồng nhân loại.
2) Việt triết mạnh mẽ bác khước mọi suy nghĩ dẫn đến con đường dân tộc cực đoan. Việt triết đi tiên phong trong công cuộc xây dựng một quốc tế hạch tâm: mỗi quốc gia là một cơ năng. Cơ năng này nằm trong vận hành của thế giới loài người gọi là bản vị nhân loại.
3) Dân tộc tính và nhân loại toàn tính thống nhất.
Đỗ Thái Nhiên
Rất hay! Tiến Sĩ Mạc Văn Trang kể lại 2 chị em Thiều Thị Tân-Tạo, nhờ đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã gia nhập lực lượng Biệt Động Thành của đồng chí Sáu Dân mênh mông tình dân Võ Văn Kiệt để chống Mỹ
Tổng hợp tác giả & Tiến Sĩ Mạc Văn Trang … Nguyên Chủ tịch hội Nhà Văn Phạm Xuân Nguyên có lý, chống Mỹ đã trở thành dân tộc tính của dân TA -hổng có tớ ở trỏng . many people question my allegiance, i confirmed never wanna join’em.
Ai muốn hòa giải hòa hợp với cái dân tộc quái đản này nào