Trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, do những “hình mẫu sai lầm” từ Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Kosovo, giới quân sự một phần nào đó đã đánh giá quá cao vai trò của tên lửa, thậm chí cho rằng có thể dựa vào chiến thuật “tên lửa càn quét” để tiêu diệt quân đội đối phương. Tuy nhiên, thực chiến đã chứng minh rằng hiệu quả chi phí của tên lửa thấp hơn nhiều so với bom. Tên lửa không chỉ có sức công phá thấp mà còn có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ.
Tên lửa bao gồm hệ thống dẫn đường, đầu đạn và hệ thống động lực. Hệ thống dẫn đường quyết định độ chính xác của tên lửa và thường có giá rất cao. Hệ thống động lực quyết định tầm bắn của tên lửa, với lượng nhiên liệu càng lớn thì tầm bắn càng xa. Đầu đạn được sử dụng để chứa thuốc nổ, và lượng thuốc nổ tỷ lệ thuận với sức công phá của tên lửa. Thông thường, thuốc nổ trong tên lửa tầm xa chỉ chiếm khoảng 25% tổng khối lượng. Đối với hầu hết đạn dược, để tăng sức công phá, cần chứa càng nhiều thuốc nổ càng tốt.
Một quả đạn pháo cỡ 155mm nặng khoảng 50kg, có sức công phá yếu, chỉ có thể tạo ra một hố nhỏ trên mặt đường. Sát thương của đạn pháo đối với cơ thể người không đến từ vụ nổ mà là từ các mảnh vỡ bắn ra sau vụ nổ. Những mảnh vỡ này có thể xuyên qua da và gây tổn thương nội tạng, dẫn đến tình trạng xuất huyết nội nghiêm trọng.
Một tên lửa hành trình “Storm Shadow” nặng khoảng 250kg và có khả năng bay tàng hình. Tuy nhiên, do lượng thuốc nổ hạn chế, tên lửa này khi tấn công cầu chỉ có thể phá vỡ mặt cầu mà không thể phá hủy trụ cầu hay toàn bộ cây cầu. Chi phí chế tạo một tên lửa “Storm Shadow” khoảng 3 triệu USD,.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/2-hố-nổ-do-tên-lửa-Storm-Shadow-gây-ra.jpg)
Bom “MK-84” mà Mỹ cung cấp cho Israel nặng khoảng 900kg, với lượng thuốc nổ chiếm 45% tổng khối lượng. Chỉ cần một quả bom “MK-84” cũng có thể phá hủy toàn bộ một tòa nhà, với hiệu quả phá hoại tương đương trận động đất cấp 8 trở lên. Trong cuộc chiến Gaza, số dân thường thiệt mạng do loại bom này đã vượt quá 10.000 người.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/3-Sức-công-phá-của-bom-MK-84-1024x614.jpg)
Bom lượn “FAB-3000” của Nga nặng khoảng 3 tấn, có khả năng lượn xa và tạo hiệu ứng đám mây hình nấm khi đánh trúng mục tiêu. Trong trận chiến Avdiivka năm ngoái, quân đội Nga đã thả hơn 300 quả bom lượn, phá hủy các công trình phòng thủ mà Ukraine xây dựng trong 8 năm.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/4-Sức-công-phá-của-bom-FAB-3000-1024x612.jpg)
Vì vậy nếu xét về sức công phá: bom >> tên lửa > đạn pháo.
Nếu xét về chi phí: tên lửa >> bom > đạn pháo. So với tên lửa, bom mới thực sự là yếu tố quyết định thắng bại trong chiến tranh.
Trong Thế chiến II, vai trò của xe tăng trong chiến thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) bị đánh giá quá cao, trong khi vai trò của máy bay bị đánh giá quá thấp. Dù là trong cuộc tấn công Ba Lan hay xâm lược Pháp, quân đội Đức luôn mở đường bằng không quân, sử dụng bom hàng không để mở một lối vào phòng tuyến địch, sau đó xe tăng theo sau tấn công.
Tại sao chiến tranh chớp nhoáng lại thất bại trong cuộc chiến Liên Xô-Đức?
Ngoài các yếu tố như địa lý rộng lớn và giao thông khó khăn của Liên Xô, một nguyên nhân quan trọng là Anh-Mỹ đã làm suy yếu lực lượng không quân chủ lực của Đức. Trong Thế chiến II, Đức mất 2/3 số máy bay chiến đấu ở mặt trận phía Tây, khiến nước này không thể duy trì ưu thế trên không ở mặt trận phía Đông. Giai đoạn cuối chiến tranh, các cuộc oanh tạc chiến lược của Anh-Mỹ đã phá hủy năng lực sản xuất công nghiệp quốc phòng của Đức.
Nếu so với cuộc Chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nước ta, tại sao Chiến tranh Vùng Vịnh lại diễn ra nhanh chóng?
Có ba nguyên nhân chính:
– Đối với Việt Nam, đây là một chiến tranh dân tộc, toàn dân đồng lòng, thống nhất đất nước; trong khi Iraq vừa trải qua Chiến tranh Iran-Iraq, chế độ Saddam không được lòng dân.
– Trong Chiến tranh Vùng Vịnh quân đội Mỹ dựa vào công nghệ chiến tranh điện tử để làm tê liệt radar của Iraq, tước đi khả năng phòng không trên mặt đất.
– Nước ta có địa hình rừng rậm, làm giảm hiệu quả của bom, trong khi Iraq là địa hình đồng bằng. Điều quan trọng hơn là quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn bom dẫn đường chính xác, với tỷ lệ trúng mục tiêu cao hơn bom thường hàng chục lần. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, 80% thương vong của quân đội Iraq đến từ bom dẫn đường chính xác.
So với Chiến tranh Nga-Ukraine, tại sao Israel có lợi thế lớn như vậy trong chiến tranh Gaza?
Nguyên nhân chính là Hamas thiếu khả năng phòng không hiện đại. Nga và Ukraine lần lượt sở hữu các hệ thống phòng không như “S-400” và “Patriot”, có thể hạn chế hiệu quả các máy bay thả bom ở cự ly gần. Trong khi đó, Hamas thậm chí không có radar phù hợp, buộc phải chịu đựng các cuộc không kích của Israel. Các cuộc oanh tạc không phân biệt của không quân Israel là nguyên nhân chính dẫn đến thương vong lớn của dân thường tại Gaza.
Lý do Mỹ châm ngòi khủng hoảng Ukraine
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/5-tuyen-duong-sat-trung-quoc-chau-au-gap-thach-thuc-do-xung-dot-ukraine-236-6569777-1228x800-1024x667.jpg)
Trước chiến tranh Nga-Ukraine, thế giới xuất hiện xu hướng “Đông lên, Tây xuống”. Mỹ chìm sâu trong khủng hoảng đại dịch, trong khi vòng cung kinh tế – thương mại Á-Âu được ấp ủ từ lâu dần nổi lên với các đặc điểm chính như sau:
– Dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc 2” hoàn thành, chuẩn bị cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga cho châu Âu.
– Trung Quốc và Nga thảo luận việc sử dụng đồng euro để thanh toán thương mại năng lượng, phát động bước đầu của “phi đô la hóa”.
– Lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường sắt Trung Quốc – châu Âu tăng mạnh, tạo kết nối trực tiếp giữa Trung Quốc và EU qua đường bộ.
Thực tế, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc bao gồm hai tuyến chính: tuyến Nam và tuyến Bắc. Tuyến Nam đi qua Trung Á đến Iran, sau đó qua Thổ Nhĩ Kỳ để kết nối với châu Âu. Tuyến Bắc đi qua Nga và vào châu Âu. Tuyến Nam phải đi qua các khu vực Trung Đông và vùng Kavkaz với địa hình hiểm trở, chiến sự liên miên, làm giảm đáng kể tính an toàn. Ngược lại, trước năm 2022, tuyến Bắc được coi trọng hơn vì Nga có tình hình chính trị ổn định, quan hệ tốt với Trung Quốc, và phần lớn khu vực đi qua là đồng bằng, giúp giảm chi phí vận chuyển.
Nhận thấy cơ chế “Trung-Nga-Đức-Pháp” sắp ra đời, Mỹ không thể ngồi yên. Chính quyền Biden đã châm ngòi khủng hoảng Ukraine. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Đức và Pháp áp dụng chính sách nhượng bộ, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của khủng hoảng Ukraine đối với quan hệ giữa EU và Nga. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng cuộc chiến này kéo dài suốt ba năm, không chỉ làm suy sụp kinh tế châu Âu mà còn khiến hành lang kinh tế Á-Âu bị đóng băng.
Tại sao chiến tranh Nga-Ukraine lại rơi vào thế bế tắc? Điều này có liên quan đến những thay đổi trong công nghệ quân sự, và cuộc chiến này có thể được chia thành sáu giai đoạn.
Giai đoạn đầu: Thép và mùa đông khắc nghiệt (02/2022 – 04/2022)
Khác với Iraq, cả Nga và Ukraine đều sở hữu hệ thống phòng không hiện đại. Là một trong những quốc gia kế thừa Liên Xô, Ukraine vẫn giữ lại các hệ thống tên lửa phòng không như “S-300” và “Buk”, có khả năng bắn hạ máy bay địch trong phạm vi vài chục km. Điều này khiến không quân vũ trụ Nga không dám mạo hiểm thả bom ở cự ly gần, chỉ có thể phóng các tên lửa siêu thanh “Kinzhal” từ xa, vốn có sức công phá thấp và chi phí rất cao.
Khi chiến tranh vừa nổ ra, lính dù Nga đã cố gắng chiếm giữ sân bay Antonov. Tuy nhiên, do thiếu sự hỗ trợ từ không quân, lực lượng tiên phong này bị bao vây và tiêu diệt.
Sau thất bại trong việc tập kích sân bay, quân Nga chuyển sang chiến thuật “thọc sâu bằng thiết giáp” thời Liên Xô, tập trung lực lượng xe tăng để tấn công mạnh mẽ vào Kyiv. Đáp lại, phương Tây cung cấp cho Ukraine một lượng lớn tên lửa chống tăng “Javelin” và tên lửa phòng không “Stinger”. Hai loại vũ khí này có thể được binh sĩ mang theo, trang bị khả năng dẫn đường bằng hồng ngoại, và tấn công chính xác các mục tiêu cách xa vài km. Những tên lửa này có thể phá hủy máy bay và xe tăng, là các mục tiêu có giá trị cao, với chi phí cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn cung cấp máy bay không người lái “TB-2” chuyên tiêu diệt xe tăng, buộc quân Nga phải lắp thêm lồng sắt trên đầu xe tăng để bảo vệ.
Trong giai đoạn đầu, quân Nga đã sử dụng vũ khí chính xác để tấn công các trạm tín hiệu tại Kyiv, nhằm cắt đứt mạng lưới của Ukraine, khiến hệ thống chỉ huy của quân đội Ukraine bị tê liệt. Tuy nhiên, trước áp lực từ công chúng Mỹ, Elon Musk đã hỗ trợ Ukraine bằng công nghệ “Starlink”, giúp Kyiv khôi phục tín hiệu liên lạc và trang bị khả năng tác chiến C4I. Cùng với thông tin tình báo từ Mỹ và sự hiệu quả của các vũ khí chống tăng, Ukraine đã chặn đứng “dòng thác thép” của Nga, khiến kế hoạch đánh nhanh chiếm Kyiv của Nga thất bại hoàn toàn.
Dù không đạt được mục tiêu tại Kyiv, quân Nga lại có những tiến triển lớn ở mặt trận phía Nam do các quan chức Ukraine tại Kherson rút lui khỏi thành phố. Nga chiếm được nhiều vùng lãnh thổ tại Kherson và Zaporizhzhia. Ngoài ra, quân Ukraine tại Mariupol bị bao vây và sau nhiều tháng cố thủ buộc phải đầu hàng.
Ngay khi chiến tranh bùng nổ, phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với Nga, nhằm đánh gục nền kinh tế nước này. Đáp lại, Nga ban hành “quy định thanh toán bằng đồng rúp” trong thương mại năng lượng, giúp ổn định tỷ giá đồng rúp.
Giai đoạn hai: Cuộc đối đầu của pháo binh (05/2022 – 11/2022)
Sau thất bại tại Kyiv, Nga buộc phải từ bỏ chiến thuật “thọc sâu bằng thiết giáp” truyền thống, chuyển sang phương pháp cổ điển “pháo kích hủy diệt” trong giai đoạn hai của chiến dịch quân sự. Từ các cuộc chiến của Napoléon đến Thế chiến thứ nhất, chiến thuật sử dụng pháo binh để phá hủy phòng tuyến đối phương luôn được ưa chuộng ở châu Âu. Tuy nhiên, dù hiệu quả nhưngchiến thuật này tiêu hao lớn về nguồn lực quốc gia.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/6-Pháo-binh-từng-trở-thành-vũ-khí-quan-trọng-nhất-trên-chiến-trường-Nga-Ukraine-1024x576.jpg)
Khác với các cuộc chiến trong lịch sử, Nga ứng dụng rộng rãi máy bay không người lái (UAV) để trinh sát, kết hợp với pháo binh để tấn công chính xác hơn. Mùa hè năm 2022, Nga tập trung 4.000 khẩu pháo, liên tục bắn phá các vị trí phòng thủ của Ukraine, gây thương vong hàng nghìn người mỗi ngày. Nhờ hỏa lực áp đảo, Nga dần tiến lên, chiếm được cặp thành phố Lysychansk – Severodonetsk, từ đó kiểm soát hoàn toàn khu vực Luhansk.
Đáp lại, phương Tây nhanh chóng cung cấp cho Ukraine các loại pháo hiện đại, bao gồm:
Lựu pháo tự hành PzH 2000 (Đức): Pháo tự hành có tốc độ bắn nhanh, sức công phá lớn. Caesar (Pháp): Pháo tự hành gắn trên xe tải, có tính cơ động cao, phù hợp với chiến trường linh hoạt. Radar phản pháo (Đức): Thiết bị này tính toán tọa độ của pháo đối phương dựa trên quỹ đạo đạn pháo, từ đó hướng dẫn pháo binh Ukraine tấn công phản pháo.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/7-Radar-phản-pháo-COBRA-của-quân-đội-Đức.jpg)
Khi những loại pháo này xuất hiện trên chiến trường, giao tranh dần trở thành cuộc đối đầu giữa pháo binh Nga và Ukraine. Trong giai đoạn đầu, Nga chiếm ưu thế vượt trội nhờ số lượng đạn pháo áp đảo, với 70.000 quả được bắn mỗi ngày, trong khi Ukraine chỉ bắn được vài nghìn quả. Trước sức ép hỏa lực mạnh mẽ, quân đội Ukraine buộc phải thay đổi vị trí liên tục sau mỗi lần bắn, gây rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7 năm 2022, cục diện cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu thay đổi, chủ yếu vì hai lý do.
Nguyên nhân đầu tiên là kho đạn pháo của quân đội Nga đã gần cạn kiệt. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng 3 triệu tấn đạn pháo. Tuy nhiên, chiến tranh tiêu hao đã khiến kho dự trữ này nhanh chóng suy giảm, gây áp lực lớn cho nguồn cung của Nga.
Nguyên nhân thứ hai là Mỹ cung cấp cho Ukraine bệ phóng tên lửa “HIMARS”. Xét về tầm bắn và sức mạnh, “HIMARS” không thể so sánh với bệ phóng tên lửa “Tornado” của Nga. Nhưng HIMARS vượt trội về độ chính xác nhờ tên lửa dẫn đường bằng GPS, với sai số chỉ 1m. Đặc biệt, HIMARS có thể được vận chuyển nhanh chóng bằng trực thăng, mang lại khả năng cơ động chiến thuật cao.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/8-Hỏa-thần-HIMARS-từng-gây-nhiều-chú-ý-1024x596.jpg)
Dựa trên thông tin tình báo do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine sử dụng HIMARS để tấn công chính xác vào kho đạn và tuyến hậu cần của Nga, làm giảm đáng kể hỏa lực pháo binh Nga.
Vào tháng 9/2022, Ukraine tận dụng điểm yếu về nhân lực và hậu cần của Nga, triển khai chiến thuật nghi binh và phát động cuộc “phản công mùa thu”. Ukraine giành lại các vị trí chiến lược như Lyman và gây áp lực lớn lên lực lượng Nga tại Kherson. Khi bị bao vây tại Kherson, quân đội Nga buộc phải rút lui trong hỗn loạn, thâm chí còn trà trộn vào dòng dân thường để tránh tổn thất thêm.
Giai đoạn ba: Máy xay thịt Bakhmut (12/2022 – 04/2023)
Sau khi mất hàng ngàn km2 lãnh thổ ở miền Đông Ukraine, Nga từ bỏ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” và chuyển sang chiến tranh tiêu hao với động thái động viên cục bộ, triệu tập khẩn cấp hơn 500.000 binh sĩ mới. Để hợp pháp hóa việc triển khai binh sĩ nghĩa vụ ra nước ngoài, Nga đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tại bốn vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, tuyên bố sáp nhập chúng vào lãnh thổ Nga.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/9-Cầu-Crimea-bị-tấn-công.jpg)
Leo thang xung đột và chiến thuật mới
Tháng 9/2022, đường ống dẫn khí “Nord Stream” bị phá hoại, đánh dấu sự chia cắt năng lượng giữa Đức và Nga. Tháng sau, Ukraine tấn công cầu Crimea bằng vũ khí tự sát, buộc Nga nâng cao cấp độ răn đe hạt nhân và tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào hệ thống năng lượng của Kyiv, gây mất điện diện rộng.
Để kéo trì hoãn các đợt phản công của Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cho phép tập đoàn lính đánh thuê Wagner tuyển mộ tù nhân từ các nhà tù, bổ sung khoảng 50.000 binh sĩ. Các tù nhân này, nhiều người được cho là sử dụng chất kích thích, đã tham gia những cuộc tấn công như “zombie” vào phòng tuyến của Ukraine. Tại Bakhmut, Wagner và quân đội Ukraine đối đầu trong một trận chiến ác liệt, gây thương vong nặng nề cho cả hai bên.
Lính Wagner chủ yếu được sử dụng như lực lượng “bia đỡ đạn”, trong khi quân đội Ukraine bao gồm nhiều cựu binh dày dạn kinh nghiệm. Tuy nhiên, cuộc chiến kéo dài đã tạo lợi thế cho Nga khi làm suy giảm khả năng phản công nhanh của Ukraine.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/10-Bahmut-bị-tàn-phá-thành-đống-đổ-nát-1024x551.jpg)
Dù Nga chịu tổn thất lớn, nhưng “Trận chiến Bakhmut” đã cản trở đà tiến công của Ukraine, mang lại thời gian quý giá để Nga củng cố lực lượng. Tuy nhiên, Wagner dưới sự lãnh đạo của Yevgeny Prigozhin ngày càng lớn mạnh, biến Prigozhin thành nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị chỉ sau Putin.
Tháng 5/2023, Bộ Quốc phòng Nga nỗ lực kiểm soát Wagner, dẫn đến cuộc nổi loạn của Prigozhin. Lực lượng Wagner tiến đến gần Moscow nhưng cuối cùng Prigozhin chấp nhận thỏa thuận với Putin, từ bỏ quyền lực để đổi lấy sự an toàn cá nhân. Hai tháng sau, một vụ tai nạn máy bay bí ẩn đã tiêu diệt toàn bộ ban lãnh đạo Wagner, bao gồm cả Prigozhin, chấm dứt sự tồn tại của tổ chức này.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/11-Tuyến-phòng-thủ-do-Nga-xây-dựng.jpg)
Ngay từ giữa năm 2022, Ukraine đã yêu cầu NATO cung cấp xe tăng hiện đại để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tuy nhiên, do lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Nga, phương Tây trì hoãn việc chuyển giao xe tăng. Sự chậm trễ này đã khiến Ukraine mất đi cơ hội tốt nhất để nhanh chóng chiếm lại Kherson và Zaporizhzhia, vì Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ ba lớp tại các mặt trận phía Nam trong thời gian chờ đợi.
Giai đoạn bốn: Cuộc phản công thất bại (5/2023 – 9/2023)
Do Mỹ trì hoãn việc chuyển giao F-16, Ukraine buộc phải tiến hành phản công trong tình trạng thiếu hụt sự yểm trợ trên không. Hy vọng lớn nhất của quân đội Ukraine hiện nay chính là khả năng tấn công chính xác. Kể từ các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, quân đội Mỹ đã phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí dẫn đường chính xác. Trong các cuộc giao tranh tầm gần, họ thường ưu tiên sử dụng các loại tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại như Sidewinder, loại tên lửa này có thể bị gây nhiễu bằng đạn pháo sáng. Còn ở tầm xa, họ lại ưa chuộng các loại tên lửa dẫn đường bằng GPS. Lý do mà hệ thống HIMARS bắn chính xác đến vậy là nhờ vào việc sử dụng tín hiệu vệ tinh để điều chỉnh quỹ đạo bay của đạn.
Tuy nhiên, sau một năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách vô hiệu hóa vũ khí do Mỹ sản xuất, đó là sử dụng thiết bị gây nhiễu điện từ công suất lớn để làm gián đoạn tín hiệu GPS trên chiến trường. Chiến thuật này có thể nói là “giết địch một nghìn, tự tổn hại tám trăm”, bởi lẽ tín hiệu vệ tinh của chính Nga cũng bị ảnh hưởng, khiến cả hai bên đều như “người mù”. Không chỉ vậy, để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, Nga còn trang bị thiết bị gây nhiễu GPS tại nhiều thành phố, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống định vị dân sự. Gần đây, việc máy bay chở khách của Azerbaijan gặp nạn cũng một phần do tín hiệu GPS bị gián đoạn, khiến máy bay không thể hạ cánh chính xác.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/12-Nga-dùng-thiết-bị-gây-nhiễu-điện-tử-để-chặn-tín-hiệu-GPS-trên-chiến-trường.jpg)
Tuy nhiên, trên chiến trường, việc Nga sử dụng công nghệ gây nhiễu điện từ đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Do tín hiệu vệ tinh bị cắt đứt, các loại vũ khí dẫn đường chính xác của quân đội Ukraine buộc phải chuyển từ dẫn đường GPS sang dẫn đường quán tính, khiến độ chính xác giảm từ khoảng 70% xuống chỉ còn 6%. Những vũ khí từng được kỳ vọng như “bom lượn đường kính nhỏ” hay đạn pháo dẫn đường “Excalibur” đã trở nên vô dụng và cuối cùng bị loại bỏ. Hệ thống HIMARS từng gây tiếng vang cũng chỉ còn là pháo phản lực thông thường, khiến Ukraine mất đi vũ khí chủ lực quan trọng nhất.Mặc dù thiếu lợi thế về hỏa lực tầm xa, nhưng dưới áp lực chính trị, quân đội Ukraine buộc phải liều mình tấn công vào các phòng tuyến của Nga. Trong nửa đầu năm 2023, phương Tây đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn xe tăng và xe bọc thép tiên tiến, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 của Đức và xe bọc thép Stryker của Mỹ. Mặc dù xe tăng phương Tây có hiệu suất vượt trội so với xe tăng của Nga, nhưng do Ukraine thiếu quyền kiểm soát trên không, các lực lượng thiết giáp của Ukraine gần như không thể chống chọi trước sự kết hợp giữa bãi mìn và trực thăng vũ trang của Nga.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/13-Xe-tăng-và-xe-bọc-thép-phương-Tây-bị-quân-Nga-tiêu-diệt.jpg)
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga, được trang bị tên lửa chống tăng Vikhr với tầm bắn lên tới 10 km, có thể tiêu diệt xe tăng của Ukraine từ khoảng cách xa. Trên chiến trường, hình ảnh tháp pháo của xe tăng Leopard-2 bị thổi bay thường xuyên xuất hiện, minh họa rõ ràng sự bất lực của lực lượng thiết giáp Ukraine trước chiến thuật của Nga.
Giai đoạn thứ năm: Bom địa ngục (2023.10–2024.7)
Trong nửa cuối năm 2023, so sánh sức mạnh quân sự giữa Nga và Ukraine đã xảy ra sự đảo ngược, và sự thay đổi này xuất phát từ ba nguyên nhân chính.
Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến vấn đề cung ứng vật tư.
Đạn dược, một nguồn tài nguyên then chốt trong chiến tranh, đã đối mặt với sự thiếu hụt sản xuất ở phương Tây. Mặc dù công nghệ sản xuất đạn dược không quá phức tạp, nhưng chúng cần Nitrocellulose hay còn gọi là Bông thuốc súng để làm chất mồi cháy, nếu không thì không thể phát hỏa. Bông thuốc súng được làm từ bông ngắn sợi, loại bông này cần có đủ ánh sáng mặt trời để phát triển, vì vậy không phù hợp để trồng ở châu Âu, nhưng rất phù hợp với những khu vực ở châu Á như Tân Cương của Trung Quốc.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/14-Nitrocellulose-1024x680.jpg)
Theo kế hoạch ban đầu, Liên minh châu Âu dự định sản xuất 1 triệu quả đạn pháo trong năm 2023 để tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraine. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á – nơi sản xuất 90% lượng bông thuốc súng toàn cầu – đã thắt chặt xuất khẩu loại nguyên liệu này sang các nước Âu – Mỹ . Do thiếu hụt nguyên liệu, EU chỉ sản xuất được 500.000 quả đạn pháo trong năm 2023. Mỹ cũng không đạt được mục tiêu sản xuất đạn pháo đề ra từ đầu năm, buộc phải cung cấp bom chùm cho Ukraine như một biện pháp bù đắp.
Ban đầu, Nga đã gặp khó khăn nghiêm trọng trong sản xuất công nghiệp quốc phòng vì các biện pháp cấm vận khắc nghiệt từ phương Tây. Ba nguồn tài nguyên quan trọng mà Nga thiếu hụt nhất bao gồm: bông thuốc súng để sản xuất đạn pháo, máy công cụ để chế tạo xe tăng và linh kiện chip để sản xuất tên lửa – trong đó hai nguồn sau bị phương Tây cắt nguồn cung hoàn toàn. Vào cuối năm 2022, kho dự trữ đạn pháo của Nga gần như cạn kiệt, và lượng đạn bắn ra chỉ còn bằng 1/10 so với thời kỳ cao điểm. Không chỉ vậy, việc Nga không thể nhập khẩu máy công cụ hiện đại từ Đức khiến năng lực sản xuất xe tăng và xe bọc thép không thể đáp ứng nhu cầu chiến trường. Để sản xuất tên lửa, Nga thậm chí phải tháo dỡ các thiết bị gia dụng nhập khẩu như máy giặt để lấy linh kiện chip.
Tuy nhiên, đến năm 2023 , những vấn đề này đã được giải quyết. Nga đã nhập khẩu một nửa nitrocellulose, 70% máy công cụ và 90% chip từ các nước châu Á. Hệ thống quân công nghiệp kế thừa từ Liên Xô đã được phục hồi, sản lượng đạn pháo của Nga đã tăng gấp ba lần, và độ chính xác của tên lửa cũng được cải thiện đáng kể.
Không chỉ vậy, Nga còn nhận được hàng triệu quả đạn pháo từ Triều Tiên, cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu đạn pháo. Vào năm 2024, liên minh Nga – Triều Tiên đã sản xuất 4,5 triệu quả đạn pháo, trong khi các quốc gia phương Tây chỉ sản xuất được 1,3 triệu quả, giúp quân đội Nga lấy lại được ưu thế về hỏa lực.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự đảo chiều trong cục diện Nga – Ukraine liên quan đến tình hình Trung Đông.
Sau khi xung đột giữa Israel và Palestine bùng phát, Mỹ buộc phải ưu tiên cung cấp vũ khí và đạn dược cho Israel, điều này làm giảm nguồn viện trợ quân sự dành cho Ukraine.
Mặt khác, những tranh cãi giữa hai đảng tại Mỹ liên quan đến vấn đề biên giới và ngân sách tài chính đã khiến viện trợ cho Ukraine bị đình chỉ vào cuối năm 2023. Phải đến nửa năm sau, Quốc hội Mỹ mới thông qua một gói viện trợ mới dành cho Ukraine.
Tận dụng thời gian Mỹ tạm ngừng viện trợ, Nga đã mở các cuộc tấn công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt trong chiến trường.
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến sự đảo chiều trong cục diện Nga – Ukraine là những thay đổi trong công nghệ quân sự.
Bom lượn hạng nặng đã trở thành vũ khí chết người, thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường. Ví dụ điển hình là bom lượn “FAB-3000” của Nga. Loại bom này nặng khoảng 3 tấn, có chi phí chỉ vài chục nghìn USD, thấp hơn hàng chục lần so với tên lửa.
“FAB-3000” có thể được chiến đấu cơ Su-34 mang theo và thả từ độ cao 16.000 mét, với tầm bắn khoảng 45 km, vượt xa tầm bắn của tên lửa phòng không “Stinger” của Ukraine.
Nhờ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính ở giai đoạn cuối, độ chính xác của “FAB-3000” đạt khoảng 10 mét. Do đó, loại bom này đặc biệt hiệu quả khi tấn công các mục tiêu cố định, dễ dàng phá hủy phần lớn công trình phòng thủ.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/15-Bom-FAB3000-trang-bị-hệ-thống-điều-khiển-UMPK.jpg)
Trước sự xuất hiện của bom lượn với chi phí thấp nhưng sức công phá mạnh, các pháo đài kiên cố ở Donbass mà Ukraine đã xây dựng trong 8 năm lần lượt bị phá hủy. Trong chiến dịch tấn công Avdiivka, quân đội Nga đã thả tổng cộng 300 quả bom lượn thuộc dòng “FAB”, trong đó có cả “FAB-9000” nặng 9 tấn – một loại bom có thể san phẳng cả một ngôi làng nhỏ.
Trước chiến tranh, Avdiivka có khoảng 30.000 binh sĩ Ukraine đóng quân. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công hủy diệt, thành phố gần như không còn sự sống.
Từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024, Nga liên tục giành thắng lợi nhờ sử dụng bom lượn, rút ngắn thời gian chiếm giữ các thị trấn và làng mạc từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần. Do các hệ thống phòng không tầm xa như “Patriot” được Ukraine ưu tiên bảo vệ Kyiv, các trận địa tiền tuyến thiếu khả năng phòng không, khiến quân đội Ukraine không thể chống đỡ trước mối đe dọa từ bom lượn. Thậm chí, các địa điểm chiến lược như thành phố Krasnohorivka (còn gọi là Red Army City) cũng đứng trước nguy cơ bị chiếm đóng.
Ở một khía cạnh khác, cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ dừng lại trên mặt trận quân sự chính diện mà còn lan sang chiến trường kinh tế phía sau. Nhằm làm suy yếu ý chí kháng cự của Ukraine, quân đội Nga thường xuyên tấn công các nhà máy phát điện bằng tên lửa, khiến Kyiv thường xuyên rơi vào tình trạng mất điện, gây khó khăn lớn cho người dân.
Mặc dù không có ưu thế về không quân, Ukraine lại tận dụng hiệu quả các loại máy bay không người lái (UAV). Với sự hỗ trợ của phương Tây, sản lượng UAV hàng năm của Ukraine vượt 3 triệu chiếc. Nước này cũng phát triển các chiến thuật du kích chuyên biệt dành cho UAV để chống lại quân đội Nga.
Máy bay không người lái (UAV) có chi phí rất thấp, đến mức việc sử dụng tên lửa phòng không để đánh chặn chúng là một điều không hiệu quả về mặt kinh tế. Nhờ được trang bị hệ thống dẫn đường bằng hình ảnh, UAV có khả năng tấn công chính xác. Trong những năm gần đây, Ukraine đã tập trung phát triển các loại UAV cảm tử và sử dụng chúng để thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ vào các mục tiêu có giá trị cao như nhà máy lọc dầu của Nga. Những đợt tấn công này đã khiến sản lượng dầu mỏ của Nga giảm tới 10% trong một thời gian.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/16-Thị-phần-xuất-khâu-ngũ-cốc-Nga-Ukraine-2021-2022-1024x469.png)
Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine đã ký kết các thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, theo đó Nga cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Điều này đã mang lại cho chính quyền Kyiv hàng chục tỷ USD ngoại hối. Tuy nhiên, nửa năm sau, Nga đã thay đổi lập trường và sử dụng Hạm đội Biển Đen để phong tỏa cảng Odessa, hạn chế xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Để đối phó, ban đầu Ukraine cố gắng xuất khẩu ngũ cốc qua đường bộ Đông Âu, nhưng điều này đã gây ra sự bất mãn từ nông dân Ba Lan, khiến quan hệ Ukraine-Ba Lan trở nên căng thẳng, buộc Ukraine phải từ bỏ kế hoạch này.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/17-Xuồng-tự-sát-không-người-lái.jpg)
Trong hai năm gần đây, Ukraine đã sử dụng xuồng cảm tử không người lái và tên lửa chiến thuật lục quân để tấn công Hạm đội Biển Đen thường xuyên, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng này, buộc Nga phải dỡ bỏ phong tỏa bờ biển Odessa. Sau đó, Ukraine đã mở tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc qua lãnh thổ Romania bằng đường biển, phá vỡ sự phong tỏa kinh tế của Nga.
Giai đoạn thứ sáu: Đội quân bí ẩn từ phương Đông (8/2024 – nay)
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 , quân đội Ukraine dần ổn định vị thế và kiềm chế được cuộc tấn công thần tốc của quân đội Nga. Điều này chủ yếu nhờ vào hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt gói viện trợ hơn 60 tỷ USD cho Ukraine, đồng thời cung cấp tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). Loại tên lửa này có tầm bắn lên tới 300 km và có khả năng mang bom chùm, gây sát thương diện rộng. ATACMS thường được sử dụng để tấn công sân bay, buộc Nga phải di dời các chiến đấu cơ về những vị trí phía sau xa hơn nhằm tránh thiệt hại.
Mặt khác, cuối năm ngoái, Ukraine đã nhận được hàng chục chiếc tiêm kích F-16 từ phương Tây. Tuy nhiên, do thiếu phi công và phần lớn các chiếc F-16 được cung cấp đều là các phiên bản đời đầu, không quân Ukraine hiện chưa đủ khả năng đối đầu trực diện với lực lượng không gian vũ trụ Nga. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của F-16 vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cục diện chiến trường, không chỉ nhờ khả năng đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái, mà còn nhờ khả năng răn đe máy bay ném bom chiến thuật Su-34 của Nga.
Về cơ bản, máy bay quân sự được chia thành hai loại: máy bay tiêm kích và máy bay ném bom. Máy bay tiêm kích tập trung vào việc giành quyền kiểm soát bầu trời, ưu tiên tính cơ động; trong khi đó, máy bay ném bom nhắm vào các mục tiêu mặt đất, ưu tiên khả năng mang tải trọng lớn.
Các loại bom lượn của Nga thường có khối lượng tính bằng tấn, điều mà máy bay tiêm kích khó có thể mang theo. Các dòng máy bay ném bom có khả năng mang loại bom này chủ yếu là Su-34, Tu-22M, và Tu-160. Trong đó, Tu-22M và Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược, kích thước lớn, bán kính quay đầu lớn, và dễ lọt vào tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine sau khi thả bom. Do đó, Nga thường sử dụng máy bay ném bom chiến thuật Su-34 nhờ khả năng cơ động cao, có thể nhanh chóng rời đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/18-Máy-bay-ném-bom-chiến-thuật-Su-34-thả-bom.jpg)
Tuy nhiên, để tăng tầm bắn của bom lượn, Su-34 buộc phải bay lên độ cao hơn 10.000 mét khi thả bom, khiến chúng dễ bị radar mặt đất phát hiện. Sau khi Ukraine nhận được F-16, lực lượng không quân nước này thường xuyên tổ chức “săn lùng” các máy bay Su-34 hoạt động đơn lẻ, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng sống sót của chúng. Trước áp lực này, các hoạt động của lực lượng không quân Nga phải rút lui xa hơn, và tần suất sử dụng bom lượn hàng không giảm mạnh. Loại vũ khí này, từng mang lại nhiều lợi thế, nay cũng dần mất đi vai trò chiến lược tương tự như hệ thống HIMARS trước đây.
Vào tháng 8 năm ngoái, với sự hỗ trợ tình báo từ Mỹ, Ukraine đã tận dụng lỗ hổng phòng thủ phía sau của Nga để phát động tấn công vào Kursk, chiếm được một số khu vực. Ukraine hy vọng áp dụng chiến thuật “vây Ngụy cứu Triệu” nhằm buộc quân Nga tấn công vào Krasny Lyman phải chuyển quân lên mặt trận phía Bắc, đồng thời tăng thêm lợi thế trên bàn đàm phán.
Để bảo vệ các phòng tuyến hiện có, Nga, theo thỏa thuận trong Hiệp định Liên minh Quân sự Nga – Triều Tiên, đã yêu cầu Triều Tiên gửi quân tiếp viện. Vào tháng 10 năm ngoái, Triều Tiên đã cử đợt quân đầu tiên gồm 12.000 binh lính tinh nhuệ đến Nga tham chiến. Đổi lại, Nga cung cấp cho Triều Tiên 600.000 tấn lương thực, hàng triệu thùng dầu mỏ, và hỗ trợ công nghệ tên lửa (theo báo cáo của NIS).
![](http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/02/19-Lính-Triều-Tiên-có-chiến-thuật-linh-hoạt--1024x536.jpg)
Trên chiến trường Kursk, binh lính Triều Tiên vẫn giữ nguyên truyền thống chiến đấu “Tam Tam Chế” (một chiến thuật dựa trên chia tổ tác chiến linh hoạt, thực hiện thọc sâu và chia cắt), gây tổn thất lớn cho quân đội Ukraine. Nhờ đó, hiệu suất tấn công của quân đội Nga được cải thiện đáng kể, phá vỡ chiến lược “vây Ngụy cứu Triệu” của Ukraine.
Để cân bằng lại tình thế, trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống Biden đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp, đồng thời cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ thực hiện bảo trì vũ khí trực tiếp tại Ukraine.
Những thay đổi này đã tạo điều kiện để Ukraine triển khai các đòn tấn công chính xác bằng tên lửa ATACMS nhằm vào các sân bay và kho đạn dược trên lãnh thổ Nga. Điều này không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn làm suy yếu lợi thế hỏa lực của quân đội Nga trên chiến trường.
Triển vọng tương lai
Trái ngược với quan điểm chủ đạo, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine mới thực sự là một cuộc đối đầu ở đẳng cấp cao. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, quân đội Mỹ giành thắng lợi áp đảo chủ yếu do Iraq quá lạc hậu và thiếu một hệ thống phòng không hiện đại.
Tuy nhiên, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, hàng loạt công nghệ tiên tiến đã lần lượt xuất hiện trên chiến trường, bao gồm máy bay không người lái (UAV), radar phản pháo binh, các hệ thống gây nhiễu điện từ, tên lửa siêu thanh, và mạng lưới vệ tinh Starlink. Cả hai bên đều huy động hàng triệu binh sĩ và tham gia vào những trận chiến khốc liệt trên tuyến đầu, biến cuộc xung đột này trở thành một ví dụ điển hình của chiến tranh hiện đại, nơi công nghệ, chiến thuật và sức mạnh quân sự truyền thống đều được thử nghiệm và phát huy tối đa.
Tiết lộ quan trọng mà cuộc chiến giữa Nga và Ukraine mang lại là “Học thuyết tấn công bằng tên lửa” và “Không quân quyết định chiến trường” đang dần không còn hiệu quả.
Tên lửa, từng được kỳ vọng lớn, không chỉ có giá thành đắt đỏ mà còn phải đánh đổi giữa các yếu tố: sức công phá, tầm bắn, và độ chính xác. Tên lửa tầm xa cần lượng nhiên liệu lớn, khiến khối lượng thuốc nổ bị hạn chế. Nếu tín hiệu vệ tinh trên chiến trường bị vô hiệu hóa, độ chính xác của tên lửa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong các cuộc đối đầu giữa các cường quốc, khi cả hai bên đều sở hữu hệ thống phòng không hiện đại và năng lực chống thiết giáp, rất khó để tái hiện các chiến thuật tập trung xe tăng quy mô lớn như trong Thế chiến II, hoặc các cuộc tấn công hủy diệt toàn diện của không quân như trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Trái lại, máy bay không người lái (UAV) lại tỏ ra hiệu quả hơn nhờ chi phí thấp hơn cả tên lửa phòng không. Nếu công nghệ AI được tích hợp với chiến thuật “bầy đàn UAV”, nó đủ sức làm quá tải hệ thống phòng không của đối phương.
Cuộc chiến Nga -Ukraine kéo dài ba năm chủ yếu vì hai lý do.
Một mặt, cả Nga và phương Tây đều sở hữu công nghệ tiên tiến và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trên chiến trường. Hai bên ở thế cân bằng, không có loại vũ khí nào đóng vai trò quyết định chiến thắng, như máy bay và xe tăng trong Thế chiến II, hay bom dẫn đường chính xác trong Chiến tranh Vùng Vịnh.
Mặt khác, cuộc chiến kéo dài cũng liên quan đến tính toán của phương Tây. Do lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Nga, phương Tây áp dụng chiến lược viện trợ “nhỏ giọt” cho Ukraine. Vũ khí thường được giao chậm trễ, nhằm kéo dài chiến tranh và làm suy yếu kinh tế Nga thông qua chiến tranh tiêu hao.
Nếu vào năm 2022, phương Tây nhanh chóng viện trợ chiến đấu cơ F-16, xe tăng Leopard 2, và cho phép các phi công đã giải ngũ tham gia chiến đấu với tư cách tình nguyện viên, thì Ukraine hoàn toàn có thể phá vỡ phòng tuyến Zaporizhzhia trước khi Nga hoàn tất quá trình động viên cục bộ.
Tình hình chiến trường Nga – Ukraine vào năm 2025 sẽ phụ thuộc vào thái độ của Mỹ và Đức, hai quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine.
Nếu đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) thắng cử ở Đức, nước này có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình “Taurus”. Tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường phù hợp với địa hình, có khả năng đánh trúng mục tiêu trong môi trường điện từ phức tạp. Với tầm bắn 500 km và khả năng thay đổi quỹ đạo bay để giảm tỷ lệ bị đánh chặn, tên lửa này đặc biệt mạnh trong việc tấn công các công trình xây dựng. Hệ thống cảm nhận lập trình của nó có thể tự động tính toán số lớp tường cần xuyên qua và kích nổ tại vị trí tối ưu.
Mặc dù tên lửa “Taurus” có hiệu suất rất ấn tượng, nhưng sản lượng sản xuất hạn chế có thể làm giảm ảnh hưởng của nó. Dù Đức có thể cung cấp tất cả tên lửa trong kho dự trữ của mình cho Ukraine, điều này cũng khó thay đổi cục diện chiến trường. Trên thực tế, chiến tranh Nga – Ukraine là một trong những cuộc chiến có hàm lượng công nghệ cao nhất trong lịch sử. Sau khi năng lực sản xuất quốc phòng của Nga được phục hồi, việc phương Tây hy vọng có thể thay đổi kết quả chiến tranh chỉ bằng một vài vũ khí tiên tiến trở nên không thực tế.
Tuy nhiên, Nga cũng không có lợi thế rõ ràng
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga có thể so sánh với chiến tranh Bảy năm giữa Anh và Pháp, khi cả hai bên tranh giành quyền kiểm soát các chiến trường ở châu Âu và thuộc địa. Anh đã tận dụng việc Pháp sa lầy ở châu Âu để giành lấy các thuộc địa ở Bắc Mỹ và Ấn Độ, chiến thắng chiến thuật của Pháp ở châu Âu không thể che lấp thất bại chiến lược của họ ở các thuộc địa.
Từ cuối năm 2023, Nga đã chiếm được hơn 4000 km2 đất ở Đông Ukraine, tạo ra một bức tranh chiến lược có vẻ thuận lợi. Tuy nhiên, Nga đã liên tiếp mất đi các điểm chiến lược ở Trung Á, khu vực Kavkaz và Trung Đông, phần lớn lợi ích ngoại giao của Nga đã bị Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thu lượm. Nga cũng đã mất hàng trăm tỷ USD từ thị trường năng lượng châu Âu, và dần dần bị Mỹ và Qatar thay thế.
Sự sụp đổ của Vòng Cung Shia cũng đã khiến Mỹ và Israel trở thành những người chiến thắng lớn nhất. Chiến tranh tiếp tục kéo dài không có lợi gì cho Nga.
Mặt khác, điều quan trọng trong việc thay đổi cục diện chiến tranh không phải là vũ khí, mà là năng lượng. Nga rất phụ thuộc vào giá dầu để duy trì ngân sách quốc gia. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, nếu ông muốn có lợi thế trong các cuộc đàm phán, cách tốt nhất là gây áp lực lên Saudi Arabia để gia tăng sản lượng dầu, qua đó làm giảm giá dầu và kéo Nga vào tình trạng tài chính khó khăn. Điều này tương tự như cách Mỹ đã làm sụp đổ Liên Xô, không phải thông qua vũ lực mà là bằng các biện pháp kinh tế. Chính sách “chiến thắng không cần chiến tranh” chính là phương án tối ưu.
Victor Pham
Nguồn Spiderum
Trump va rencontrer Pu en Arabe Saoudite pour discuter, négocier la”paix “en Ukraine sans l’Europe et l’Ukraine. Trump réutilise la politique de Kissinger.. Celui-ci a rencontré plusieurs fois en cachette avec Le Duc Tho en banlieue de Paris. Ils ont discuté sur le plan de “paix” au Vietnam sans VNCH. Enfin Kiss avait accepté l’échange 58 soldats Américains détenus par les communistes Vietnamiens du Nord contre la présente 200000 Bo doi cs Bac Viet restés dans le sud du Vietnam, retirer intégralement les troupes Américaines au sud Vietnam et interdire l’intervention militaire Américaine au Vietnam. Les Etas unis commencent à couper le “cordon de vie” des soldats VNCH. Tandis que les Soviétiques, Chinois rouges renforcent l’armement pour le communiste Vietnamien, fournissent en grande quantité et qualité d’armes , les matériels militaires les plus sophistiqués. Il est clair et évident que le sud du Vietnam tombe dans la main du communiste Vietnamien. Personne ne peut en contester.
Aujourd’hui, Trump veut faire la même politique que Nixon et Kissinger qui ont faite qu’ il y a 50 ans au Vietnam.
Vive VNCH! Vive UKRAINE!
Định nghĩa lại thắng thua, thế nào là thắng và thế nào là thua?
Nếu đề ra mục đích mà không đạt được mục đích thì gọi là thành công hay thất bại?
Cộng sản Bắc Việt thắng VNCH là đúng khi họ chiếm được tất cả những gì thuộc về VNCH nhưng không chiếm được cái gì của Mỹ ngoài những gì Mỹ bỏ lại khi mục đích ngăn chặn cộng sản chiếm Đông Nam Á thành công.
Chẳng có nước nào có vũ khí tối tân như nước Mỹ, và cũng chẳng có nước nào mạnh như nước Mỹ. Khi muốn thắng thì bom nguyên tử họ cũng “chơi”. Muốn thắng là họ thắng. Có thể nói trong tất cả các cuộc chiến tranh quân sự, bắt đầu từ thế kỷ 20, Mỹ không hề thua một cuộc chiến nào trừ phi họ muốn “thua”. Gọi là thua là vì họ không muốn thắng vì mục đích của họ không phải để thắng mà chỉ là ngăn chặn, nên khi chặn được rồi, đạt được mục đích rồi thì họ bỏ. Hai cuộc chiến lớn nhất và tiêu biểu nhất trong thế kỷ 20 mà Mỹ tham gia là cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam mà MỤC ĐÍCH tham chiến cũng không phải để thắng mà chỉ là ngăn chặn cộng sản, và khi không còn cần thì họ bỏ.
Quay trở lại cuộc chiến Nga và Ukraine cũng vậy, nếu muốn dập nước Nga, Mỹ vẫn đủ sức nhưng đó không phải là mục đích so với cái giá phải trả.
Nga muốn chiếm đất nước Ukraine nhưng không thắng nổi một nước Ukraine yếu hơn chứng tỏ cái yếu của nước Nga.
Ngoài vũ khi nguyên tử chiến lược để răn đe hủy diệt thế giới, sức mạnh kinh tế của Nga không bằng một nước nào trong G7. Nhưng vì Ukraine yếu hơn, và vì quá ỷ vào sự trợ giúp của Mỹ và EU mà Mỹ và EU lại không muốn thắng Nga nên cái kết cuộc sau cùng là Ukraine phải thua và phải chấp nhận điều kiện của bên Nga.
Ukraine không thể đòi hỏi hòa bình toàn vẹn lãnh thổ khi đã để thua và để mất đất. Họ chỉ có thể đòi hỏi hòa bình trong thế thua và phải chấp nhận những gì bên kia đưa ra. Còn muốn tiếp tục chiến tranh thì họ phải tự liệu. Ukraine không có một quân bài gì để giữ nước ngoại trừ tài nguyên quý giá trong lòng đất và may mắn là vùng trái độn của EU nên mới không bị mất nước. Tuy nhiên Putin không đạt được mục đích như kế hoạch ban đầu là chiếm hết đất nước Ukraine cũng không thể đánh giá là thành công toàn vẹn.
Trump est en train de lécher le cul de Putine en vendant l’ Ukraine à la Russie.
C’est la même politique des états unis que Nixon + Kissinger avaient appliquée en vendant le Vietnam du Sud aux communistes internationales pour récupérer 58 prisonniers de guerre détenus par les communistes Vietnamiens du Nord.
Bravo! bravo! pour les Américains d’origine Vietnamien qui ont voté et soutenu le fou Trump.