Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát:
Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng
Sắt son gửi trong mấy hàng
Thăm bà con dãi dầu năm tháng
Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng
Thương những già khuya sớm lang thang
Em thơ ơi có còn học hành sớm tối
Áo nâu tươi gái làng còn che môi cười
Và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi
Nhớ nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi!
Ruộng đồng yêu ơi!
Thôn làng ruộng đồng yêu ơi!
Đường về làng tôi
Lúa đồng rạt rào đón mời.
Và người yêu quê
Đau sầu từ ngày anh đi
Có sớm anh về
Mừng mừng ướt má hoen mi.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn bình luận:
Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta, thỉnh thoảng lại thấy xảy ra hiện tượng: Không vì lý do nào cả, bỗng nhiên một ca khúc hay một tác giả nào đó, bị quên lãng, không thấy ai hát hay nhắc tới nữa. Sự việc có thể kéo dài hay chỉ trong một thời gian ngắn.
Thanh Bình không hẳn ở trong trường hợp ấy.
Nhưng, trong số các băng, đĩa nhạc được thu ở hải ngoại trong mấy chục năm rồi, hình như chỉ thấy có một bài, do Khánh Ly hát, đó là bài “Tình Lỡ”.
Nhớ lại những năm sau 54, bài “Lá Thư Về Làng” của Thanh Bình đã gây xúc động trong lòng bao người vừa rời bỏ miền Bắc trong cuộc di cư vào Nam. Càng cảm nhận ra rằng mình được bao dung, yên ổn, trong vùng đất mới, người ta càng xót xa nhớ thương quê cũ.
Thanh Bình từ trần vào ngày 23/05/2014 tại Sài Gòn. Tháng 5 vừa qua, FB Lâm Ái có ghi lại đôi ba chi tiết (đau lòng) về những tháng ngày cuối cùng và cái chết của ông:
Ở cái tuổi 80, ít ai tin rằng một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không nhà không cửa, lang thang xin ăn ở chợ, bến xe. Các anh công an đưa ông về trại dưỡng lão thì phát hiện ra là nhạc sĩ Thanh Bình và đưa ông về ở với cháu gái (con gái của chị ruột).
Vợ chồng cháu gái làm công nhân, làm thuê đời sống hết sức khó khăn. Đầu năm nay ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức đêm nhạc cho ông, chị cũng đã làm được 2 sổ tiết kiệm. Nhưng vì ông đột ngột mất, con gái đang đi tù nên không thể rút được tiền làm đám tang.
Ca sĩ Ánh Tuyết lại là người bên ông, lo cho đám tang của ông. Điều đáng buồn, dù ca sĩ Ánh Tuyết có kêu gọi hỗ trợ nhưng dường như số tiền vẫn không đủ để lo cho đám tang, đành xin quan tài lục giác của chùa để an nghỉ.
Sau cuộc hý trường 1975 thì có biết bao nhiêu cảnh đời bầm dập, và biết bao nhiêu mảnh đời tan nát. Nhọc nhằn, đắng cay, tủi nhục (nào có chừa ai) chứ đâu riêng chi nỗi bất hạnh của một người nhạc sỹ. Tuy thế, sao tôi vẫn xót thương cho cái ước vọng nhỏ nhoi của Thanh Bình, vào thuở thanh xuân, khi vừa bước chân vào đến miền Nam: “Có sớm anh về/Mừng mừng ướt má hoen mi.”
Cho mãi đến cuối đời Thanh Bình vẫn chưa bao giờ “có sớm” trở về, giữa “lúa đồng rạt rào đón mời”, bên cạnh cô em “ướt má hoen mi”, như mong đợi cả. Thời cuộc đã biến ông thành một lão ăn mày, sống vất vưởng ngoài bến xe, rồi chết dấm dúi trong một ngôi chùa (nào đó) ở miền Nam.
Đồng nghiệp (và đồng thời) với Thanh Bình, có những người tuy không đến nỗi sa chân đến bước đường cùng nhưng lắm kẻ cũng rơi vào cảnh bẽ bàng tương tự. Lúc rời bỏ “phần đất quê hương tù đầy,” Hoàng Anh Tuấn và Phạm Đình Chương (tác giả của nhạc phẩm Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội) cũng đều thiết tha mong chờ một ngày hồi hương với … mây trắng vui tươi và tự do phơi phới. Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành an vui không kém: Tắm nắng hồng của một sớm mai/ Say hương thanh bình khắp nơi.
Chiến tranh tuy đã chấm dứt gần nửa thế kỷ qua nhưng “hương thanh bình” chưa bao giờ thoáng hiện tại bất cứ nơi đâu. Khi ra đi nhạc sỹ Thanh Bình đã để lại những cô “gái làng” (còn che môi cười) và những “em thơ” (còn học hành sớm tối) cùng những “đàn bò” (còn nghe chim hót lưng đồi)…
Nay thì làng quê ở miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, theo như ghi nhận của một nhân chứng thế giá – nhà văn Nguyễn Khải:
“Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có…”
Thị thành cũng thế, cũng đã đổi thay ngoài sức tưởng tượng của bất cứ ai. Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường, dường như, không còn nữa. Bây giờ chỉ toàn là những đường phố lạ:
- Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng
- Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh
- Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ
- Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng
- Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh
- Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn
- Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn
Chả trách mà nhà thơ Cao Tần cảm thán: Với danh thiếp những tên đường đã đổi/
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương.
Điều an ủi là Phạm Đình Chương, Vũ Thành, Hoàng Anh Tuấn … đều đã qua đời trước khi “Bún Mắng Cháo Chửi Đang Ngày Càng Phổ Biến Ở Hà Nội” – theo như (nguyên văn) tiêu đề bản tin của báo Dân Trí, số ra ngày 21/01/2016.
Tuy “phát triển” nhưng nước Việt – xem ra – mỗi lúc một thêm khó sống với rất nhiều người. Hai mươi năm trước, sau khi biến động xẩy ra vào tháng 2 năm 2001 tại Cao Nguyên Trung Phần, thanh niên Y Bion cùng 905 người dân bản địa khác đã rời bản làng để ra nước ngoài lánh nạn.
Khi được hỏi về dự tính của mình cho tương lai, Y Bion cho biết: “Khi vùng Tây Nguyên được tự do, tôi sẽ quay về.” (“Người Thượng Sẽ Ði Mỹ Ðịnh Cư Nhưng Trở Về Khi Quê Hương Tự Do.” Nhật báo Người Việt – 02/05/2002).
Y Bion không phải là người Việt tị nạn đầu tiên (hay cuối cùng) đến Mỹ. Anh cũng không phải là người duy nhất (vừa bước chân đi) đã ôm mộng trở về xây dựng lại quê hương. Tâm sự của Y Bion, chắn chắn, đã làm nao lòng rất nhiều người – những người vượt biên vào cuối thập niên 70 (và đầu thập niên 80) khi phong trào vuợt biển tìm tự do lên đến điểm cao nhất, cũng đã cắn răng rời bỏ quê hương, và cũng đều đã nhủ lòng rằng: “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam.”
Từ đó đến nay, hàng triệu người đã “cùng về Việt Nam” nhưng phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, đều chỉ về qua (hay về chơi) chút xíu thôi!
Kẻ ly hương mới nhất, B.S Hồ Hải, cũng vừa phát biểu (qua livestream) vào hôm 19 tháng 5 năm 2021 rằng: “Tôi sẽ về và đem đến những gì tốt đẹp đến với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình trước khi tôi trở về với cát bụi.”
Lời lẽ gan ruột của ông lại khiến tôi nhớ đến “Thư Về Làng” của Thanh Bình và “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành. Hết thế hệ này đến thế hệ khác, những kẻ đành đoạn quay lưng đều tự xoa dịu nỗi đau bằng những ước vọng rất chân thành.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông … mỏi cổ!
Hồi xưa con nít miền nam thường hay hát sửa lời bài “Lá Thư Về Làng” của Thanh Bình như sau:
Từ miền Nam,viết thư về thăm xóm làng
Viết thư về thăm má mày,
Thăm má mày…cái bụng chang bang…
Cũng như bai hát(?) của Lam Phương:
Ai đang đi bên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần ni lông
Dzô đây em,chờ quần khô anh sẽ đưa em về…
Trong xóm nghèo,con nít tụm năm tụm ba chơi lò cò đánh bi đánh đáo,miệng ca ông ổng những bài hát…sửa lời,đúng là cảnh thanh bình ở miền nam thời đó,chứ đâu có cảnh con tố cha,cháu tố ông,vợ tố chồng… giết nhau như ngoé như ở miền bắc nghèo lõ đít của bác và đảng ?
Lai thêm mot bài giống như “AI TƯ VÃN” của Lê Ngoc Hân Cong Chúa khóc Quang Trung Đai Đế. Ngụy Tàn Dư lại mang truyên cổ tích của thé kỷ truóc để nuói tiếc cho cái gọi là NGỤY SAI GÒN.
Pả miạ ơi nếu NGỤY SAI GÒN mà tốt đẹp thì tự nó đâu có chuỳện thèng sau giet théng truóc như thế. Hửu xạ tự nhiên hương, Ngụy SAi Gòn mà tốt đẹp như những lão NGụY U80, U90 bốc phét thì nó đâu có ĐOÃN MỆNH như rứa.
Haỷ xem laị mot tí lich sữ cái gọi là “ZIET NAM CỘNG WOÈ” từ thời TIỀN CỘNG HOÀ tức là cái gọi là CUỐC ZA ZIỆT NAM” do PÁP rặn ra và playboy BAO ĐAI làm thũ tuớng.
Từ năm 1949-1955 trong vòng vỏn vẹn 6 năm mà có tói 6 tên thủ tuớng
1/Bao Đại
2/Nguyen Phan Long
3/Tran Van Hưu
4/Nguyen Van Tam
5/Bưu Loc
6/Ngo Đinh Diêm
túc là cứ mỏi năm là có mot màn lật đổ thay chinh phủ, chúng nó tự lật nhau lièn tù tì chứ dân nào quan tâm tói ai là thủ tuóng.
Sau khi Diêm làm thủ tuóng 1 năm thì DIÊM tính thoi chuyen truat phé BAO ĐAỊ bằng cuọc bầu cừ ma mảnh gian lận và DIÊM đac cử 98.99%. Gian lận ra sao và thé nào thì mọi nguoi củng đả biét rỏ cuoị nguồn rồi.
Tói thói DIỆM lên ngôi năm 1955, tièn của của MẼO túa vào miên NAM từ năm 1955-1960 là khoãng 2 Billions dơllars thời đó. Điêu này sau này Diệm venh váo là do Diệm thiên tài cho nên làm cho miên Nam giàu có.
Tói năm 1960 , Nguyen Chanh Thi và bọn Vuong Van Đông đảo chánh và bất thành , bọn này bỏ trôn’ chạy sang KAMPUCHIA.
Tói năm 1962 lại đảo chánh, lần này bọn PHAM PHU QUOC và NGUYEN VAN CỬ lái máy bay thã bomb định giét Diem Nhu, nhưng Diêm Nhu thoat chét.
Tói năm 1963 lai đảo chánh và lần này “Nhát Quá TAm’, anh em Diem Nhu bị bọn MINH, THEỌ, ĐÔN, ĐÍNH, XUAN mần thịt.
Sau khi mần thịt Diem Nhu xong thì bọn MINH, KHIEM, THIEU KỲ và đám thảo khấu lien tục tranh nhau nắm quyền. Cả thảy có gần 10 cuọc truất ngôi đoạt quyền , trao qua đổi lại trong vòng 18 tháng như thế cho tói khi NGUYEN VAN THẸO và NGUYEN CAO KẦY lên ngôi tạm thòi 1965 và tói năm 1967 Lien Danh THẸO- KẦY laị lên ngoi chinh thức và sau đó THEỌ tiep tục nắm quyển bằng những mưu ma chuóc quỹ cho tói ngày THẸO phóc chạy 24-4/1975.
Đó, lich sử của NGỤY SAI GON là cả mot chuổi đấu đá, tranh ngôi đoat quyền, bắn giét lẩn nhau, thèng sau giét thèng truóc để soán ngôi và hể cứ mỏi thằng lên làm tong thong là NGUY SAI GÒN có mot ngày CUỐC KHÁNH mói. Điễn hình là NGO ĐINH DIÊM soán ngôi Baỏ Đại xong thì DIÊM láy ngày 26/10/1955 làm ngày CUỐC KHÁNH. Tói khi NGUYEN VAN THẸO theo đám DUONG VAN MINH mấn thịt NGO ĐINH DIỆM thì NGUYEN VAN THẸO lấy cái ngày mà DIỆM bị đảo chánh làm ngày CUÔC KHÁNH thứ 2 đó là ngaỳ 1/11/1963, ngày mà DIEM NHU CẨN xuống hàng chó ngựa.
Lich sữ như thé, chien công như thế, giét nhau như thế mà đám NGỤY TAN DƯ 3 sọc hom nay NUỐI TIẾC, KHÓC LÓC, THAN VẢN, NGUYỀN RUÃ trong bónng đêm để mong vực xác thúi cái goị là ZIET NAM CỘNG WOÈ để ám xì buà cho nó sống lại để tiep tục vai trò TAY SAI NGOAI BANG là the nào hả hả.
Haỷ nghe tong thong MẼO Richard Nixon miêu tả thói Ký Sinh của NGUY SAI GON như sau . ” WE CANNOT KÊEP THIS CHILD SUCKING AT THE TIT WHEN THE CHILD IS FOUR YEARS OLD”. Đó lá cau noi’ vi’ von và khinh miệt cua mot tong thong MỸ Richard Nixon khi quyet đdinh VIET NAM HOÁ chiến tranh tức để cho NGỤY tự winh voi’ CSVN và như mot kết quả NGỤY SAI GÒn đánh đấm ra sao thì thé giói đều đả rỏ vào ngày 30/4/1975.
Thằng Chí Phèo Ngụy văn Phét thời ông Diệm chưa chắc đã ra đời,biết cái chó gì mà phê bình phê biếc này nọ,mày chỉ nhai đi nhai lại những gì viết trong sách vở cộng sản hơn nửa thế kỉ nay,tội ác của cái đảng khỉ Pắc Bó tụi mày viết hàng trăm cuốn sách còn chưa hết ! Đọc xong comment của mày,ông lại muốn đi thăm lăng Bác ! (ở hải ngoại “đi thăm lăng Bác” có nghĩa là gì mày hiểu chứ ?)
Lại mot đồng chí NGỤY KÓC lý luận ngu ngốc à nghen. Đâu có nhất thiết phải sống hoac sinh ra thời DIỆM , THẸO thì mói biết Diệm , Thẹo tay sai ra sao. Củng như con dân Viet Nam đâu có cần sanh ra thời Hai Bà Trưng , bà Triệu, hoạc Đinh Le , Lý Trần thì mói biét đuọc họ winh’ TÀU ra sao phải hong nào.
Tại sao Ngụy Kóc lại đòi hỏi anh Phét phải song hoac sinh ra thời còn Diệm, Thẹo thì mói đuoc quyền nói Diệm, Thẹo tay sai ra làm sao.
Lịch sữ là thé đó Ngụy Kóc à. Dốt nát trong lý luận mà bày đặt tỏ ra nguy hiễm, hehehehehe.
Lưu ý. Giải quyết nhé. Báo Dân Trí bị phạt do ghét nhau.
Báo Dân Trí ghi đúng quê vua Ngô Quyền ở Hà Nội. Nên bọn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nó cay cú, nên đánh báo Dân Trí đó. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, giả mạo quê không được, nên đánh kiểu này. Thằng Trần Đình Ba, người Thanh Hóa, báo bài ở kienthuc net vn. Bài Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh Vua Chúa Việt. Vua xứ Thanh thần xứ Nghệ. Thanh Hóa 44 vua chúa. Và bài báo về vua chúa Thanh Hóa. Các bài báo này lên kế hoạch lừa đảo từ nhiều năm rồi. Viết sai sách sử. Sửa. Tiêu hủy sách lịch sử. Thằng Trần Đình Ba, ở Tp HCM. Lê Văn Việt. Trần Thanh Lam. Nguyễn Hoài Nam, làm ở Thư viện Hà Nội, 54E Trần Hưng Đạo. Lê Văn Viết phó giám đốc Thư viện Quốc gia phố Tràng Thi. Trịnh Thu Thủy, thứ trưởng Bộ văn hóa TT du lịch. Sn1971. Làm ở 51 Ngô Quyền, Hà Nội. Bọn này quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, lừa đảo, viết sai sách lịch sử. Đào Chiến Thắng, làm ở Thư viện Hà Nội trước đây, nhà ở phố Lò Đúc, quán Rượu Chiến Béo. Cùng bọn Sử học ở viện sử học, Lê Văn Lan, Phan Huy Lê, lừa đảo, viết sai sách sử. Xóa. Sửa. Viết lại sách sử. Sai sách lịch sử. Từ lâu năm rồi.