Thủ tướng Yoshihide Suga loan báo sẽ không tái tranh cử vị trí lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) tổ chức vào cuối tháng 9, đồng nghĩa với chuyện ông không còn muốn làm Thủ tướng nữa, giữa lúc đất nước vừa tổ chức xong Thế vận hội và đại dịch COVID-19 không có dấu hiệu thuyên giảm.
Suga, 72 tuổi, mới làm thủ tướng cách đây một năm sau khi Thủ tướng lâu năm Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe. Ông Suga nói trong cuộc họp đảng hôm thứ Sáu rằng ông muốn tập trung giải quyết đại dịch corona thay vì tiếp tục lãnh đạo LDP.
Vào lúc sắp có bầu cử vào tháng 11, việc từ chức của ông Suga mở đường cho một nhà lãnh đạo mới của đất nước có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Sau đây là một số thông tin liên quan.
Sao lại từ chức chỉ mới có một năm?
Uy tín của ông Suga giảm mạnh vì cách xử lý đại dịch corona, Nhật Bản hiện đang chống đỡ mệt mỏi với làn sóng vi rút lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Yoshikazu Kato, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Rakuten ở Tokyo, cho biết: “Những phát biểu và hành động thiếu chân thành và mơ hồ của Suga để trấn áp đại dịch khiến người dân Nhật Bản rất thất vọng. Quần chúng bây giờ về cơ bản không tin tưởng vào chính phủ chút nào.”
Ông Suga hy vọng Thế vận hội Tokyo sẽ giúp nâng cao uy tín cho ông, nhưng mặc dù Nhật Bản có số huy chương kỷ lục, tỷ lệ ủng hộ của người dân lại còn giảm đi. Số ca nhiễm COVID-19 đã tăng lên mức cao nhất trong những tuần gần đây ở Nhật Bản, do biến thể Delta dễ lây lan mạnh hơn. Quần chúng trong nước, tức giận vì quyết định vẫn tổ chức Thế vận hội của Suga trong lúc có đại dịch, đã bất tuân lời khuyên của chính phủ nên ở yên trong nhà. Theo các cuộc thăm dò của các phương tiện truyền thông trong nước, tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng là dưới 30% trong cả tháng Bảy và tháng Tám.
Kristi Govella, Phó Giám đốc Chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, cho biết: “Suga từ lâu đã phải chịu áp lực do bị chỉ trích về phản ứng trước đại dịch và nhiều vấn đề khác. Nhưng tình hình đã thay đổi nhiều trong vài tuần qua và sự ủng hộ trong nội bộ đảng dành cho ông đảng bị xói mòn nhanh chóng.”
Các chuyên gia nói rằng các đảng viên LDP bắt đầu lo lắng nếu Suga tiếp tục lãnh đạo đảng, họ có thể mất ghế trong cuộc tổng tuyển cử, sẽ được tổ chức trước cuối tháng 11. Jeff Kingston, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Temple Nhật Bản cho biết: “Tôi đoán người ta đã thuyết phục ông ta tránh sang một bên.”
Tương lai Nhật Bản sau Suga?
Suga từng là bộ trưởng Phủ Thủ tướng/chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong 8 năm trước khi trở thành thủ tướng. Quyết định nghỉ làm của ông đánh dấu chấm dứt một kỷ nguyên của Nhật Bản. “Việc từ chức của Suga là sự kết thúc của chính quyền Abe, chính quyền dài nhất trong lịch sử quân chủ lập hiến của Nhật,” nhà nghiên cứu Kato nói.
Mặc dù chưa biết chắc ai sẽ tiếp tục vị trí lãnh đạo đảng LDP của Suga, các chuyên gia cho rằng sự thay đổi trong ban lãnh đạo có thể không quan trọng nhiều.
Ý kiến của Kingston: “Có những dấu hiệu cho thấy LDP sẽ tiếp tục chiếm đa số tại Quốc hội (để người lãnh đạo đảng lên làm Thủ tướng), nhưng các đảng viên nghĩ rằng tốt hơn là họ nên có một khuôn mặt mới, thay vì Suga, vì gần đây trông Suga khá mệt mỏi”.
Ý kiến của Govella: “Bất chấp sự ra đi của Suga, nhiều phần chắc sẽ có sự liên tục trong chính trị Nhật Bản do LDP vẫn áp đảo và vị thủ tướng tiếp theo phải tập trung vào chuyện khống chế vi-rut corona.”
Ai sẽ là Thủ tướng tương lai?
Nhật Bản có cơ chế nghị viện, LDP và các đồng minh đang có đa số mạnh mẽ tại Hạ viện – có nghĩa là bất kỳ ai chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo LDP cũng sẽ trở thành thủ tướng kế tiếp.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo mới sẽ chỉ còn vài tuần trước khi đối mặt với cử tri trong một cuộc tổng tuyển cử. Mặc dù Suga không được nhiều ưa thích, LDP vẫn đóng vai chính trên sân khấu chính trị ở Nhật Bản, vì vậy bất kỳ ai được chọn làm lãnh đạo đảng đều có khả năng giành được nhiệm kỳ 4 năm.
Các nhà quan sát nhận định, trước đây đã có một số thành viên tỏ ý muốn tranh cử vị trí lãnh đạo LDP. Trước tin Suga ra đi, sẽ có thêm ứng cử viên xuất hiện và khó biết ai sẽ nổi lên hàng đầu.
Govella nói rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida hiện là người dẫn đầu, nhưng chuyện này có thể thay đổi nhanh chóng khi có thêm người khác tham gia cuộc đua.
Kingston nói rằng mặc dù Kishida thực sự muốn chức đó và đã đưa ra một số hứa hẹn lớn, chẳng hạn như một gói kích thích corona khổng lồ, nhưng ông ta “không có sức thu hút”. Kingston nói: “Ông ta chỉ là một anh chàng không mấy ấn tượng.”
Một cuộc thăm dò gần đây của Nikkei Asia cho thấy Taro Kono, cựu ngoại trưởng đang chỉ huy việc tiêm chủng vắc-xin của Nhật Bản; và Shigeru Ishiba, cựu tổng thư ký của đảng cầm quyền, được xem là những lựa chọn hàng đầu cho vị trí lãnh đạo kế tiếp của LDP.
Nhưng chuyên viên Kingston nói rằng việc ông Kono có chỉ huy vào đợt tiêm chủng – mà nhiều người ở Nhật cho là bắt đầu tiến hành quá chậm – có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội của ông ta; còn ông Ishiba thì không rõ ông ta có thực sự muốn chức đó hay không.
Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi đã bày tỏ ý muốn ra tranh vị trí hàng đầu của LDP và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada trước đây cũng đã bày tỏ sự quan tâm. Chuyên viên Kato nói rằng mặc dù một số chuyên gia tin rằng Takaichi có thể là nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản, nhưng bà ấy không có khả năng giành chiến thắng lần này.
Các nhà quan sát cũng nêu tên Shinjiro Koizumi, bộ trưởng môi trường có sức lôi cuốn và là con của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, nhưng chuyên viên Kingston nói rằng chính trị gia 40 tuổi này này “còn quá trẻ” đối với cử tri Nhật Bản.
“Việc từ chức của Suga mở ra cuộc đua. Rất nhiều người trước đây định gác kiếm vì sợ khó thắng Suga… bây giờ, họ có thể xét lại,” Kingston nói.
Theo Time.com
Thủ tướng Nhật Bản được dân bầu thì gọi là Thủ Tướng dân bầu
Thủ tướng có liêm sỉ nên từ chức khi thấy dân không còn tín nhiệm mình.
Thủ tướng CHXHCNVN đờ ..éo thằng dân nào bầu nên thủ tướng nhìn ra tưởng thú
Tưởng thú là “khỉ Trường Sơn” nên không có liêm sỉ …lấy châm ngôn sống là phải hèn với giặc, ác với dân có thế mới được “muôn năm trường trị”.