S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Điều rất may của bên bại cuộc

17

Tôi bỏ ra nhiều thập niên để nghiên cứu về Vũ Trụ Học, Thiên Văn Học, Đại Dương Học, Địa Chất Học, và Nhân Chủng Học. Sau khi đã hoàn toàn thông thiên văn/ đạt địa lý, và hiểu thấu (hết trơn hết trọi) mọi lẽ cơ trời huyền diệu – cuối đời – thấy mình vẫn còn rảnh rỗi quá xá nên bèn tìm hiểu thêm (chút đỉnh) về tiểu sử của những vị lãnh tụ được sùng bái (nhất) trong khối cộng : Stalin, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Hồ Chí Minh.

Cả năm đều có một điểm này chung : khi họ chuyển qua từ trần thì dân chúng đều khóc lóc quá trời, quá đất – đến nỗi có nơi bị lụt lội, thiệt hại đến mùa màng vì dư… nước mắt!

Họ còn có một điểm chung nữa : không ai mang dép khi tiếp xúc với quần chúng, trừ ông Hồ Chí Minh. Cuộc đời của nhân vật huyền thoại này gắn liền với đôi dép như hình với bóng, ông lê la dép khắp mọi nơi – kể cả khi đi công du ở nước ngoài :

“Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác.

Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi.

Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi Bác tới thăm.” (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).

Cảnh tượng “tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác” ở New Delhi, thực ra, chả là cái (đinh) gì nếu so với lòng sùng kính của đồng bào trong nước – nhất là đối với những người ở vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng :

“Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy. Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất! Đinh Ngút cất lên một tràng cười sảng khoái. Ông nâng niu đôi dép mòn vẹt trên tay … (Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân đội Nhân dân 1-6-2009).

Đôi dép lốp của Bác, rõ ràng, không chỉ đã đi vào trái tim toàn thể nhân loại mà còn đi vào vũ trụ và (sẵn trớn) đi luôn vào lịch sử văn học nghệ thuật, và danh nhân của dân tộc Việt:

“Dép Bác, đôi dép cao su
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường trận địa
Nhà máy đồng quê
Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi…

Bác Hồ là biểu trưng của tất cả những gì dung dị, mang một bản sắc dân tộc Việt Nam nhuần nhị, sâu xa nhất. Ngay cả quần áo, đồ dùng tiện nghi của Bác cũng đơn sơ, mộc mạc trong đó đôi dép của Bác trở thành một hình tượng thân quen, thắm thiết đối với chúng ta…” (Trung Đức. “Đôi Dép Bác Hồ Đôi Dép Cao Su.” vietnamngayve 23-03-2013).

Hai chữ “chúng ta” trong câu văn thượng dẫn, tiếc thay, không bao gồm cái đám dân miền Nam – nơi vùng địch tạm chiếm. Ở đây, trong suốt chiều dài của cuộc chiến vừa qua không ai được mang dép như Bác, và người dân cũng thiếu vắng hình ảnh của lãnh tụ kính yêu (cỡ Bác) để tôn thờ.

Và có lẽ vì thế nên có người đã sinh ra lòng đố kỵ, ganh tị, rồi thốt ra những lời lẽ xúc phạm đến Bác một cách rất nặng nề : “Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết.” (Vũ Biện Điền. Phiên Bản Tình Yêu, Volume II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2012).

Nói thư thế là “vơ đũa cả nắm.” Ở đâu mà không có kẻ này, kẻ nọ. Ở Hà Nội, cũng có người ngắm đôi dép bác Hồ với đôi mắt ráo hoảnh :

“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu : ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nd ed. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).

Ồ thì ra Bác dùng dép để chưng! Thảo nào mà đôi dép râu đã được toàn ban Tuyên Giáo Trung Ương cầy cục, bằng mọi cách, để đặt nó lên…bàn thờ tổ quốc cho bằng được mới thôi! Và thế mới biết là cái khái niệm “chính chủ” của (nguyên) Bộ trưởng Đinh La Thăng không phải là hoàn toàn vô lý hay vô cớ.

Cùng là đôi dép cao su, sản xuất hàng loạt, nhìn thô kệch y hệt như nhau mà Bác thì sử dụng nó như là vật trang sức cho cuộc đời hoạt động chính trị của mình, và cũng phần nào nhờ nó mà sự nghiệp cách mạng của Bác có lúc đã lên đến “đỉnh cao chói lọi”, còn đám thường dân (dấm dớ) mà buộc phải xỏ chân vào là đời kể như khốn nạn – nếu không bỏ mạng thì cũng bỏ mẹ như chơi.

Hình ảnh này nếu dùng để minh hoạ cho bài thơ “Vay Tuổi” của Phùng Cung là (kể như) hết xẩy:

Con vừa mười sáu tuổi đời
Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao
Khe Sanh – Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ…

Dù cũng sinh ra trong thời chinh chiến nhưng vì sống bên này vỹ tuyến nên tôi may mắn hơn những người cùng tuổi với mình. Trong khi họ chân đi dép râu, vai đeo ba lô, tay ôm súng đạn vượt Trường Sơn thì tôi vẫn được ngồi yên lành ở trường trung học công lập Trần Hưng Đạo – Đà Lạt.

Dù vậy, rất ít khi tôi chịu ngồi yên trong lớp. Một tuần, ít nhất cũng có đến hai ba hôm tôi bỏ học. Tôi ra ngồi cà phê Tùng (Đà Lạt) để tập uống cà phê đen, hút thuốc lá Basto Xanh, nghe nhạc Beatles hay đọc Im Lặng Hố ThẳmHố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thịện – nếu vào buổi sáng.

Chiều, tôi đi lang thang quanh đồi Cù rồi ngồi dựa gốc thông hát nhạc vàng (Thu Vàng, Chiều Vàng) nho nhỏ chỉ đủ chính mình nghe :

Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương

Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng.
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
Lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn

Mãi cho đến sau Mùa Hè Đỏ Lửa, khi đã hai mươi tuổi, tôi mới nhận được giấy mời của Nha Động Viên đi trình diện nhập ngũ “để sát cánh cùng quân dân cán chính chống cộng sản xâm lược.”

– Úy Trời, cộng sản xâm lược hồi nào vậy cà?

– Sao hồi giờ không nghe ai nói gì hết trơn hết trọi về cái vụ này há?

– Mà họ xâm lược làm chi mới được chớ? Why and for what?

Đến khi tôi tìm ra được giải đáp cho những câu hỏi trên thì mọi sự đã trở nên quá muộn, tôi đã trở thành một kẻ thuộc bên thua cuộc. Dù sao (nói có thánh thần làm chứng) tôi vẫn cảm ơn Trời là đã may mắn không sinh ra và lớn lên… ở Bên Thắng Cuộc, cái bên mà vô số thiếu niên hay thiếu nữ phải đi dép râu để cùng với Bác hành quân rồi trở thành “những đoá hoa bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc” hay tù binh trên đường Trường Sơn. Hiếm họa mới có người vào đến được Sài Gòn để rồi trở về với con búp bê, hay cái khung xe đạp trên vai!

Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh. Bên nào thắng thì nhân dân cũng bại. Nhưng ở bên bại cuộc (chắc) đỡ bại hơn, chút xíu!

17 BÌNH LUẬN

  1. Bóp người ta gần chét rồi nương tay cho người ta thở; sao cứ gọi là “Đổi Mới”. Nếu ai hiểu giải thích cho mọi người hiểu với.

  2. Không biết tại sao mỗi lần thấy Trump weird xuất hiện trước đám đông mình lại liên tưởng tới HCM lập dị với cặp dép râu CS .

    Cả hai ông thần lãnh đạo ba xạo gọi là vì dân này cuối cùng lộ diện chẳng giống ai !

  3. XHCN : Xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa :

    Sau khi nhờ may mắn chiếm đoạt được miền Nam năm 75 , thời gian tiếp theo đó cho đến năm 1986, theo giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ mô tả “là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài , công thương nghiệp đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó “.

    Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể lại :Tại nhà trường, nơi nhà tôi khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được. Chúng tôi nghèo đến thế đó.

    Nguyễn thành Thơ- uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản: Hai anh em con tôi, sau những ngày ăn bo bo, khoai bắp, lúc vừa có gạo nấu nồi cháo, em vào bếp múc tô cháo ăn, anh vô bếp thấy em ăn, anh cúi xuống hỏi ‘Mầy ăn gì?’ Người em lấy mặt che tô cháo, anh nắm lỗ tai dỡ lên ‘Mầy ăn cháo gạo không chờ ai ăn’, liền đẩy đầu em xuống tô cháo, mặt đầy cháo, em ngóc đầu dậy lấy tô cháo vụt vào mặt anh, trúng mé mắt máu ra lai láng, vợ tôi vội chở đến bệnh viện Gia Định cầm máu may lại.

    Lạm phát lên đến mức 700 phần trăm .

    Tổng bí thư Nguyễn văn Linh( 1986- 91)phê bình về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là ” Lãnh đạo gì mà làm ăn như cái ‘con c..’.”

    Rốt cuộc vào năm 1986, Cộng sản Hà nội phải Đổi Mới theo hướng kinh tế thị trường cho tư nhân tự do kinh doanh, rước các nước Tư Bản – luôn cả ” đế quốc sừng sỏ, sen đầm quốc tế Mỹ- vào đầu tư để cứu đói.

    Bình luận gia nổi tiếng người Mỹ Dennis Prager phê bình : “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?!”.

    Hồ chí Minh nếu sống lại, thấy Đổi Mới, chắc hẳn sẽ lăn đùng ra chết lần thứ hai khi nhìn thấy sự thất bại thê thảm của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt nam !

    • Năm 1986 chứng kiến chủ nghĩa Cộng sản ở Việt nam đại bại :

      Vnexpress.net :”…Lúc này, Việt Nam bị khó khăn bủa vây tứ phía :

      “Cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền trước đó bộc lộ nhiều khuyết điểm khiến nền kinh tế xuống dốc.
      Xuất nhập khẩu thu hẹp, đình đốn, lạm phát có thời gian lên tới trên 700% khiến hơn 7 triệu người thiếu đói.

      “Viện trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cắt giảm, đất nước bị cấm vận. Yêu cầu đặt ra là “đổi mới thì sống, không đổi mới thì chết”.

      “Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhìn thấu yêu cầu của đổi mới, nhất là kinh tế. Ông khẳng định: “Không có con đường nào khác là phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”.

      “Đại hội CS đã quyết định đường lối đổi mới, tập trung đổi mới từ nền kinh tế quốc doanh, tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần; bãi bỏ chế độ tem phiếu khiến nhiều mô hình làm ăn được “bung” ra, đời sống nhân dân dần khởi sắc”.

    • Hồ Chí Minh nếu sống lại sẽ bóp cổ lũ “trí thức” vô liêm sỉ, mồm nói kính trọng nhưng làm thì cứ như nhét xít vào mồm Bác

      Đám đó mà ngủm củ tỏi là về với “chỗ người hiền”, chỗ có Bác Hồ & Mác-Lê . Khôn hồn thì hối lỗi ngay từ bi giờ . Không thì khi xuống chỗ Bác Hồ, Bác cầm sẵn roi mây oánh cho tét mông

  4. “Việt Nam được xuất khẩu khỉ bằng đường chính ngạch sang Trung Quốc”

    Có nghĩa Việt Nam có thể đưa những người như Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu wa Trung Quốc đào tạo lại ? Nếu đúng thì … Đợi mãi mới thấy 1 chính sách đúng đắn!

  5. Vì tự do dân chủ!

    Ngày nào ta còn thở
    Biết xấu hổ mắc cỡ
    Biết mình là thuyền nhân
    Chạy trốn làn sóng đỏ

    Vẹm MAGA Don Trump
    Đó là loài quỷ dữ
    Ta phải biết hờn căm
    Vì tự do dân chủ!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Ngày nào ta còn thở
      Trong cuộc sống tha phương
      Lòng có thậy trăn trở
      Khi nghĩ về quê hương?

        • Đừng nghe những gì thằng Cộng Sản trăm nicks nói . Nó chỉ hô khẩu hiệu để câu khách thui . Được dăm ba đứa đần, thía nào nó cũng hướng đề tài zìa kính mến Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu lũ “trí thức” vô liêm sỉ …

    • Ngày nào ta còn thở
      Biết xấu hổ mắc cỡ
      Biết mình là thuyền nhân
      Chạy trốn làn sóng đỏ…Nên liếm đít bảy Đần

  6. Một lần cho tất cả

    Đúng là thứ quái thai
    Của thời đại hôm nay
    Có cùng chung mẫu số
    Don Trump & J D Vance

    Don Trump ngoài xạo láo
    Chuyên ngậm máu phun người
    Trump chỉ là thằng ngáo
    Chuyên đi làm trò cười!

    Ngày ba mươi tháng tư
    Vẹm gọi ngày thống nhứt
    Ta thì hận ngàn thu
    Coi như ngày mất nước!

    Cùng máu đỏ da vàng
    Cùng một bọc trăm trứng
    Nhưng khác biệt hoàn toàn
    Không thể nào hàn gắn!

    Chúng bưng bô Nga Hoa
    Từ Hồ tới Trọng lú
    Chúng phỉ báng Ông Cha
    Chúng là loài cầm thú!

    Một lần cho tất cả
    Việt cộng Trump MAGA
    Đồ ôn dịch thổ tả
    Là kẻ thù chúng ta!

    Nông Dân Nam Bộ

    • “Chúng bưng bô Nga Hoa”

      Truyền thống Cách Mạng truyền tới mày, ít nhứt là 3 đời rùi con ạ . Của quý đấy . Bút nô của RF Phúc Kđinh A xem chiền thống Cách Mạng của gia đình là 1 thứ bảo đảm những gì mày nói ra là đúng đắn & mọi người nên lắng nghe, & chính mày cũng nghĩ mình là như zị . See, cùng 1 lò ra cả, sêm xít thui

  7. Đồng chí Đinh Ngút nhờ ăn được con cá trong “ao cá Bác Hồ” nên đầu óc phát triển như…đầu chim của tui. D…ái trời cho cả làng được thêm bộ đồ của Bác để khỏi sợ mấy con ma rừng để cái bụng hổng đi nhà thương và cái chân khỏi đi…cà thọt. Đíu mẹ, máu xâm của ông nổi lên tới óc rồi!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên