S.T.T.D  Tưởng Năng Tiến – Số báo cuối cùng

11

Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh (“Wall of Shame”) sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau:

Giữa đám đông đang hăm hở và hớn hở lũ lượt vượt rào đi từ Đông qua Tây là một ông già, dáng lầm lũi và đơn độc. Ông không dừng chân ở bất cứ quán bar nào, dù tất cả đều mở rộng cửa –  và cung cấp rượu bia miễn phí – để chào đón những kẻ vừa đặt chân đến phần đất tự do.

Và trong khi mọi người đều náo nức xếp hàng chờ được lãnh tiền (gọi là “tiền chào mừng”, khá hậu hĩnh) do chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức cấp phát thì ông già lặng lẽ tìm đến thư viện để gửi trả một cuốn sách mượn từ tháng Tám năm 1961, cùng với lời trần tình: Tôi chỉ định giữ tác phẩm này vài ngày thôi nhưng không ngờ bị kẹt ở bên kia bức tường tới hai mươi tám năm trời! Để trễ hạn lâu quá, tôi rất lấy làm tiếc và xin được thứ lỗi.

Câu xin lỗi vừa ghi khiến tôi lại nhớ (và cũng chỉ nhớ mang máng thôi) đến lời than thở của học giả Nguyễn Hiến Lê, trong một tác phẩm nào đó của ông: Thưở nhiễu nhương và loạn lạc  thì ngay đến sách báo cũng phải chịu cảnh phong trần, lưu lạc!

Thời gian “lưu lạc” kéo dài gần ba mươi năm của một cuốn sách kể cũng khá dài nhưng so với số phận long đong của một tờ báo (tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng – 426 – phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) thì xem ra vẫn còn hơi ngắn, theo như “tin mừng” đã được nhà văn Phạm Xuân Đài (chủ bút trang Diễn Đàn Thế Kỷ) hân hoan loan báo:

“Trong công cuộc sưu tầm những tài liệu cũ của miền Nam trước 1975, lâu nay chúng tôi đã hết sức cố gắng tìm kiếm bộ tạp chí Bách Khoa, một tờ báo đã đi gần suốt chiều dài 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Và xin báo tin mừng với quý độc giả và bè bạn gần xa: cách đây mới hai ngày thôi, chúng tôi đã có được số Bách Khoa cuối cùng còn thiếu, đó là số phát hành 20 tháng 4 năm 1975. Trong một thời gian không lâu nữa, chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi nguyên bộ Bách Khoa trong dạng điện tử để mọi người khắp nơi có thể đọc dễ dàng.

Việc số báo Bách Khoa cuối cùng đến với chúng tôi vào những ngày cuối tháng Ba năm 2017 vừa rồi đã gây cho chúng tôi một xúc động mãnh liệt, vì đó chính là một trong những hình ảnh còn sót lại một cách cụ thể của một miền Nam đang hấp hối, cách đây 42 năm.”

Chúng ta đang sống trong một thế thẳng băng, cùng với những phương tiện giao thông và truyền thông tân kỳ chưa từng thấy trong lịch sử. Cớ sao một số báo Bách Khoa (BK) lại phải “phong trần lưu lạc” đến gần nửa thế kỷ vậy cà?

Đây không phải là một câu hỏi khó nhưng cũng không dễ trả lời ngắn gọn nên tôi xin phép được thưa thêm năm điều/ba chuyện cho nó ngọn ngành:

Từ BK số 1 đến số 425, chắc chắn, đều được gửi đi và lưu giữ trong những thư viện ở Âu Mỹ nên việc sưu tập chả khó khăn gì. Nhưng với số báo cuối cùng, 426, phát hành 10 ngày trước khi miền Nam thất thủ thì số phận của nó lại hoàn toàn khác. Toà soạn BK – vào thời điểm này – chắc chẳng có ai còn lòng dạ nào để lo lắng đến chuyện phát hành, hay gửi báo đến cho độc giả (dài hạn) qua bưu điện nữa.

Giữa lúc “xẩy đàn tan nghé” thì tai họa chả bỏ sót ai, và cũng chả chừa một thứ gì ráo trọi:

“Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn. Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế…

 

“Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày 30 tháng tư được coi là đồi trụy. Nhiều người tiếc rẻ đem bán kilô. Các gói xôi bán buổi sáng, nay có tên Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền. Vừa ăn, vừa đọc kể cũng vui.

Nhiều chỗ mang sách vở cũ ra đốt… Đứa may trốn thoát…  Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít.  Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi.

Các cháu ngoan bác Hồ.  Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng. Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở.” (Nguyễn Văn Lục, “Sách cũ Miền Nam 1954 – 1975”).

Trong khi đám trẻ con quàng khăn đỏ hét hò đốt sách thì qúi vị trí thức, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo cũng cần mẫn ghi chép và hoàn thành những “công trình biên khảo” để đưa bọn cầm bút (thuộc bên bại cuộc) ra … trước toà án dư luận:

  • Nọc độc văn hóa nô dịch, Trần Trọng Đăng Đàn, gồm 2 cuốn:
    a. Nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ,  NXB TPHCM 1983
    b.  Lại bàn về nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ,  NXB TPHCM 1987
  • Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy  (2 tập) nhiều tác giả, NXB Văn Hóa 1977
  • Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa/ tư tưởng (2 tập) Nhiều tác giả, NXB Thông tin lý luận 1980
  • Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới, Hà Xuân Trường, NXB Sự Thật 1979
  • Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy, Lê Đình Kỵ, NXB TPHCM 1987
  • Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam VN, Lữ Phương, NXB Văn Hoá 1985

Đó là một “thời nông nỗi” đã qua chăng ? Không đâu, làm gì có chuyện đó! Cuộc “Cách Mạng Văn Hoá” chưa bao giờ ngưng nghỉ cả. Chủ trương “bài trừ văn hóa nô dịch, lai căng” là chính sách triệt để, xuyên suốt và nhất quán của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua mà.

Ngày 20 tháng 3 năm 2017, T.T Nguyễn Xuân Phúc lại ký Nghị Định 28/2017/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.”

Vậy bằng cách nào mà  cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành … cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.

11 BÌNH LUẬN

  1. Hỡi tuổi trẻ yêu nước

    Sống như Hai Cụ Phan
    Như tướng Nguyễn Khoa Nam
    Chết như Trần Bình Trọng
    Thà làm quỷ nước Nam

    Hỡi tuổi trẻ yêu nước
    Chính rợ Hồ đã rước
    Giặc ngoại xâm nước ta
    Tàu kẻ thù truyền kiếp

    Nông Dân Nam Bộ

  2. Quê hương tôi đã đến tận cùng!

    Bán nước trở thành chuyện bình thường
    Tài nguyên hầm mỏ chúng đã bán
    Chúng rao bán cả cái ngàn vàng
    Đã và đang bán qua đại Hán!

    Nước còn không có để mà uống
    Thì lấy đâu ra nước tiêu dùng
    Bây giờ nước đem ra mua bán
    Quê hương tôi đã đến tận cùng!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Không tin tôi bạn thử về chơi!

    Chuyện chỉ có ở đất nước tôi
    Xin mời thế giới đến mà coi
    Năm chục năm sau ngày thống nhứt
    Tồi tệ hơn ngày còn chia đôi

    Nước Việt Nam hai miền Nam Bắc
    Người dân hai miền được đổi đời
    Miền Bắc bây giờ giàu nứt vách
    Quê hương tôi nghèo rớt mồng tơi

    Không tin tôi bạn thử về chơi!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Đắm chìm trong dốt nát đói khát!

    Trong khi người nông dân quê tôi
    Một ngày công được năm đô thôi
    Thì chỉ riêng vụ Vạn Thịnh Phát
    Đã ngốn hai mươi bốn tỷ rồi

    Bán hết tài nguyên bán hầm mỏ
    Bán cái ngàn vàng khu đèn đỏ
    Bán sức lao động bán tim gan
    Hàng năm ta vẫn đi xin xỏ

    Trời không mưa phố phường hồ bơi
    Không động đất nhà cửa đổ nát
    Miền Tây sông nước quê hương tôi
    Đắm chìm trong dốt nát đói khát!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Tương tự Tưởng Năng Tiến, Đỗ Hoàng Diệu nêu ra chiện này ở vấn đề khác

    “Đỗ Hoàng Diệu – Phim có lợi cho cộng sản, bị cộng sản cấm”

    Trích ĐHD trích phin “Nhân vật nữ Việt Cộng được xây dựng đúng như một anh hùng. Xinh đẹp, can trường, hiên ngang, khí chất ngút ngàn trước mặt người Cộng hòa và CIA: “Tao biết rằng không có gì quý hơn độc lập – tự do. Và tao biết rằng những ngày sống sót của bọn mày chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Saigon sẽ thất thủ, lũ bán nước chúng mày, những kẻ cõng rắn cắn gà nhà sẽ quỳ xuống hèn hạ van xin để được lên chuyến bay di tản ra khỏi nơi này. Nhưng tụi bay sẽ không bao giờ được tha thứ…”

    Told ya, no Phúc Kđinh way Phét hoàn thành nhịm zụ w/o những người ăn cơm Mỹ/Canada thờ Đảng .

    Bi giờ tớ mới hỉu tại sao nó ẵm giải Phú lít de của Mỹ . Giải đó thiên tả từ trước tới giờ

    • Chiện Đảng cấm, well, i mean … tớ cũng mún Đảng cấm . Tạo ra cảm giác ăn trái cấm . Đúng, trái cấm đó mùi vị khá giống với tuyên giáo . Nhưng níu maze in US of A lại là trái cấm nữa … Xít man, sẽ có nhiều người bập cái thông địp có lợi cho Đảng lém lém lun

      Lợi cả đôi đàng, tội chó gì hổng cấm

      Có thỉa xem đây là 1 tác phẩm khít khìn khịt với văn hóa Hiện Thực Xã Hội Chủ nghĩa 2.0

      Và các tác giả trong nước nghĩ sao khi người dân hải ngoại viết về những chủ đề thuộc chủ nghĩa anh hùng cách mạng hay hơn hẳn các bác ?

      Yes, money helps. Nhưng phải có đạo thì thực mới vực được . Đạo cà chớn mà chỉ có thực thì tốn ngân sách nhà nước thui

  6. “Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành … cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu”

    Dont understand this xít, có thỉa tớ bị dị ứng với những thứ mang hơi hướng Nguyễn Đức Tùng . ill try my worst

    – Chiện xuất hiện 1 tạp chí như zị, aka đáng lẽ đã bị đốt, vào năm 2017 làm Tưởng Năng Tiến ngạc nhiên . Aint that special? Có vài nghĩa

    Có nghĩa chánh phủ đã khá tắc trách, hổng làm cẩn thận nên còn xót lại những tàn dư đáng lẽ bị thiêu hủy ?

    Có nghĩa cái lệnh đó ra hổng có tác dụng, nên Tưởng Năng Tiến mong Đảng của mềnh đáng lẽ dẹp lun cái zụ đó đi cho rùi

    Tiny question, are you nuts?

    Ui lộn . Chính tớ ngu . Tưởng Năng Tiến đã được giác ngộ, nên bi giờ rướt mún có 1 thứ gì đó gọi là có trách nhiệm với Đảng cũng là đất nước

    Cáo chết 3 năm way đầu zìa núi, trí thức Việt càng có tuổi càng yêu Đảng

    Count me the Phúc out. Bị gộp chung với tụi này, kinh bỏ mịa lên được

  7. Tưởng Năng Tiến mến mộ văn tài của Nguyên Ngọc thì để những bông wa như Nguyên Ngọc nảy nở, tất yếu phải dọn cỏ dại

    Cuộc xâm lăng văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam VN, Lữ Phương

    Tác phẩm này được chính Nguyên Ngọc, 1 thần tượng của Tưởng Năng Tiến, tặng cho giải thưởng Fang Chou-Tsing zìa văn hóa

  8. Người dân ở miền Bắc không phải tất cả theo Việt Cộng hết. Chúng ta thấy có thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, rồi Lộc Vàng hát nhạc vàng,… và một số người thầm lặng, không nổi tiếng, họ không tin chút nào những gì VC nói.

    Một số những người này vào miền Nam ngay sau 30-4 để được chính mắt thấy cuộc sống miền Nam ra sao, vì họ sợ rằng rồi nó sẽ giống như miền Bắc. Có một số những người này họ đã mua đễ giữ một số sách của miền Nam. Người biết chuyện thì thấy điều đó không lạ. Dĩ nhiên ở miền Nam cũng có những người vẫn giữ những sách xuất bản trước 1975, cất giấu đâu đó trong nhà.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên