ĐCV: EU nói chung và đông Âu nói riêng đang trở thành điểm đến của hàng ngàn lao động Việt Nam. Hàng ngày trên các diễn đàn mạng, đều xuất hiện những câu hỏi về thủ tục đi xuất khẩu lao động, về mức lương hay cuộc sống của lao động nơi xứ người.v.v.
Bài viết dưới đây là kết quả điều tra của một nhóm phóng viên của đài Deustch Welle mà báo Ba Lan đăng lại. Nó hơi mang mầu sắc chính trị khi đề cập tới chính sách chống nhập cư của thủ tướng Séc và việc chính ông lại sử dụng hàng loạt lao động nước ngoài trong nhà máy của mình. Nhưng đằng sau đó là cuộc sống, là thân phận của lao động Việt qua nhân vật Nguyễn Văn Ga.
Hy vọng qua đây có thể cung cấp một góc nhìn về thị trường lao động mà rất nhiều người Việt Nam đang quan tâm.
—————————-
Thủ tướng Séc đồng thời là tỷ phú Andrej Babis nhiều năm nay được biết đến như người kích động chống lại người nhập cư. Nhưng dưới góc độ là lực lượng lao động, điều này lại ổn- Kênh “Deutsche Welle” đã đưa ra nhận xét như vậy.
Ở thị trấn nhỏ thuộc miền đông bắc Cộng hòa Séc, trong cơn gió lạnh tê tái, khi nhà hàng duy nhất của thị trấn đã đóng cửa, cuộc gặp mặt [giữa nhà báo và nhân chứng] chỉ có thể diễn ra tại ga xe lửa.
Chúng tôi trò chuyện ở đó, để những người thợ khác từ nhà trọ của công nhân không thể biết rằng có cuộc gặp gỡ với nhà báo. Phòng chờ trong ga cũng khá lạnh, nhưng khi nhân viên nhà ga đóng cửa, chúng tôi phải ngồi trên chiếc ghế dài bên ngoài ga.
Người đàn ông tới cuộc gặp mặt hôm đó đã không mặc đủ ấm. Thỉnh thoảng anh ta lại rụt đầu vào giữa 2 vai vì quá lạnh.
Người đàn ông, xin được tạm gọi là Nguyễn Văn Ga, 36 tuổi. Anh ta tới từ miền bắc Việt Nam. Như hàng ngàn đồng hương của mình, anh đang tìm kiếm sự may mắn với tư cách là một lao động nước ngoài ở Séc, hoặc ở bất kỳ chỗ nào đó ở EU.
Anh cho hay, đã phải chi trả 14 ngàn USD cho người môi giới ở Việt Nam, người này đã giúp anh vượt qua những rào cản của tệ quan liêu. Sau một tiến trình kéo dài vài tháng, anh được đưa tới một nhà máy sản xuất thịt gia cầm. Không giống như những lời hứa hẹn, anh nhận được công việc giết mổ gia cầm với mức lương thấp hơn mức quy định của Séc.
Thủ tướng Séc chơi 2 mặt
Nhà máy ở Mirovice, cách Prague khoảng 80 km về phía tây nam, thuộc sở hữu của thủ tướng Séc đương nhiệm, ông Andrei Babis, một tỷ phú và một chính trị gia dân túy, người đã công khai ông chống lại
di dân cũng như những người nhập cư bất hợp pháp.
Kích động chống lại người nhập cư khiến ông kiếm thêm được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử mới đây. Nhưng trong các nhà máy của tập đoàn Agrofert, nơi tạo ra doanh thu hàng tỷ đô la, ông thủ tướng đã sử dụng nhiều công nhân từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) như Việt Nam, Ukraine, Mông Cổ.
Không có họ, Agrofert, giống như nhiều công ty khác ở Séc, sẽ phải chịu sự thiếu hụt lớn về nhân lực. Họ được trả mức lương chết đói và phần lớn đến Cộng hòa Séc với những điều kiện rất không rõ ràng. Cũng giống như Nguyễn Văn Ga, một thợ hàn chuyên nghiệp, người đã có vợ ở Việt Nam và hai con nhỏ. Ga muốn đến châu Âu kiếm tiền trong vài năm, để khi trở về có thể mở một cửa hàng nhỏ. Anh đã liên hệ với một người làm dịch vụ, người này đã hứa với anh một công việc nhẹ nhàng trong nhà máy gia cầm với giá một ngàn đô la mỗi tháng – anh Ga kế.
Đây là số tiền bằng khoảng năm lần thu nhập trung bình của người Việt Nam. Ở Việt Nam không có chuyện làm được thị thực và giấy phép lao động mà không phải qua dịch vụ. Ai cũng phải trả giá rất chát cho việc này. 14 nghìn đô la đã được trả thành nhiều đợt; Ga có được khoản tiền này bằng cách vay ngân hàng và thế chấp căn nhà riêng của mình. Vào đầu năm 2016, dịch vụ đã thông báo cho Ga rằng, anh được gọi phỏng vấn tại đại sứ quán Séc. Các câu hỏi của lãnh sự Ga đã đều đã biết trước và sau đó anh nhận được giấy tờ rất nhanh chóng.
Những con vịt trên băng chuyền
Tháng 4 năm 2016, Ga bắt đầu làm việc tại nhà máy gia cầm Vodnanska ở Mirovice. Có tổng số và 40 người Việt Nam làm việc tại đó vào thời điểm ấy. Vodnanska đã bị báo chí Séc nêu tên trong nhiều năm vì điều kiện làm việc kém và thuê mướn lao động bất hợp pháp.
Ga là bằng chứng cho câu chuyện này. Anh được đưa vào vị trí làm việc ở đầu dây chuyền sản xuất và mỗi ngày anh phải treo những con vịt còn sống hoặc những con gà đã bị giết vào những chiếc móc. Đó là một công việc rất bẩn thỉu, máu me vung vãi, rất mất vệ sinh mà lương lậu lại thấp. Ga đã bí mật thực hiện các video ghi lại việc giết mổ ở đây. Cuốn băng này hiện nằm trong tay của kênh truyền hình Deutsche Welle. Họ chỉ tới đây để xác nhận câu chuyện của anh.
Hàng tháng Ga nhận được 550 euro – nhiều hơn một chút so với mức lương tối thiểu của Séc. Sau một năm, Ga nộp đơn yêu cầu tăng lương, nhưng không thành công. Trong nhà máy lúc đó, từ con số 40 người Việt Nam, chỉ còn lại 16.
Cuộc gặp gỡ của Deutsche Welle tại Mirovice vào tháng 12 năm 2018 đã xác nhận câu chuyện của Nguyễn Văn Ga. Các nhà báo không thể vào được nhà máy, nhưng nói chuyện với mọi người thì có thể.
100 euro tiền nhà trong một ngôi nhà cũ nát
Ngoài người Việt Nam và Mông Cổ còn có người Ukraine và Romania cũng làm việc ở đó. Một số công nhân nước ngoài sống trong những lán trại tồi tàn ngay phía sau nhà máy. Tòa nhà được làm bằng những tấm ván sợi, sàn trải bằng những tấm thảm nhựa, các phòng nơi công nhân sinh sống chỉ có 1 lớp kính. Bếp chung, nhà vệ sinh chung – mọi thứ đều tạo ấn tượng rất không mấy thân thiện và tiện nghi.
Tương tự như vậy, một khu nhà khác nằm trên khuôn viên của một nhà máy đã đóng cửa, cũng thuộc sở hữu của tập đoàn Agrofert. Trong một căn hộ hai phòng, chen chúc 10 người Việt Nam. Câu chuyện của họ giống như những gì Nguyễn đã kể. Họ kiếm được chưa đầy 600 euro, làm việc khoảng 200 giờ mỗi tháng. Không ai trong số họ có hợp đồng lao động bằng văn bản; để có chỗ ở trong một căn hộ tồi tàn, mỗi người phải trả gần 100 euro. Bằng cách này, tập đoàn của ngài thủ tướng thu được thêm lợi nhuận từ việc cho thuê nhà, những căn nhà đáng lẽ không bao giờ có thể tìm được khách hàng trên thị trường bình thường.
Điều kiện làm việc và cuộc sống của công nhân ở đây rõ ràng mâu thuẫn với những lời đảm bảo của thủ tướng Babis rằng, điều kiện làm việc tốt luôn là trăn trở của ông.
Đường lối chính trị không rõ ràng
Babis trong những năm qua hứng chịu nhiều chỉ trích ở Séc. Theo phán quyết của tòa án, ông từng là nhân viên của mật vụ Tiệp Khắc và đầu những năm 1990, trong một hoàn cảnh không rõ ràng, ông trở thành chủ của tập đoàn Agrofert, bao gồm một số công ty lớn của Đức, nhiều nhà máy trong đó có nhà máy sản xuất phân bón Piestritz.
Cho đến nay, ông là người Séc hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản trợ giá của EU. Babis từng bị điều tra trong một thời gian dài do nghi ngờ về một xung đột lợi ích và gian lận trợ cấp. Để lách luật ‘xung đột lợi ích’, Babis đã tái cơ cấu đế chế của mình vào năm 2017 dưới dạng một quỹ ủy thác và đặt vợ ngồi vào ban giám sát. Lúc đó ông [mới chỉ] là bộ trưởng bộ Tài Chính.
Deutsche Welle không nhận được câu trả lời từ thủ tướng Séc hoặc từ văn phòng của ông về câu hỏi liên quan đến cách thức tuyển dụng các công nhân Việt Nam và điều kiện làm việc trong nhà máy ở Mirowice.
Người phát ngôn của tập đoàn Agrofert, Jan Pavlu, chỉ đưa ra nhận xét rằng, câu hỏi của Deutsche Welle là “rất xấc xược và xúc phạm”, bởi tập đoàn luôn tuân thủ tất cả các quy định. Lao động nước ngoài được tuyển dụng với những điều kiện giống như với người Séc. Mọi người đều có hợp đồng bằng văn bản- Pavlu nói. Ông cũng phủ nhận chuyện Agrofert cố tình tuyển dụng nhân viên ở nước ngoài thông qua các trung gian. Nhưng việc tuyển dụng này diễn ra như thế nào, thì rất tiếc, ông lại không giải thích.
Trả lời câu hỏi của Deutsche Welle, người phát ngôn của bộ Ngoại giao Séc cho rằng, không có bất kỳ thông tin nào về các trường hợp tham nhũng trong thủ tục cấp thị thực lao động tại Séc. Cũng không có bằng chứng nào về việc tham dự của các nhà ngoại giao hoặc nhân viên lãnh sự vào những chuyện như vậy. Tuy nhiên, từ mùa hè năm 2018, chương trình visa lao động dành cho người Việt Nam đã bị tạm dừng “vì lý do an ninh quốc gia” – ông nói, mà không giải thích rõ hơn cụm từ này.
Sống bất hợp pháp
Kể từ khi Nguyễn Văn Ga mất việc, anh cư trú bất hợp pháp tại Séc. Chiếc visa lao động 2 năm, theo quy định, được gắn với một nơi làm việc cụ thể. Bây giờ Ga làm chui trong một công ty xây dựng tại một thị trấn nhỏ ở phía đông bắc Cộng hòa Séc, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Anh vẫn còn món nợ khoảng 10.000. đô la.
Ga thừa nhận, anh rất hối hận vì đã đến Cộng hòa Séc, nhưng anh không thể trở về Việt Nam. Ở đó, anh không bao giờ có thể kiếm đủ tiền để trả nợ. Hiện giờ Ga đang cố gắng tìm một công việc hợp pháp ở Hungary hoặc Bulgaria.
– Vậy lại pphải qua dịch vụ ư?
– Vâng – Ga nói một cách cam chịu.
– Thế lần này gía bao nhiêu?
– 12.000 USD
Ga nhìn chằm chằm xuống đất và thụt đầu sâu hơn vào giữa 2 vai, một cơn gió rất lạnh vừa thổi qua.
Mạc Việt Hồng – chuyển ngữ từ phiên bản tiếng Ba Lan.
Tưởng đâu Cộng Hoà Séc giống như Cộng Hoà liên bang Đức, ai dè lại giống Cộng Hoà xhcnvn.
Tội nghiệp anh Nguyễn Văn Ga tránh…vỏ Dưa lại gặp vó Dừa!
Chỉ biết thở dài .
Tại sao job ở VN thì phải để cho nhân công tàu+ làm, người Việt phải trôi nổi tha phương cầu thực khốn khổ thế này.
Hỏi những trí thức sĩ phu bắc hà, các vị nghĩ gì ???
Bọn CHÉ ĐỎ chỉ nghĩ đến quyền lợi của bọn nó mà thôi, PHÚC NIỂNG đã từng nói Vietnam hạnh phúc thứ 5 trên thế giới mà, thử hỏi con của nó đang học ở CALIFORNIA , USA xem đúng không ? Hay là hỏi thằng Nguyễn Quang Thuấn phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương xem sao , thằng này chỉ làm chơi bằng miệng mà giàu dữ , nhưng cứ xem cái bọn VIỆT CỘNG MIỆNG NÓI ĐIỀU HAY TAY LÀM VIỆC XẤU ăn chơi xa xỉ mà thương cho dân nghèo khố rách áo ôm, vắt mũi bỏ mồm
Đây, sỹ phu Bắc hà (theo chủ nghĩa Mác Lê): Sáng 8/2/2022 (Mùng 8 Tết Nhâm Dần) PGS, TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên: Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, hiện là Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam (DNTNVN) đã tới thăm, chúc Tết ..http://vpba.org.vn/portal/pages/2022-02-09/Dau-Xuan-PGS-TS-Nguyen-Trong-Dieu-xong-dat-Tap-chibmcb12dan4e1.aspx
NGUYỄN VĂN THÂNn Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Khoa học tự nhiên (Ba lan), Cử nhân Vật lý khí quyển , Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Không hiểu, Tiến sỹ Khí quyển, thì làm gì ở Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Đúng . Nhưng đoạn cuối đi Hungary hay Rumani là không hợp lý. Đi làm chui thôi.
Ngang cao dau tren the gioi , Viet nam ta bay gio lam thue khắp moi noi ,ngoai tru CSVN la no com am cat ,DMCS