Khi trộm cướp đã trở thành phương cách sống cho một nhóm người trong xã hội, chả chóng thì chầy, họ sẽ tự tạo ra một hệ thống pháp lý và luân lý để hợp lý hoá và vinh danh đạo tặc.
Tôi bước vào tuổi dậy thì cùng với những sáng tác đầu tay của của Trịnh Công Sơn:
Gọi nắng
Cho cơn mê chiều
Nhiều hoa trắng bay…
Trong căn nhà vắng – sau giấc ngủ trưa muộn màng – nằm lắng ghe Hạ Trắng bỗng thoáng thấy buồn, và không dưng tôi hiểu ra thế nào là nỗi buồn vô cớ. Giữa đêm (những đêm dài giới nghiêm) ngồi ôm đàn hát mỗi mình, trên sân thượng – nhìn hoả châu rơi, loé sáng ở chân trời – rồi chợt biết thèm muốn một cuộc sống bình an:
Ta đã thấy gì trong đêm nay
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió Hoà bình bay về muôn hướng …
Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng…
Chinh chiến rồi tàn. “Gió hoà bình bay về muôn hướng” nhưng người dân trên những đoàn tầu Thống Nhất, tiếc thay, không mấy ai cảm thấy hồ hởi hay phấn khởi gì. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo hàng hoá bị tịch thu, nếu là dân buôn bán. Và tất cả đều sợ bị đá ném vào đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng thi nhau ném vun vút vào cửa sổ.
Những con tầu rất bất an (trên đường sắt Bắc/Nam) đã không hớn hở hú còi, và cũng không hân hoan “nhả khói ấm hai bên rừng,” như dự tưởng của người nhạc sĩ tài hoa!
Hành khách Trần Thành Nam tường thuật:
Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét.
Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra…
Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cô bé bán tép – có lẽ – là một trong những “dân oan” đầu tiên của đất nước, kể từ khi Nam/Bắc hòa lời ca. Với thời gian, số lượng dân oan lên đến hằng chục triệu người (vật vạ, la lết, lang thang, vất vưởng) ở khắp mọi nơi.
Mất tép hay mất đất, tự bản chất, chả khác chi nhiều. Rổ tép đang cầm thì vẫn còn là của mình nhưng sau khi lỡ tay, hoặc trượt chân, làm đổ thì mớ tép khô (bỗng) thuộc “quyền sở hữu của toàn dân.” Bất cứ ai đang có mặt tại chỗ cũng có quyền vơ vét, cất giữ như của riêng tư.
Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao.Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980…
Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Nói cho nó gọn lại là luật pháp của Nhà Nước Cách Mạng đã khiến cho tài sản ruộng đất của bao người trở thành một rổ tép khô, có thể bị hất đổ tung toé bất cứ lúc nào, tùy vào dự án của các doanh nghiệp và lòng tham của đám quan chức địa phương. Họ hành xử cũng tồi tệ chả khác gì đám hành khách có mặt trên con tầu năm nọ: Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc.
Có bao nhiêu người dân oan Lộc Hưng đang đứng khóc thút thít bên những căn nhà đổ nát của họ. Có bao nhiêu người dân oan Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, Dak Nong … đang “co dúm thút thít” trên mảnh đất (còn lại) mà diện tích chỉ đủ dựng một túp lều, kỳ dư đã bị thu hồi với giá đền bù “mỗi m2 bằng giá một… cốc bia” – theo như ghi nhận của blogger Đào Tuấn.
Mà nào có riêng chi ruộng đất. Dưới mắt của giới quan chức hiện nay thì qũi bảo hiểm xã hội cũng thế, cũng có khác chi một rổ tép khô:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ vỡ quỹ theo cách nào?
- Quỹ BHXH: ALC II phá sản, bao nhiêu tỷ đồng gửi quỹ khó thu hồi
- Người lao động còn lại gì từ Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam?
- Bảo hiểm xã hội cho vay 1.000 tỉ, có nguy cơ mất 800 tỉ
- Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam: Kiểu nào cũng vỡ
- Nguyên Tổng giám đốc BHXH cho vay hàng nghìn tỷ đồng trái quy định..
Rõ ràng chả cần đến lúc rổ tép đổ, cả đám quan chức vẫn cứ (nháo) nhào vào giật tới tấp và giật tự nhiên như chốn không người. Lịch sự hơn chút xíu là cách “giật tép” của qúi vị chuyên trị “mảng” Doanh Nghiệp Quốc Doanh, vay vốn ưu đãi từ những Ngân Hàng Nhà Nước, và tìm mọi cách để kinh doanh thua lỗ:
- Lộ diện những doanh nghiệp lỗ khủng
- Kiểm toán chỉ ra hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ lớn, nợ chồng chất
- Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla
- Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi
Tuy khó đòi nhưng trước sau gì cũng có người phải trả, và số tiền này được báo Thanh Niên số ra ngày 17 tháng 8 năm 2018 tính gọn như sau: “Bình quân mỗi người gánh hơn 35 triệu đồng nợ công năm 2018, tăng gần 4 triệu đồng mỗi người so với năm 2017.” Với thời gian, con số nợ công (tất nhiên) sẽ không dừng ở đó vì dưới mắt quan chức của chế độ hiện hành thì mọi tài sản và tài nguyên của đất nước có chả khác chi cái rổ tép khô trên tay một em bé gái quê đâu.
TNT thấy John Steinbeck lấy Nobel văn chương , viết quyển “ chuột và người “ ; TNT bèn viết : “ người và dế “ , quá dở ; chắc vì ám ảnh bởi :
1. TNT mon men ở gần VN như chuột .
2. TNT cứ “ hót “ như “ dế “ tối ngày !!
Từ ngày nón cối, giép râu, lính cái đít bự như cái thúng, ngơ ngáo kéo vào Sàigòn, tôi mất cái lạc thú đó, lạc thú được đọc bài viết của tôi đăng trên báo. Có thể nói là tất cả các văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà đều bị Bắc Việt Cộng cấm viết, không những chỉ bị cấm viết mà thôi, nhiều người còn bị bắt đi tù.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Chuyện tù đày kể mãi chẳng ai còn muốn nghe. Hai mươi ba năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, liêu lạc ở xứ người, hôm nay, tôi viết bài này để nói lên một chuyện.
TNT ốm nho ốm nhách đâu có từ cái hình đen trắng chứ đâu có hồng hào như hình chụp ở đây . Nếu mà “chó ngáp phải ruồi “ mà lật đổ được còng sản thì TNT cũng có phần !! Phải không ?!!
Ðó là chuyện những năm 1920, 1922, khi bọn Nga Cộng, ngày đó được gọi bằng cái tên là bọn Bôn-sê-vích, chiếm quyền ở nước Nga, cái gọi là “bức màn sắt” lập tức được buông xuống bao trùm nước Nga khốn khổ khốn nạn. Không một tin tức nào từ trong nước Nga được thoát ra thế giới bên ngoài, trừ những tin do bọn Nga Cộng truyền đi. Người thế giới gần như hoàn toàn không biết gì về những sự kiện xẩy ra trong nuớc Nga, về tình cảnh khổ cực dưới ách cộng sản của người dân Nga. Tình trạng câm nín, mù mịt ấy kéo dài từ năm 1920 mãi cho đến những năm đầu thập niên 1960 – 40 năm sau – mới có lẻ tẻ vài ba truyện ngắn có tính cách chống Cộng được viết trong nước Nga lọt qua được bức màn sắt ra thế giới bên ngoài. Tính cách chống Cộng sản trong những văn phẩm ngắn ấy mờ nhạt, không có gì đáng kể. Vào thời ấy, những năm 1950, 1960, một truyện ngắn được viết trong nước Nga Xô-viết không ca tụng chủ nghĩa cộng sản, không nâng bi bọn đảng viên cộng sản, không trình bày cuộc sống tươi đẹp đầy hướng đi lên cuả người dân Nga đã được người thế giới tự do coi là “truyện có nội dung chống Cộng”. Tiêu biểu là một truyện vưà của Vladimir Dutdinsev, được dịch ra tiếng Anh với cái tên ‘A New Year Fable’: Chuyện Ðầu Năm
ĐCSVN Đảng Cướp Sạch Việt Nam
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu : ” Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” . Đọc lên toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và cũng êm tai, nhưng cái thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương máu dân lành, là những kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội , là những đoàn người mất đất lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù tội… thì mới thấy tội ác của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn.
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”?. Ta bị đánh lừa, nghe bùi tai bởi hai chữ “toàn dân” và “nhà nước đại diện”, nhưng xin thưa nhà nước chỉ thực sự là đại diện cho quyền lợi toàn dân khi chính quyền là của một nền dân chủ đa nguyên pháp trị lý tưởng , chứ khi chính quyền do một đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” (gọi tắt là toàn trị) thì chỉ những kẻ quá ngu mới còn hồ hởi gửi trứng cho ác, trao sở hữu bao đời của tổ tiên mình cho mấy đứa có trời mà tin được?. Ngay những nước văn minh nhất của thế giới ngày nay cũng không nước nào dám xóa hết tư hữu đất đai của dân trao cho nhà nước của họ làm chủ sở hữu, mặc dù nhà nước của họ đã là dân chủ đa nguyên pháp trị nghiêm chỉnh.
” Cũng nên hiểu thêm một điều nghịch lý trong điều luật đất đai chẳng giống ai ấy. Tư hữu là một loại sở hữu cần bảo vệ thì đảng Cộng sản biến cái riêng ấy thành của chung, trong khi nhà nước là cơ chế vốn phải là của chung trên nền dân chủ đa nguyên thì đảng Cộng sản lại biến cái chung ấy thành cái riêng, thành nhà nước chuyên chính vô sản do một đảng Cộng sản nắm giữ. Một điều luật liên quan đến hai phạm trù SỞ HỮU và NHÀ NƯỚC mà cái riêng thì biến thành cái chung, cái chung thì biến thành cái riêng thì sự phi lý ở đây là sự phi lý kép, hai lần phi lý. Xét về luận lý (logique) thì trái ngược như vậy, song xét về tham vọng thì đều nhất quán thu vén về lợi quyền cho đảng Cộng sản: sở hữu gọi là chung do nhà nước quản lý nhưng đã biến thành sở hữu riêng của đảng Cộng sản, vì nhà nước là những ai nếu không phải toàn bộ nằm trong tay đảng Cộng sản, dù nhóm này hay nhóm khác thì cũng của một đảng Cộng sản duy nhất. Bản chất chiếm đoạt (ăn cướp) chính là ở đó.
“Điều luật đưa toàn bộ sở hữu đất đai vào tay nhà nước làm chủ và thống nhất quản lý, về bản chất vẫn là một chủ trương ăn cướp, chẳng những là “cướp ngày”có con dấu, mà cướp có chủ trương, có hiến pháp, có cương lĩnh, có bạo lực toàn quốc “.
7/6/12 – Nhà báo Lê diễn Đức : ” Tôi thật sự bàng hoàng, sau đó lặng người đi, suy ngẫm, khi nhận được tin hai người phụ nữ đã khỏa thân, ngăn cản phương tiện thi công đi vào phần đất của gia đình mà trên đó họ đã sống mấy chục năm, tại Cần Thơ, trưa ngày 22/5/2012.
“Hai người phụ nữ trong tấm hình là bà Phạm Thị Lài,,Cần Thơ, bà Hồ Nguyên Thủy, con của bà Lài, ..nhìn hình ảnh những người phụ nữ trần truồng, yếu đuối và đáng thương bị kéo lê lết trên đất đá như một con vật, quả là đám an ninh đã mất hết tính người !
“Cụ bà Lê Hiền Đức, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng viết trên Blog mình : “Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài nói trong nước mắt uất nghẹn: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.
“Nếu có một quốc gia nào giống Việt Nam thì cũng vô cùng hiếm hoi, nơi mà chỉ trong vòng 4 năm thôi (2008-2011) “đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 ngàn đơn thư, trên 70% liên quan đến đất đai ; còn ở Bộ Tài nguyên – Môi trường, tới 98% hàng năm “.
Xả hôi VN bây giờ cái gì các nước văn minh có thì VN có :từ bảo hiểm xả hội đến bảo hiểm xe cộ.Từ công đoàn cho đền “tư đoàn”…Thậm chí có cả “tiền thất nghiệp” . Tất cả đó củng giống như “phấn son”-áo quần mà diển viên trên sân khấu.Sự thật ,ngoài đời khác hẳn ! Vì sao ?Rất dễ hiểu,Cs không thể kiểm soát đồng tiền trong túi người dân,nhất là các quan to…Không
kiểm soát được đồng tiền ,mà bày đặt có bảo hiểm thất nhiệp,có nầy ,có khác!Đồng tiền là liền-khúc-ruột.Từ ” đồng tiền”mà tìm ra người-lương-thiện! Đó là điều dễ hiểu ! Chưa tìm ra được người-lương- thiện mà cái-gì củng có cả. Rỏ ràng tất cả chỉ là mờ-bòng-boong !!
TNT viết thế này mà đòi Nobel về văn chương !! ( thế mới chết cha chứ !!). Cho nên TNT đã viết :” …hồi đó tôi còn là mầm non !! “ . Thôi thì bây giờ là , well , “ mầm già “ vậy !!
3 bia = stupid.