Tết: “Đem tiền về cho Mẹ”

4
Ca sĩ Đen Vâu trong bài hát "Mang tiền về cho mẹ"

Những ngày gần tới Tết, ở Việt nam ngày nay, nhiều người không còn thấy ngỡ ngàng với giọng hát « Rap » của Đen Vâu như réo lên « Đem tiền về cho mẹ » .

Ca nhạc thường làm dịu những tập tục và, đôi khi lại phản ánh những tập tục. Ngày Tết là ngày lễ quan trọng của năm, chấm dứt một năm qua và bắt đầu một năm mới. Nhà nhà đều tổ chức đón mừng năm mới. Nhà nghèo, khi năm mới Tết đến, là những nỗi lo chớ không phải chờ đón niềm vui.

« Đem tiền về cho mẹ » là tựa của bản « rap » nổi tiếng cực kỳ ăn khách ở Việt nam hiện nay, nhứt là lúc gần tới Tết. Có gần 50 triêu lược truy cập. Bài rap của Đen Vâu đã trở thành một hiện tượng xã hội của một Việt nam mà báo chí, sách vở, văn nghệ đều của đảng cs, rặp khuôn theo đảng, ca hát cho đảng.

Đen Vâu réo lên «Đem tiền về cho mẹ/Đừng đem ưu phiền về cho mẹ» làm rung động lòng người mãnh liệt. Có đông đảo người nghe và nhiệt tình ngưởng mộ vì bài hát không đề cập tới nhà cầm quyền, mà nhắc nhở văn hóa dân tộc, gợi lại lòng hiếu thảo đối với mẹ.

Năm trước đó, năm 2021, bài rap «Đi về nhà» được cặp đôi Đen Vâu và Justa Tee đã một lần làm xao xuyến lòng người. Bài hát đề cao tập tục ngày Tết dân tộc. Tới ngày Tết, dầu làm ăn xa xôi hay ở đâu, con cái cũng nhớ nhà, nhớ cha mẹ, tìm về để cùng nhau hội ngộ trước bàn thờ Tổ tiên.

Ai cũng nhận thấy bài hát nói về tình cảm của con đối với mẹ và ai cũng nhìn nhận đó là thứ tình yêu thiêng liêng, không có một thứ tình yêu nào khác có thể vượt qua được. Khi nghe Đen Vâu hát «Đem tiền về cho mẹ» hay «Đi về nhà» làm cho nhiều người nghe phải chảy nước mắt vì vào lúc không có tiền đem về cho mẹ được, hoặc không về thăm nhà được nhơn dịp Tết vì bị thất nghiệp do tình hình kinh tế Việt nam suy sụp, nhiều hảng xưởng sa thày công nhơn, cửa hàng treo bảng cho thuê, …

Bà Ngọc, một giáo chức ở Sài gòn, đã giải bày:

« Tôi khổ tâm vì bài hát đó. Thật vậy. Ba má tôi sống ở nhà quê, như nhiều gia đình khác, tôi đi làm việc ở thành phố, tôi gởi một phần tiền lương của tôi về cho ông bà. Nhưng năm nay, tôi đã không gởi được. Vậy khi nghe « Đem tiền về cho mẹ/Đừng đem ưu phiền về cho mẹ», thử hỏi làm sao tôi không không đau lòng cho được? » (Doan Bui, một Đất nước, một Bài hát, Nl Obs).

Nghệ sĩ rap Đen Vâu xuất thân từ giới bình dân. Trước khi bước vào nghề hát, Đen Vâu đã từng làm nhiều việc để sanh sống. Như làm thợ, đi lượm đồ phế thải trên bải biển, đi đánh cá, có lúc làm thầy giáo, …

Về chủ đề bài hát, Đen Vâu giải thích: «Cha mẹ nghèo, ông bà suốt đời vất vả lo cho tôi.

Ông bà không có phụ cấp hưu trí. Nếu tôi không đem tiền về cho ông bà thì ai lo cho ông bà?».

Đen Vâu, thanh niên hơn ba mươi tuổi, là một trong số thanh niên gốc ở nhà quê, lên thành phố kiếm sống . Khi anh hát « Đem tiền về cho mẹ » hay « Đi về nhà » vào dịp Tết là để nói lên nỗi niềm riêng tư của chính mình nhưng đồng thời lại khó tránh làm đau nhói con tim của nhiều người đồng cảnh ngộ .

Rap và Nghệ thuật đường phố

Nghệ thuật đường phố” có lịch sử thật sự của nó khá dài từ nền văn minh cổ đại hy-lạp và Ai-cặp nhưng người ta chỉ thấy nó xuất hiện ở Paris, trên tường Đại Học Sorbonne năm 1969 và ở Huê kỳ năm 1970, rồi tới năm sau, nó tràn ngập cả Âu châu.

Cùng địa vị xã hội, Rap cũng là âm nhạc đường phố của giới trẻ. Nó không có khai sanh ở một Viện âm nhạc nào cả. Nhưng nó có chức năng chuyên chở tiếng nói không chánh thức của xã hội để phê phán, bày tỏ sự bất mãn, sự kích động mạnh để dẫn đến một sự thay đổi…

Trong gần đây, Việt Nam có một thanh niên hát nhạc Rap thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong giới trẻ Việt nam. Khi anh du học ở Huê kỳ, anh tiếp tục hát nhằm công kích chế độ cộng sản ở Việt nam. Nhạc Rap của anh hát là tiếng nói bất đồng chánh kiến với chế độ ở Việt nam.

Khi hát Rap, anh Nguyễn Vũ Sơn lấy tên là Nah Sơn.

RAP do tiếng lóng của tiếng mỹ “to rap” có nghĩa “nói chuyện chơi” trở thành một điệu nhạc xuất hiện vào đầu những năm 1970 từ những ghettos nữu-ước. Cảm nhận đầu tiên thấy như rap gần gũi với văn hóa Phi châu.

Cho tới thập niên 1980 là thời hoàng kim của rap. Ngay tại sanh quán Nữu-ước, các nhóm rap không còn chống nhau nữa, trái lại, các nhóm kết hợp thành một nhóm lớn. Tiếp theo, ở Los Angeles và cả Californie, cũng lần lược xuất hiện những nhóm rap.

Địa lý khác nhau, những nhóm rap phần lớn đều có chung những chủ đề. Họ hát, đúng ra là họ nói chuyện cho quần chúng của họ một cách có tiết điệu, có nhịp, với tốc độ nhanh nhằm công kích sự bạo hành của cảnh sát, công kích hoặc cổ vũ sự xung đột giữa phe nhóm trong khu phố, công kích một biện pháp nào đó của chánh quyền. Và rap đại diện cho thành phố của họ, nói tiếng nói của thành phố.

Tuy rap phát xuất từ dân da đen ở Mỹ nhưng nó đã được dân chủ hóa từ đầu những năm 1990 để xâm nhập vào dân da trắng, không chỉ với những người da trắng hát rap mà cả sáng tác nữa. Sau cùng, trong gần đây, dân Âu châu, Phi châu và Á châu cùng phát triển rap.

Rap từ đây trở thành một trào lưu âm nhạc toàn cầu rất thạnh hành, giúp người chơi nhạc, sản xuất nhạc rap kiếm được khá tiền. Nhiều Đài phát thanh, nhiều nhà xuất bản và phát hành băng nhạc chuyên về rap xuất hiện, chỉ phổ biến nhạc rap cho riêng quần chúng thính giả của họ. Những nghệ sĩ không chơi rap được bị loại khỏi thế giới rap. Từ đây, có một lớp nhạc sĩ rap thiên về thương mại.

Trong quá trình phát triển, rap không tránh khỏi pha trộn với nhiều dòng nhạc khác gần gũi với rap về thể loại và có khi giữa rap và các thể loại khác như không còn giữ biên giới nữa.

Người ta chỉ còn phân biệt được sự khác nhau giữa rap và hip-hop do rap căn bản là cách diễn tả, cách phát biểu bằng lời có tiết tấu nhanh, theo nhịp 4/4 hoặc 2/2 còn hip-hop là một phong trào văn hóa và nghệ thuật tập họp qua bốn cách diễn đạt chánh :

  1. -Rap

  2. -Deejaving mà beatbox là chi nhánh

  3. -Vũ

  4. -Vẽ tranh trên tường hay graffiti (nghệ thuật đường phố)

Những cách trình diễn nghệ thuật này đã xuất hiện trước đây nhưng riêng rẽ trước khi thành hình phong trào « hip-hop » trong những năm 1970. Nghệ sĩ hip-hop có những qui luật riêng của họ: những giá trị qui chiếu, những thái độ độc đáo, một kiểu riêng y phục và nét văn hóa phố thị . Rap sau khi xuất hiện thì ở Mỹ, ngày nay phổ biến khắp nơi trên thế giới, từ Tây qua đông, từ Bắc xuống Nam.

  1. Rap việt nam hải ngoại

Nguyễn Vũ Sơn đang du học tại Oklahoma là nghệ sĩ rap dưới tên hiệu Nah Sơn. Anh Nah Sơn vừa tung lên mạng ca khúc theo thể loại RAP và luôn cả một bức thư của anh chống lại chế độ độc tài cộng sản ờ Hà nội. Thính giả của anh Nah Sơn tỏ vẽ ngỡ ngàng vì chưa quen nhạc rap từ một thanh niên Việt Nam trình diễn hay vì nhạc rap, vốn là cách nói chuyện của dân đường phố, có những lời quá dung tục, cả những tiếng chửi thề.

Tuy nhiên cũng có nhiều người nghe qua tỏ ý hoan nghênh vì cho đây là một cách bày tỏ quan điểm xã hội chánh trị của người hát. Chơi nhạc rap đúng là biết chọn cách tiếp cận giới trẻ ngày nay . Rap là ngôn ngữ chung của tuổi trẻ thế giới.

Nguyễn Vũ Sơn còn gia đình ở Việt nam vì anh đi du học sau khi đã học xong Đại Học ở Singapour. Anh hát nhạc rap để phát biểu sự chống đối chế độ của anh.

Anh cho biết trong thời gian ở Mỹ, anh đoc sách báo về Vìệt Nam, nghe thầy giảng bày, cách dạy và học ở Mỹ, nói chuyện với bạn bè…, anh bắt đầu thấy có cái gì khác giữa hai nơi. Những điều anh thâu đạt được ở Việt nam bắt đầu nhường chỗ cho những kiến thức mới của anh. Chính từ sự phản tỉnh này anh đã quyết định tự chọn cho mình một trách nhiệm, một hướng đi mới.

Dĩ nhiên khi lấy quyết định làm người bất đồng chánh kiến như nhiều bạn trẻ trong nước đang bị tù tội, anh Nah Sơn chấp nhận mọi điều thiếu may mắn sẽ tới cho anh.

Nah Sơn đã trình diễn nhạc rap lúc còn ở Việt nam. Khi bị phê bình lời nhạc thiếu sự lịch sự, anh Sơn nhìn nhận nhưng theo anh, nhạc rap không thể giống như văn chương bóng bảy vì như vậy, nó không còn đậm nét đường phố nữa. Vả lại tiếng chửi thề có gì ghê gớm lắm đâu. Nó đã quen quá rồi. Chửi thề tùy theo cách chửi. Chửi kiểu nam kỳ thì không còn chửi thề nữa, mà là một thứ tiếng đệm mở đầu lời nói cho nó có hồn, đầy ắp thân tình…

Theo Sơn, các bạn của anh cũng căm ghét cộng sản, cũng muốn thay đổi dân chủ tự do nhưng không dám bày tỏ vì sợ . Ai cũng bị chế độ hù dọa từ nhỏ ở khu phố, ở nhà trường nên khi lớn lên cùng mang chung nỗi sợ hãi. Thậm chí họ không dám đụng tới chánh trị, có tư tưởng chánh trị.

Nah Sơn có nhận xét rất đáng chú ý:

.“…Nếu như mọi chuyện đi theo hướng tốt thì biết đâu mình có thể làm được những thay đổi gì đó trong giới trẻ. Có thể vài năm thì mình lại có thể về. Nếu trong trường hợp đi theo hướng xấu thì em sẽ tìm cách ở đây để tiếp tục tranh đấu.

Một khi đã quyết định làm thì phải chấp nhận hậu quả, em nghĩ vậy. Nếu em như những bạn du học sinh khác, sợ không về được thì nó sẽ không đi tới đâu hết tại vì em cảm thấy mình cũng có một chút tiếng nói trong giới trẻ vì nhiều bạn trẻ có nghe nhạc của em, nên mình nên dựa vào điều đó để làm việc gì tốt hơn chứ suốt ngày cũng chỉ đi học, rồi về, đi chơi hay làm nhạc linh tinh thì nó phí hoài cái tuổi trẻ, khả năng và một chút tên tuổi của mình.

Ba mẹ em khi thấy em có những cái chuyển biến mang tính chính trị thì ba mẹ em có vẻ rất tức giận, như cảm thấy là mình mất một đứa con vậy. Ba em có nói nếu bây giờ con còn tiếp tục làm chính trị như vậy thì cắt đứt mọi liên hệ gia đình…

…Em rất trăn trở… Sau khi đắn đo em nghĩ nếu bây giờ mình không làm thì cũng không ai làm. Không bao giờ có ai làm chuyện này hết thành ra có được thì mừng còn nếu không được thì coi như mình đã cố gắng rồi, nếu không cố gắng làm sao biết được hay không? Vì vậy em cứ làm còn ba mẹ có nói thì em cũng… phải nói là em rất buồn, em rất là buồn nhưng mà biết sao được?

Người thân của em, bạn gái em, gia đình bạn gái em, rồi bạn bè em, những người chơi với em 7 – 8 năm luôn vẫn quay lưng với mình….”(Mặc Lâm, rfa, 17/01/2015).

Rap ở Việt nam

Khi nghe nói ở Việt nam có rap chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên lắm. Nhơn dịp cùng dự đám tang một người bạn ở Paris, Cỏ May găp Giáo sư Âm nhạc học Trần văn Khê và hỏi ông về rap ( Người quá cố là bạn học Y Khoa ở Hà nội với ông và bạn vong niên của CM) được ông giải thích “Việt nam trước đây có một thể loại dân ca hoàn toàn giống như rap ngày nay. Người ta hát để công kích thói hư tật xấu của người trong xóm, trong làng… Vì loại ca hát này chỉ thỏa mãn nhu cầu ở tầng sinh lý nên không tồn tại. Văn hóa việt nam hướng thượng…”.

Ông liền đọc một bài hát dẫn chứng và nói thêm là bài hát rap này không còn đủ nhịp bốn:

“…Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang.
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy.
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông.
Giấy trôi sông người ta còn vớt.
Bậu lỡ thời như ớt chín cây,
…Bậu lỡ thời ai lấy mần chi…”

Việt nam từ xa xưa có rap. Ngày nay Nah Sơn có lẽ là một trong những người việt nam đầu tiên hát rap. Anh hát rap vì ảnh hưởng thời đại hay vì ảnh hưởng dòng văn hóa dân gian việt nam ? Nhưng âm nhạc và cả rap vẫn là tiếng nói chung không biên giới của tuổi trẻ.

Anh hát rap động viên tình cảm của tuổi trẻ để tạo thành một sức mạnh lớn nhằm vào mục tiêu tranh đấu dân chủ ở Việt nam là một cách tranh đấu mới mẻ vô cùng phấn khởi.

Hởi các bạn trẻ ! Chúng ta hảy cùng rap theo anh !

Nguyễn thị Cỏ May

.

4 BÌNH LUẬN

  1. Đem tiền về cho mẹ

    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn từng phát biểu:

    “…Trước đây, trong chiến đấu, chúng tôi thường nói nôm na: “Đảng là mẹ và chúng con quyết nguyện theo mẹ; Bác Hồ là cha và chúng con nguyện theo cha. Khi Đảng và Bác bảo đi, chúng con đi, bảo đánh chúng con đánh… và bảo thắng, chúng con phải quyết giành chiến thắng”….

    Thế cho nên mới có câu ca dao thời đại HCM …bất tử:

    Đảng là mẹ, bác là cha
    Từ khi bác chết, đảng ta…góa chồng
    Sinh ra một đám con đông
    Thạch Sanh thì ít-Lý Thông thì nhiều!
    Sinh thêm sáu triệu Thúy Kiều
    Lọc lừa gian trá phải nhiều gấp đôi!
    Dân thì cơ cực nổi trôi
    Quan thì hạng bét cũng ngồi ô tô
    Xưa thì dựa nách Liên Xô
    Nay thì khiếp nhược bưng bô cho Tàu

    Và :

    Đảng là mẹ, bác là cha.
    Làm đĩ nuôi đảng mới là con ngoan!

  2. …….Tác giả quen biết nhiều quan chức hay tri thức pháp…tức chính trị gia, tui xin nhắc nhở cho người Việt, nhất là người Việt ở hải ngoại 1 nhân tố quan trọng, trong đấu tranh …dân chủ, nhân quyền cho VN, đó là : thằng tài phiệt tư bản phương tây chơi 2 mặc, chính tụi Việt cộng tộc cối cũng lên án. Một mặt bán vũ khí cho tụi Việt cộng, ví dụ Mỹ bán, Pháp bán, trong khi tụi Việt cộng thì đứng hẳn về phía nga mọi và tàu mọi….!!!!!!!! Tác giả hãy nói vũ khí đó bắn ai??? Bắn vô những người đấu tranh cho dân chủ???…….____cụ thể Barck Obama viện trợ vòi rồng cho hải quân Việt cộng xịt vô tàu mọi trên biển đông, thì tụi tộc cối lại xử dụng xịt vô người biểu tình ở Việt nam…..tổ cha nó!!!!!! súng ám sát cụ Kình ở làng Đồng tâm là súng giảm thanh của …..Đức!!!! tổ cha nó!!!!______hoặc vaccin covid 19 ông Trump viện trợ vài tram ngàn liều, tụi Việt cộng vaccin cho lãnh đạo đãng viên cấp cao và gia đình, dân đen VN chẳng có 1 mủi nào sất, và giờ đây thằng già mất dạy Trump đầu tư hàng tỉ đô xây sân Golf ở ngoài bắc…quá lưu manh, dân VN nhất là dân hải ngoại đừng bị tụi chính trị gia tây phương lừa bịp nữa, nhân dịp năm mới 2025…..Thời tổng thống Macron của Pháp, thằng thủ tướng kéo 1 đoàn doanh nhân mất dạy qua Việt nam ký hợp đồng làm ăn với tụi Việt cộng, vậy tui hỏi dân VN đấu tranh dân chủ không khác nào đưa thân cho tụi Việt cộng đánh đập bắt giam…!!!!!! Càng ngày người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở VN càng bị bắt, thì tụi Mỹ pháp tây phương càng tăng cường làm ăn kinh tế với tụi….Việt cộng, và tụi Việt cộng chẳng sợ ai…..ai ai trong tụi Việt cộng cũng khoái ông TRump, vậy thằng già Trump chơi 2 mặt????? người Việt hải ngoại hãy sáng mắt…..kẻ chống cộng ở hải ngoại rất khoái ông Trump, cuồng Trump vả tụi Việt cộng trong nước càng khoái ông Trump hơn, vậy quý vị nghỉ lão Trump là ai???………Lão Trump ăn 2 cữa , cữa chống cộng và cữa Việt cộng cũng đều khoái TRump là sao??…..bởi vậy người Việt ở hải ngoại bị lừa chăng, hay ăn cám xú….sao ngu vậy??…….nay kính.

    • ……thằng tư bản phương tây, khuyên mọi người nên ” chơi đĩ ” để cải tạo đĩ, cải tạo đâu không thấy, thấy SIDA lây lan toàn thế giới, cũng như giờ đây, tụi Mỹ pháp tư bản khuyên mọi người nên chơi với độc tài nga mọi tàu mọi Việt cộng, để cải tạo họ…..cải tạo đâu đ. thấy, chỉ thấy trục ma quỷ, Nga mọi tàu mọi…..Việt cộng ,quậy banh chành thế giới……..tụi tài phiệt xạo ke….dân Việt nam đừng tin nữa nay kính.

  3. Tôi thường hay ngẫm nghĩ, những người VN hải ngoại được ghi công vì “gửi tiền về nhà cho mẹ”, nghe rất ấm cúng tình nghĩa con người. Tiền là mạch sống của VC.

    Nói về âm nhạc, nhạc sĩ Lê Thương của những năm cuối 1940s theo tôi là từng có nhạc rap, nhạc vỉa hè châm biếm. Ví dụ “Hòa Bình 48”

    (Tra cứu: TRẦN VĂN TRẠCH HÁT ‘HOÀ BÌNH 48’ hay Tiếng Hát Ngày Xưa: Hải Minh hát Hòa Bình 48 của Lê Thương; Hoà Bình 48 (1) Lê Thương – Hải Minh ca – Gramophone – phonograp; Hồi ký Phạm Duy nói về Lê Thương.)

    « Con chim hòa bình đang đau nặng, Ngày và đêm càng thêm lo lắng. Đang lau chùi mà dao gươm đặng
    Phòng ngày phải gặp nguy biến chăng? Âu Á la cháy đâu, cháy đâu? » “Stalin cười hỏi sang Tây vực Xin các ông chớ khiêu khích tôi Truman cười khì ôm kho bạc Nhử mồi, Tây Âu càng bối rối…” “Anh Ba Tàu ngồi kia nhậm xà Chị hàng rong mải lo ai đá Chú bán chè đậu xanh lo mời Thầy dùng thêm một hai chén thôi…”

    Nói về mẹ, nhạc sĩ Lê Thương có nhạc rất bình dân, không phải rap, nhưng không có chữ tiền ở đây:
    Bà Tư bán hàng có bốn người con Thằng Hai đã lớn, ba em hãy còn
    Học theo các trường nhưng chửa thành nhân. Năm Độc Lập kia trong nước Việt Nam
    Mấy con của bà đều lên lối đường Đầu quân chiến trường theo ý người dân.
    Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên Suốt ba năm liền bà Tư mẫu hiền
    Ngày đêm khấn nguyền cho mấy người con…

    Bà Tư thắp đèn cầu khấn người con Bà xin cho mấy đứa em hãy còn
    — trong núi rừng, anh dẫn về cho. Nhưng một ngày kia ba lá tình thư
    Nói : Con bây giờ đường xa cách trở Vậy xin kính thờ hai chữ tình thân…

    Mẹ VN ơi, “xin kính thờ hai chữ tình thân” (nhạc sị Lê Thương)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên