Cuối cùng (hay nói chính xác hơn là cuối đời) rồi tôi cũng thấy một cây hoa gạo, mọc cạnh tường thành bao quanh Cung Điện Mandalay – kinh đô cuối cùng của vương triều Miến. Có thể vì mới đầu tháng ba, chưa tới giai đoạn mãn khai, và cũng vì tôi đứng khá xa (khoảng cách là cả một cái hào nước rộng) nên ảnh chụp những cành hoa gạo trông … không rõ nét! Kể cũng hơi đáng tiếc nhưng dù sao thì tôi cũng đã nhìn được tận mắt, và (tưởng) thế cũng đã đủ vui rồi.
- Sao không đi tới gần hơn?
- Dạ, hổng dám “tới gần hơn” đâu. Theo tôi, hoa (cũng như người) nên trông từ xa thường vẫn đẹp hơn!
Ở bên này hào nước của Cung Điện Hoàng Gia là ngôi giáo đường của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý, Methodist Church. Cách đó không xa là nhà thờ Anh Giáo (St. Mary Church) nằm ngay góc đường 26th Street & 77th St. Kề bên là chùa Chà Shri Mariamman Temple, tất nhiên là nghi ngút và sực nức mùi nhang trầm Ấn Độ.
Chỉ trong vòng mươi phút đi bộ thôi mà đã có đến mấy nơi thờ phượng trang trọng của vài tôn giáo khác nhau. Ai dám nói là người Miến Điện kỳ thị tín ngưỡng? Ấy thế mà họ đối xử phân biệt tới nơi, tới chốn, và cách họ ngược đãi sắc dân Hồi Giáo Rohingya đã khiến cả thế giới đều phải hãi hùng :
- Tội ác chống loài người ở Myanmar
- Người Hồi giáo thiểu số Myanmar bị tra tấn dã man
- Cáo buộc thanh lọc sắc tộc tại Myanmar
Wikipedia khái quát : “Cuộc đàn áp quân sự lên người Rohingya đã kéo đến những lời chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc; tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; và chính phủ Malaysia. Bà Aung San Suu Kyi người đứng đầu của chính phủ trên thực tế đặc biệt bị chỉ trích cho sự không hành động và giữ im lặng của mình về vấn đề này và hành động rất ít để ngăn chặn các lạm dụng quân sự.”
Mà phải chỉ là những lời chỉ trích (suông) đâu nha, sự việc đã đi xa hơn thế, và tồi tệ hơn nhiều. Tất cả những vòng nguyệt quế mà thế giới phương Tây trao cho Suu Kyi đều đã bị giật lại thẳng tay. Nhật báo Independent, số ra ngày 11 tháng 9 năm 2017, còn ái ngại loan tin rằng do cuộc khủng hoảng người Hồi Giáo Rohingya mà đã có 400 ngàn chữ ký yêu cầu tước bỏ Giải Nobel của Aung Sang Suu Kyi (Rohingya Muslim crisis: 400,000 sign petition to strip Aung Sang Suu Kyi of Nobel Prize).
Rồi khi mà tình cảm với phương Tây đã hết mặn mà thì Suu Kyi, và cả nước Miến, đã quay trở lại với anh nhân tình cũ – Trung Cộng. Cứ mỗi lần nhìn thấy hình ảnh nàng đứng cạnh Tập Cận Bình là lòng tôi tan nát, gan ruột muốn đứt thành từng khúc luôn.
Nói gần nói xa, chả qua nói thiệt : dù có chút chênh lệch về tuổi tác, tôi không chối được rằng đã có lúc mình phải lòng Suu Kyi. Tuy chỉ là tình yêu đơn phương nhưng giữa chúng tôi không thiếu những kỷ niệm rất … êm đềm và rất khó quên!
Năm 2015, ngay sau khi Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của Suu Kyi thắng cử vẻ vang là tôi bay qua Yangon tức khắc. Tôi muốn đến tận nơi để chia sẻ niềm vui lớn lao này với mỹ nhân mà mình ái mộ. Bước ra khỏi phi trường, vừa phóc lên taxi là tôi hớn hở hỏi liền :
- Are you happy ?
- Wait and see!
Chú tài xế trẻ xối ngay cho vào mặt tôi một xô nước lạnh.
- Wait cái con mẹ gì nữa, hả Trời? Bọn quân phiệt thua đau và thua đậm. Đảng NLD của Lady nắm quyền rồi. Một thời cơ lịch sử để Burma thoát khỏi độc tài, thoát Tầu, và thoát nghèo luôn. Đất Miến hiện có đủ điều kiện để thực hiện tất cả những ước mơ này : một đảng đối lập có thực lực, một vị lãnh đạo có tâm có tầm và được quần chúng tin yêu. Đây là một cơ hội bằng vàng tụi bay phải nắm lấy ngay, đừng thờ ơ, phải chung tay nhập cuộc với mọi người đi chớ …
Bữa đó, tui nói hơi nhiều, và hoàn toàn tin tưởng vào những suy nghĩ hết sức lạc quan và chân thật của mình. Niềm tin này – tiếc thay – tôi không giữ được luôn và cũng chả nắm được lâu. Sau khi nghe người đẹp của lòng mình tuyên bố một câu nghe rất chướng (nàng sẽ “đứng trên tổng thống” luôn) là tôi bắt đầu hơi bị lăn tăn chút xíu. Tôi ngại rằng quyền lực đã khiến cho mỹ nhân Burma (người vẫn được thiên hạ xưng tụng là “biểu tượng dân chủ”) thay lòng đổi dạ.
Sau khi 6,700 người Rohingya (kể cả trẻ con) bị sát hại, và sau khi con số thuyền nhân đào thoát khỏi Myanmar lên đến hơn nửa triệu (503,698) mà Suy Kyi vẫn cứ lặng thinh thì tôi biết rằng sự nghi ngại của mình đã thành hiện thực. BBC bình luận: Myanmar’s democratic transition, analysts say, appears to have stalled.
Vấn đề không chỉ “nghẽn” ở lãnh vực tự do, dân chủ, hoặc nhân quyền. Cái nghèo cũng đẩy Burma vào con đường … kẹt. Ngày 5 tháng 4 năm 2016 tôi cũng có mặt ở đất nước này. Hôm đó, theo tường thuật của nhật báo The Global New Light of Myanmar, Bộ Trưởng Vương Nghị đến thủ đô Naypyitaw để chúc mừng tân chính phủ – với một thái độ vô cùng nhũn nhặn – cùng lời “cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar” (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar).
Tuy thế, cuối cùng, Miến Điện vẫn không thoát khỏi Tầu. Bỉnh bút của RFA, Hoàng Gia Phúc cho hay : “Ngày 17/1/2020, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đến Myanmar – quốc gia thuộc ASEAN. RFI cho biết có hai dự án quan trọng được đề xuất trong chuyến thăm này, đó là : Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Với chuyến thăm này của ông Tập, Myanmar thể hiện quyết tâm tiến sâu vào quan hệ với Trung Quốc trong Dự án Con đường tơ lụa mới…”
Tôi thành thực không tin rằng Burma có chút tương lai sáng sủa nào trên Con Đường Tơ Lụa Mới của Tập Cận Bình, và xem ra thì đất nước này cũng chả còn có lựa chọn nào khác nữa. Cũng y như Miên, Việt với Lào thôi. Suu Kyi của lòng tôi, và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (của nàng) quả đã làm cho không ít người thất vọng!
Cố nhân ơi biết chiều nay ta buồn!
Điều an ủi là, thỉnh thoảng, tôi vẫn còn bắt gặp mấy cái tuk tuk (trên mọi nẻo đường ở Miến) với chân dung nhỏ nhắn xinh xắn của Suu Kyi – dù hai bên lề vẫn không thiếu những kẻ không nhà đang nằm vật vạ khắp nơi. Hoá ra hô hào tự do, kêu gọi cải cách kinh tế – chính trị vẫn là chuyện dễ; thực hiện kìa mới gian nan.
Dân chủ, theo nhận xét của nhà báo Ngô Nhân Dụng, không giống như món mì gói cứ đổ nước sôi vào là ăn được ngay. Ấy thế mà ở nước tôi thì ngay cả “nước sôi” cũng chưa mấy ai buồn nghĩ đến.
Trầm Tường cứ lo “ thổi “ TNT mút chỉ cho nên TNT viết là mình “ hầu rượu “ cho nhà văn Mai Thảo mà Trần tường vẫn “ bịt mũi “ mà thổi !! Rõ là “ đĩ đực “ chính hiệu “ con Nai vàng ngơ ngác “!! Ngu quá !!
Cai’ tinh’ toan’ sai lam’ cua² bà Suu Kyi là Im Lang truoc’ su tàn bao cua² quan doi Mien’ doi’ voi’ nguoi Rohingya. Truoc’ tào an’ Lahaye, bà Ta bien ho cho su tàn bao này. Day là su sai lam’ lon’ nhat’ trong doi’ làm chinh’ tri cua bà Ta. Thé gioi” len an’, cac’ nuoc’ Tay phuong, tri’ thuc’ len an’, Bà ta ko con duoc su ung² ho cua² LHQ và cac’ nuoc Tay phuong Dan chu²., nhat’ là cac’ nuoc’ lang’ gieng’ nhu Malai, Indo. Ngay ngay trang’ den ro² ràng, ko co’ 1 chinh’ phu² nào, nhung² nhà tri’ thuc’ nào len tieng’ bao² ve bà Ta. Suu Kyi da² chet’, và bà ta phai² tra² gia’ boi² su Im lang truoc’ canh² tham² khoc’ cua nguoi Rohingya.
Cái thằng Trần Tường nó ngu nó không hiểu như các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện của Mỹ hay các nước Âu châu là cho phá thai , cho xử dụng ma tuý … tức là họ có các phán quyết thiên về tự do , cấp tiến hơn là bảo thủ cho dù các chánh án này nổi tiếng là bảo thủ và được đề cử bằng các tổng thống bảo thủ của đảng Cộng hoà . Yes mà ít hoặc không có no !! Nhưng không như lý luận toán học , 2+3=5 , bất đi , bất dịch muôn đời không thay đổi . Pháp luật là bộ môn thuộc bộ môn xã hội liên quan đến con người , nên thay đổi được theo thời gian. Dân trí là một phần , nhưng điều kiện xã hội giầu nghèo lại là chuyện quan trọng khác . Trong khi ở Đức , ở Mỹ nó cho phi xì ke tự do trong khi ở Phi luật Tân giết cả ngàn người chỉ vì dính dáng đến xì ke là vì còn nghèo mà bày đặt . Nếu thế thì không cần Tối Cao Pháp Viện ở Mỹ ? Như thế cũng không được !! Vì cần những phán quyết của họ ở “ mỗi mốc của thời gian “. Cho nên quyết định của họ dựa trên điều kiện xã hội có cho phép “ để mở “ đến đâu vào lúc nào !
Thằng Trần truồng nó ngủ quá !! Làm sao mà “ thiến “ bà này được!! Thế mà đòi đi dạy !! Đã vậy mà còn đi giảng giải kiểu điên khùng về chữ “ ên “ của lãnh tụ hão huyền TNT mới chết mẹ chứ !! Vô bệnh viện Chợ Quán hay nhà thương điên Biên Hoà đi , chóng ngoan !!
Cũng tội cho bà Suu Kyi, làm tổng thống mà không nắm được
quân đội . Phải bao che ,đồng loã với tội ác của đám lãnh đạo
quân đội ,chịu nhiều tai tiếng .Cố gắng lấy lòng của đám có
súng này ,để củng cố vị thế chánh trị .
Cuối cùng cũng bị chúng nó … thiến .
Mấy nước giàu có , phía quốc hội có chút quyền hành vì
nắm được cái hầu bao của quốc gia . Còn mấy nước nghèo,
lập pháp,quốc hội chỉ là bù nhìn ,chẳng có cái quyền hành
gì hết ráo . Tài sản quốc gia rỗng tuếch ,nắm cái hầu
bao rỗng ,thì coi như chỉ cãi vã suông ,ngồi cho có mặt
mà thôi .
Họ làm hơi sớm bác ạ.
Muốn chơi Dân Chủ, điều kiện tiên quyết là phải có thời gian để Dân Chủ nó thấm vào máu từng người dân một. Từ thằng trí thức tiến sỹ giáo sư “nước ta giờ loại này đông quá” tới dân ngu khu đen sẵn sàng ưỡn ngực hô vang;
(Dân Chủ là cái quyền của tao, thằng nào giỏi thì xông vào đây)
Kiểu như cụ TT Trump nói với đám đông BLM:
(Tớ có mấy con chó điên, giỏi cứ việc xông vào).
Và thưa quan bác Trần Tưởng, đi vô chi tiết thì nó phải như thế này:
-Kinh tế phát triển, đời sống dân chúng ngon lành.
-Có một chính quyền mạnh đặng ổn định được xã hội.
-Giáo dục tốt từ đó dân trí mở mang, học hành thế giới, đầu óc thoáng mát, phải trái phân minh.
Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã làm đúng như thế.
Và họ đã trở thành những con rồng Châu Á.
Thưa đàn anh: Là người Việt ai trong chúng ta chẳng mong cho đất nước phú cường, đồng bào sung sướng, Dân Chủ, Tự Do. Thế nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta không thể đi lẹ hơn những tiêu chuẩn mà em viết ở trên.
Kính quan bác!
Thua cho em tiếp:
Nếu người Miến muốn “Cut Cornerw”-“Cắt mặt” cướp thời gian, họ chỉ có cách vùng lên làm cách mạng.
Với dân chúng đói rách như cụ Tưởng Năng Tiến viết trong bài chủ, Miến quả là mảnh đất màu mỡ cho một cuộc cách mạng long trời lở đất.
Vladimir Lenin đã từng nói:
“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Nó vẫn là một triết lý để đời.
Tuy nhiên vấn đề nguy hiểm cho dân tộc Miến là:
Sau khi vùng lên giết hết được tụi tướng lãnh, dân Miến lấy cái gì đút vào miệng?
Giành được chính quyền đã khó, nhưng đưa một quốc gia từ chỗ rách nát lên phú cường đỏi hỏi cả một chặng đường dài.
Kính đàn anh Trần Tưởng!
“Cut Corners” Sorry!
Bà Suu Kyi không được làm tổng thống vì bà ta mang quốc tịch UK, thể theo hiến pháp của Myanmar. Nếu tôi nhớ không nhầm, sau khi đảng của bà ta thắng cử, bà Suu Kyi làm cố vấn (back site driver) cho tổng thống (bù nhìn), trong 1 cuộc phỏng vấn, bà ta trả lời phóng viên ngoại quốc “Quyền hạn của tội còn đứng trên tổng thống”. Lời phát biểu này đã làm thất vọng những nhà dân chủ trên thế giới và hiểu ra92ng con đường độc tài bà đã bắt đầu dấn thân.
Năm 2016-2017 bà ta đã ra lệnh đàn áp người Rohingya dã man, cả thế giới lên án hành động vô nhân đạo đó và rất nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới yêu cầu “thu lại giải Nobel Hoa bình” của bà ta.
Từ một anh hùng, nhưng vì tham quyền đã đưa bà ta xuống kẻ tù đầy.
“From Hero to zero”, đó là câu của mỗt số chính khách đã phong tặng cho bà Suu Kyi. Ta sẽ chờ xem kết quả bà Suu Kyi bị truy tố về việc xuất nhập lâu hàng quốc cấm mà cơ quan an ninh Myanmar truy tố.
Thưa quan bác Hoa Hòa Thượng!
Miến Điện lớn gần gấp đôi nước ta. Dân số thì lại hơn nửa dân ta. Họ có biển dài, tài nguyên khoáng sản dồi dào.
Nếu họ không biết tận dụng những gì họ có để đưa đất nước tiến lên, chỉ cần vài thập kỷ nữa họ sẽ đi vào hướng “Trâu chậm uống nước đục”. khó khá.
KÍnh đàn anh!
“Năm 2016-2017 bà ta đã ra lệnh đàn áp người Rohingya dã man, cả thế giới lên án hành động vô nhân đạo đó và rất nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới yêu cầu “thu lại giải Nobel Hoa bình” của bà ta.
Từ một anh hùng, nhưng vì tham quyền đã đưa bà ta xuống kẻ tù đầy.”
Đừng ngậm máu phun người nha cha nội. Bà Suu Kyi có quyền lực ở đâu mà ra lệnh cho quân đội đàn áp người hồi giáo Rohingya, những mảng mọi vụ, quốc phòng và biên giới thuộc quân đội của thống tướng Aung Hlaing.