Cứ theo như lời của nhiều vị chuyên nghề xem vận mệnh qua chỉ tay thì tôi có đường may mắn rất dài, và đường học vấn cũng dài không kém. Hồi trẻ, tôi tưởng thiệt. Sự thật, tiếc thay, chỉ đúng được chừng (gần) phân nửa.
Tôi quả là may mắn vì có nhiều khoảng thời gian được cắp sách đến trường, kể cả những trường đại học ở nước ngoài. Chỉ có điều đáng tiếc là tôi hơi chậm hiểu (và rất chóng quên) nên đến già kiến thức vẫn rất mơ hồ, về mọi mặt.
Có năm, tôi ghi danh vào một lớp khí tượng tại San Jose State University vì nghĩ rằng chuyện thời tiết (gió mưa là bệnh của trời/ tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) nếu không hoàn toàn thi vị thì cũng “dễ ăn” thôi. Tôi lầm, và lầm lắm.
Cầm hai cuốn giáo khoa trên tay, tổng cộng dám cỡ bẩy tám trăm trang, mà tôi muốn ứa nước mắt. Khó nuốt thấy rõ. Sách đã dầy lại lắm biểu đồ, và nhiều hạn từ lạ hoắc. Tra tự điển muốn khùng luôn mà vẫn chỉ hiểu rất lơ mơ.
Cả hai bài thi giữa khóa của tôi đều không đủ điểm trung bình. May là dường như cả lớp cũng đều lết bết như nhau nên vị giáo sư phụ trách rộng lòng ban cho chúng tôi một đặc ân, một cơ hội để “thua me gỡ bài cào.” Ông sẽ nâng điểm cho sinh viên nào nộp term paper (ngắn thôi cũng được nhưng tối thiểu phải 500 chữ) viết về kinh nghiệm cá nhân, liên quan đến thời tiết hay khí hậu.
Mừng hết biết luôn! Tôi nghĩ ngay ra cái tựa rất kêu (“Kinh Nghiệm Về Thời Tiết Ở Việt Nam Qua Tục Ngữ”) và “nổ như tạc đạn” vì tin chắc rằng ông thầy mình hoàn toàn không hề biết chi về những điều này:
– Gió bấc hiu hiu/ Sếu kêu thì rét
– Mây xanh thì nắng/ Mây trắng thì mưa
– Chơm chớp đằng Đông vừa trông vừa chạy/ Chơm chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi
– Chuồn chuồn bay bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
– Trăng quầng thì hạn/ Trăng tán thì mưa
Tôi cẩn thận gạch dưới những từ vần điệu: nắng/trắng, mưa/vừa, hạn/tán … và giải thích rằng đây là phương cách để kinh nghiệm của người xưa được lưu truyền một cách dễ dàng.
Excellent ! Tôi được khen ngợi, được cho điểm tối ưu, cùng với lời mời đi ăn “để chúng ta trao đổi thêm những kinh nghiệm lý thú về thời tiết ở Việt Nam qua văn chương truyền khẩu.”
Tôi biết (mẹ) gì mà “trao đổi,” cha nội? Cả đời tôi sống trong phố thị, có thấy “chơm chớp đằng Đông/đằng Tây” hồi nào đâu? Tôi cũng không dám chắc “sếu” có phải là tên gọi khác của “cò” không nữa? Nếu không thì e là tôi chưa nhìn thấy con sếu (bằng xương bằng thịt) bao giờ!
Vốn liếng về ca dao và tục ngữ của tôi đều từ cuốn Văn Học Việt Nam – được giảng dậy ở trường văn khoa Đà Lạt, trước năm 1975 – của tác giả Phạm Văn Diêu. Và vỏn vẹn chỉ có bi nhiêu đó thôi à. Bởi vậy, tôi quyết định “trốn” luôn ông thầy dậy môn khí tượng… cho nó đỡ phiền!
Chuyện phiền phức, tuy thế, vẫn cứ theo đuổi cho đến mãi tuần rồi. Tuần rồi, tôi gặp hai vợ chồng người Tân Tây Lan ở phòng ăn trong một quán trọ ở thủ đô Manila. Khách vắng, không ai ngoài ba chúng tôi nên họ bắt chuyện làm quen, rồi hỏi rằng tôi là người Đài Loan hay Nhật Bản?
Cái đù! Tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện gì (ráo) về dòng dõi tiên/rồng nhưng luôn luôn “cải chính” tới bến luôn, nếu bị thiên hạ tưởng lầm rằng mình thuộc một giống dân (bậy bạ) nào khác – chớ không phải là người Việt. Chả may, ông bà Tân Tây Lan lại đang có dự tính du lịch Việt Nam nên quay ra hỏi tới tấp về khí hậu và thời tiết ở quê nhà.
Tôi ngọng, tất nhiên. Tôi sống tha phương đã hơn nửa đời người, có biết chi đâu về chuyện nắng mưa ở cố hương (ngoài năm ba câu tục ngữ học thuộc đã lâu) mà dám nói lăng nhăng với người ngoại quốc.
Trăng của vũ trụ thì vẫn lúc quầng, lúc tán. Mây của bầu trời thì vẫn lúc trắng, lúc xanh. Ở đâu thì chuồn chuồn bay thấp cũng mưa, bay cao cũng nắng, bay vừa cũng râm nhưng riêng ở Việt Nam thì chưa chắc à nha. Khí hậu và thời tiết ở đất nước tôi – gần đây – bỗng trở nên rất bất thường và hoàn toàn ngoài dự đoán vì thiên nhiên bị hủy hoại (không thương tiếc) hằng ngày, nhất là nạn phá rừng.
Hậu quả nhãn tiền và tàn khốc – theo lược thuật của tác giả Đào Đức Thông, trên trang VNTB:
“Thiên tai luôn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của con người Việt Nam. Từ xưa đến nay, dù bằng cách nào người ta cũng không thể chế ngự được thiên tai, nhưng có một nghịch lý là chính con người lại gây ra những tai họa do sự thiếu trách nhiệm, do cẩu thả… khiến cho thiên tai nghiêm trọng hơn.”
Trong một bài viết khác (“Nhà Gỗ Xác Dân”) facebooker Trương Châu Hữu Danh cho biết thêm : “Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh… Sau chiến tranh thì rừng mất sạch. Rừng đi đâu?…
Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá. Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?”
Không sao đâu. Quí vị cán bộ đều vẫn “ngủ rất ngon” lành. Họ vẫn cứ “kê gối cao mà ngủ” như thường – theo nguyên văn của bản tin trên trang Tiếng Dân, về vụ biệt phủ Yên Bái :
Báo VTC có bài: Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý. Về câu hỏi “theo quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào để truy suất nguồn gốc tài sản của vợ, con ông Phạm Sỹ Quý, điều này có đúng hay không“, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng TTCP cho biết, “trong quy định pháp luật về lĩnh vực này còn có nhiều tồn tại”… Các “đồng chí” cho vợ, con đứng tên tài sản vẫn kê cao gối mà ngủ.
Báo Công an Nghệ An có bài: Không có ‘vùng cấm’ trong chống tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng là không có vùng cấm, nhưng người dân phải chờ đợi mỏi mòn, sau gần chục lần hoãn công bố kết quả, dưới sức ép của dư luận, Thanh tra Chính phủ mới cho công bố. Còn xử lý thì giao về cho địa phương. Cuối cùng thì ông Quý chỉ đổi ghế, còn tài sản thì vẫn chưa bị thu hồi.
Thảo nào mà nhà báo Biên Thùy có bài “Chúc Mừng Ông Phạm Sĩ Quý” vì sau “thiên tai rồi ‘nhân họa’ liên tiếp ập đến mà ‘biệt phủ’ của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả” và “trên thực tế thì ông mới chỉ ‘hạ độ cao’ chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy.”
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự – nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái.
Việt Cộng làm gì có Tham Nhũng???Chỉ có Tham Ô thôi!!!
Có đất nước nào như nước ta?
Làm men nấu rượu xây biệt phủ
Buôn gánh bán bưng xây vi la
Lao động thối tay xây dinh thự
Cụ già bán rau xây lâu đài!
Sang trọng xa hoa như vua chúa
Nguy nga tráng lệ như thành lủy
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức cách mạng loài ngạ quỷ?
Thà như người dân Bắc Triều Tiên
Bảy mươi năm rồi trong tăm tối
Còn hơn ta đây giống Rồng Tiên
Hàng ngày toàn nghe lời gian dối?
Có đất nước nào như nước ta?
Nông Dân Nam Bộ
Ở cac nuoc tiên tiến ,cai ăn-cai mặc-cai ở hầu như không mấy quan tâm.Có khi ,nhà thuê còn sang hơn nhà mua nửa. Tôi có găp một căp vơ chồng ,người da trắng ,ở nhà thuê,mổi thảng trả trên 3000 đô.Hỏi ra thì biết ,ở như vây khỏe ,dễ dàng thay đổi chổ ở,này đây-mai đó! Tất cả sinh hoat tùy thuôc quan niêm của mổi người.Ở VN,dưới thời VC,can bộ đang viên hầu hết thuôc tầng lơp bần-cố-nông ,kể từ lúc theo Đảng.Vì thế ,xem ra chủng nỏ thèm đủ thử.. thèm có cửa cao-nhà rông để chứng tỏ mình “Đẳng cấp”,quên qua khứ,.. Chẳng cỏ gì khó hiểu,cứ nhìn những đứa trẻ ở Mỹ cho keo không thèm lấy,vì chủng đâu có thèm,ngay cả sữa ,củng phải có người ép ,mơi uống. Còn trẻ con VC..chờ mẹ nó mua về cho củ sắn(thơ Tố Hửu.Nói ra như thế,thì đủ biết sư thèm khảt vât chât-của cải của can bộ CS là dường nào !! VC càng thèm khát,như con hổ thèm thịt,thì người dân càng khổ,càng bị bốc lôt.Thế thôi ??
Biệt phủ, đại gia, là cái đếc gì vậy
VN giàu wá rùi thì tại sao còn ngu ngốc gởi giền về làm gì?
Nguyên nhân sâu xa VC phá rừng lấy gỗ và xây dựng các trung tâm du lịch tâm linh hay sinh thái là theo chủ trương ngầm của China. Tàu cộng biết rất rõ hơn ai hết rừng núi hiểm trở vùng thượng du Bắc Việt và cao nguyên Trung Việt là các yếu tố thiên nhiên che chở VN về mặt chiến lược quốc phòng. Trong chiến tranh, VC học các chiến thuật du kích chiến và tiêu thổ kháng chiếng từ đâu Từ China Maoist. Người Tàu có câu “Qua sông chặt cầu, lên lầu rút thang” để đoạn hậu đối phương.
Tình trạng “Thời tiết và Biệt phủ” thì nhà nước ta đã có phương án vẹn toàn và rất hợp lý. Biệt phủ thì do các đồng chí cán bộ cao cấp nắm phần “xây dựng và phát triển”. Thời tiết thì cần sự sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân nên cần cho họ nắm quyền chủ động…vật lộn với ông trời.
“https://vnexpress.net/nguoi-dan-keo-ghe-ra-duong-nam-vi-mat-dien-4615047.html”
Vào đảng để làm gì? Vào đảng để có mẹ (vô sản) đi bán rau vẫn có thể xây biệt phủ, thành dân “vô vàn sản”. Vào đảng để bán chổi đót vẫn có thể xây biệt phủ. Vào đảng để con cái có thể đi du học ở Mỹ hay Úc.
Vào đảng không được cái gì hơn thì vào làm cái con củ chuối gì! Như thế có chống tham nhũng cách mấy cũng vậy, tham nhũng sẽ càng ngày càng phát triển. Người dân có mắt cả đấy!