TIỄN PHẠM DUY HỒI HƯƠNG 01.05.2005
Sau ba mươi năm sống ở Mỹ, tới tuổi 84, với chuẩn bị rất chu đáo cho một chọn lựa cuối đời, Phạm Duy về sống hẳn ở Việt Nam. Trước ngày về của Phạm Duy, nhà báo Đỗ Việt Anh, người rất yêu mến nhạc tâm linh của Phạm Duy – lúc đó đang là chủ nhiệm nhật báo Người Việt, đã cùng bạn hữu tổ chức một buổi họp mặt ấm áp tiễn đưa Phạm Duy.
PHẠM DUY “NGÀY TRỞ VỀ”
Thời tuổi trẻ, có thể nói Phạm Duy đã có một cuộc sống hào hùng của một thanh niên dấn thân yêu nước, ông đặt chân tới khắp miền đất nước từ Bắc vô Nam. Rồi với ba mươi năm sống ở Mỹ, Phạm Duy đã có dịp đi trình diễn khắp 5 châu. Tới tuổi 84, Le Repos du Guerrier, Phạm Duy đã dứt khoát có một chọn lựa không phải là không khó khăn với cả nhiều vật vã nội tâm: Phạm Duy từ bỏ một cộng đồng Việt Nam hải ngoại yêu mến ông và chọn về sống những năm cuối đời ở Việt Nam.
Khi đã an cư lạc nghiệp nơi quê nhà từ 2005, Phạm Duy đã thích thú hồi tưởng lại “những ngày sau 1975, đã có một tấm ảnh Phạm Duy “to tổ bố” — vẫn chữ của Phạm Duy, được trưng bày trong khu bảo tàng Tội Ác Mỹ Nguỵ”, 28 Trần Quý Cáp – cũng là địa chỉ trường Đại học Y Khoa Sài Gòn cũ năm nào. Chính quyền mới lúc đó đã xem ông như kẻ phản bội kháng chiến và là biểu tượng cho nọc độc của “Văn hoá Mỹ Nguỵ”.
[Riêng với người viết, cuốn Vòng Đai Xanh viết về các sắc dân Thượng cũng bị kể là thứ rác rưởi của tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ nên cũng “được” trưng bày trong đó.]
Nhưng rất may mắn là mấy ngày cuối tháng Tư 1975, Phạm Duy có tên trong danh sách được nhân viên CIA Ed Jones giúp di tản, qua Mỹ kịp thời. Và hơn ai hết, Phạm Duy hiểu rất rõ rằng nếu kẹt ở lại, bị lùa vào trong các trại tù cải tạo cùng với bao nhiêu ngàn văn nghệ sĩ miền Nam khác, thì Phạm Duy sẽ “đi đoong” — vẫn chữ của Phạm Duy và chắc chắn là sẽ không có “Ngày Về” như hôm nay.
Như một flashback, tưởng cũng nên trích dẫn trong bài viết này: mấy dòng bút ký của Phạm Duy từ Guam một hòn đảo Mỹ trên Thái Bình Dương rất xa Việt Nam, và là chứng nhân cho những giờ phút sụp đổ của Sài Gòn:
“Ngày hôm nay cũng là ngày Saigon vừa được Bắc quân gọi là giải phóng. Giờ lịch sử đã điểm. Một ông nằm cạnh tôi đang dò đài Saigon với cái máy radio nhỏ tí. Mọi người trong phòng lặng lẽ kéo tới, khi nghe thấy có chương trình phát thanh về cuộc thắng của Bắc quân và cái thua của Cộng Hoà Việt Nam. Tôi cảm thấy buồn bã vô cùng! Chẳng nhẽ nằm đó và bịt tai lại, tôi vùng dậy, xuống thang ra khỏi chung cư.
Bây giờ tôi mới ý thức được rằng Guam là một hòn đảo. Tôi lững thững bước ra bãi biển. Đứng trước cảnh trùng dương bát ngát, lòng tôi rất im lặng, dửng dưng. Tôi không còn một chút rung động nào nữa trước cảnh biển cả mênh mông như những ngày trước đây. Tôi không còn là tôi nữa rồi ! Quay lưng lại biển, tôi lặng lẽ bước về chung cư.
Đi qua phòng thông tin của trại, bỗng nghe từ các loa lớn phóng ra tiếng nói của một xướng ngôn viên: — Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Cộng Hoà đầu hàng.
Tôi càng buồn rầu hơn nữa, rảo bước về chung cư, ngồi bệt xuống sàn gỗ. Mọi người vẫn vây quanh cái radio để nghe những tin tức liên quan tới ngày Bắc quân tiến vào Saigon. Trong radio bỗng có tiếng Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn với giọng hát thất thanh và với tiếng đệm đàn guitare rất là sai dây. Tôi chạnh lòng nghĩ tới thân phận mình, nếu bị kẹt lại liệu mình có phải hành động như thế không? [ngưng trích dẫn, Hồi Ký PD tập 4]
Cũng trong Hồi Ký PD tập 4 Phạm Duy viết:
“Từ trước tới nay ‘người ta’ thường dùng đủ mọi cách để chia rẽ tôi và Trịnh Công Sơn, nhưng không ai ngăn được tình đồng nghiệp giữa chúng tôi, dù có khi hai người không có chung một quan điểm. Năm 1988, tình cờ Phạm Duy gặp lại Trịnh Công Sơn ở Paris, cùng Đặng Tiến, chúng tôi rong chơi trên vỉa hè hay ngồi quán café tán gẫu. Tuyệt nhiên chúng tôi không nói chuyện chính trị chính em, văn nghệ văn gừng gì cả… nhưng khi tôi nhờ “người tình trẻ” mang về Việt Nam một cassette Mười Bài Rong Ca tôi vừa thực hiện xong thì Sơn OK ngay. Do đó tâm sự “người tình già” đã được phổ biến ở trong nước. Mùa Hè 2001, tôi có việc phải về Saigon, vài ngày sau đám tang Sơn, tôi rủ Trần Văn Khê tới thắp hương trước bàn thờ anh, riêng tôi đã khấn ơn anh ngày nào, thay mặt tôi đem Rong Ca về quê hương.” [Hết trích dẫn, Hồi Ký PD 4]
…
Bây giờ Khu bảo tàng Tội Ác Mỹ Nguỵ đã đổi tên, là nhà Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum), nơi vẫn còn trưng bày với các cỗ đại bác, bom mìn, đạn dược trong đó có cả bom 7 tấn, bom CBU, cả xe tăng, máy bay trực thăng, của Đế quốc Mỹ bỏ lại và cả những chuồng cọp kẽm gai biểu tượng cho tội ác Mỹ Nguỵ đầy ải các chiến sĩ cách mạng, được mang về từ Côn Đảo và Phú Quốc, đã trở thành một “tụ điểm nóng” của du lịch và tuyên truyền, với hàng trăm ngàn khách thăm viếng mỗi năm.
PHẠM DUY VỚI NHỮNG ĐIỀU VIẾT VÀ NÓI RA
Từ Việt Nam, qua các cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về động cơ nào khiến Phạm Duy chọn về sống ở Việt Nam, ông đã nói rất hùng biện và thuyết phục, Phạm Duy nhấn mạnh ông lúc nào cũng là người Việt Nam nên chọn lựa đó chỉ là: lá rụng về cội, cá lội về nguồn. Ông đem theo 1000 lời ca về tặng cho quê hương và sống với những người yêu nhạc của ông bấy lâu.
Với đôi chút dè dặt ban đầu, Phạm Duy nói về đây, ông sẽ chọn “làm thinh”, và nếu có “ồn ào” thì chỉ là làm thương mại, ông làm theo yêu cầu của Công Ty Phương Nam chỉ để bán CDs và bán sách.
Nhưng rồi sau đó ông đã “không còn làm thinh” nữa mà mạnh dạn nói tới nhiều điều. Người viết trích dẫn ra đây đôi lời của Phạm Duy từ hai cuộc phỏng vấn cùng vào tháng Giêng 2012, để thấy một Phạm Duy rất nhất quán về những điều ông nói ra, và không đưa ra thêm lời bình luận nào.
Cuộc phỏng vấn của TS Nguyễn Nhã với nhạc sĩ Phạm Duy ngày 12/01/2012
Cuộc phỏng vấn của 2 ký giả Eccetera và Vũ Hoàng Lân PhốBolsaTV.com với nhạc sĩ Phạm Duy ngày 28/01/2012
Chân dung Phạm Duy 91 tuổi trong cuộc phỏng vấn cùa TS Nguyễn Nhã ngày 12/01/2012. Phạm Duy đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc phỏng vấn này và đã đọc những điều đã được ông ghi trước trên giấy.
Phạm Duy 91 tuổi trong một cuộc phỏng vấn khác của 2 ký giả Eccetera và Vũ Hoàng Lân ngày 29/01/2012. Phạm Duy khen ngợi và cũng cho biết ông là khán giả thường xuyên của đài PhốBolsaTV.com từ ngày về sống ở Việt Nam. [Ghi Chú của Người viết: Hai cuộc phỏng vấn Phạm Duy, với thời lượng đã hơn hai tiếng đồng hồ, chỉ làm làm công việc trích dẫn đôi câu nói của Phạm Duy có thể không hoàn toàn đúng với ngữ cảnh, khiến có thể có những suy diễn bất lợi và cả không công bằng với Phạm Duy, vậy đề nghị với bạn đọc bỏ ra thời gian để xem / nghe trọn vẹn từng lời nói của Phạm Duy từ hai cuộc phỏng vấn ấy – tiếng Anh gọi đó là: Phạm Duy In His Own Words – trên cả hai YouTube với đường dẫn / links đã ghi ở trên.].
Đôi Dòng trích dẫn:
- Nói về người Việt tỵ nạn đang sống ở hải ngoại
Phạm Duy khi nói về người Việt Nam hải ngoại, về sự chia rẽ của cộng đồng tỵ nạn ấy, cũng là nơi Phạm Duy chung sống với họ 30 năm. Và nay từ căn nhà ba tầng trong cư xá Lê Đại Hành, Quận 11 được Công Ty Phương Nam cung cấp, ông nói về họ như sau: “Đúng là chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, họ mới tới Mỹ, không một xu dính túi, còn ăn tiền trợ cấp mà đòi chống cộng cái gì, có tổ chức hội đoàn nào có được tới 4 người đâu, 3 là cùng.”
Với những người còn giữ trong lòng mối hận thù cộng sản, Phạm Duy nói với họ như một lời khuyên là: “Phải biết cám ơn, phải biết xin lỗi, và phải biết quên!” Với tướng Nguyễn Cao Kỳ từng là thông gia của Phạm Duy, ông khen: “Ông Kỳ can đảm, đã từng là Phó Tổng Thống mà biết hạ mình khi quyết định về Việt Nam”. Phạm Duy còn nói tới khả năng là nếu một chính phủ “hoà hợp” trong tương lai và ông Kỳ có thể sẽ đại diện cho cộng đồng hải ngoại tham gia chính phủ ấy.” [sic]
Đọc lại Tập 4 Hồi Ký Phạm Duy để thấy: một Phạm Duy trong suốt 2 thập niên đầu sống ở hải ngoại, ông đã rất tích cực hoà mình tham gia các phong trào chống Cộng cùng với cộng đồng người Việt tỵ nạn, ông phổ nhạc các bài thơ của Cao Tần Lê Tất Điều, phổ 20 bài Ngục Ca rất nổi tiếng của “ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện, hợp tác với Phong trào Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh đi trình diễn văn nghệ khắp năm châu. [PhamDuyHoiKyIV.pdf]
- Nói về Nghị Quyết 36 và chính sách hoà hợp hoà giải của Hà Nội
Phạm Duy nhắc tới NQ36, ông tâm đắc với Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn về chính sách hoà hợp hoà giải, và đó cũng chính là động lực khiến ông tin tưởng quyết định xin về sống ở Việt Nam. Ông xin hồi tịch, và hãnh diện với tấm thẻ CMND (Chứng Minh Nhân Dân) và Hộ khẩu mà ông được cấp một năm sau, và ông sung sướng với mỗi bài hát của ông khi được nhà nước cho phép hát.
Ra thăm Hà Nội, Phạm Duy ca ngợi một Hà Nội đời sống hết sức tiến bộ, nhà cửa nguy nga, “đó là điều tôi rất vui”; [2] và cả với một Sài Gòn phát triển, ông khen khu Sài Gòn Mới như Phú Mỹ Hưng với nhà cửa đẹp hơn cả ở bên Mỹ, khen một đất nước mà nay người dân đã được ăn no mặc đủ và cách tiêu tiền ở Việt Nam còn hơn cả ở Mỹ. [sic] Và người ta cũng được biết là sinh nhật của ông đã có lần được tổ chức ở nhà ông Lê Thành Ân, người Mỹ gốc Việt từng là Tổng Lãnh Sự Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn. Môi trường sống của Phạm Duy ngày nay đã không còn là với Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê mà là với xã hội trên cao.
- Nói về mối đe doạ từ Trung Quốc và đại hoạ Biển Đông
Phạm Duy khen chính sách ngoại giao khôn ngoan của nhà nước cộng sản khi Việt Nam phải sống “dưới nách” của Trung Quốc. Theo ông, hiểm hoạ Việt Nam trở thành thuộc quốc và mất các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa qua cuộc chiến tranh là không có và ông tin vào các hội nghị thương thuyết giữa các nước. Nếu ai vội vã chống đối có thể gây trở ngại cho giải pháp hoà bình và Phạm Duy có nhắc tới phản ứng “nóng nảy” của Cù Huy Hà Vũ*, con trai của Huy Cận bạn ông thuở nào.
*Cù Huy Hà Vũ 2011 đã công khai lên tiếng phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trong đó bao gồm cả Hoàng Sa – Trường Sa, ghi chú của người viết]
Rồi bằng một giọng nói khinh bạc / cynical Phạm Duy còn nói thêm với Nguyễn Nhã, người đang phỏng vấn ông: “Giả sử như Trung Quốc có đánh đến Nha Trang, thì tôi — Phạm Duy vẫn còn có thể trốn vào toà Đại Sứ Mỹ, vì tôi vẫn còn Passport với quốc tịch Mỹ.” [sic] [1]
- Nói về Tạ Tỵ người bạn chí cốt chí thân 42 năm sau
Mùa Thu năm 1970, khi được biết Tạ Tỵ viết một cuốn sách về Phạm Duy, ông đã có một bức thư viết tay hai trang gửi Tạ Tỵ, nói lên nỗi xúc động của mình. Trích dẫn:
“Gửi Tạ Tỵ thân mến,
Thật là cảm động và cũng thật là ngượng ngùng khi biết rằng Tỵ sẽ dành một cuốn sách cho cái mặt mẹt này, sau khi đã viết xong 10 khuôn mặt cao quý của làng văn nghệ nước ta.
Cảm động vì trong cơn hoả mù hiện tại, ít ra cũng có một người muốn soi sáng đến tận cùng con người và sự nghiệp Duy, nhất là người đó lại là Tỵ, từ thuở tiền kháng chiến, trong kháng chiến, hậu kháng chiến và trong những ngày sắp tàn cuộc chiến này, lúc nào cũng gần mình, hiểu biết mình, kể cả cái hay lẫn cái dở…” [Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, do Văn Sử Học của Nguyễn Nhã xuất bản, 1971]
Nhưng rồi 42 năm sau lần xuất bản đầu tiên cuốn Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, 7 năm sau ngày Phạm Duy trở về sống ở Sài Gòn – ở tuổi 91, ông đã nói rất khác về Tạ Tỵ, người bạn chí cốt chí thân của ông từ tuổi thanh xuân thuở nào. Khi TS Nguyễn Nhã cầm trên tay cuốn sách Tạ Tỵ viết về Phạm Duy do chính Nxb Văn Sử Học của Nguyễn Nhã xuất bản 1971, thì Phạm Duy với giọng bỉ thử gọi đó là Nỗi Buồn Cười hay Nỗi Buồn Nôn, và rồi nhận định: Cuốn sách ấy viết quá dở, không trách được vì ông ấy làm Tâm lý chiến, nên chỉ viết được thế thôi.
Cũng vẫn từ miệng Phạm Duy nói với Nguyễn Nhã: Tạ Tỵ là người nói láo khi kể lại những ngày đi tù cải tạo khi viết cuốn sách… *[Phạm Duy thì không nhớ tên cuốn sách ấy, nhưng ai cũng biết đó là cuốn hồi ký Đáy Địa Ngục, Thằng Mõ xuất bản, 1985] [1]
Sau 1975, Tạ Tỵ không được may mắn như Phạm Duy được CIA đưa đi, ông bị bắt đi tù cải tạo 6 năm, hồi ký Đáy Địa Ngục ghi lại kinh nghiệm Tạ Tỵ đã trải qua trong những năm tháng nghiệt ngã tù đày với lao động khổ sai “ăn không đủ no, đói không đủ chết.” Ra tù 1981, khi gặp lại Lê Ngộ Châu tại toà soạn Bách Khoa cũ, Tạ Tỵ chỉ còn là một hình hài tàn tạ với đầu bạc răng long. Tạ Tỵ sau đó đã can đảm vượt biên, lần thứ hai mới tới được đảo Pulau Bidong, Mã Lai và cuốn hồi ký Đáy Địa Ngục đã được Tạ Ty viết ngay từ ngày đặt chân trên đảo. [Tuyển Tập II Chân Dung Văn Học, Ngô Thế Vinh, Việt Ecology Press 2022]
Lịch sử cận đại Việt Nam, rồi ra vẫn còn đó một “cuốn sách trắng” về quần đảo ngục tù Việt Nam từ Nam ra Bắc sau 1975, nơi đày ải bao nhiêu nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ miền Nam, và không thiếu người là bạn hoặc nếu không cũng đồng trang lứa với Phạm Duy, họ đã bị chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, Hoàng Vĩnh Lộc, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Trần Tuấn Phát, Dương Hùng Cường… hay vừa ra khỏi tù thì chết như Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường.
Và nay, trên báo chí trong nước, lại thấy ảnh Phạm Duy cùng mấy người con đang trở lại quê nhà, để một lần nữa đi trên Con Đường Cái Quan ngày nào. Và từ trên những sân khấu chói loà ánh sáng từ Sài Gòn ra tới Hà Nội, là hình ảnh Phạm Duy hoàn toàn khác, vẫn với mái tóc bạc phơ, khi nói thì cầm giấy đọc, và rồi tay ôm những bó hoa nhiều màu giữa những tiếng vỗ tay của khán giả.
PHẠM DUY: MỘT TÀI NĂNG LỚN VÀ NHÂN CÁCH
Sau 30 năm sống ở Mỹ, trong tình yêu thương của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nay Phạm Duy chọn về sống ở Việt Nam, đó là quyền của ông, cần được mọi người tôn trọng. Và như ước nguyện, ông được sống và chết ở Việt Nam.
Sự nghiệp âm nhạc lớn lao của Phạm Duy thấm đẫm “Tình Quê Hương” đã in sâu vào tâm khảm nhiều thế hệ. Phạm Duy hiện diện như một tượng đài uy nghi trong nền âm nhạc cận đại của Việt Nam. Thế hệ này và cả những thế hệ sau sẽ vẫn hát một số những bài ca của Phạm Duy.
Giới trẻ thì muốn tìm tới Phạm Duy như một thần tượng, họ không chỉ ngưỡng mộ tài năng lớn của Phạm Duy, họ còn ao ước thấy một nhân cách lớn nơi ông. Nhưng rồi họ ngộ ra rằng Phạm Duy không có được cả hai.
Cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Phạm Duy đã rất sớm rời bỏ kháng chiến để về thành, với lý do chính đáng là không chấp nhận một nền văn nghệ chỉ huy của những người cộng sản, và bảo vệ quyền tự do sáng tạo.
Với cảm hứng và có tự do, Phạm Duy đã sáng tác những bài ca bất hủ từ nốt nhạc tới ca từ. Nhưng rồi qua thời gian, qua từng thời kỳ, người yêu nhạc Phạm Duy không tránh khỏi ngạc nhiên khi thấy “ông đã tự kiểm duyệt mình”, ông sửa lời ca gốc của những bài hát viết trong thời gian kháng chiến sao cho hợp cảnh hợp thời. Ai đã từng theo dõi từng bước chân đi của Phạm Duy, không thể không rất lấy làm tiếc nhiều khi họ cũng đã bị lạc lối.
Nhạc sĩ Phạm Duy có đủ tuổi thọ để sống qua hai thế kỷ, trải qua mọi hoàn cảnh, “khóc cười theo vận nước nổi trôi”.
Không ai có thể nghĩ Phạm Duy không hiểu cộng sản, chỉ có thể nghĩ ở những năm cuối đời với tuổi tác, sự phán đoán của ông không còn sắc bén nữa. Để rồi vẫn thấy đó, một Phạm Duy của đời thường, theo tất cả cái nghĩa “trần ai” của một kiếp nhân sinh. Không nói tới cuộc đời tình ái đa đoan của Phạm Duy vì đó là phần đời tư của ông cần được tôn trọng, người viết chỉ đề cập tới ở đây một Phạm Duy của quần chúng và những gì liên quan tới sự nghiệp sáng tạo của ông.
Khi viết về chân dung Phạm Duy, để thấy rằng một Phạm Duy có nhiều chân dung trong các giai đoạn cuộc đời nghệ sĩ của ông. Phạm Duy luôn luôn khẳng định ông là một nhạc sĩ, một người Việt Nam, không quan tâm tới chuyện chính trị. Nhưng điều rất nghịch lý là vào giai đoạn cuối đời, với sự nghiệp đã to tát đến như thế Phạm Duy lại chọn trở về sống trong một đất nước vẫn chưa có tự do, vẫn có đó một nền văn nghệ chỉ huy – Phạm Duy đã chọn một cuộc sống an phận với cảnh “chim hót trong lồng”. Không ai ép buộc ông, nhưng ông đã tự nguyện nhiều lần có những phát biểu mang màu sắc chính trị, mang tính cách “xuôi dòng”, khiến ngay cả những người vốn yêu mến và luôn luôn bênh vực ông cũng đã phải sượng sùng đến chau mày.
Sau khi Phạm Duy mất, không ít những bài nhạc của Phạm Duy vẫn còn bị cấm kỵ. Việt Nam Việt Nam là bài rất tâm đắc của Phạm Duy — được ông nhắc tới năm 2012, tuy đã xin phép nhưng lúc đó vẫn chưa được phê duyệt. Lý do thầm kín, mà “bên thắng cuộc” không bao giờ muốn nghe, là đã có nhiều người nghĩ tới là bài hát này có thể được chọn làm bài quốc ca cho một đất nước Việt Nam tương lai có dân chủ.
Phạm Duy đã chết, con bài Phạm Duy, một sản phẩm của NQ36 đã chết theo ông. Tuy không có văn bản chính thức, nhưng dường như đã có một chỉ đạo từ trên cao là từ nay tên tuổi Phạm Duy không còn được ồn ào nhắc tới nữa, sách của Phạm Duy / bộ Hồi Ký đồ sộ 4 tập hay các sách viết về Phạm Duy cũng không dễ dàng có được giấy phép xuất bản sau khi Phạm Duy mất.
CUỐN SÁCH ẢNH PHẠM DUY NGÀY VỀ (2005-2013)
Một ví dụ điển hình là cuốn sách ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong Quang, với nhan đề Phạm Duy Ngày Về, cho dù trước đó đã được Nxb Trẻ nhận in, và dự định phát hành nhân kỷ niệm ngày giỗ đầu của Phạm Duy 28/01/2014 nhưng cho đến nay, tám năm sau (2022) sách vẫn không được cấp phép xuất bản mà không nêu bất kỳ lý do nào.
Nguyễn Phong Quang tuy là nhiếp ảnh gia tài tử, nhưng chụp hình rất đẹp, do anh rất ngưỡng mộ và có niềm say mê âm nhạc của Phạm Duy, nên ngay khi Phạm Duy trở về Việt Nam Nguyễn Phong Quang đã theo sát bước chân Phạm Duy và có thể nói Nguyễn Phong Quang là người duy nhất sở hữu một bộ ảnh đầy đủ về 13 năm cuối đời của nhạc sĩ Phạm Duy từ khi đặt chân trở lại Việt Nam cho tới khi Phạm Duy mất trên giường bệnh.
Người am hiểu tình hình trong nước đã đưa ra nhận định: “Những năm sau ngày Phạm Duy mất, có một chủ trương không qua văn bản, là không cho phép xuất bản các tác phẩm mới nào liên quan đến Phạm Duy! Dường như họ “dùng Phạm Duy” cho một giai đoạn gọi là “cởi mở” đã đủ, nay không cần nữa nên thôi! Bên cạnh đó, còn có vài nhân vật lãnh đạo văn hoá thành phố vẫn không muốn các tác phẩm của Phạm Duy đứng bên cạnh tác phẩm của họ, không muốn mọi người tung hô, xưng tụng Phạm Duy nhiều hơn họ…”
PHẠM DUY VÀ NHỮNG CHÂN DUNG
Phác thảo chân dung một con người sống động như Phạm Duy không phải là điều dễ dàng. Sẽ không thể thụ động quan sát Phạm Duy chỉ ở một góc nhìn mà phải qua nhiều góc cạnh để thấy được những khuôn mặt khác nhau của ông. Các mảng khác nhau ấy nếu kết hợp có thể tạo ra được hơn một bức chân dung có thần. Nói theo ngôn từ hội hoạ của Tạ Tỵ thì đó là: “chiều thứ tư / 4ème dimension” còn gọi chiều động trong kỹ thuật tạo hình của trường phái lập thể. Theo nghĩa đó, sẽ không có duy nhất một chân dung Phạm Duy – mà có những chân dung Phạm Duy luôn luôn biến dạng và cả đổi màu theo thời gian.
Một Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ, ông cưu mang tất cả sức nặng của tấn thảm kịch đất nước bốn ngàn năm thăng trầm — cả tấn bi kịch của một con người Việt Nam: vừa lớn lao và nhỏ nhoi, vừa đẹp đẽ và cả xấu xí.
Phạm Duy mất ở tuổi 92, qua câu thơ của thi hào Nguyễn Du: “thác là thể phách còn là tinh anh,” tinh anh ấy là gia tài âm nhạc đồ sộ của Phạm Duy, để rồi qua đãi lọc của thời gian, của “tam bách dư niên hậu”, sẽ chỉ còn lại những giai điệu bất tử, thanh thoát bay bổng với thấm đẫm tình quê hương, mang theo cả một phần hồn của dân tộc. Chúc ông an nghỉ ngàn thu trong lòng đất mẹ có tên thiêng liêng là Việt Nam – hay còn gọi là quê nhà.
THAY CHO MỘT KẾT TỪ
Ngày mất của Phạm Duy 27/01/2013, nhà thơ Trần Mộng Tú trong niềm cảm xúc đã viết “Lời Cám Ơn Nhạc sĩ Phạm Duy”, tuyệt vời như một bài thơ, gói ghém toàn sự nghiệp của Phạm Duy. Nay được phép của Chị Trần Mộng Tú, người viết xin trích đăng ở đây bài thơ xuôi ấy, như một Kết Từ cho bài viết Chân Dung Phạm Duy.
Trần Mộng Tú – Lời Cám Ơn Nhạc sĩ Phạm Duy
Trên mười ngón tay anh chẩy xuống ngàn ngàn dòng lệ long lanh ngũ sắc, bật lên những tiếng cười hoan ca cho dân tộc Việt.
Anh viết những dòng sử Việt bằng âm nhạc, anh bắn những nốt nhạc thay đạn vào suốt chiều dài của cuộc chiến ngoại xâm.
Anh nhắc nhở công ơn tổ tiên, anh hùng dân tộc mỗi ngày trên môi người Việt.
Anh khóc cười bằng nốt nhạc lời ca cho tình yêu, con người, quê hương, dân tộc,
Anh băng bó vết thương trong chiến tranh, anh đốt lửa tìm kiếm hòa bình.
Anh vung tay, mây trôi như lụa giũ, nước như thủy tinh vỡ, anh khắc hình cha Lạc Long Quân vào núi, núi không còn là đá, anh thả tình mẹ Âu Cơ xuống biển, biển không còn là đại dương.
Ngôn ngữ trong những ca khúc của anh trong suốt, lãng mạn, bát ngát tình tự dân tộc, đẹp như những viên ngọc trắng, trong như những giọt nước mưa.
Anh lên rừng, rừng thay lá, anh xuống suối, suối khóc òa. Bằng âm nhạc, bằng tình tự dân tộc anh đi từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau suốt cuộc đời mình không ngơi nghỉ.
Tình yêu quê hương trong ca từ của anh làm cho cả người hát và người nghe ứa lệ.
Ở những vết thương anh cho máu chẩy thành mật ong, đám khói là hơi thở của mái nhà, em bé là con trâu, cái áo rách, cái bếp lửa là mẹ, củ khoai, bát nước chè là những người con.
Ngôn ngữ Việt dưới ngón tay anh trở thành Tiếng Nước Tôi thiêng liêng của dân tộc. Anh mang những tinh hoa của ngôn ngữ Việt tặng cho người Việt.
Âm nhạc lời ca của anh ngập tràn tình yêu thương người Việt, nước Việt.
Trong tình yêu đôi lứa của nhân gian anh cho cô tiên hiện xuống giữa đời, cỏ hồng mọc trên những sườn non không bao giờ úa, anh rùng mình hạnh phúc bằng âm giai.
Anh thanh, anh tục, anh thiền, anh đập phá bằng âm nhạc.
Anh uống, anh ăn, anh thở, giữa âm điệu và lời ca.
Anh sống đời mình trong mỗi phân vuông của cuộc đời bằng âm nhạc, anh chưa để lãng phí một giây phút nào của cuộc sống.
Anh để lại cho đồng chủng anh, cho kho tàng âm nhạc của dân tộc Việt một khối gia tài không một ngoại bang nào chiếm đoạt được.
Anh là một món quà quý giá mà cuộc tiến hóa của bao đời tổ tiên Việt Nam đã đúc kết nên và trao cho dân tộc vào thế kỷ 20.
Anh sinh ra và nằm xuống trên quê hương mình, nước Việt Nam.
Xin gửi anh một lời Cám Ơn Trân Quý.
Trần Mộng Tú 27/01/2013
Little Saigon, 04/07/2022
———————————
THAM KHẢO:
1/ Hồi Ký Phạm Duy, Tập I, II, III. Nxb Phạm Duy Cường, [Tập IV bản PDF]
2/ Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn. Tạ Tỵ. Nxb Văn Sử Học, Saigon, 1970
3/ Ngàn Lời Ca. Phạm Duy. Phạm Duy Cường Musica Production,1987
4/ Vang Vọng Một Thời. Phạm Duy. Công ty Sách Phương Nam, 2015
Có câu nói :” Nghệ sĩ là con cưng của thượng đế “. Câu này đúng, đơn giản là vì người nghệ sĩ tạo ra cái đẹp , ở ngôn từ, ở thi ca, ở hội họa, âm nhạc…Vấn đề đối với riêng tôi là từ sự ngưỡng mộ, yêu mến đối với người tạo ra cái đẹp, tôi lại cho rằng người nghệ sĩ nên và chắc là có một đời sống đẹp tương xứng với tác phẩm của họ , dĩ nhiên là tôi vỡ mộng !
Đối với Phạm Duy, tôi bị vỡ mộng nhiều lần, có lần do đời tư của ông ấy, có lần do nghệ thuật nhưng lần triệt để nhất là khi ông trở về Việt Nam và tuyên bố vung vít có câu chướng tai như :” nhạc của tôi được làm ra trong chuồng xí, có ngu mới ưa thích nhạc của tôi”. Đối với tôi, Phạm Duy, thế là hết ! Tôi muốn xóa hẳn đi, quên hẳn đi trong hàng ngũ những người chống cộng đã từng có người mang tên Phạm Duy với bài hát “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”.
Phạm Duy tự nhận mình là “kẻ hát rong” .
Khi Phạm Duy hát cho dân tộc Việt Nam này, vận nước nổi trôi này,
đất nước con người này … Chúng ta cảm ơn ,và trả thù lao bằng những
lời khen tặng ,bằng những tượng đài cao cả tinh thần ,cho ông ấy .
Khi Phạm Duy chọn “hát ” cho bọn cầm quyền Việt cộng bán nước kia.
Hãy để tụi Vẹm trả công ,xây tượng đài cho ông ấy . Nếu ông ấy lấy
làm tự hào và mãn nguyện với sự trả công ấy cũng là một điều tốt đẹp
cho ông ấy .
Nói như kiểu Phạm minh Chính : “Rõ ràng,sòng phẳng,mẹ nó,sợ gì “
Không ai chối cải sự đóng góp của PD cho nền âm-nhạc Dân tôc.Nhưng
những người như Pham Duy- Nguyễn cao Kỳ…. là nổ bất hạnh của Miền Nam Tư Do!
Phải công nhận bạo chúa Mao Trạch Đông có câu nói để đời, “loại trí thức cục phân” vì nó quá đúng qua nhiều thời đại.
Khi Mao cướp được chính quyền của Tưởng Giới Thạch bên Tàu chắc đã thấy vô số loại Cục nầy nên mới phát biểu như vậy.
Tới khi Hồ chí Minh bưng thứ cục này về VN, thì miền Bắc có cục khờ Nguyễn Mạnh Tường, loại cục cứng thì có Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu….Rồi nó được hoá lỏng chảy tràn vào miền Nam dính vào các nhà tu hú như Trí Quang, Nhất Hạnh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…, dính luôn các nhà báo..đời và cả các thầy giáo…gian như Lý Chánh Trung, Lý quý Chung, Ngô công Đức…ngốc nghếch về chính trị nhưng “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, cuối cùng khi VC vào chiếm thì cả đám Chun vô tù và đều Đứt họng hết.
Riêng Trịnh công Sơn, Phạm Duy và vài tên tuổi khác…có lẽ nhờ may mắn hay luồn lách giỏi nên chỉ…Chết Đứng như Từ Hải mà khỏi cần chôn!
Bây giờ không biết có phải nhờ thời đại Digital hay không mà những cái CỤC đó đang được On Sales đầy rẫy ở chính trường Mỹ và Âu châu, đặc biệt trong cái “cục Truyền Thông thổ tả” thì được chất đống như núi.
Dân tình thế giới đang lo rầu không biết phải làm thế nào để tẩy uế cái mùi “khủng” của Cục này!
Họ là những người đã chọn chỗ đứng cho mình, gọi là “Trí thức trong lòng dân tộc”, chứ không phải là “Trí thức của trường lớp” như phương tây đã đào tạo. Miền bắc đã thành công trong việc làm cho họ tin rằng cụ và các bác culy đại diện cho dân tộc. Chắc là vậy.
Trong nước thì cũng đã sẵn sàng . Nguyên Ngọc trao giải thưởng Phan Chu Trinh về văn hóa cho Lữ Phương là 1 thứ Call-To-Arms, 1 thứ primal war cry để những người có tâm huyết với nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà hưởng ứng & chuẩn bị . Giới chuyên gia chích đùi, đồng đội của Sakim cũng hưởng ứng that Call-To-Arms, ra sức bảo vệ trước hết các giải thưởng của Đảng, như giải thưởng Hồ Chí Minh . Kế tiếp họ ủng hộ các hội đoàn văn nghệ sĩ của Đảng như Hội Nhà Văn, họ nêu cao là nơi tập trung những tinh hoa của đất nước xã hội chủ nghĩa các bác (sic). Cho phép tớ phản biện ở đây . Nếu tính Tỷ Lương Dân, nó chỉ là 1 cái hội tỉnh lẻ . Nhưng dù gì đi nữa, không thể phủ định các cố gắng của họ . Đúng, nhìn tụi nó tả xung hữu đột như mấy con choi choi is fun as Phúc, but either way, worth noticing.
Với những concerted efforts của mọi người dân bắc cụ Đảng trực hoặc gián tiếp từ trong cho tới ngoài nước, Đảng của Sakim đáng lẽ không nên lười biếng, nhìn như Nga của Nguyên Sa, buồn như con chó ốm hay như con cá nục ươn hèn, hoàn toàn không biết nhục . What i mean is Đảng cũng phải đứng lên cùng đất nước trong lãnh vực Văn Hóa, phải tự xốc nách mình đứng dậy sau khi đã cạo sạch lông nách . Unless Đảng muốn trở lại thời hippie phản chiến, lông lá um tùm .
Hãy tự tẩy uế mình khỏi những rớt dãi, nọc độc & những thứ ô uế của văn hóa cờ Vàng đang cake trên mình Đảng, make Đảng look like 1 cô gái sông Hương rẻ tiền, sau giải phóng lại càng xuống giá thậm tệ tới rẻ thúi . Hãy rũ Đổi Mới/Màu để đứng dậy sáng lòa, để trở thành cái Đảng Cộng Sản mà bọn trí thức TNT đang đức cớp lia lịa đã từng tin như điếu đổ, cái Đảng mà đa số -nói cho rõ- dân đã hy sinh thân mình & mọi người khác để đi theo, xây dựng & bảo vệ . Nói tóm lại, hãy trở lại với chính mình, hãy trở thành anh em, đồng chí với đồng chí anh em, hãy tái tạo lại nguyên vẹn nền tảng tư tưởng của mình
Cái gì có sức mạnh đều tạo ra gravitational force pull mọi thứ nhẹ & dổm hơn về hướng của mình . Đảng mạnh lên sẽ dẫn tới văn hóa của mình có sức nặng . Văn hóa VNCH bây giờ, theo Phạm Tín Animan, phải nhờ Đỗ Trường, 1 tay cóc ké của văn hóa cách mạng, vực dậy & đưa qua vũng bùn lịch sử, cái nền văn hóa đó dư xăng để, nếu nền văn hóa cách mạng đủ mạnh, sẽ biến nó trở thành 1 vệ tinh của mình . Thay vì tình trạng khốn nạn như thế này của nền văn hóa cách mạng, bị nền văn hóa VNCH nuốt chửng
OK, thui thì để cho khách quan, tớ đưa ra 1 số đề nghị để Đảng của Sakim có thể turn the table trong chuyện văn hóa . Thật ra mà nói, Đảng của Sakim có (rất) nhiều thuận lợi nếu muốn turn the tables trong văn hóa, vấn đề là Đảng của Sakim có muốn hông thui . Nên nhớ, không phải chỉ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam học được hội chứng Stockholm, mà cả những ai đã từng là thành viên của các trại cải tạo cũng học được cái hội chứng đó . Hổng tin hỏi Phạm Tín Animan hay Tưởng Năng Tiến . Nửa bài nói Cộng Sản của Sakim làm đủ thứ này nọ, nửa sau ca tụng “trí thức” Cộng Sản, những người đã đóng góp không ít thì nhiều làm thành chế độ gây ra đủ thứ ở trên, là những sao Khuê . Where the Phúc TNT wanna go? Dùng cái ngôi sao đó làm navigation, người đọc của TNT sẽ head str8 tới lá Hồng Kỳ của Đảng . Chưa kể không ít người mong muốn có 1 sự hòa nhập của 2 nền văn hóa . Tất nhiên, nếu điều đó xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng thì ta sẽ đọc được những kết luận như Thanh Tâm Tuyền có thể so sánh với Hoàng Trung Thông, hay bài hay của Tô Thùy Yên chỉ bằng những bài vừa của Chính Hữu hay Anh Đức vv … vv. What im tryin to say is những “đảng viên hoạt động hải ngoại” về văn hóa, hay những người Lê Học Lãnh Vân, 1 người dân miền Nam thường gọi là “tụi 30/4”, gọi là “quá đam mê 2 chữ thống nhứt”, đã hoạt động không ngừng nghỉ cho 1 thứ hòa giải hòa hợp (chỉ) có lợi cho Đảng mà họ, cùng với lũ khốn nạn Sakim, đã đánh đồng với đất nước & dân tộc .
Xả-hội VNCH
đả
ưu-ái Phạm Duy,
nên
được ăn trê ngồi trước.
Đáp lại,
anh ta không nghỉ gì
đến
cái xả-hội khốn-khổ ấy,
anh ta
chỉ
quan-tâm tìm-kiếm tứ-khoái
cho
bãn-thân anh ta.
Then, aint it time fo us to Phúc Kđinh dump him yet? Báu gì mà cứ giữ mãi cái loại người khốn nạn & claim nó yours?
Cho nó xuống đi, lũ cá tra đang chờ . Giữ lại bị bệnh ông ơi
[…] Tình quê hương trong nhạc Phạm Duy và những chân dung… […]
Anh Phét có lòi đề nghị vói đám Tàn Dư Ngụy thé này nghen. Tàn Dư Ngụy ra Phuoc Lộc Thọ của lý tồ Sè Gòng và ở HOUSTON TEXAS đếm xem còn đuọc mấy CA SĨ ĐỰC và CA SỈ CÁI còn trụ tại Lý Tồ Sè Gòng để cùng Tàn Dư Ngụy Cock chống cộng cho tói khi CONG SẢN sụp mói…………….về.
Néu mà đém đuọc trên 10 ca sĩ chưa mot lần về VIET NAM hát (Active Singers à nghen, đừng có tính máy ca sĩ retired nghe chưa)thì anh Phét sẻ…….phát kệo cho ăn. I promissed.
Tàn Dư Ngụy ăn ở mần răng mà để đám ca sĩ môt thời măc đồ rằn ri, đeo súng , lụu đạn, giày booth , nón sắt , áo giáp bỏ về vói Viet Cộng chúng anh sạch sầnh sanh là thé nào hả hả
h là thé nào hả hả
He he he …Chỉ có “retarders”..nặng như Phét mới không hiểu một điều …đơn giản là:
Ruồi nhặng chỉ tìm đến đống phân hay “cái xác thối thôi” Phét ơi.
Hãnh diện quá Phét nhỉ?
Tội nghiệp Phét, đã Hèn cay cú lại “xì tú pịt”!
Thế là tìm khong ra đuọc 10 CA SỈ đực và cái từ kháp LÍ TỒ SÈ GÒN và Houston chua về VIET NAM cho nên tat cả ca sỉ hải ngoại trở thành Ruồi Nhặng.
Thé thì truóc khi thành RUỒI NHẶNG thì đám ca sỉ chết đói đó là gì néu khong phải là GIÒI(theo tién trình phát triển sinh học của RUỒI thì PHÂN- GIOI-RUOI).
Có nghỉa là truoc khi thành GIÒI thảnh RUÒI thì đám ca sĩ đó là PHÂN và chính TÀN DƯ NGỤY xum xoe vói PHÂN mot thoi gian máy muoi năm , và cho ra đòi các băng đĩa ASIA chong’ cộng làm vui lòng Tàn Du NGỤY tại Bolsa củng như HOUSTON.
Nay PHÂN (các ca sỉ hải ngoai)thành GIÒI, thành RUỒI cho nên Tàn Du Ngụy khong dùng nửa vì đả hết PHÂN, hahhahahhah.
For short, Tàn Du Ngụy lấy PHÂN(băng đỉa nhạc của ASIA) làm vui máy muoi năm.
HHAHAHAHHAHA , Anh Phét chứng minh logic và đầy đủ chua hả Ngụy Hũi, kakkkkakkkak. LOL.
The longer you have been incubating your dried cherry , the more stupid you are, Ngụy Hủi , kakkkkekekekekek.
He he he …lại là Phét bị úng não nữa rồi…
Khi mà các ca nhạc sĩ liều chết để chạy tỵ nạn CS và hát để chống cộng thì họ có tư cách là người “tỵ nạn”(không ai nói ruồi bọ biết chạy tỵ nạn CS cả)
Đến khi chúng quay ..xe để húp bô CS thì chúng đã đi ngược lại với thân phận ban đầu của chúng, chúng đã tự “ỉa” vào mặt cha ông của chúng rồi thì chúng không còn tư cách làm người (như lúc đầu) nữa…,mà thay vào đó là đã hóa thân thành “ruồi bọ” rồi……
Mà đã thành ruồi bọ rồi, thì dĩ nhiên phải tìm đến rác, đến phân, đến cái xác chết thối của Hồ Chí Minh chứ.
Phét và đảng cộng phét cứ “hồn nhiên” hốt hết cái đám ruồi bọ đó đi nha.
Ha ha ha …Phét ơi là Phét.
Tội nghiệp Phét đã hèn cay cú lại bị chậm trí!
“đám ca sĩ môt thời măc đồ rằn ri, đeo súng , lụu đạn, giày booth , nón sắt , áo giáp bỏ về vói Viet Cộng chúng anh sạch sầnh sanh là thé nào hả hả”
Chúng nó về Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ hát những bài thuộc dạng bôi tro trát trấu vào mặt Hồ Chí Minh . Và khi không có sự chỉ đạo của Đảng as in private trong, họ lại “măc đồ rằn ri, đeo súng , lụu đạn, giày booth , nón sắt , áo giáp” hát những bài Đảng của Sakim chưa cho phép, or str8 out không có lợi cho nghị quyết 36, vốn đã có tác dụng với Phạm Duy
Địt mẹ thằng Phét, cặn bã xã hội, độ này ông không thèm nói tới vì bận chuyện
Số là lũ Việt Cộng chết đói vào Sài Gòn chiếm nhà chiếm cửa của dân, thằng lớn kiếm nhà to, thằng nhỏ kiếm nhà bé.. chúng chết đói tới nơi may mà kiếm được thóc gạo miền nam mới thoát chết
Thằng Phét tự nhận là VC nhưng Đảng đâu có nhìn nhận nó: nó chỉ là thằng cầu bơ cầu bất, mẹ nó làm đĩ, trăm thằng đụ, nghìn thằng đụ
Nó nay không biết bố nó là ai? mẹ nó là ai?, mẹ nó đưa nó vào Viện mồ côi từ khi nó lọt lòng
Một thằng cặn bã xã hội được VC thí cho tí cơm thừa canh cặn lên diễn đàn chửi đổng
Khánh Ly, Thanh TUyền, Chế Linh, Elvis Phuong, Tuan Ngoc, Khanh Ha , Phuong Hong Qué v.v.v.v và tất cả cái đám ca sỉ ĐÓI RÁCH của các trung tâm như Paris By Night , Asia , Vân Sơn đả “Khăn Gói , Bị Gậy, Quả Muóp’ chen nhau về VIET NAM quỵ lụy xin phép Viet Cộng chúng anh dể đuoc ỏ lại kiếm cơm vì ỏ hái ngoại quá……..đói…….. nhất là 2 năm COVID 19, ố là la.
Thây chưa , cuoi cùng thì dù là lý do gì thì Viet Cộng chúng anh củng là CHIEC PHAO CUÓI CÙNG mà các giói nghệ sĩ bám vào để………….TỒN TẠI.
Tàn Dư Ngụy Cock có tháy nhục nhả hay không khi mà không……….CUU MANG nổi dám nghệ sĩ ddo’.
Chưa hết , khong những chi co các ca sĩ mà các Tàn Dư Ngụy ở hải ngoại bị vợ bỏ vì luòi biênng’ sieng ăn nhác làm tối ngày nằm ấp cherry khô chờ GIAT SAP VIET CỘNG, bay giò lại trổi dậy quay về vói……….CHÙM KHÊ NGỌT lắm quả.
Có lảo tàn du còn khen sao con gái VIET CỘNG đẹp quá , cao dong dỏng , trắng nuót như trứng gà bóc vỏ . Nhìn lại máy mụ vợ của mình ỏ hải ngoại sao tháy ngao ngán quá chừng , vừa già vưa xí vừa hung lại vưa chua ngoa , hahahhhhah. Thé là các lảo túa nhau bòn mót đuọc máy đồng Dollar từ tiền SSI vèo về voi ViET CỘNG ăn huỏng và bỏ bê cái đám TÀn DƯ CHONG CONG vốn đá èo uọt nay lại loe nghue vài móng nằm ấp Cherry KHô chơ vơ củ cải chò cái đền XANH nào đó mà KHONG BAO GIO tháy.
Nảo nề bi đát cho đam Tàn Du Ngụy Cock đìu hiu. Ôi sụ nghiep chong cong biet đến bao giò thành công? hhahahhahhahah. LOL
em Phét à,
sao em
cứ cố “Ngậm cứt phun trời” để làm gi.
Việt Nam các bác bi giờ là 1 chùm khế ngọt, để các cherry khô về trèo hái rùi đem qua đây lại . Để ngược lại, ca/nghệ sĩ hót ở VN, sau khi đã chén chán chê khế ngọt ở VN thì lại vù qua đây . Cẩm Ly, mớ Trường, Thu Phương, Bằng Kiều, Bảo Quốc, Mỹ Tâm … ai cũng đã có quốc tịch & nhà bên trời u này . Nhà bên ngoại của tớ chung xóm với Bảo Quốc, hôm nọ tour du tú bà, thấy đủ mặt cả xóm . Good. Despite tụi cò như Sakim gào rát cả cổ, dân ta vẫn kéo nhau đi khỏi cái chỗ mà chúng đã bỏ từ lâu
Ở hải ngoại này đang có những nghệ sĩ trẻ đang lên với 1 repertoire mới, họ replace đám Tuấn Ngọc, Khánh Ly với CS, PD … này nọ nên TN, KL với cái repertoire cũ mèm đó hết kiếm tiền nổi bên đây . Then, chỉ còn Việt Nam các bác để kiếm xìn . Them hit the jackpot. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Sakim, bỗng lòi ra 1 giới thèm khát 1 tẹo khoảnh khắc Saigon của VNCH ngày xưa, dù họ biết chỉ là phù du . 1 tiếng nữa bước ra khỏi cửa phòng trà họ phải chui lại vào cái Thành phố Hồ Chí Minh, với hình ảnh Hồ Chí Minh tràn đầy mọi không gian sống . Và cái giá cho khoảnh khắc đó hoàn toàn không rẻ, yet, them still willing to pay.
Chưa hết . Họ về hái khế ngọt, chắc chắn không hát, không vinh danh, không tụng ca nhạc Đỏ . Tệ hơn nữa, sự xuất hiện của họ ở Tp mang tên Hồ Chí Minh là những cái tát sái quai hàm vào văn hóa cách mạng, vào nhạc Đỏ, vào tất cả những gì mà vài thế hệ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh để đánh đổ . Và Đảng xem đó là thắng lợi ? Man, AQ nếu có thật trong đời cũng phải nhất bộ nhất bái tới vái Đảng làm sư phụ, heck, ông tổ lun .
Văn hóa cách mạng pretty much non-existing ở ngay trên mảnh đất Đảng đang chiếm đóng . What you say about that?
Bây giò thử đếm trên đầu ngón tay còn đuoc máy mụn CA SĨ CHONG CỌNG mà không về VIET NAM quỵ lụy xin VC chúng anh cho hát để kiếm cơm.
Tai Sao mà TÀn DƯ NGỤY nghèo kiết xác tói mức mà không nuoi nổi bất cứ ca sĩ chong cong nào là thé nao hả hả hả. heheheheheheheheh.
Nằm ấp CHERRY KHÔ suốt 47 năm trời ròng rả thì láy đêch gì có tiền có bạc mà bao bọc cho ca sĩ chong cọng.
Tiền huu hoạc tiền SSI thì quá khiêm tốn vì cứ nằm âp CHERRY KHÔ chò đèn XANH chứ đâu có đi làm mẹ gi đâu mà bảo là tièn huu đuọc cao.
Anh Phét đoán khong sai là giỏi lắm máy thằng TÀN DU NGỤY chỉ mỏi tháng duọc 700 USD là cao lắm rồi. Vói 700 USD thì khong đủ trả tiên INTERNET và tiền thuốc lá cà phê ngồi chầu rìa xem cờ tuóng. Tiền chó đau mà đi coi show của ca sĩ bieu diển. Vì thé đừng trách……..ĐA ĐA vi sao về vói VIET CONG chúng anh mà bỏ TÀN DƯ NGỤY chơ vơ củ cải nghen chưa. kekekeekekke
em Phét à,
sao em
cứ cố “Ngậm cứt phun trời” để làm gi.
Thơm quá phải không em? Đau quá phải không em , is it very sore? Coi chừng hộc máu mủi đó nghen , anh Phét hỏng chịu trách nhiệm á.
Just read it as your blood pressure is extremely stable ok, otherwise your life will be in danger because of it, hahhahahah. LOL
Bốc thơm
đông-nghỉa với ‘bốc dế’.
Tôi tỡm
bọn sinh ra đời
chỉ
để ‘bốc dế’ người khác.
Bọn nó hèn đến mức
không dám
bốc chính dế của mình.
Nhắc lại
Hai mặt của mùi hương
là
Thơm và Thối.
Có bốc thơm
thì
phải có bốc thối.
Tác-giả sợ Phạm Duy
còn hơn sợ bố,
nên chỉ bốc mấy cái thơm,
còn mấy cái thối của Phạm Duy
thì
dù có bố bảo,
tác-giả cũng không dám nhắc tới.
Nhắc lại
Pham Duy
là
chuyên-gia Chạy.
Từ nhà
chạy lên Việt Bắc.
Từ Việt Bắc
chạy về Hà Nội
Từ Hà Nội
chạy vào Sài Gòn.
Từ Sài Gòn
chạy sang Mỷ.
Từ Mỷ chạy về Việt Nam.
Từ Việt Nam
chạy vào hòm.
Thế là hết chạy.
Nhắc lại
Nhắc lại
Phạm Duy có một chút tài-năng
giống như những nhạc-sỷ khác.
Nhưng
Phạm Duy không có liêm-sỷ.
Người đời gọi là:
Hửu-tài mà vô-hạnh.
Kẻ vô-hạnh là kẻ đáng để vứt bỏ.
Cụ Nguyễn Du nói:
“Chử Tâm kia mới bằng ba chử tài”.
Nhắc lại
Nguyễn Cao Kỳ
từ
Sơn Tây Bắc Việt
chạy vào
Sài Gòn Nam Phần.
Từ
Sài Gòn Nam Phần
chạy sang Mỷ.
Từ Mỷ
chạy về Việt Nam.
Từ Việt Nam
chạy sang Malaysia.
Từ Malaysia chạy vào hòm.
Từ trong hòm,
muốn chạy về Việt Nam
thì
bị Việt Cộng cấm cửa.
Thế là hết chạy.
Đành
ngậm-ngùi cạp đất Malaysia.
Hay !
Nhạc Sủi , và nhạc tình PD
Nhạc Sủi là loại nhạc diễm tình mít … đặc, xí lộn, mít ướt hiện nay của VC. Đặc điểm của loại nhạc này là cái hơi nhạc A… Sủi ma dze in Chị Nà Maoist rất rõ. Đặc điểm thứ hai là lời ca lền lền ru ngủ của tuổi teen VC thừa ăn thiếu não, thiếu hoạt động, mặt mũi búng ra sửa, hoặc là như gà thịt nuôi trong chuồng.
PD có vài bài tình ca rất hay. Nhất là các bản tình ca ông tự sáng tác cả nhạc và lời. Thí dụ: “Ngày Đó Chúng Mình” và “Hẹn Hò”. Cái hay của tình ca nói chung và hai bản này của PD nói riêng là nó gợi lên kỷ niệm cuộc tình của mỗi người. Người nghe nào, bất cứ lứa tuổi nào, cũng đều cảm thấy như vậy. Kỷ niệm có thể vui có thể buồn. Những chúng là những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ trong đời.
Tàn Dư Ngụy Cock làm sao níu đuọc Pham Duy ở lại Chông Cộng.
Tàn Du Ngụy Cock Hảy nối gót Pham Duy quay về vói CHÙM KHÊ NGỌT
Tat Cả đám Ca Sỉ hải ngoại chết đói , tất cả đả KHĂN GÓI , BỊ GẬY, QUẢ MUÓP da? về tranh nhau CHÙM KHẾ NGOT rồi đó nghen. Ngay cả thằng con nít vắt mủi chưa sạch củng bày đặt mạc áo rằn ri hô hào chông cộng bay giò củng đả đói………………………..rả họng và đả quay về cúi đầu xin phép Viet Công chúng anh cho phép KIẾM ĂN tháng rồi đó là thằng ĐAN NGUYEN. Nhưng Viet Công chúng anh đả từ chối và muốn tống cố nó về lại voi bu MẼO đi lau chân MỸ ĐEN kiém sống.
Hòa Họp Hòa Giải khong có nghỉa là hòa họp vói những thằng mất dạy Tàn Du Ngụy Cock mồm loa mép giãi…………….v.v..
He he he…
Phạm Duy – từ “dinh tề” đến “di cư” vào Nam..rồi qua Mỹ “tỵ nạn” ….cũng đều là để trốn họa CS cả; Bởi ít ai hiểu CS bằng PD.
– Trong xuốt những thời kỳ ấy, PD đã dùng cả nhiệt huyết thanh xuân và tài năng âm nhạc của mình để chống cộng và chửi cộng cùng bác Hồ của Phét… khiến cho Việt cộng vô cùng căm ghét Phạm Duy.
– Đến cuối đời – Phạm Duy quay về “tổ cuốc CHXHCNVN” với thân xác “gần đất xa trời”, không còn làm nổi một bài hát – dù là một bài hát chỉ để… “cúng cô hồn” cho “bác và đảng” nên – cũng như Trịnh công Sơn – PD đành cố rặn ra vài bài viết hoặc cố rặn ra những câu trả lời phỏng vấn (đã được lựa chọn) để lấy lòng đảng với mong muốn “được an thân và được chết trên quê hương”…theo như ý nguyện.
Như thế thì Việt cộng chỉ lôi kéo hoặc vơ vét được cái thứ mà minh sợ và ghét – lại đã tàn tạ – chứ có nhận được cái “tài năng âm nhạc” của PD đâu mà Phét ..hý hửng??
Nói thật với Phét là những thứ “hết xài” như Phạm Duy hay như Hoàng Duy Hùng (mới đây) thì đảng nhà Phét cứ việc …hốt hết đi cho trống chỗ, chẳng ai thèm tranh giành gì đâu, “bớt thằng nào, đỡ thằng nấy” nha Phét.
Giống như những bông hoa khi còn tươi đẹp thì “các bố mày” hưởng hết rồi, đến lúc héo úa, thối tha – “các bố mày” đã hết …thích (chỉ là không nở bỏ) thì bọn VC nhà Phét vồi vàng ôm chầm lấy mà hít lấy, hít để…
Tội nghiệp cái đảng phét!
Tội nghiệp Phét đã hèn cay cú lại lưu manh!
Phạm Duy, ca khúc phổ thơ
PD viết hơn 1000 ca khúc. Chừng 250 ca khúc phổ thơ người khác. Theo tôi, nhạc khúc phổ thơ của PD, không hay không dở. Trung bình. Không hay ở chổ là người nào nghe qua, không cần biết trước, cũng biết ngay đó là một bài thơ phổ nhạc. Vậy là coi như hỏng, xét về mặt nghệ thuật, giống như món ăn nấu chưa đủ chín tới.
So với các nhạc sĩ khác, thí dụ, Y Vân phổ thơ Kim Tuấn “Những Bước Chân Âm Thầm” , hoặc Huỳnh Anh phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn “Rừng Lá Thay Chưa”, đều đã đạt đến nghệ thuật thượng thừa. Giữa thơ và nhạc quấn với nhau không còn tỳ vết. Hoặc như một bài khác, khi Phạm Đình Chương trích ra chỉ cần 2 câu thơ trong bài Lệ Đá Xanh của Thanh Tâm Tuyền để viết ca khúc “Nửa Hồn Thương Đau” tuyệt tác. Khi nghe người ta ca khúc chứ không phải nghe ngâm thơ có đệm nhạc.
Nghe thử một ca khúc phổ thơ vào loại mà chính PD cho biết là “tâm đắc” nhất. Đó là bài “Ngậm Ngùi” PD phổ thơ Huy Cận. Bài ca nghe qua cứ đìu đìu vậy thôi. Nghe là biết ra ngay bài thơ lục bát.
Nắng chia nửa bãi chiều … rui
Vườn hoang chinh nữ xếp đôi lá … rầu
Thành ra, nghe nhạc phổ thơ của PD chẳng khác nào nghe ngâm thơ có đệm nhạc. Ha ha ha !
Phạm Duy, thường dân, âm nhạc, chính trị, và lãng tử.
Phạm duy trước hết là thường dân. Thứ đến là nhạc sĩ. Kế đó là khuynh hướng chính trị. Và sau cùng là lãng tử.
Là thường dân, nghĩa là PD không làm việc ăn lương trong chính quyền, không được dân chúng bầu vào bất cứ chức vụ dân cử nào thời VNCH.
Là nhạc sĩ, ông viết nhạc sáng tác ca khúc như là một nghề nghiệp chuyên môn. Bán tác phẩm để kiếm tiền nuôi vợ con.
Cho nên, đừng bao giờ trông mong nơi PD những gì quá lớn như kinh bang tế thế hay “ổn định” sơn hà v.v. PD là một thường dân thì ông ta cũng có các “nhu cầu” như chơi bời mèo chuột này nọ như tất cả mọi người khác.
Riêng về âm nhạc. PD có thể nói là người sáng tác ca khúc nhiều nhất ở VN. Ông viết nạc rất nhiều đề tài. Tình ca, quê hương ca, tự sự ca, ca khúc phổ thơ, nhạc dịch, nhạc trẻ, bé ca, đạo ca, tục tĩu ca v.v.
PD có điểm đáng nói nơi con người của ông ta đó là ông không đạo đức giả. Con người có hay có dở có đúng có sai. Nhưng dù đúng dù sai ông vẫn hiên ngang nói và làm không cần che đậy. Ông viết nhạc Đạo cũng như nhạc Tục Tĩu cùng một lúc không cần biện minh. Cũng như có người hỏi ông còn chống cộng hay không thì ông trả lời ngay: không còn, chỉ còn chống …. gậy. Ha ha ha !
Thành ra, mọi người có thể không đồng ý với PD, nhưng cũng không có lý do gì trách ông ta được.
Trích:
“Dường như họ “dùng Phạm Duy” cho một giai đoạn gọi là “cởi mở” đã đủ, nay không cần nữa nên thôi!”
Thì cũng giống như ta dùng giấy …vệ sinh, dùng một lần rồi xả nước cho…khỏi bẩn mắt.
“Le papier hygiénique, papier toilette (Europe1) ou papier de toilette (Amérique du Nord1), est un papier qui sert à nettoyer l’anus ou le méat urétral, le plus souvent après avoir déféqué et/ou uriné.” (copy từ Wikipedia).
Một bài học đau thương, ô nhục mà có nhiều đứa – già đầu – mà vẫn không chịu….thuộc.
Tội nghiệp Phạm Duy! Tội nghiệp thằng Hoàng Duy Hùng! Tội nghiệp những thằng (vì vài mảnh xương vụn) mà “quay xe” để húp bô Việt cộng!
Xin lỗi.
Vì có những từ rất “nhạy cảm” trong câu trích dẫn (ở trên) từ Wikipedia, nên Hụi không chuyển qua tiếng Việt…mong thông cảm!
Kỳ Duy Hùng
là
giấy vệ-sinh của Việt Cộng.
Bọn nó rất tự-hào
vì
được chùi đít cho Vi Xi.