Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này.
“Đây cũng là một truyện ngắn hay của ông. Cô gái Mèo Vàng Thị Mỹ ở với bố trên những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ. Ở đó nếu có khách tới nhà thì chỉ là thú rừng thôi. Cô bé thấy thèm người. Rồi ông bố cho cô đến với người.
Đó là một phiên chợ. Cơ man nào là người. Ông bố bán thuốc phiện, một thứ vàng đen, mong giúp con gái đổi đời. Nhưng bị trả quá rẻ, ông không bán. Thế rồi dọc đường trở về, bố con ông bị bọn người đó chặn lại. Chúng cướp không số thuốc phiện rồi bắn chết ông.
Cô bé may mà thoát chết. Rồi cô được một bà goá đem về nuôi. Năm 13 tuổi, cô bị gả chồng. Chồng cô là thằng bé mới 7 tuổi, con lão chúa đất. Ngày về nhà chồng, cô khóc nhiều lắm. Khóc vì không được cô độc sống giữa các vách núi. Cô lại phải đến với người.
Ở nhà chồng, cô bỗng nhận ra bố chồng là một tên dã thú đã giết bố cô. Thế là cô bỏ trốn. Bây giờ thì cô sợ phải gặp người. Cứ thấy làng, thấy người là cô tránh. Cô đi lang thang rồi lạc vào rừng. Hoang mang và đói lả, cô ngồi thụp xuống bên hang đá, thiếp đi. Rồi cô chợt bừng tỉnh khi thấy trong hang lại có tiếng người.
Thế là cô bé lại vùng dậy chạy. Nhưng không còn sức chạy nữa. Cô lại phải gặp người. Không phải người thú mà người cách mạng. Chính người cách mạng đó đã cứu cô. Rồi cô gặp Đảng. Đảng chỉ cho cô đường đi, nước bước. Đảng bảo phải bỏ cây thuốc phiện. Nó chính là nguồn gốc mọi nỗi đau khổ của người Mèo. Phải phá bỏ cây thuốc phiện trồng ngô sắn. Rồi Nguyên Ngọc còn để cô Vàng Thị Mỹ nói với đồng bào Mèo nguyên văn như thế này: ‘Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có Cụ Hồ, người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, bà con ạ…” (Trần Đăng Khoa. Chân Dung Và Đối Thoại. NXB Thanh Niên: 1998).
Với thời gian, cái “bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội đấy” – mỗi lúc – được “bà con” nhận thức rõ ràng hơn. Năm 1991, Nguyên Ngọc có dịp quay lại Hà Giang. Vẫn cảnh cũ, người xưa nhưng nỗi lạc quan của nhà văn thì đã hoàn toàn tan biến:
Phiên chợ Mèo Vạc nghèo và buồn. Phải nói thật điều này thôi: không bằng 30 năm trước. Không còn những chõ xôi vàng rực, chỉ nhìn đủ thèm. Không còn những gói hoàng tinh (mà ở đây người ta gọi là voòng chính) mỡ màng chất đầy các củi tấu. Không còn những chú lợn béo ụ được dòng dây vào cổ, người bán người mua thách và mặc cả ầm ĩ… không còn thấy cảnh các đôi trai gái say mèm, người con trai cầm khèn vừa nhảy lò cò vừa thổi, người con gái cầm ô xanh đỏ hát dìu dặt Tu tè chí dù mưng, rồi dìu nhau vào các hốc đá tiếp tục cuộc tình đắm đuối cho đến tối mịt… Mới trưa chợ đã vãn. Không gì bộc lộ rõ rệt đời sống của người dân bằng cái chợ… (Nguyên Ngọc. “Trở Lại Mèo Vạc”).
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng “buông một tiếng thở dài” tương tự khi bước chân đến cái cao nguyên đá dựng này: “Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…”
Những sản phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư “nhìn” được ở chợ Hà Giang hồi mười năm trước (“nụm nịu một hai nải chuối, co ro vài ba bó củi”) hay hình ảnh những em bé H’Mong đang ngồi vật vạ (bên mấy mớ rau rừng) ngày nay giúp cho kẻ ở miền xuôi “hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…” của đồng bào nơi mạn ngược.
Vấn đề của họ cũng không chỉ giới hạn vào “nồi cơm” hay “căn bếp.” Những cuộc nổi dậy liên tiếp (vào những năm 2001, 2004, và 2011) cho thấy sự bất ổn và khủng hoảng trầm trọng trong cuộc sống của người dân bản địa tại Việt Nam, ở rất nhiều nơi.
Phóng viên Thanh Trúc (RFA) tường thuật: “Từ một thập niên trở lại đây, vì thường xuyên bị sách nhiễu và gây khó dễ trong cuộc sống, nhiều người H’mong, phần lớn đi đạo Tin Lành và thường tụ họp để thờ phượng Chúa như họ kể, từ Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang… vượt biên giới sang Lào rồi tìm đường sang Thái Lan xin tị nạn.”
Kể từ “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng”, cho đến khi xẩy ra cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt – Trung (Sino -Vietnamese War) nhà đương cuộc Hà Nội – dường như – không hề có bất cứ một dự án hay hành động thiết thực nào để để giúp đỡ người H’Mong cả.
Hệ quả, hay hậu quả, nhãn tiền: “Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc.” (Lý Hồng Xuân. Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn. NXB Văn Nghệ: California 2000).
Thêm gần nửa thế kỷ đã qua, và những “chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” – xem chừng – mỗi lúc một thêm tệ hại. Người H’Mong vẫn bị bỏ mặc cho chính quyền địa phương áp bức hay dầy xéo. Công luận đã từng biết đến tên tuổi những quan chức “khét tiếng” ở Hà Giang (Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, Triệu Tài Vinh, Vũ Trọng Lương) và vô số tệ trạng nơi đây.
“Thật sự chưa có con đường ra cho cái cao nguyên đá kỳ dị này” là nguyên văn lời của Nguyên Ngọc, cùng nỗi “ấm ức” của ông:.
Ba mươi năm trước, người H’mông chuyên trồng loại cây đắt giá nhất, kỳ ảo nhất, say đắm nhất trên đời này: cây thuốc phiện.
Bây giờ thuốc phiện bị cấm rồi. Thay bằng cây ngô. Trồng ngô ở đây, thì chết đói.
Trồng thuốc phiện – thì hư hỏng. Hư hỏng cả xã hội.
Làm sao?
Cuộc nổi phỉ và cuộc tiễu phỉ ác liệt năm 1959, với tất cả sự đan chen vô cùng phức tạp của các mưu đồ chính trị lớn và nhỏ, trong nước ngoài nước… đều dính líu chằng chịt đến chuyện trồng cái cây gì trên bụm đất nhỏ xíu còn sót lại giữa các hốc đá nham nhở nơi này.
Trồng cây gì?
Câu hỏi chừng đơn giản vậy mà đẫm máu, mà chi phối khắc nghiệt số phận hàng vạn con người, từng số phận con người, từng chặng đường số phận mỗi con người…
Tôi liều mạng bục ra một câu hỏi kỳ thực vẫn ấm ức từ lâu: Hay trở lại cây thuốc phiện?
“Trở lại” e đã muộn. Bây giờ thì chất gây nghiện có thể chế tạo bằng nhiều thứ hoá chất chứ không nhất thiết phải cần đến nhựa của hoa Anh Túc nữa. Và “xã hội thì hư hỏng” hết rồi. Ma túy đã được vận chuyển (theo đơn vị tấn) đi khắp mọi nơi:
- Hơn 1,1 tấn ma tuý đá bị bắt ở Sài Gòn
- Bắt giữ 1 tấn ma tuý đá ở Nghệ An
- Hong Kong bắt nửa tấn ma túy đá từ Việt Nam
- Bắt hơn 1 tấn ma túy trong đường dây do người Trung Quốc cầm đầu
- Ba năm bắt giữ hơn 20 tấn ma túy
Cái ảo vọng của Tố Hữu về tình hữu nghị (bên ni biên giới là mình/bên kia biên giới cũng tình quê hương) cũng đã tan vỡ từ lâu. Sớm muộn gì thì “bọn bành trướng Bắc Kinh” cũng sẽ “tràn sang” lần nữa thôi, trong khi “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì vẫn cứ tiếp tục xô đẩy người dân về phía kẻ thù!
Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.
Nguyên Ngọc,nhà văn lão thành đáng kính trọng nhất hiện nay ở VN,không chỉ bởi nhân cách tuyệt vời,văn phong đặc biệt của ông nghiêm túc mà vẫn tự do, thoải mái…ông là tấm gương cho hàng ngàn nhà văn trẻ hiện nay đang sống ở VN : bỏ cái cùm đảng chết tiệt đi,lập Hội nhà văn tự do mà vẫn được sự kính trọng của hầu hết mọi người (trừ bọn Công An văn hóa tư tưởng và lũ hề trong Ban Tuyên Giáo Trung Ương thổ tả của cái anh nhà quê Võ văn Thưởng : ếch ngồi cùng đáy giếng với lão già hoang tưởng & ham quyền Trong Lú !)
Bắt tất cả cái đảng của Hồ cho vào cái Lò Tôn của Ng phú Trong là xong hết.