S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ông Ba Thê đồng thời & ông Đại Cuộc

3

Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả:

  • Ngô Thế Vinh: “Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình…”
  • Thụy Khuê: “Ở miền Nam những năm 60, khi lớp trẻ đọc thơ Nguyên Sa, hát Tiễn em của Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng… thì Võ Phiến đưa ra những nhân vật quê mùa, tầm thường, như anh Bốn Thôi, ông Ba Thê Đồng Thời, chị Bốn Tản, Bốn Chìa Vôi, những thân phận lạc loài, không hẫp dẫn, chẳng ai bận tâm, mất thì giờ mô tả. Đó là những mảnh vụn, thừa thẹo của xã hội, sống âm thầm như chưa hề có mặt”.
  • Nguyễn Mộng Giác: “Nhân vật của Võ Phiến hầu hết là dân quê mùa ít học, quanh năm không có lấy vài phút sống cho được tới mức tạm gọi là sang trọng đầy đủ. Tên của họ là những anh Bốn Thôi, ông Ba Đồng Thời, chị Bốn Chìa Vôi, Ông Bốn Tản Cư, ông thập Tam, cô Tư Lớn…”

Nói nào ngay, ông Ba Thê (BT) tuy “ít học” thật nhưng “quê mùa” thì không đến nỗi:

“Hồi xuân xanh ông Ba Thê đẹp trai, vui vẻ, lanh lợi, khiến ai thoáng trông qua cũng phải chú ý. Cho nên ông không cần khó khăn gì cả mà tự nhiên đi đến đâu có bạn bè, có nhân tình nhân ngãi đến đó, rồi không cần tìm kiếm mà tự nhiên cơ hội đến: ông ta được vào lính khố xanh dễ dàng, được thăng lên cai, lên đội lúc nào, tựa hồ như không kịp để ý tới”. (Võ Phiến. Giã Từ. Thời Mới: 1967).

Rồi vì bài bạc nên BT bị “lột lon cho về làm dân” mà không có đồng xu cắc bạc hưu bổng nào ráo trọi. Túng nên phải tính, phải vay mượn (loanh quanh) nhưng cách “xoay sở” của ông ta – xem ra – cũng hơi nhàn nhã.

Thay vì đi gõ cửa từng nhà thì BT sai con mang phong thư đến. Nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ li ti (“Qui Nhơn le…Cher ami,”) viết trên một tấm danh thiếp con con, nhắc lại chút tình quen biết cũ và những khó khăn hiện tại…

Giản dị vậy thôi nhưng BT vẫn sống được và (đôi lúc) lại còn có dư ra chút đỉnh, đủ để chung chi cho một độ chọi gà trong xóm. Giá cứ như thế mãi thì cũng “khỏe” thôi, nếu thời thế đừng thay đổi. Mà thế thời thì tránh sao được đổi thay, dâu bể. Tình cảnh của BT, sau cuộc bể dâu, nhắc nhớ đến dăm ba câu thơ cũ:

Lép nhép vài hàng tỏi
Lơ thơ mấy khóm gừng
Vẻ chi là cảnh mọn
Thế mà cũng tang thương
(Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều. “Ra Xem Vườn Sau Khi Trời Mưa”).

Chỉ sau một cơn mưa mà “cảnh mọn” còn “tang thương” thì nói chi đến chuyện thế nhân, trong cuộc hý trường:

Sau biến cố chính trị mùa thu năm 1945, ông Ba Thê liền đổi lốt, chọn một cuộc sống mới. Không phải rằng ông ta chịu nhận một nghề, nhưng chính là vì vẫn không có nghề nghiệp mà ông ta thành ra một kẻ hoạt động hăng hái theo lối mới. Hoạt động lối mới cần nhất ở cái mồm…

Nói cách khác, giai đoạn mới, ông đội Ba Thê ăn rồi toàn đi nói chính trị, khắp từ đầu làng tới cuối xóm … Ở chỗ công cộng, những khi đăng đàn phát biểu ý kiến, ông Ba Thê, đang thao thao diễn giảng, nếu thình lình thiếu ý, lúng túng, ông ta liền quẩn xung quanh một vài khẩu hiệu thật rỗng và thật rổn rảng … Ta ziết zặc zữ nước, đồng thời ta xây dựng con người mới, đồng thời tiến về…” Ông Ba Thê biến ra ông Ba Thê Đồng Thời trong trường hợp như vậy.

Tôi vốn có một ông bác già ưu thời mẫn thế. Nhưng tất cả sự đóng góp của người vào công cuộc cách mạng chung quy cũng chỉ trông cậy vào ba tấc lưỡi dùng để… động viên kẻ khác. Đối với kẻ hoang đàng nhác nhớn, người khuyên nên nghĩ đến đại cuộc. Đối với kẻ bủn xỉn ngần ngại trước những cuộc quyên góp, người cũng khuyên nên nghĩ tới đại cuộc… ông bác của tôi bèn mang thêm cái tên mới: “Ông Đại Cuộc”…

Nếu chịu khó bươi xới kho tàng ngôn ngữ của dân tộc như các nhà khảo cổ quật lên từng lớp đất, chắc chắn chỉ riêng cái cách ăn nói cũng giúp ta hiểu được nhiều về tâm lý, về cách sinh hoạt, về tổ chức xã hội, về đường lối chính trị … của mỗi thời. (V.P, s.đ.d).

Thời nay tôi thì chả phải mất công “bươi xới kho tàng ngôn ngữ” mà chỉ cần lướt net là cũng “hiểu được nhiều về tâm lý, về cách sinh hoạt, về tổ chức xã hội, về đường lối chính trị” của chế độ hiện hành.

Blogger Trân Văn (VOA) nhận xét:

“Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc – tiền nhiệm của ông Chính – thường xuyên khuyến khích các ngành, các địa phương trở thành… ‘đầu tàu’ … ông Chính – nhân vật kế nhiệm – lại rất yêu… ‘đột phá’.

Không chỉ động viên các ngành, các địa phương… ‘đột phá’, ông Chính còn khuyên các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam (FDI) tham gia ‘đột phá’ nếu muốn phát triển. Thậm chí ông Chính còn đề nghị những quốc gia khác nên cùng Việt Nam… ‘đột phá”!

Ôi! Tưởng gì chớ “đột phá” thì chả phải là chuyện mới mẻ chi. Trước khi “hạ cánh”, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn (Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao – Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài) cũng thế, cũng cứ mở mồm ra là “đột phá” rầm rầm. Ông khiến cho lắm kẻ bị ù tai và nhiều người đỏ mặt.

Mà dường như tất cả quý vị lãnh tụ đều như thế cả, đều ăn nói theo cùng một sách, gồm những cụm từ vô nghĩa (quen thuộc) và bất biến ở đầu môi: “vận dụng nội lực”, “nâng cao phẩm chất đạo đức”, “phát huy văn hóa”, “phát triển bền vững ”, “đi tắt đón đầu”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, “sánh vai cùng cường quốc năm châu” … Mới nghe một hai lần đầu cũng cảm thấy có chút khí thế nhưng nghe hết thế kỷ này qua thế kỷ khác (ra rả ngày đêm) thì ớn muốn ói luôn!

G.S Nguyễn Văn Tuấn buồn rầu kết luận: “Có thể nói rằng rất nhiều bài nói chuyện và diễn văn của các lãnh đạo VN chỉ là những khẩu hiệu được lắp ráp vào với nhau”.

Cứ thế, họ biến tình hình tồi tệ của xứ sở này thành một đề tài riễu cợt cho thiên hạ cười chơi – khi trà dư/tửu hậu: “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”!

Chớ có nước nào mà phát triển … bằng mồm được, mấy cha? Chả những vậy, kiểu “lắp ráp” và “hô hoán khẩu hiệu” của đám lãnh đạo lưỡi gỗ còn có thể gây ra lắm điều tai hại khác:

“Ý đồ của ngôn ngữ này, theo Orwell phân tích, ta có thể gọi là ‘lưỡi gỗ’ không phải là mở rộng phạm vi hoạt động của tư tưởng. Trái lại, nó thu hẹp phạm vi của tư tưởng. Một trong những thủ đoạn của nó là cắt bỏ từ vựng, chỉ cho sử dụng một vốn từ vựng rất ít ỏi, rất nghèo nàn. Chức năng này của các ngôn từ không phải để diễn đạt tư tưởng mà nhằm hủy diệt bớt tư tưởng… Mục tiêu tối hậu của ngôn ngữ mới này là cầm tù tư tưởng, biến con người thành đàn bọ, đàn kiến, như Orwell đã từng viết”. (Bạch Thái Quốc. “1984  Của G. Orwell: 70 Năm Lời Cáo Buộc Chế Độ Toàn Trị”. RFI – 10/07/2019).

Thường dân cỡ tôi, tất nhiên, không thể̉ có được cái tầm nhìn cao xa đến thế. Tôi chỉ rất sốt ruột về tình trạng “không chịu phát triển”, và vô cùng ái ngại cho đám dân đen, ở đất nước mình.

Không hiểu quý vị lãnh tụ (Đầu Tầu, Đột Phá, Vận Dụng Nội Lực, Phát Huy Văn Hóa, Đi Tắt Đón Đầu …) có “ý đồ” chi trong việc “cắt bỏ từ vựng” hay không (?) chớ còn ông Ba Thê Đồng Thời và ông Đại Cuộc thì chắc chắn là chả có hậu ý gì đâu. Cả hai đều là dân đen, và đều là nạn nhân của thời cuộc thôi mà.

Theo cách diễn tả của một nhà văn họ Võ khác (Võ Văn Trực) thì hai ông chỉ là “những cọng rêu dưới đáy ao”. Võ Phiến cũng thường nhìn xuống đáy, nơi dành riêng cho Bốn Thôi, Bốn Chìa Vôi, Bốn Tản Cư, Tú Từ Lâm, Tư Lớn, Ba Thê Đồng Thời, Đại Cuộc … Ông mô tả họ như “những chiếc lá mục bết bùn ở dưới đáy sông” nhưng cũng phải “cựa quậy ve vẩy” (đôi ba khẩu hiệu) để thích ứng với thế thời, để giữ lấy thân, giữa cơn gió bụi. Vẻ chi là cảnh mọn/ Thế mà cũng tang thương!

3 BÌNH LUẬN

  1. Từ “Đột Phá” của VC thì có thể hiểu theo ngôn ngữ dân gian là Đột nhập và Phá hoại. Bản chất mãi luôn là vậy, dù từ ngữ có thay đổi.

  2. “Ý đồ của ngôn ngữ này, theo Orwell phân tích, ta có thể gọi là ‘lưỡi gỗ’ không phải là mở rộng phạm vi hoạt động của tư tưởng. Trái lại, nó thu hẹp phạm vi của tư tưởng. Một trong những thủ đoạn của nó là cắt bỏ từ vựng, chỉ cho sử dụng một vốn từ vựng rất ít ỏi, rất nghèo nàn. Chức năng này của các ngôn từ không phải để diễn đạt tư tưởng mà nhằm hủy diệt bớt tư tưởng… Mục tiêu tối hậu của ngôn ngữ mới này là cầm tù tư tưởng, biến con người thành đàn bọ, đàn kiến, như Orwell đã từng viết”. (Bạch Thái Quốc. “1984 Của G. Orwell: 70 Năm Lời Cáo Buộc Chế Độ Toàn Trị”. RFI – 10/07/2019).

    Trong phần phụ lục “1984” Lex Fridman giải thích về chi tiết của “Newspeak”, ngôn ngữ mà the party đang tạo ra và buộc dùng.
    “Bởi vì phần phụ lục này đã viết ở thì quá khứ, nói về newspeak trong thì quá khứ và viết bằng English, cho nên non-newspeak, có nghĩa rằng the party và newspeak và tất cả các yếu tố mà chúng ta thấy trong câu chuyện là ở trong quá khứ, rằng thế giới từ trong quyển sách được tạo ra đã thoát ra khỏi (thời quá khứ của newspeak).
    “Và đó là thông điệp của hy vọng, rằng bất kỳ sự chống đối the party, dù nó là đam mê thể xác và tình dục, hay đó là tình yêu, hay đó là tìm kiếm sự thật trong một thế giới đầy dối gian, bất kỳ điều gì đi nữa, thì vẫn có một lối thoát. Một lần nữa, theo tôi, lối thoát là tình yêu. Nhưng đó là thông điệp hy vọng trong cuốn tiểu thuyết đầy lo sợ đen tối (dystopian) này, rằng ngay cả những hoàn chỉnh xử án trong chế độ độc tài toàn trị này sẽ sup đổ”. (“the appendix is about the details of newspeak, the language that the party is creating and forcing. Because that appendix was written in the past tense and it’s talking about newspeak in the past tense and it’s written in English, so non-newspeak, that means the party and newspeak and all of its elements that we see in the story is in the past, that the world from which the book is created has escaped that.
    And that’s a message of hope, that whatever the rebellion against the party, whether it’s passionate lust and sex, whether it’s love, whether it’s the seeking truth in a world full of lies, whatever it is, there’s a way out.the way out is love. But that’s a hopeful message in this dystopian novel that even these perfectly executed totalitarian states will fall”. (Lex Fridman)

    “the way out is love. That’s a hopeful message in this dystopian novel that even these perfectly executed totalitarian states will fall” (Lec Fridman)
    Chế độ độc tài toàn trị sẽ phải sụp đổ.

  3. “Ministry of love is responsible for brainwashing people through torture”

    1984 by George Orwell | Lex Fridman có nói về các sách nên đọc và có video về 1984, có thể đọc transcript, google on transcript .lol/read. Bạn có đã đọc hay chưa đọc, theo tôi là bài phân tích khá đủ và hay. Không dễ hiểu và đã có rất nhiều phân tích, như bài viết t/g có nói về bài của Bạch Thái Quốc về « Newspeak », rằng ta có thể gọi là ‘lưỡi gỗ’.

    Lex Fridman:

    “It’s been translated in over 65 languages, has sold over 30 million copies, has been banned in many countries, especially authoritarian regimes, has been banned under Stalin, and as recently as 2022 in Belarus. In this video, I’ll give a quick summary with spoilers and a few takeaways. I’d like to try to make it somewhat interesting to people who both have and have not read the book.

    “Examples of double think are war is peace, freedom is slavery, ignorance is strength. And finally, The party constantly rewrites history. As the quote goes, who controls the past, controls the future.
    Who controls the present, controls the past. There are several ministries, 4 of them. Ministry of truth, it’s responsible for propaganda and like I said, rewriting history. Ministry of love is responsible for brainwashing people through torture. Ministry of plenty is responsible for rationing of food, supplies, and goods. And ministry of peace, of course, is responsible for maintaining constant state of war. Society is divided into 3 levels. The inner party, the outer party, and the proles. ”

    “1984” is not a criticism of socialism. It’s a criticism of totalitarianism. And I think the point is a warning against totalitarianism in all forms, that all political ideologies can succumb to the allure of power and be corrupted by it.
    And I think people on the left in the United States and people on the right can both be corrupted by power.”

    “I wrote a quote, “the masses cannot rebel until they become conscious”. That might be either a Winston observation or an O’Brien statement, I’m not sure. But yes, so you have to think 80% plus are proles of the working class. They have the power if they want it, but they don’t want it, they don’t want to take it. That’s the whole point of the totalitarian state is to break your will for freedom, your desire for freedom, break your ability to know that you’re not free. And that’s where all of it, the changing of history, the double think, the thought crime, all of that comes into play. The torture in the ministry of love, all of that is about preventing the populace from becoming conscious. And again, as per the cells discussion earlier, I wrote down the O’Brien quote, “the death of the individual is not death, “the party is immortal”.

    “And this is just a interesting observation about the operation of a totalitarian state that it’s the idea and a kind of amorphous symbol of the messianic figure and big brother is all you need for the party to persist. That person doesn’t actually have to exist. Any 1 individual doesn’t have to exist. It’s just the division of society into high, middle, and low, and the oppression of the low by the high, by the centralized inner party, that’s all you need.

    “And the individual does not matter in that. And again, the way to fight that is to fight for the individual freedoms. Interesting side note is just a quote I wrote down from Julia, I think. “If you keep the small rules, you can break the big ones”.

    “It’s unclear to me why an oppressive state would want people to have that little journey of desiring freedom in all its manifestations? I’m not sure. But maybe O’Brien’s statement that The purpose of torture is torture, hold some wisdom.
    That to attain absolute power, you also have to have a willingness and a mechanism to attain absolute suffering in the populace. And maybe this is a way to maximize suffering. It’s to give them hope before you crush it. Again, the way out to me and the takeaway from this book, the way out is love.”

    *Lex Fridman is a Russian-American computer scientist and podcaster.

    Đáng lẽ tôi đi camping ở Jasper, nhưng không đi được vì town và Park sơ tán và đóng cửa vì wildfires. Nên không leo rặng Rocky mà rảnh rỗi thì giờ làm vườn, ôn lại “1984”, rồi xin phép trích, gõ vài câu chia sẻ.
    The town of Jasper and Jasper National Park, located in the province of Alberta, closed and were evacuated earlier this week due to the wildfires in the park, the largest national park in the Canadian Rockies.

    Xin cảm ơn tác giả đã đề cập tới “1984”. Xin cảm ơn Orwell và Lex Fridman
    Yes. Ngày bình an to all.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên