Tôi rất tán thành quan điểm phải xử lý thật nghiêm những kẻ có tội, nhất là tội tham ô, ăn cắp của Nhà nước. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm lúc này là, vụ án ông Đinh La Thăng phải được xử đúng người, đúng tội, công minh và độc lập. Ông Đinh La Thăng chỉ bị tội làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng mà đề nghị 14-15 năm tù giam là quá nặng, là không thể chấp nhận.
Sáu năm đứng đầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với hành động quyết liệt và tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ông Thăng đã quy tụ sự đoàn kết, tạo ra sức mạnh thổi bùng ngọn lửa đam mê và khát vọng đến các lãnh đạo doanh nghiệp và cả người lao động dầu khí. Những năm đó, khai thác dầu, khí đạt sản lượng lớn và nộp ngân sách nhà nước cũng lớn nhất từ trước đến nay. Lĩnh vực cơ khí hàng hải phát triển rất nhanh, hàng loạt dự án giàn khoan khủng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm, giàn Tam Đảo 03, 05, giàn Biển Đông 1 được đóng mới, hơn 40 dự án trên biển phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao được người dầu khí đảm nhận theo phương thức tổng thầu EPCI, trong khi nước ngoài lại làm thuê cho Việt Nam.
Một lĩnh vực mới mà PVN triển khai rất thành công là năng lượng, đã đưa PVN trở thành nhà cung cấp điện lớn thứ 2 chỉ sau EVN. 8 dự án thủy điện, nhiệt điện được đưa vào vận hành với chất lượng tốt, hiệu suất cao mà điển hình là nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 đã tiết kiệm được hơn 100 triệu đô la so với đấu thầu nước ngoài. PVN cũng đã góp phần rất lớn vào những mùa vàng bội thu của bà con nông dân bởi hai NM Đạm là Phú Mỹ và Cà Mau, góp phần làm cho Việt Nam không phải nhập phân bón.
Không ít người cho rằng: Nếu không có người đứng quyết liệt trong hành động và suy nghĩ, nếu không dám làm, dám chịu trách nhiệm như ông Đinh La Thăng thì đến bây giờ Việt Nam cũng chưa có NM Lọc dầu Dung Quất.
Trên một lĩnh vực khác nhờ khơi dậy ngọn lửa đam mê, khát vọng tìm dầu, liên tục phát động các phong trào thi đua nên có thể nói dầu khí là ngành đi đầu, là “ngôi sao sáng” trong việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đưa ra các ý tưởng. Chỉ riêng NM Đạm Phú Mỹ, mỗi năm cán bộ, công nhân tại đây đã cho ra đời gần 3.000 ý tưởng và 2/3 ý tưởng ấy đã được áp dụng vào sản xuất, làm lợi hàng trăm tỷ đồng.
Nói như vậy để thấy vai trò và công lao của ông Đinh La Thăng trong những năm ông làm việc tại TĐ Dầu khí là rất lớn. Sự quyết liệt và đam mê, miệng nói tay làm của người thủ lĩnh Đinh La Thăng đã lan tỏa đến mỗi thành viên trong ngôi nhà dầu khí. Ông như chiếc đầu tàu cực khỏe, như người thuyền trưởng tài ba kéo theo cả một đoàn tàu về phía trước. Tuy vậy, sự hăng hái nhiệt tình quá, quyết liệt quá, làm nhiều việc quá đôi khi lại không tránh khỏi những va vấp, những quy định và cả những khung pháp lý chưa hoàn thiện như Việt Nam.
Bài học đau xót của ông Đinh La Thăng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhìn ông Thăng bị còng tay, khuôn mặt phờ phạc, ánh mắt đau buồn trong các phiên xử, nhiều người bảo nhau rằng: Thôi thì ta cứ tà tà, sống tròn vo, được đâu hay đấy, vừa làm vừa soi xét hoặc chả làm gì cả thì không có sai lầm, khuyết điểm, không phải ra tòa.
Và ai cũng thế, cuộc sống sẽ dậm chân tại chỗ, xã hội sẽ triệt tiêu sự phát triển, sự phấn đấu, sự sáng tạo. Việt Nam mãi mãi sẽ đứng vào hàng các nước nghèo nhất thế giới phải không các bạn….???
Nguồn: Fb TrầnThị Sánh
(Phóng viên, viết cho Báo Đất Việt, sống tại Hà Nội)
THẢY ĐỀU
Thảy đều trong túi lấy ra
Không dùng được nữa thì ta cất vào
Còn khi nó đã xạc xài
Thì ta vứt bỏ có nào hề chi
Bởi đâu dùng của ngoại vi
Đó là nguyên tắc để ta độc quyền
Nên kêu xử nặng Đinh La Thăng
Khác gì ngu dốt nói toàn tầm vơ
THÔNG NGÀN
(17/7/18)
Ồ như tác giả viết thì ông Thăng bị oan à? Thế thì cả Đống tiền nó có chân à? Nó đi vào đâu? Vậy ai đã làm cho đất nước này như thế này? Bọn phản động hay mỹ ngụy? Cái điều mà người ta cảm Thông cho ông thăng là cái cảnh quân ta đánh quân mình quá mạng cho cái tình đời tình đồng chí đen bạc chứ tội ông thì quá đáng rồi chỉ buồn là còn rất nhiều đồng chí chưa bị lộ thôi.
Dám nghĩ Dám làm dám chịu .
Câu này là của dân Giang Hồ .liều mạng
Trên răng dưới cattut.
Liều mạng may ra đổi đời .
Còn nếu một Quan Chức dùng tiền và quyền của Nhà nước .Ai chẳng nói được .
Nếu dùng Tài sản riêng của họ .
Hỏi có dám nghĩ dám làm dám chịu
Kg
Một lối giáo dục ngu xuẩn, độc hại truyền miệng lâu ngày mà không có ai phản bác dưới chế độ cộng sản. Cái đúng phải là “biết nghĩ, biết làm và biết trách nhiệm”. Công việc phải được giao cho những người “biết” chứ không phải đưa cho những thằng “dám”.
Nản với anh bạn quá! Nên biết ở Việt Nam thì không thể nói đến cái từ “biết” được đâu. Sáng đúng – chiều sai – Sáng mai lại đúng, cái vòng lẩn quẩn ấy không bao giờ dứt! Còn đã là con người thì không ai giám và cũng không Ngu mà tự ý nếu không được thượng cấp cổ vũ bật đèn xanh! Khổ nỗi khi công lao thì thượng cấp hưởng còn nếu có làm sao thì thằng làm hứng trọn, còn thượng cấp họ phủi đít thẳng tay ông ạ!
Tôi thấy ông chẳng biết gì về người Cộng Sản cả!!!
Quan điểm của Trần thị Sánh là quan điểm của con người được CS đào tạo. Một nền giáo dục : “dám nghĩ-dám làm” (lời HCM ) chỉ có trong một xả-hội không Luật Pháp.Một xả hôi có luật pháp văn minh ,con người phải “thượng tôn Luật pháp” trước,và sau đó mới nói đế thành quả. Mọi thành quả không theo Luật pháp qui định, đều Bất-hợp-pháp. Rửa tiền là một điển hình.Tinh thần “dám nghĩ-dám làm” là tinh thần của “kẻ-liều-mạng”,càng không phải tình thần của người làm-kinh-tế !Muồn làm kinh tế,trước hết phải là kinh -tế-nhân ,hội đủ các yếu tố: Khả năng-lương thiện-và chử tín.Khi có đủ các yếu tố nầy thì không thể là kẻ-liều-mạng được. Trong những kẻ bị ra tòa,mấy ai có đủ điều kiện mà “kinh-tế-nhân” cần phải có.Vì thế nếu gọi họ là những phạm -nhân ,có lẻ “hơi oan”,vì Xả hội không có “người-lương-thiện”,ngay cả quan Tòa ngồi xử án củng không phải kẻ lương thiện ! Nhìn ra như thế mới thấy Xả hội VN đi về đâu !!( đánh dấu than thay vì dấu ?).