Thích Trí Quang, ông là ai? [2]

20

 

Tiếp theo phần 1

Chân thành cảm tạ từ ông TBT đảng cộng sản Lê Duẩn đến các ông Trần Bạch Đằng, ông Xuân Thủy cho đến cụ TBT đương nhiệm, nhờ các đồng chí mà ông Thích Trí Quang đã chịu ngồi im lặng từ 44 năm nay.

Thích Trí Quang: Ông là ai? Một nhà tu đạo hạnh hay một kẻ vĩ cuồng tôn giáo?

Vụ Đặng Sỹ ra tòa trước tòa án Cách Mạng

Trước ngày Đặng Sỹ[2] ra tòa một tuần, tôi hiện lưu trữ đầy đủ các số Lập Trường, tờ Lập Trường đã có nhiều bài viết nhằm cổ vũ cho việc tử hình Đặng Sỹ một cách cuồng nhiệt. Trong bài “Đặng Sỹ ra tòa tại Saigon”, tờ Lập Trường ghi:

Đồng bào Huế và Trung Việt nghĩ sao? Đặng Sỹ ra tòa tại Saigon. Đối với dư luận xứ Huế: vụ thảm sát tại đài phát thanh chỉ là bước cuối cùng của cả một chương trình tận diệt tôn giáo. Dân chúng đã quá biết điều đó rồi. Trước ngày xử Ngô Đình Cẩn, tất cả các báo Sài gòn đều viết rằng nhân dân đã xử ông  Cẩn trước khi tòa án xử. Đối với Đặng Sỹ cũng vậy, nhân dân đã xử rồi chứ đâu có chờ đến tòa án Cách mạng.

Vì thế, Đặng Sỹ trước mặt người dân xứ Huế đương nhiên là một tội phạm. Rõ ràng như thế, mang xe tăng đến trước đài phát thanh, rồi ùm ùm, súng nổ, lựu đạn nổ rầm trời. 8 mạng trẻ con chết thê thảm? Mọi người đêm đó đều trông thấy. Chối cãi đi đằng nào?”

Tuần báo Lập Trường, Thứ bảy 30 tháng 5, 1964

Đọc trích đoạn trên, người ta có cảm tưởng đây là một vụ án trong Cải cách ruộng đất ngoài Việt Minh. Nhân dân đã xử rồi trước khi tòa án xét xử. Tội đã rành rành, mọi người đều chứng kiến, chối tội đằng nào được?

Một phóng viên  trong số báo Lập Trường ở trên viết

Chúng tôi không muốn dành quyền phán xét cuả tòa án như một hai tờ báo ớ Saigòn đã làm, vì vậy chúng tôi không muốn bắt chước họ nêu tên nêu tuổi chánh phạm ở đây. Tên tuổi đó không phai mờ trong lòng dân chúng Huế được đâu? Không bao giờ.

“Cuối cùng chính quyền nghiêng về giải pháp đem Đặng Sỹ về Saigon xử. Chỉ tiếc một điều là Tòa án Cách mạng không xử Đặng Sỹ tại Huế, là nơi Đặng Sỹ phạm tội, để đồng bào, những người đã nhìn thấy sự thật trước mắt, sự thật ngày hôm nay vẫn còn hiển hiện trước mắt, tự mình lắng tai nghe thử những người xử án, nhân chứng và bị cáo nói gì trước tòa án về những việc đã xảy ra.

Cho nên, thật ra không phải người ta sợ hắn chết mà người ta chỉ sợ hắn không chịu im lặng để chết mà thôi. Chứ thử nghĩ nếu ra giữa tòa mà hắn cà rịch cà tàng khai hết những thượng lệnh mà hắn đã nhận để thi hành thì có tọa họa nó ra hết không. Người ta đang la làng lên là vì rứa. Nếu phải chết, tội chi mà y chết một mình, y sẽ khai tùm lum ra hết. Nếu không thì phải tìm cách cho y đừng nói. Chú học lịch sử còn nhớ vụ Nuremberg không? Biết bao nhiêu tội phạm chiến tranh tự tử trong ngục trước khi bị đem ra xử. Mình lo cho Đặng Sỹ là vì rứa.”

Tuần báo Lập Trường, tháng 6-6-64

Vì thế, cũng theo tờ Lập Trường, việc xử Đặng Sỹ làm nhiều người thất vọng đến dộ nghĩ rằng,

Trước hiểm họa cộng sản, trước viễn tượng cách mạng sụp đổ, lòng tin sụp đổ, những chữ của chúng tôi đang chứa đầy tủi nhục của nhân dân xứ Huế, của những người đã vùng dậy làm cách mạng từ ngay sau đêm thảm sát đài phát thanh Huế, để rồi ngày nay thấy mình bị phản bội.”

Tuần báo Lập Trường số ngày 6-6-64

Đoạn văn trích dẫn trên tiết lộ cho thấy sự căm thù ngút trời của giới Phật tử của thầy Trí Quang chỉ mong cái chết của Đặng Sỹ[3] giống như cái chết của Phan Quang Đông, của Ngô Đình Cẩn. Họ thất vọng khi biết Đặng Sỹ chỉ bị án tù chung thân và họ bầy tỏ sự thất vọng và cho rằng họ đã bị phản bội! Gớm thay cho lòng căm thù của người dân xứ Huế!

Phần TT Trí Quang lúc ấy đang ở Sàigon làm nhiều người ngạc nhiên về lời tuyên bố của ông. Ông đã xin khoan hồng cho Đặng Sỹ và đánh điện ra Huế mà nội dung như sau: “chúng ta khoan hồng chủ trương khoan hồng cho ông ấy thì không cần quan tâm đến những chi tiết khác làm gì.”

Chúng ta cần ghi nhận là lá thư của TT Trí Quang gửi cho tòa án xin khoan hồng cho Đặng Sỹ được gửi đến tòa án trước khi tòa xét xử. (Tòa án bắt đầu xét xử từ 9 giờ sáng ngày 2-6.)

Theo tôi, TT Trí Quang chẳng tử tế gì với Đặng Sỹ, vậy lý do gì ông xin khoan hồng?

Được biết rằng ngay từ 14-5-1964, TGM Nguyễn văn Bình đã gửi một lá thư viết bằng tiếng Pháp hơn nửa tháng trước, và sự can thiệp của TGM Bình như một lời cảnh cáo chính quyền. Trích dịch một trích đoạn  lá thư.

Kính gửi Quốc Trưởng

Kính gửi Thủ Tướng chính phủ

Kính gửi chủ tịch Ủy ban Cách mạng quân sự..

(…) Về những gì liên quan đặc biệt đến Khối công giáo, nhiều người trong bọn họ kể từ sau 1-11-63 đã bị kết tội và đối xử một cách bất công. Nhiều công chức cũng như quân nhân công giáo là nạn nhân của những biện pháp hoàn toàn không có bằng cớ. Nhiều người đã bị giam giữ chỉ vì lý do họ là người công giáo.

Nếu cho đến nay, chúng tôi đã chịu đựng một cách thầm lặng tất cả những sự xỉ nhục và bất công, chỉ vì một lý do duy nhất là chúng tôi muốn tránh để giữ được tình đoàn kết Quốc gia rất cần thiết trong việc chống lại cộng sản. Mặt khác, chúng tôi hoàn toàn ý thức được tính cách cực kỳ khó khăn và tế nhị của chính quyền trong hoàn cảnh hiện nay. Và chúng tôi chờ đợi ở nơi chính quyền những biện pháp mạnh mẽ  và công bằng.

Trong lúc này, nếu chúng tôi cứ tiếp tục giữ sự im lặng thì sẽ là một thiếu xót nặng nề với bổn phận đối với đất nước.

Trong trường hợp Đặng Sỹ, mọi người đều thấy rằng, người ta không muốn xét xử Đặng Sỹ trên bình diện pháp lý, mà xét  xử trên bình diện chính trị và tôn giáo.

Bằng cớ chứng minh là từ hơn một tháng nay, có một chiến dịch khích động quần chúng bởi những phim ảnh, đài phát thanh, báo chí, đòi hỏi một bản án tử hình cho Đặng Sỹ, bằng cách gây hận thù trong đám dân chúng cũng như ngay áp lực lên phía tòa án Cách Mạng.

Trước ngày mồng 8-5-1963, chính quyền hầu như chỉ biết Thiếu tá Đặng Sỹ, như một sỹ quan quân đội của VNCH, đã ba lần bị thương và 7 lần được vinh danh công trạng vì đã chiến đấu dũng cảm chống lại cộng sản và bảo vệ tổ quốc.

Sự việc muốn xét xử Đặng Sỹ là một điều bất công hiển nhiên.

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Quốc Trưởng, Thủ tướng chính phủ, ông Chủ tịch Ủy Ban Cách Mạng quân sự xét lại trường hợp Đặng Sỹ theo sự thật và công lý. Mà nếu không được như thế thì chúng tôi và những người công giáo, chúng tôi cảm thấy có bổn phận tranh đấu bằng mọi giá cho sự thật và lẽ công bằng. Trước ngày 1-11-1963, chúng tôi có dịp bày tỏ cho chính quyền lập trường  của chúng tôi. Ngày hôm nay chúng tôi cũng làm như vậy.

Nguyễn Văn Bình. Tổng Giám Mục Saìgon. Đại diện cho giáo quyền Việt Nam.

Nguyễn Văn Trung. tư liệu/phóng ảnh

Sau lá thư của TGM Nguyễn văn Bình, các Giám mục kêu gọi giáo dân bình tĩnh. Tránh hành dộng nóng nảy.

Lần đầu tiên trong đời, Trí Quang lùi một bước. Nhưng giả đó nhân nghĩa xin khoan hồng cho Đặng Sỹ trước áp lực nặng nề của phía Thiên Chúa giáo qua lá thư của TGM Nguyễn văn Bình. Không có lá thư này thì số phận Đặng Sỹ sẽ không khác gì Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn.

Báo Chính Luận cũng đưa tin:

“ Ngày 14 tháng năm, tại Tòa TGM Saìgon, tất cả các giám mục Việt Nam đã mở một phiên họp bất thường. Theo  như chỗ chúng tôi biết, chương trình Hội Nghị gồm nhiều điểm quan trọng, liên quan đến bảo vệ quyền lợi tối cao của tín ngưỡng và tiền đồ dân tộc.” (…) Ngay chiều 14 tháng 5, các Giám mục đã ra thông cáo trấn an toàn thể khối Công giáo, khuyên tránh hành động nóng nảy, bởi vì các Giám mục đã cương quyết kịp thời. Áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và Tổ quốc.”

(Nhật báo Chính Luận số 18-5-1964 )

Ngoài những nguồn Việt Nam, Arthur Dommen dựa theo thông tin của Marguerite-Higgins trong vụ LHQ điều tra đàn áp ở Việt Nam và nhất là tường thuật chi tiết của Ellen J. Hammer chỉ ra Đại úy Nguyễn Văn Minh và những người có mặt trong buổi họp sáng ngày 8 tháng 5, 1863 với ông Ngô Đình Cẩn kết luận thủ phạm gây ra vụ nổ trước Đài phát thanh Huế là người Mỹ.

(Arthur Dommen , Ibid. trang 508-512)

Nói chung, tòa án cách Mạng của Nguyễn Khánh chỉ giết được hai mạng người là Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn. Còn tất cả các án tù từ chung thân khổ sai thì chỉ trong vòng một năm, tất cả các can phạm đều được thả về và nhiều người được thả về còn được thu dung lại với một hồ sơ không tỳ vết.

Phải chăng vì như thế mà Trí Quang bất mãn với bất cứ chính phủ nào mới lên, vì đã không làm cách mạng theo ý của ông là phải triệt tiêu Cần Lao Thiên Chúa giáo!

Nhà sư chính trị

Cho đến nay, mặc dầu đã có nhiều tài liệu của Mỹ như CIA hay của tờ Lập Trường xác định ông Trí Quang không phải là người của cộng sản. Nhưng dư luận vẫn là dư luận.

Người viết xin trích dẫn lại một số đoạn tài liệu của CIA vào ngày 28- 08-64 như sau:

Một phân tích về vấn đề liên hệ có thể có với cộng sản phái, nhân cách và những mục tiêu của Trí Quang: Báo cáo Tình hình tính đến này 27 tháng Tám, 1964: Đánh giá cho rằng Trí Quang không phải là cộng sản, ông ta muốn thiết lập một chế độ thần quyền ở Việt Nam.

“An Analysis of Thich Tri Quang’s Possible Communist Affiliations, Personality and Goals: Situation Report as of 27 August 1964” (assessment is that Tri Quang is not a Communist; he would like to establish a theocracy in South Vietnam). Intelligence Information Cable, TDCS 314/02342-64. Aug. 28, 1964. 8 p. CONFIDENTIAL/NO FOREIGN DISSEM. SANITIZED copy. Released May 24, 1976.”

Tuy nhiên, theo tôi, những lời tuyên bố công khai trên tờ Lập Trường trước khi tờ báo đóng cửa là có vai trò quan trọng nhất:

“Tôi tin tưởng vững chắc rằng chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể thắng được.Tôi tin tưởng vững chắc rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là lý tưởng của loài người.”

Tuần báo Lập Trường, số ra ngày 17-10-1964

Trong một lần khác, khi trả lời một ký giả Nhật Bản Takasi Oka, TT. Trí Quang nói:

Cộng sản chống chúng tôi, vì Phật giáo nằm trong lòng dân tộc. Cộng sản luôn luôn muốn tổ chức quần chúng mà Phật giáo lại là quần chúng. Điều đó gây khó khăn cho cả cộng sản lẫn chúng tôi.”

(Hoành Linh Đỗ Mậu, “Việt Nam máu lửa quê hương tôi”, Hồi ký chính trị, 1988, trang 900.)

Lập trường chống cộng sản của TT. Trí Quang, một chính sách quân sự với nhiều tham vọng, và còn bộc lộ công khai khi ông có dịp giao tiếp với các viên chức Mỹ như Đại sứ Cabot Lodge, các nhân viên CIA..

“Quang tự ý nói ông chấp thuận ý tưởng sang Lào để cắt đường tiếp tế của VC, và ông cũng rất nhiệt tình về việc đem oanh tạc đu tiên của Không quân VN vào những căn cứ Việt Cộng. Tôi hỏi ông ta nghĩ gì về việc tấn công miền bắc và ông ấy nói ông sẽ ủng hộ nếu có thể làm việc đó mà không kéo Nga hay Cộng sản Trung Hoa vào cuộc.(19)”

(bản dịch Trần Giao Thủy)

Bản dịch “‘Only Religions Count in Vietnam’: Thich Trí Quang and the Vietnam War” của Trần Giao Thủy, ở chỗ khác cũng ghi lại như trên:

Dù công nhận một nhân vật lãnh đạo Phật giáo chủ trương bạo lực là điều bất thường, tuy nhiên, Trí Quang vẫn ủng hộ  những “biện pháp quân sự mạnh” vì ông cảm thấy rằng “nếu chiến tranh kéo dài ở mức hiện tại, số người thiệt mạng sẽ nhiều hơn so với một cuộc chiến nhanh hơn mặc dù có giai đoạn đẫm máu hơn.” (26). Khi Hoa Kỳ oanh tạc Bắc Việt vào tháng 8 năm 1964, Trí Quang đã nói với một viên chức tòa Đại sứ Mỹ rằng các thành phần lãnh đạo Phật giáo và “ người dân” đều tánh thành những cuộc tấn công đó vì nó cho thấy “quyết tâm” thi hành những biện pháp quân sự cúng rắn của chúng ta (22).”

Thái độ tích cực “chống cộng” của ông Trí Quang đã được người Mỹ đánh giá như sau:

“Không còn phải ngạc nhiên, vào cuối tháng 11 năm 1964, giới chức Mỹ rất hài lòng với ý thức và tư tưởng chính trị của phong trào Phật giáo; thái độ của phong trào Phật giáo là thuận lợi và sự cần thiết của sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và những nước khác của Châu Á và được nhìn nhận.(46)”

Nếu những tài liệu nêu trên được coi là khả tín về nguồn tài liệu. Vấn đề dặt ra là liệu có thể coi Trí Quang là phần tử chống cộng đáng tin cậy?

Nếu thật sự là như thế thì ông Trí Quang với người viết bài này và đa số dân miền Nam là cùng chiến tuyến! Tôi phải coi ông là người anh em, hoặc “đồng chí”. Và  nếu như thế thì những thành phần trí thức mà tôi đã có dịp nêu tên tuổi được biết phần đông họ từng theo cộng sản, có thẻ đảng hoặc thiên Cộng. Họ sẽ phải có thái độ nào với thầy Trí Quang của họ? Họ rơi vào tình trạng phải quyết định theo Đảng hay theo Thầy?

Tuy nhiên, trên thực tế là tôi chưa thấy một việc làm cụ thể tích cực nào của ông để bảo đảm cho những quyết tâm của ông chống lại cộng sản. Rất tiếc là tờ Lập Trường của ông với luận điệu của tờ báo bắt người ta liên tưởng đến một tờ tuần báo do cộng sản ở bên trong giật giây và điều hành.

Hình như sự quan tâm của ông đối với người Mỹ chỉ với mục đích chỉ là trấn an, tránh sự nghi ngờ ông hơn là có những việc làm cụ thể. Và đoạn văn trích dẫn sau đây cho thấy ông có thể là chơi trò đu giây giữa Mỹ và cộng sản.

Rõ ràng đó là một nỗ lực để trấn an Đại sứ Mỹ, và một điều mà một chính trị gia nhiều kinh nghiệm như Lodge chắc chắn có thể hiểu được, là Trí Quang và các nhân vật lãnh đạo Phật giáo khác tuyên bố rằng dù quan điểm thân Mỹ của họ là chân thành, nhưng “họ không thể bày tỏ quan điểm này một cách công khai vì làm như vậy sẽ gây thiệt hại cho vai trò tôn giáo của họ.” (24).

Thật vậy, Trí Quang đã tranh luận với giới chức Mỹ vào cuối tháng 5 năm 1964 rằng thật có ích khi một số báo chí nước ngoài gián nhãn hiệu cộng sản cho ông ta vì nó cho phép ông “làm việc âm thầm hiệu quả hơn chống lại ảnh hưởng của Việt Cộng với Phật giáo đồ, những người đã biết rõ bản thân ông không phải là người cộng sản.”(25)

Trần Giao Thủy -ibid

Biện luận trên của ông Trí Quang có tính cách hàm hồ và không thuyết phục. Mặc dầu trước đó đã có dư luận cho rằng phong trào Phật giáo chống đối đã bị cộng sản lợi dụng. Tài liệu của CIA cho biết:

Bối rối trước tình trạng hỗn loạn ở Việt Nam, giới phân tích qua CIA bắt đầu cố hết sức làm việc để xác định bản chất của những mục tiêu và ý định của Trí Quang. Không cần phải nói, những thẩm định lại của người Mỹ về động cơ của Trí Qaung không có gì chắc cả. Trong hai bản phuc trình dài, CIA miêu tả Trí Quang là một kẻ mị dân, triệt để chống Thiên Chúa giáo, một người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín và một người hoang tưởng tự đại (vĩ cuồng) với mục tiêu cuối cùng là thiết lập một chế độ thần quyền Phật giáo ở Việt Nam.” (31) […]

Một người Mỹ trước đây, tướng Taylor, khi còn làm đại sứ vẫn tin tưởng rằng Trí Quang không là một người cộng sản, thì nay đã nghĩ rằng Lodge và và chính phủ VNCH “nên khai triển một kế hoạch lột trần Trí Quang trước công chúng Việt Nam và thế giới như một kẻ phiến loạn được cộng sản hậu thuẫn với ý định tiêu diệt chính quyền phi cộng sản ở Saigon vì lợi ích của Việt Cộng và Hà Nội” (86). Và Lodge đã điện về Wagshington vào tháng tư năm 1966 cho biết, “Chúng ta nên rõ ràng trong suy nghĩ của mình, giới lãnh đạo Phật giáo là đối thủ của chúng ta” (87).

Trần Giao Thủy

Và sau đó việc gì phải đến đã đến.Nguyễn Cao Kỳ sai Nguyễn Ngọc Loan ra dẹp Phật giáo ở Huế và dẫn độ Trí Quang về Sàigon giam lỏng tại dưỡng đường Duy Tân của Nguyễn Duy Tài.

Chỉnh lý Nguyễn Khánh. Nguồn Bristish Pathé

Trước khi chấm dứt phần này, tôi đặt vấn đề là ông Trí Quang lấy tư cách gì, nhân danh tôn giáo gi để lên án các chính quyền? Tư cách gì , thẩm quyền nào cho phép ông “khoan hồng” cho Đặng Sỹ?

Tham vọng diệt Cần Lao Thiên Chúa giáo đạt được kết quả gì?

Tham vọng  của Trí Quang vào thế kỷ 20 muốn Phật Giáo đồng hóa vào dân tộc là một tham vọng mù quáng, ấu trĩ tôn giáo hay tôn giáo còn ở thời kỳ sơ khai. Người có chút hiểu biết và văn hóa tối thiểu không thể có những ý thức tôn giáo hẹp hòi thiển cận như thế. Ở đây mới cho thấy, trình độ văn hóa quá kém chỉ vừa qua bậc tiểu học, biến Trí Quang thành một kẻ cuồng tín ngông cuồng. Vậy mà tại sao cũng có những thành phần có ăn có học có thể chấp nhận và theo ông ta? Phải nói rằng Trí Quang đã dùng mọi nỗ lực cũng như tầm ảnh hưởng của mình để thực hiện cho bằng được việc diệt trừ Cần Lao Thiên Chúa Giáo. Sự sách động quần chúng Phật tử bằng cách phao truyền trong dân chúng là chế dộ Diệm đã đàn áp Phật giáo và nay họ cần phải đứng lên diệt những tên “Cần Lao ác ôn” như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Đặng Sỹ. Phải nói rằng sự vận động ấy đạt được kết quả trong vụ xử án Phan Quang Đông tại Huế. Nhưng đây chỉ là trò mị dân như CIA ghi nhận ở trên.

Trí Quang còn dùng ảnh hưởng của mình kêu gọi các chính quyền tiếp theo phải thực hiện cuộc cách mạng, có nghĩa là triệt tiêu dư đảng Cần Lao Thiên Chúa giáo. Mặt khác thuyết phục và răn đe Mỹ là Phật giáo chỉ chống cộng sản bên cạnh Mỹ nếu trước tiên phải quét sạch được nhóm Cần Lao Thiên Chúa giáo.

Kết quả là có hai án tử hình và một án chung thân khổ sai. Chưa kể một số bản án Cảnh sát Quốc gia ra tòa án cách mạng ngày 17-6. Có 14 bị can, tha bổng 9 còn lại 4 án tù chung thân là: Đại tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc CSQG. Nguyễn Văn Hay cựu Phó tổng giám đốc CSQG (Vợ ông Nguyễn Văn Hay là em bà con với Dương Văn Minh. Theo sự tiết lộ của ông Dương Văn Hiếu) và Khưu Văn Hai và Trần Bửu Liêm. Tha bổng các bị can Huỳnh Phước Bang, Lê Văn Thảo, Nguyễn Văn Ngời, Nguyễn Trần Huân, Nguyễn Văn Hiếu, Võ Văn Chẻ và Võ Văn Dưỡng. Tiếp theo vụ xử án  “Mật Vụ” ngày thứ tư 26-6-1964 như: Dương Văn Hiêu: chung than khổ sai. Thái Đen: Chung thân khổ sai. Nguyễn Thiện Dzai: chung thân khổ sai. Phan Khanh: 10 năm khổ sai.

Tất cả các vụ án này đều xử cho có lệ, và sau đó một thời gian ngắn, họ đều được thả về. ngay trong năm 1964, như trường hợp ông Dương Văn Hiếu. Trong bài trả lời phóng vấn ông Dương Văn Hiếu của ông Lâm Lễ Trinh. Ông Dương Văn Hiếu cho biết thêm trong các phiên xử khác, tòa phạt từ tù đến khổ sai chung thân các ông Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn Y, Trần Văn Tư, Hà Như Chi, Nguyễn Lương, Ngô Trọng Hiếu, Cao Xuân Vỹ, Bùi Dzinh.

Theo ông Dương Văn Hiếu, không nhớ rõ ngày tháng,

Năm 1964, một buổi sáng, chính phủ cho ba chiếc máy bay Dakota DC3 ra Côn Sơn chở tất cả tội nhân ( lối 30, 40 người) về Sàigon và chúng tôi được phóng thích. Một thời gian ngắn sau, cũng theo lời ông Hiếu, ông được giấy đòi của công an, Trung tá Nguyễn Mậu dẫn tôi đến trình diện với Tổng giám đốc Trần Văn Hai. Tướng Hai đưa tôi bằng xe jeep đến Bộ Nội vụ trình diện với tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Khiêm tiếp tôi nhã nhặn và “khuyên” tôi nên thủ phận làm ăn. Đây là một lời cảnh cáo rất rõ. Năm 1968, tôi có giấy đòi đến trình diện tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương tình báo, bến Bạch Đằng. Nơi đây, Đặc Ủy trưởng đề nghị tôi hợp tác với phòng nghiên cứu về tình báo.

Lâm Lễ Trinh. Thức tỉnh. Quốc Gia và Cộng sản, 2007 trang 425

(Giai đoạn Dương Văn Hiếu bị “ cầm chân” ở cục Trung ương tình báo được tướng Bình xác nhận với người viết bài này, hiện ở San José xác nhận.)

Đoạn trích dẫn trên nó tố cáo cái tòa án cách mạng chỉ là một trò chơi quyền lực thiếu tất cả giá trị pháp lý, chỉ là trò chơi chính trị bỉ ổi của một thời vô pháp luật, vô trật tự và nhiễu nhương

Xin một lần được nhắc tên những đao phủ thủ ở tòa án cách mạng. Chánh thẩm: Lê Văn Thụ. Công tố Viện: Lê Văn Đức. Phụ thẩm quân sự: Đại tá Lê Trung Trực. Đại tá Phạm Xuân Nhuận. Đại tá Huỳnh Hữu Thiện và người cuối cùng: Trung tá Dương Hiếu Nghĩa, người đã tháp tùng xe thiết giáp mà Dại úy Nhung đã thảm sát hai ông Diệm-Nhu.

Chính vì thế mà khi có chính phủ khác lên thay, không lạ gì trò đời, tất cả bọn họ đều được thả về từ nhà tù Côn Sơn vỏn vẹn từ lúc ra đến lúc về chỉ trong vài tháng.

1963-1971

8 năm sau, cũng ngày 2-11 năm 1971, ngày lật đổ ông Diệm năm 1963 tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, theo lời tường thuật của VNTTX (Vietnam Press), có khoảng  hơn  5000 người tụ tập tại nhà thờ Đức Bà để dự một lễ cầu hồn (Requiem mess) cho TT Ngô Đinh Diệm và bào đệ ông Ngô Đình Nhu.

Trong hàng quan khách, người ta nhận thấy sự có mặt của một số nhân vật chính trị trong chính quyền trong đó có mặt bà phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó Tổng thống Trần Văn Hương. Nhưng đặc biệt xin trích dẫn nguyên văn “and even former Generals Do Mau and Le Văn Nghiêm, both  noted enemies of the man being honoured.” (và có cả hai tướng Đỗ Mậu và Trung tướng Lê Văn Nghiêm ,

Trích đoạn trên đây rút ra từ luận văn của Sean Fear, đăng trong Journal of  Vietnamese studies, Vol.11, Issue 1, pps,1-75. ISSN 1559-372X, electronic 1559-3738, với nhan đề The Ambiguous Legacy of Ngo Đinh Diem in South Việt Nam’s second Republic (1967-1975). Đây là một bài luận văn ngắn với 197 tài liệu trích dẫn đủ loại Mỹ và rất nhiều nguồn của tác giả Việt Nam.

Thực sự, tôi không hiểu đươc mục đích hai vị tướng gốc Cần Lao gộc một là “Ủy viên Quân ủy Trung ương đảng Cần Lao”,  người kia, bí danh Minh Sơn, từng nắm chức vụ Bí thư Quân Ủy Lê Lợi, đảng Cần Lao đến dự buổi lễ tưởng niệm này. Tôi thiển nghĩ rằng, một trong những khuyết điểm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là đưa đảng Cần Lao vào trong quân đội vì nó làm suy yếu quân đội, tạo ra những bất công lạm dụng quyền thế.

Trong cuộc đảo chính ông Diệm, phần lớn, đáng tiếc thay, đều là tướng lãnh từng là đảng viên Cần Lao. Trong đó chủ mưu liên lạc các tướng lãnh lật đổ ông Diệm là Đỗ Mậu  và tướng Nghêm là một thành viên trong nhóm âm mưu đảo chánh 1-11-1963

Tôi gọi chung bọn họ là những hèn tướng.

Sau 1975, tướng Lê Văn Nghiêm được miễn đi học tập cải tạo đã gây ra những đồn đoán: Ông có liên hệ thế nào với phía bên kia để được miễn trừ học tập cải tạo?

Cho đến nay, sự lên hệ của rướng Nghiêm vói cộng sản vãn chưa có lời giải đáp.

Tướng Lê Văn Nghiêm đã là một lẽ, ông có hai con trai đời vợ đầu là Trung tá Lê Văn Trang và bác sĩ Lê Văn Châu.

Ông Lê Văn Trang còn nổi tiếng chống cộng bằng mồm và ông giữ chức chủ tịch Hội cựu quân Nhân muôn đời. Hàng năm, ông tổ chức bữa tiệc có ca hát, nhảy đầm và giá vé là 75 đồng vào tháng 10!!  Có  các vị ăn mặc theo từng binh chủng, quân phục, chào quốc kỳ và mặc niệm hẳn hoi.

Chống cộng kiểu phường tuồng này chỉ để làm trò cười cho cộng sản.

Sau này, cũng có buổi lễ tương niệm tương tự ở San José, người ta cũng thấy sự hiện diện của phản tướng Nguyễn Khánh- một tên tướng phường tuồng bậc nhất.

Người đứng ra tổ chức buổi tưởng niệm là Trương Công Cừu, một cựu đảng viên Cần Lao và cựu bộ trưởng đồng thời là chủ tịch Việt Nam Nhân xã Cách Mạng đảng.

Mục đích của Nhân Xã đảng là làm sống lại đảng Cần Lao.

Vấn đề ở đây là người ta căn cứ trên sự nghiệp của TT. Ngô Đình Diệm thời Đệ I Cộng Hòa như điểm tựa để so sánh với thời  Đệ II. Từ đó tạo ra bế tắc bất lợi cho người kế nghiệp ông Ngô Đình Diệm.

Tôi không đi vào chi tiết nội dung tài liệu. Và tôi tin rằng việc tưởng niệm là việc tùy tâm mỗi người.

Nhưng tham vọng muốn làm sống lại chế độ ấy là một ảo tưởng.

Nhiều người đã bỏ rơi nhóm Trương Công Cừu và đảng Nhân Xã. Vì nó tạo ra tình trạng chia rẽ và bất đồng và chỉ có lợi cho cộng sản.  Nhưng Đảng Cần Lao cũng không cần đợi đến Trí Quang phải ra tay tiêu diệt. Ngay chính Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng đảng Cần Lao là  một thời đã qua và chẳng nên khơi dậy lại nó nữa.

Nhưng tôi cũng muốn chỉ ra rằng chủ trương diệt Cần Lao Thiên Chúa giáo của Thích Trí Quang cho đến giờ phút này là một thất bại nặng nề. Chẳng những nó đã không diệt được mà còn tạo ra những mầm mống bất đồng gây chia rẽ tôn giáo và gây rối loạn chính trị cho miền Nam trong suốt 20 năm trời. Và qua buổi lễ tưởng niêm chính thức vào năm 1971 cho thấy chẳng những nó không bị tiêu diệt đi mà mỗi ngày càng lộ liễu một cách công khai không cần che đây.

Vài dòng kết luận.

Saigon 1955.

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi muốn bày tổ một vài nỗi niềm riêng tư ngoài sách vở, tài liệu. Nó có thể không mang lại ích lợi cho riêng ai mà rất có thể cũng là nỗi niềm của nhiều người miền Nam như tôi.

Tôi là một người Thiên Chúa giáo, di cư vào miền Nam năm 1955. Biết bao ngỡ ngàng và khám phá. Cũng có nỗi lo về gốc gác địa phương, cũng như có thể có những ngộ nhận ban đầu.

Người di cư và cuộc sống miền Nam (1955). Nguồn: LIFE

Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau, tất cả những lo toan ấy tan biến dần. Sự hội nhập và sự đón nhận rộng rãi chẳng bao lâu sau biến tôi một cách ngoài mong đợi như thể cá gặp nước, tôi tự coi mình như thể một người dân miền Nam chính hiệu lúc nào không hay. Mặc dầu tôi vẫn giữ riêng giọng nói miền Bắc và những tập tục ăn uống, tôn giáo. Hòa nhập mà không mất bản sắc. Tôi đứng vững trên đôi chân của mình với giọng Bắc thuần, chuẩn mực, trầm, đầy Nam tính. Tôi xin nói thật, tôi không còn có chút mặc cảm miền nào cả.

Nhưng điều chính yếu là tôi bày tỏ một sự hãnh diện công khai nhiều lần về sự hội nhập kỳ diệu này mà trong lòng nhủ thầm cám ơn sự rộng lượng của dân miền Nam. Không có sự rộng lượng ấy thì có nhiều lý do xã hội đưa đến cuộc đối đầu chưa biết sẽ như thế nào?

Sau này, tôi lại có dịp sống và làm việc lâu năm ở cả hai miền đất nước (miền Nam và miền Trung). Tôi đã có dịp đi hầu như hết mọi tỉnh thành. Những ngày sống ở miền Trung phải nhận là có nhiều gò bó, chật hẹp, có cái nhìn lạnh nhạt và đố kỵ.

 Sự nghiêm chỉnh là điều tồi tệ nhất của dân miền Trung dưới cái nhìn của tôi. Nhất là Huế.

Huế chỉ có thể níu chân tôi lại vì một vài bóng áo dài tha thướt và giọng ngọt dịu. Còn lại chẳng là gì nữa với một khí hậu khắc nghiệt, nóng, mưa chỉ để sản sinh ra những cỏ dại và cây sương rồng.

Cần Thơ 1969. Nguồn: Flickr.com

Mỗi lần xuống lục tỉnh, nhất là Cần Thơ sao nó dễ chịu thế. Đi đâu cũng nghe tiếng hò cải lương, ra rả suốt ngày, hang cùng ngõ hẻm, trên bến sông, trên chợ nổi, trong nhà trọ.. Tầm hai ba giờ, hình như vào ngày thứ ba là nghe tiếng hát Trần Văn Trạch, sổ số mau lên giúp đồng bào ta xây nhà giàu sang mấy hồi. Sổ số mau lên, sổ số gần đến.

Chỉ có thế thôi mà quen thuộc quá đỗi. Nói chi đến các món ăn nhậu mỗi vùng.

Theo tôi, chiếc Ra-dô, hiệu Sony là biểu tượng sống của văn hóa miệt vườn ở miền đất Lục châu. Nó chơn chớt thật thà. Nó đơn giản và đơn điệu, thuộc lòng,  mà đầy quyến rũ,  mà nghe mát gan mát ruột. Nó lên cao, cao thật cao, cao chót vót, vội vã hối hả đến hổn hển, rồi nó đổ đến sầm môt cái xuống là đã quá chừng. Ôi cuộc sống đẹp làm sao!

Và tôi đã đi khắp các miệt ấy, thăm chùa chiền, thăm ông Đạo Dừa, thăm Thánh Thất Cao Đài, thăm Hòa Hảo. Tôi không thấy một tín hiệu dù rất nhỏ của chính quyền trong việc kỳ thị tôn giáo. Tôi cũng chưa một lần nghe ai than vãn về điều ấy.

Không. Hoàn toàn không.

Ngay cả khi ở miền Trung cũng vậy. Có thể trong chỗ nhóm bạn bè địa phương, họ bầy tỏ nỗi bực dọc mà tôi không biết. Tuy nhiên, sự  khó chơi, trở thành bạn bè thân thì có cách biệt miền, nhất là giọng nói đến lối sống thường khép kín đôi khi trở thành giả dối.

Thật hiếm có những bữa ăn nhậu chung.

Ở thành thị, nếp sống có khác. Người miền Trung trở thành thiểu số và họ cố tập đổi ra giọng nói Nam hay Bắc.

Đấy là một dấu hiệu mặc cảm tự ty. Họ tự che dấu gốc gác miền của họ.

Nhiều khi không khỏi ngạc nhiên khi hai người miền Trung gặp nhau, Họ đổi ra giọng Huế rặt.

Sự khép kín mở đường cho những bùng nổ miền và tôn giáo khó lường sau này.

Trong khi đó toàn miền Nam chan hòa tuổi trẻ và cuộc sống hài hòa đến độ nó có một bản sắc riêng, một nền giáo dục tự do và cởi mở, một ý thức nhân bản về quyền con người.  Nó là một thứ văn hóa đa dạng, tụ hội từ hai dòng chảy văn hóa trong sự hội nhập đến kỳ diệu.

Chẳng hạn, nhạc Phạm Duy bắt nguồn từ ca dao, từ các câu hò tiếng hát, câu ví von từ ba miền. Nó ấp ủ con tim mới lớn. Chằng ai đặt câu hỏi vớ vẩn Phạm Duy người vùng nào?

Nói về nếp sống tôn giáo thì Sài Gòn đầy nhóc chùa chiền, đầy nhóc thiện Nam tín nữ trong những ngày lễ Hội. Lăng Bà Chiểu thì khói hương mịt mù.. Nói về giáo dục Phật giáo thì hầu như mỗi tỉnh đều có các trường Bồ Đề.

Họ muốn có gì nữa? Họ muốn có tất cả trong một ngày?

Vậy mà những ngày an bình đó tự nhiên đất bằng nổi sóng với vụ Biến động miền Trung. Cả một đất nước nghiêng ngửa và có nhiều dấu hiệu chiến tranh tôn giáo, nếu các vị lãnh đạo tôn giáo không có những người trầm tĩnh như TT. Thích Tâm Châu, TGM Nguyễn Văn Bình thì cớ sự sẽ ra sao? Giả dụ mà TGM Ngô Đình Thục còn kẹt lại ở Huế thì sự thể sẽ ra sao? Tôi không dám nghĩ đến điều ấy.

Tất cả từ Huế, thánh địa của Phật giáo tranh đấu. Một miền đất đầy đau thương tủi nhục quá khứ và một giai đoạn đáng nguyền rủa, một miền đất đầy nghi ngại. Cái miền đất mà khi cụ Huỳnh Thúc Kháng khi chọn trụ sở cho báo Tiếng Dân đã viết cho Xử lý thường vụ toàn quyền Pasquier, ông Khâm sứ Frirès như sau vao ngày 26-11-1926

Chọn Tourane là một thành phố thương mại, không chọn Huế là một trung tâm văn hóa, nơi có nhiều trào lưu tư tưởng và chính kiến dị biệt, chắc chắn có những tư tưởng không hợp với chủ trương ôn hòa và mục tiêu giáo huấn đám đông của Tiếng Dân.

Nguyễn Văn Lục, “Huế miền đất bất hạnh” trong cuốn “Lịch sử còn đó”, trang 297)

Huế đã nổi tiếng như thế rồi, nào phải đợi đến năm 1963.

Đại nội, thành quách Huế với những bức tường mục nát, rêu phủ, chứa đầy những u ám của cả một thời kỳ lịch sử vàng son đã không còn nữa. Người Huế đi tìm cái mất, đòi lại cái có của họ bằng cách quật khởi vùng dậy, cách này cách khác.

Ông Trí Quang đã tập họp được tất cả những yếu tố lịch sử, thiên nhiên, con người để làm lịch sử theo cách riêng của ông ấy. Ba cái nạn đã phát nát miền Nam là:

  • Cộng sản nằm vùng
  • bọn thiên tả sau trở thành lực lượng thứ ba.
  • và Phật giáo Ấn Quang của ông Trí Quang.

Như lời kết luận chung cục của Stanley Karnow,

Miền Nam Việt Nam sẽ chóng bị xé nát vì một cuộc nội chiến.

Le Sud Viet Nam parut bientôt déchiré par une guerre civile.”

Stanley Karnow, Le Vietnam trang 271

Cho đến sau này, tướng Thi vẫn đổ cho biến động miền Trung là do tướng Thiệu Kỳ quá lệ thuộc Mỹ. Phần tướng Kỳ cũng dành hai chương 10, 11 trong Buddha’s Child để trình bày diễn tiến biến động miền Trung mà một phần trách nhiệm đổ cho tướng Thi ngả theo ông Trí Quang gây ra tình trạng hỗn loạn tại Huế-Đà Nẵng tạo hậu quả nguy hại cho miền Nam.

Ở đây, tôi xin đưa ra một nhận xét của tướng Kỳ là ông Trí Quang rất sợ chết. Theo tướng Kỳ, ông Trí Quang không muốn được chở bằng máy bay vận tải C-47 mà phần lớn đường bay đi dọc bờ biển. ông đã hỏi một nhân viên phi hành đoàn:

Are you going to drop me into the sea? He quailed. “ No” said the crewman. “Our orders are to bring you to Saigon.”

(Nguyen Cao Ky, Buddha’s Child trang 225.)

Viên thiếu tá lái chiếc phi cơ chở ông Kỳ mới đây cũng xác nhận với tôi về điều này. Đường bay theo lộ trình qua tỉnh Quảng Ngãi. Viên thiếu tá đã hỏi ý kiến tướng Loan cho phép ném ông Trí Quang xuống biển. Nhưng tướng Loan không cho phép.

Tiếp đến Tết Mậu Thân mà hơn 400 người, từ đàn bà, trẻ con đã tụ tập tại nhà thờ Phủ Cam, trong đó có ông Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Hẳn là có chỉ điểm của bọn nằm vùng như tên Nguyễn Đắc Xuân. Tất cả số người này đã bị giết đủ kiểu ở Khu Đá Mài, chỉ còn lại 428 cái sọ người. Tội này được coi là tội diệt chủng.

Tháng sáu năm 1968, tôi đã dự lễ tại nhà thờ Phủ Cam. Nhà thờ phủ trắng khăn tang và cuối buổi lễ, tiếng khóc than, rên rỉ vang dội khắp nhà thờ.

Họ chỉ có một tội là người Thiên Chúa giáo. Mà tôi đã kết luận là:

 Người Huế giết người Huế.

Ngoài ra còn có cái chết của lm Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, cha Urbain và Guy.

Phải chăng họ xứng đáng nhận những lời trách móc của ông già gân Trần Văn Hương, gọi họ là bọn đầu trọc, làm trò khỉ. Tôi không thể để cho bon con nít làm loạn!

Đó là tóm tắt những điều suy nghĩ của tôi. Và bây giờ ai là người gánh vác cái nạn vĩ cuồng tôn giáo của ông Trí Quang?

Trong cải rủi có cái may. Nhờ tập đoàn cộng sản độc tài toàn trị đã dập tắt những tham vọng bá quyền tôn giáo trong suốt 44 năm của ông Trí Quang.

Không biết thật sự ông có phải là người công sản hay không? Nhiều phần là không vì cộng sản đã  cách ly ông trong sự canh chừng. Nhưng đứng ở mặt khách quan, lợi hay hại thì rõ ràng việc quậy phá miền Nam của ông Trí Quang là đem lại lợi thế cho phía người cộng sản.

14 tháng 8, 1967: Thích Trí quang trong một cuộc họp báo ở Saigon phản đối việc chính phủ công nhận Khối Việt Nam Quốc Tự (Thích Tâm Châu). Nguồn APWire

Họ tha chết cho ông đã là một phần thưởng.

Phần người dân miền Nam như tôi. Xin có lời cám ơn tướng Nguyễn Cao Kỳ đã giải quyết gọn lẹ biến dộng miền Trung mà không có ý kiến trực tiếp của người Mỹ.

Nhưng quan trọng hơn thế nữa, chân thành cảm tạ từ ông TBT đảng cộng sản Lê Duẩn đến các ông Trần Bạch Đằng, ông Xuân Thủy cho đến cụ TBT đương nhiệm, nhờ các đồng chí mà ông Thích Trí Quang đã chịu ngồi im lặng từ 44 năm nay. Xin hết lời.

[2] Thiếu tá Đặng Sỹ là Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên và là nhân viên  chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công của chính phủ vào người Phật giáo biểu tình  tại Huế vào ngày 8 tháng 5 năm 1963. Đặng Sỹ đã bị giải nhiệm ngay sau sự vụ xẩy ra. Ông đã bị bắt sau khi chính quyền Diệm bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963. “Major Dang-Sy was Deputy Chief of Thua Thien Province and the official responsible for the government attacks on Buddhist demonstrators in Hue on May 8, 1963. Dang-Sy was relieved of his duties soon after the incident. After the overthrow of the Diem government in November 1963, he was arrested.”  Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State (Department of State, Central Files, POL 27 VIET S. Top Secret; Exdis.)

[3] CIA, Special Report, “The Buddhists in South Vietnam”, 28 June 1963: Một vụ rắc rối gần đây nhất đã nổ ra vào ngày 8 tháng 5 tại thành phố Huế vì quy định của chính phủ hạn chế việc treo cờ tôn giáo trong lễ Phật Đản. Những người theo đạo Phật đặc biệt tức giận vì người Thiên Chúa giáo ở Huế đã được phép vi phạm các quy định đó chỉ một vài ngày trước. Mặc dù vấn đề có thể có trong thời gian ngắn và cục bộ, nhưng nó lại có tầm quan trọng mới khi một số người đã bị tử thương khi lực lượng an ninh giải tán đám đông — những cái chết mà chính phủ cố đổ lỗi cho bọn khủng bố Việt Cộng. “The most recent round of trouble erupted om 8 May in the city of Huế over government regulations restricting the display of religious flags during the commemoration of Buddha’s birthday. The Buddhists were particularly upset because Catholics in Huế had been permitted to violate the regulations only a few days earlier. Although the issue might otherwise have bên short-lived and localized, it took on new importance when several persons were killed during effort by security forces to disperse a crowd – deaths which the government tried to blame on Viet Cong terrorists.”

20 BÌNH LUẬN

  1. Sử gia Trần gia Phụng:” Từ tháng 8-1962, Joseph A. Mendenhall, cố vấn chính trị ở Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã đề nghị loại bỏ tổng thống Diệm, vợ chồng Ngô Đình Nhu và những người trong gia đình ông Diệm, bằng một số nhân vật khác, vì các ông Diệm- Nhu không chịu thay đổi lề lối làm việc dù bị Hoa Kỳ áp lực. (Chính Đạo, nb. I-C, sđd. tt. 256-257.) Lề lối làm việc ở đây có nghĩa là chủ trương chính sách của tổng thống VNCH. Như thế, có nghĩa là người Hoa Kỳ có ý định loại bỏ tổng thống Diệm trước khi xảy ra biến cố Phật giáo vào tháng 5-1963 “.

  2. * Trong cuốn sách The Lost Mandate Of Heaven, tác giả Geoffrey Shaw
    lên án chính quyền tổng thống Kennedy đã quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách xúi dục một cuộc đảo chánh vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, là sai lầm của chính quyền Kennedy đã làm mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng được Cộng Sản tại Việt Nam và hậu quả tai hại là đã khiến cho Hoa Kỳ bị lún sâu vào cuộc chiến, làm chết hơn 58,000 chiến binh Hoa Kỳ . Đó là chưa kể hậu quả về phía Việt Nam với hàng triệu người bị thiệt mạng, cộng thêm làn sóng di tản khổng lồ thuyền nhân và bộ nhân vượt biển và đất liền liều mình đi tìm tự do kéo dài nhiều năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 khi Bắc Việt hoàn toàn xâm chiếm miền Nam. Theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, đã có khoảng 2 triệu người Việt Nam bỏ xứ ra đi, trong đó có hàng trăm ngàn người đã bỏ thây ngoài biển cả.

    ( Tác giả Geoffrey Shaw tiến sĩ, chuyên môn về lịch sử ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á. viết nhiều tác phẩm và đi thuyết trình rộng rãi về sự dính líu quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung Ðông)

    * “Việt Nam Tân Sử” của Christopher Goscha 22/04/2023 – Vietnam, A New History (Việt Nam Tân Sử), trên 500 trang, Basic Books (2016) của Christopher K. Goscha, giáo sư ở Đại Học Québec tại Montréal, Montreal, Canada.
    Christopher Goscha 1999, Goscha từng xuất bản cuốn “Thailand and the Southeast Asian Networks of The Vietnamese Revolution, 1885-1954. Cuốn “Vietnam, A New History”

    Goscha viết: “Vấn đề đối với người Mỹ thời đó, tuy nhiên, lại là Ngô Đình Diệm không phải là một con rối (puppet, bù nhìn). Nhà lãnh đạo dân tộc có đầu óc tự chủ mãnh liệt này nhiều lần cưỡng lại sự khuyên bảo của Mỹ. Ông ta và em ông ta, ông Ngô Đình Nhu, có ý kiến riêng của họ về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, và chống nổi dậy. Và cùng nhau, họ lắm khi làm những người Mỹ ủng hộ họ phải điên lên. Như một nhà ngoại giao từng ở Sài Gòn thời đầu thập niên 1960 sau này tóm tắt về các khó khăn lúc thương lượng với gia đình nhà Ngô: ‘Thì cũng giống như phải đối phó với một tá [người muốn khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia họ như tướng Charles] de Gaulle [của Pháp sau thế chiến thứ 2]’”.

    * Tiến sì Philip Catton: ” …Trong khi người Mỹ lo ngại về Diệm, thì ông Diệm cũng lo ngại về Mỹ. Ông vui lòng chấp nhận hỗ trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, nhưng không sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của Mỹ. Ông không tin người Mỹ biết gì nhiều về Việt Nam hay có nhiều hiểu biết chính trị “.

    * Giám đốc Sở Thông tin Huê kỳ John Mecklin phát biểu ” Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tự sát chính trị hơn là chịu khuất phục áp lực của Hoa kỳ mà tổng thống Diệm cho là vi phạm chủ quyền Việt Nam “. Ông lại tiếp: “Công việc mà chính phủ Hoa kỳ làm tại Việt nam là thiết lập một chính quyền trong bóng tối, để điều khiển tất cả hoạt động về mọi mặt của Miền Nam Việt Nam”, Rồi kết luận: “Chính sách áp đặt chính phủ và nhân dân Việt nam phải tuân hành theo quyết định của Hoa kỳ là chính sách thực dân mới”.

    *Trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” , Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting : Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của TT NDD là ngườì Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của Việt Nam. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ông bảo tôi: “Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời”. Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này vì ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam Việt Nam trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt Cộng là đúng. Việt Cộng thường nói rằng: “Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp.”

    • Ông Ngô Đình Nhu lên tiếng về các vụ biểu tình 1963 : “l’affaire bouddhiste et l’affaire des étudiants ont été montées de toutes pieces et répercutées de facon orchestrée et puissante pour intoxiquer l’opinion interieure comme l’opinion internationale contre le gouvernement du Sud Vietnam parce que ce gouvernement combat le communisme et parce qu’il refuse d’être un gouvernement puppet.”

      “Vấn đề Phật giáo và vấn đề sinh viên được bịa đặt và gây tiếng vang một cách có tổ chức và mạnh mẽ nhằm đầu độc dư luận trong nước cũng như dư luận quốc tế chống lại chính quyền miền Nam Việt Nam vì chính phủ này chống Cộng sản và từ chối làm chính phủ bù nhìn.”

  3. Tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ và Liên Xô dàn xếp một cuộc ngừng bắn và triệu tập Hội nghị tại Genève để giải quyết xung đột ở Lào . Ngày 23 tháng 7 năm 1962, 2 bên thỏa thuận một chính phủ liên hiệp trung lập sẽ lãnh đạo Lào . Với sự có mặt của 14 quốc gia được triệu tập tại Geneva và một hiệp định được ký vào tháng 07/1962, Lào đã được tuyên bố trung lập

    *Trung lập hóa Ai Lao : Nhà biên khảo Minh Võ đã viết: “Thứ Tưởng Ngoại Giao Averell Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông Diệm cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như Thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.”

    Cựu đại tá CS Bùi Tín: Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven… Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.

    Tướng Westmoreland đến Nam Cali năm 1995, và dành cho đài Radio Little Saigon phỏng vấn. Ông nói : ” Chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường Hồ chí Minh dù chúng tôi dư sức làm điều đó. Con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều “.

    • Tướng Westmoreland có đến Nam Cali và dành cho đài Radio Little Sàigòn phỏng vấn và bài phỏng vấn loan trên báo Hồn Việt 10/1995 .

      Về đường mòn Hồ chí Minh, tướng Westmoreland nói: Đây là con đường tiếp tế huyết mạch của miền Bắc vào Miền Nạm. Không may cho chúng ta Ông Averell Harriman là một người rất có uy tín trong thời gian đó, và có thời gian từng giữ chức vụ phụ tá Tổng Trưởng Ngoại giao, và là cố vấn của Tổng Thống. Ông Averell rất là cứng rắn khi cho rằng cuộc chiến (Nguyễn Bảo: “… cuộc chiến VN) không được lan rộng ra khỏi lãnh thổ miền Nam và điều này đã trở thành chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không thể để cuộc chiến bành trướng ra ngoài phạm vi lãnh thổ (VN) này.
      Chúng tôi đã có những cuộc xâm nhập bí mật vào đường mòn HCM và tấn công những đơn vị Bắc Việt dùng con đường này để tiếp tế cho Miền Nam, nhưng chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này dù chúng tôi dư sức làm điều đó .

      • Đúng vậy. Mỹ đánh giặc chỉ được đánh có một tay.
        Không được cắt đứt con đường tiếp tế huyết mạch này mà chỉ được lệnh làm giảm bớt và mỗi lần có phi vụ Mỹ đều báo trước cho phía Bắc Việt biết để bọn VC trốn.

        • (Trích) Theo trang mạng historylearningsite.co.uk, trong hơn ba năm oanh tạc Cộng Sản Bắc Việt, các phi cơ của Hải Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã ném xuống miền Bắc tổng số là 643,000 tấn bom đạn và gây thiệt hại khoảng $300 triệu cho các cơ sở quân sự, các nhà kho và hệ thống cầu, đường của Cộng Sản Bắc Việt.

          Nhưng tại sao họ vẫn không chịu thua mà từ bỏ tham vọng đánh chiếm miền Nam ?

          Các lý do sau đây có thể giải thích điều trên:

          -Các chính trị gia tại Washington, bao gồm tổng thống Johnson và bộ trưởng Quốc Phòng Macnamara, đã xác định mục tiêu của Cuộc Hành Quân Rolling Thunder không phải là nhắm “tiêu diệt” Cộng Sản mà là nhằm “thuyết phục” Hà Nội từ bỏ kế hoạch đánh chiếm miền Nam Việt Nam, lập luận rằng nếu nhà cầm quyền Hà Nội cứ tiến hành kế hoạch của họ thì đất nước họ sẽ phải hứng chịu những thiệt hại vật chất nặng nề, trong đó các căn cứ quân sự, các nhà kho và hệ thống cầu đường bị coi là mục tiêu tấn công của máy bay Mỹ. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đã tin tưởng quá mức vào sức mạnh trên không của mình và đánh giá quá thấp một địch thủ kiên cường như Cộng Sản Bắc Việt.

          -Ngay cả các mục tiêu tấn công tại Bắc Việt cũng đều do các nhà lãnh đạo tại Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài quyết định trước, chứ không nằm trong tay của Bộ Tư Lệnh Các Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Chính sự can thiệp và kiểm soát quá mức của Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đối với chiến dịch oanh tạc các mục tiêu trên lãnh thổ Cộng Sản Bắc Việt đã làm cho Chiến Dịch Rolling Thunder kém hiệu năng ngay từ những ngày đầu.

          -Việc các giới chức Mỹ ấn định trước những mục tiêu sẽ đánh vào và những nơi nào máy bay Mỹ không được đụng tới – như chỉ được phép tấn công các vị trí địch từ vĩ tuyến 17 tới vĩ tuyến 19 mà thôi – cũng như sách lược “chỉ đáp trả tương xứng chứ không được quá tay” (“flexible response”) của các nhà hoạch định chiên lược Mỹ tại Việt Nam đã giúp cho các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt có thể phân tán những cơ sở quân sự trọng yếu của họ ra xa hoặc tập trung hỏa lực phòng không của họ về một phía nào đó nhằm giảm thiểu hiệu quả của các cuộc oanh tạc.

          -Lề lối làm việc nặng tính cách thư lại (bureaucracy) của các quân chủng trong các lực lượng võ trang Hoa Kỳ cùng với nhiều chòng chéo trong hệ thống quân giai Mỹ, từ Hải Quân cho tới Không Quân, và từ Guam, Subic Bay, Clark Air Base, cho tới Ubon, Nakhon Phanom, và U-Tapao đã khiến cho cuộc hành quân trên bầu trời Bắc Việt thiếu linh động và khó có thể đáp ứng thích nghi với tình hình đột biến của chiến trận.

          -Giới lãnh đạo Mỹ tại Washington và trên chiến trường dường như không hề tính tới chuyện, trong thời chiến, Bắc Việt có thể động viên toàn bộ dân chúng để mỗi người dân trở thành một tay súng, từ đó gia tăng sức mạnh của các lực lượng phòng không trên toàn lãnh thổ. Hoa Kỳ cũng không dự trù tình huống các lực lượng phòng không của Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, và Cuba cũng có mặt tại chiến trường để giúp quân Cộng Sản Bắc Việt bắn máy bay Mỹ. Các bằng chứng được tiết lộ sau chiến tranh cho thấy chính các phi công Bắc Hàn và Cuba đã lái những chiến đấu cơ Mig-17 và Mig-21 tấn công phi cơ Mỹ trong lúc họ đang oanh tạc các mục tiêu dưới đất.

          -Sau cùng, phải nói tới ý chí quyết chiến của Cộng Sản Bắc Việt.

  4. Trí Quang, ông là ai? (NVL)

    Ăn học ở Sè Gòn mà hông biết TTQ là ai thì làm sao biết chuyện gìn khác của TTQ chính xác ? Tôi có thể trả lời chính xác nhá: TTQ là thầy chùa, chống chính quyền VNCH, chống đi lính, chống sự hiện diện của lính Mỹ ớ VN. Hết. Nói cách khác, VC là hình, TTQ là cái bóng. VC là đầu, TTQ là đuôi. Chịu chưa? Mít đặc ơi là Mít đặc ! Ha ha ha !

  5. Cám ơn tác giả NVL. có tài liệu đầy đủ để nhận định cái gọi là Pháp nạn PG.với
    tờ báo Lập Trường một thời tung hoành khắp miền Trung trong việc kích động
    gây bạo loạn để tạo bất ổn chống chính phủ trung ương.
    Việc TTQ. có phải là gián điệp của VC hay không thì CIA. không phải siêu việt đến
    mức biết rõ hành tung của TTQ. để kết luận, bởi trong lãnh vực này được chia ra
    thành nhiều tiểu tổ hay tiểu ban hoạt động độc lập, tổ nào biết tổ đó, ban nào
    biết ban đó theo nguyên tắc bảo mật tối đa và tuyệt đối. Tuy nhiên, dựa vào các
    lời nói và hoạt động của TTQ. có tính hai mặt vừa công khai ủng hộ Mỹ để đánh
    lạc hướng và vừa bí mật giúp VC. gây bạo loạn chống chính quyền trung ương thì
    ai cũng có quyền nghi ngờ đó là việc làm của một điệp viên !
    TTQ. đã được Mỹ ủng hộ trong ý đồ lật đổ TT. NĐD. và ông ta đã tương kế tựu kế
    tiếp tay đắc lực cho VC. Tưong cũng cân nhắc lại là Mỹ từng có kế hoạch xử dụng
    Phật giáo để chống cộng (When the US.government tried to fight Communist with
    Buddism. Joe Freeman. Politico 10/9/2017).
    Một trong những lý do chủ yếu khiến phong trào PG. miền Trung lớn mạnh nhanh
    chóng là vì TTQ.đã núp dưới chiêu bài kích động tôn giáo để hô hào Phật tử chống
    CG. Nói cho công bằng thì điều đó rất dễ lợi dụng để kích động vào việc baọ loạn,
    bắt đầu từ giới sinh viên ở đại học Huế khi họ thấy đa phần giáo sư đại học đều đã
    tốt nghiệp ở nước ngoài được viện trưởng Cao V Luận mời về và là có đạo CG., thế
    nhưng đó không phải là lỗi của linh mục viên trưởng vì Phật giáo có tinh thần bài
    ngoại cao hơn CG. rất nhiều nên số Phật tử đi du học rất ít và linh mục viện trưởng
    sau đó cũng có kế hoạch gửi sinh viên Phật tử du học nước ngoài như Hoàng Văn
    Giàu, Lê Tuyên v.v. Ngay Cao Huy Thuân, “bộ óc” biến loạn miền Trung chỉ đi du
    học Pháp sau khi Biến loạn miền Trung bị dep tan và Thái Kim Lan, phó đoàn Đoàn
    Sinh viên Phật tử quyết tử” cũng học tiến sĩ ở Đức sau khi làm thuyền nhân tỵ nạn
    như Trần Kiêm Đoàn, thành viên của Đoàn SVPTQT học tiến sĩ ở Mỹ.
    (Nhóm Phật giáo miền Trung từng tranh đấu cực đoan nên bị gán cho hỗn danh là
    Phật giáo Taliban theo tờ báo Triết học của Nguyễn Hữu Liêm ở Mỹ).

  6. Vọng ngữ : Nói không đúng sự thật, có nói không, không nói có :

    Đức đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN thoái vị HT Quảng Độ , trong Cáo Bạch thoái vị có đoạn như sau:
    “ Xét rằng trong Pháp Nạn 1963, hằng trăm Tăng Ni và Phật Tử đã hy sinh thân mạng, vị Pháp thiêu thân, để bảo vệ Đạo Pháp và Dân Tộc, xương máu đó đã làm nền tảng hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kế tục truyền thống Hai nghìn năm qua của Chư Lịch Đại Tổ Sư mà chúng ta phải tôn quý và bảo vệ“.

    Láo xạo !

    Theo phóng viên Hoa kỳ Josh Sanburn viết cho tạp chí Time đầu năm 2011 thì sau khi Thích quảng Đức tự thiêu chỉ có thêm 4 sư và một ni cô nối gót mà thôi ” Afterward, four more monks and a nun set themselves ablaze protesting Diem before his regime finally fell in 1963″.

    Trang mạng Wikipedia cũng viết rằng sau khi Thích quảng Đức tự thiêu, chỉ có thêm 4 người nối gót :
    4/8/63 ở Phan Thiết, Đại đức Thích Nguyên Hương. 13/8/63 ở Huế , Đại đức Thích Thanh Tuệ . 15/8/63 ở Ninh Hòa, ni sư Thích Nữ Diệu Quang.16/8/63 ở Huế, thượng tọa Thích Tiêu Diêu .

    Theo tác giả Bouscaren, Anthony T. của cuốn sách ” The Last of the Mandarins: Diem of Vietnam ” viết rằng : Diệm bị giết bởi vì sự đàn áp Phật giáo của ông đe doạ những hy vọng tái tranh cử của Kennedy, nhưng điều đáng lưu ý là sau cái chết của Diệm, việc đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại; trong thực tế vẫn có thêm nhiều sư sãi tự thiêu để phản đối chính quyền sau khi Diệm bị tống tiễn.

    Theo trang mạng Wikipedia, có khoảng 17-20 sư sãi và Phật tử tự thiêu tính từ sau đảo chánh 11/63 cho đến năm 1967.

    Tây Tạng : Tính cho đến ngày 24/9/2019, đã có trên 160 người Tây Tạng – đa số là sư sãi – tự thiêu chống độc tài Tàu cộng. Và Tàu cộng cũng đã phá hủy hơn 6500 tu viện và Học viện Phật Giáo lớn nhất Larung Gar của Tây Tạng, giết chết, bỏ tù hàng ngàn nhà sư và ni cô Tây Tạng , v…v…

    September 24, 2019- Over the past ten years, more than 160 Tibetans have committed self-immolation—the act of setting yourself on fire—to protest Chinese occupation of their country.

    Ấy vậy mà chẳng thấy Phật tử Việt nam trong và ngoài nước ồ ạt xuống đường biểu tình, tự thiêu, bày bàn thờ Phật tràn lan ra đường, kêu gọi quốc tế can thiệp, v.v… Hàng năm, cả mấy trăm ngàn người Việt vẫn nườm nượp về Việt nam du hí, gái gú, v..v…!

    Các nước trên thế giới- kể cả Mỹ và đảng Cộng sản Việt nam- vẫn điềm nhiên giao thương vui vẻ với Tàu cộng. Còn Thích trí Quang, Phật giáo phe Ấn Quang, Phật giáo Việt hải ngoại thì im miệng như thóc ! Chẳng thấy tự thiêu, biểu tình xuống đường, họp hành tố cáo chi sất !

  7. “Pháp nạn ” thời Ngô Đình Diệm ???

    Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon ca ngợi “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết “. Tổng thống Nixon đã không cáo buộc Ngô Đình Diệm là bách hại hay kỳ thị tôn giáo. Ông Nixon viết rằng lập luận cho rằng những cuộc biểu tình của Phật tử chống ông Diệm năm 1963 do ông này đàn áp tôn giáo là hoàn toàn sai (false), và ông Nixon đã dành ra 8 trang ðể chứng minh điều đó và kết luận :“Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đặt… Chính trị, chứ không phải tôn giáo đã ở trong đầu những kẻ núp đàng sau cuộc khủng hoảng”.

    Đại Tướng Harkins : “Các ông sư Phật giáo, họ chỉ thổi phồng mọi thứ chẳng có gì quan trọng, theo như sự nhận định của tôi” ( “The Buddhists, they just blow everything out of importance, as far as I’m concerned”) .
    Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn Con Rồng Việt Nam phê bình rằng: “Các nhà sư được Cộng Sản giật giây và CIA Mỹ tiếp tay hành động…” .

    Sử gia Geoffrey Shaw- đặc biệt chuyên nghiên cứu lịch sử ngoại giao và quân sự vùng Đông Nam Á : “Ngô Đình Diệm không bức hại Phật giáo. Ông ta đã làm nhiều hơn bất cứ các nhà lãnh đạo nào khác trong việc bảo tồn và tài trợ cho việc gìn giữ di sản Phật giáo “.

    Theo nhà thơ, nhà báo, nhà biên khảo Đoàn Thêm và cư sĩ Mai Thọ Truyền : Số chùa ở Miền Nam thời Pháp thuộc là 2200 ngôi ; thời Ngô Đình Diệm tăng lên đến 4700 ngôi .

    v.v…

  8. (Trích) TT Ngô Đình Diệm đã hoan hỉ mời chào khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngỏ ý muốn “thăm Cộng Hoà Việt Nam để thấy tận mắt tình hình thế nào về liên hệ giữa chính phủ Cộng Hoà Việt Nam và cộng ðồng Phật Giáo.” Tổng thống Diệm hứa “sẵn sàng cung cấp cho phái bộ LHQ tất cả những dễ dãi để họ làm tròn nhiệm vụ”.

    Một phái bộ gồm đại diện của 7 quốc gia (Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, Nepal) đến Sài Gòn ngày 24/10/63 . Có tất cả 85 nhân chứng đã làm chứng theo lời yêu cầu của phái bộ, còn 11 nhân chứng nữa đã đến gặp phái bộ với tư cách tình nguyện. Phái bộ nhận được 116 thông báo (communications) của cá nhân, nhóm hay tổ chức tư.

    Trong cuốn A Patriot Abroad, tác giả Anne E. Blair thuật lại rằng đại sứ Cabot Lodge đã bí mật yêu cầu người bạn thân là ông Senerat Gunewardene – trưởng phái bộ điều tra của Liên Hiệp Quốc (LHQ) – đừng đưa Bản Phúc Trình của Phái Bộ Điều Tra của Liên Hiệp Quốc ra bàn cãi ở Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Điều này do con gái của ông Gunewardene tiết lộ trong một bức thư gởi cho bà ta vào tháng 11, năm 1988. Do sự vận động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, LHQ đã ếm nhẹm Bản Phúc Trình. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Thomas Dodd – chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện – đã có cơ hội được đọc và khám phá ra những gian dối do chính quyền Kennedy đã phối hợp với Phật Giáo và báo chí dựng lên để đánh sập chế độ Ngô Đình Diệm. Ông đã gửi một văn thư đề ngày 17/2/1964 gởi cho ông James Easland – chủ tịch Tiểu Ban Nội An Thượng Viện- yêu cầu in bản phúc trình này ra và gởi cho các nghị sĩ biết , và ông cũng tố cáo rằng người dân Hoa kỳ đã bị lừa dối trầm trọng về tình hình quốc ngoại .

    Các tài liệu của nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục “LHQ và vụ khủng hoảng Phật giáo 1963 – Tìm hiểu bản bá cáo của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp Phật giáo 1963 “, và cựu tổng trưởng bộ Thông Tin Tôn Thất Thiện, v….đã tường thuật về bản Phúc Trình Liên Hiệp Quốc như sau :

    Bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc đã chính thức kết luận rằng:

    1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.
    2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.
    3)- Mỗi nhân chứng đều cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể để trình với phái đoàn, nhưng rốt cuộc chỉ thấy có một vài hành vi lẻ tẻ, nhỏ nhặt, mang tính cách cá nhân mà thôi.
    4)- Vì vậy căn cứ trên những sự kiện, bằng chứng đưa ra từ các người được phái đoàn phỏng vấn, phái đoàn đi đến kết luận rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính quyền không chủ trương chính sách chống Phật Giáo .

  9. VN có câu nói “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với Ma mặc áo giấy”. Đi với Ma, tức là đi với việt cộng, thì chỉ có áo giấy. Giấy thì làm sao chắc và bền như vải nên sẽ từ từ bị rách và bị lộ mặt là sàm tăng cộng sản.
    Tất cả những người tu hành nói chung, và sư tăng nói riêng, ngày trước và ngày nay, khi đã có liên hệ về chính trị với cộng sản thay vì chỉ lo tu hành đều phải mặc cái áo giấy để trá hình che đậy, nay người Việt gọi là sư quốc doanh. Trí Quang cũng vậy, và các nhà tu quốc doanh ngày nay cũng thế.

  10. “TT. Trí Quang nói”

    Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà nên tin lời Trí Quang . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang khẳng định bài “Địa Chủ Ác Ghê” là của ai Chả Bít nữa, nên tin lời ổng lun cho đủ bộ

    • Đây là thủ pháp của những tên lợn
      viên ,góp ý trên các diễn đàn công cộng.
      Tay Montau này chưa hề vỗ ngực xưng
      tên là một dư luận viên ,giống như
      thằng Phét, nhưng kiểu viết,kiểu kéo
      vấn đề lý luận thì giống y như một
      dư luận viên thực thụ ,xuất hiện
      hằng hà sa số trên các diễn đàn ,báo
      chí mạng .

      Trích lời của tay thầy chùa T.Trí Quang,
      trích ý của ông Thiệu ,để rồi lôi tay ”
      Tiến sĩ Mạc văn Trang” ra để châm chích
      chửi rủa . Mặc dù chẳ có ai đề cập gì
      đến suy nghĩ,tư tưởng gì của lão Mạc
      Văn Trang trong toàn bài viết trên .

      Tôi không có mặn mà gì lắm với
      những bài viết của ông Mạc văn Trang
      cho lắm ,chắc vì ông là người lớn lên
      ơ xã hội miền Bắc ,ảnh hưởng nặng nề
      của tư tưởng cộng sản và Hồ chí Minh.
      Nhưng những bài viết của ông Mạc
      Văn Trang là những cái gai đâm vào
      mắt của chế độ cộng sản hiện hành.

      Những kiểu lý luận ,kiểu đặt vấn đề,
      kiểu kéo theo để kết luận trong từng
      cái “còm men” của tay Montau này
      đều có ý châm chích ,chửi rủa những
      người mà Đảng ta không thích như :
      Nguyễn văn Lục, Ngô thế Vinh,Tưởng
      Năng Tiến,Mạc văn Trang ….v.v.

      Cái khốn nạn ,đểu giả,trí trá của tay
      Montau này là lúc nào cũng xài những
      từ ngữ một cách có vẻ như lập dị ,để
      người khác có có cái cảm giác như hắn
      không phải là người của bọn lợn viên
      trí trá kia .

      • Tên Montau này nguy hiểm hơn tên Phét nhiều.
        Hắn tuyển lựa những ngòi bút đâm Việt cộng đau nhất như TNT…để vặn vẹo các lập luận, quan điểm của những ngòi bút chống cộng hầu triệt tiêu sự ảnh hưởng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên