Người Việt không chỉ thích làm thơ, hay làm quan (hoặc cả hai) mà dường như còn rất ưa làm điệp viên nữa cơ. Bởi vậy, hết thế hệ này đến thế hệ khác – gần hai phần ba thế kỷ qua – họ bị nhà nước CHXHCNVN bắt bớ lu bù:
- Nhân Dân (21/01/1960): Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã xử vụ gián điệp. Bọn gián điệp bị đưa ra xét xử gồm năm tên: Nguyễn Hữu Đang, Lưu Thị Yến tức Thụy An, Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.
- RFA: (03/07/2003): Phạm Quế Dương, Trần Khuê và Trần Dũng Tiến sẽ bị truy tố về tội làm gián điệp.
- TTXVN (19/06/2003): Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp.
- Tuổi Trẻ (01/01/2004) : Nguyễn Vũ Bình bị phạt 7 năm tù vì tội gián điệp.
Những nhân vật kể trên đều tham dự vào sinh hoạt của giới truyền thông (và đều nổi tiếng) nên tên tuổi của họ, cùng những phiên toà thượng dẫn, được dư luận hết sức quan tâm. Còn những kẻ vô danh khác, cũng vướng vòng lao lý (vì thứ tội danh hàm hồ tương tự) nhưng không mấy ai biết đến.
Ông Nguyễn Văn Phổ (NVP) là một trong số những người “vô danh” như thế. Thản hoặc, thiên hạ mới nghe đôi ba bạn tù nhắc đến tên ông: “Phổ Gián Ðiệp lầm lì ngồi bên Văn Thợ Mộc. Anh sống trong tù như một ốc đảo, không dính dáng với ai, không chơi với ai. Có người nói anh trước hoạt động trong nội thành, sau mất liên lạc với cấp chỉ huy.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghệ: California, 1997).
“Bác Nguyễn Văn Phổ, con học giả Nguyễn Văn Vĩnh, bạn tù của tôi từ năm 1962, hoạt động quân báo nội thành cho cộng sản hồi chống Pháp. Năm 1955, bác bị vu vạ là gián điệp, bị xử 15 năm tù, nhà cửa, tài sản bị tịch thu hết.
Bác được giảm 5 năm, nhưng lại nằm tù 17 năm, một tháng, một ngày, mới được thả! Ra tù độ 7, 8 năm, tòa bí mật xử lại vụ án, và xác định là tất cả vô tội. Bác được bạn bè rỉ tai cho biết việc xử lại này. Bác đến tòa xin được văn bản tòa minh oan cho bác. Bác đã ở vào tuổi bát tuần, bác chỉ yêu cầu chính quyền trả lại ngôi nhà bị tịch thu trị giá khoảng sáu trăm ngàn đô la Mỹ.
Đơn từ gửi các nơi, năm này sang năm khác, không ai buồn giải quyết. Chúng tôi khuyên bác đưa việc này ra công luận thế giới. Cuối cùng tận năm 1995, bác tới nhà tôi nói một thiếu tướng quân đội tới nhà bác, đưa cho bác 100 triệu (gần 10 ngàn đô la Mỹ). Bác đành bằng lòng cho qua hết: ngôi nhà, đồ đạc, tiền bồi thường 17 năm tù oan. Mọi chuyện êm thấm! (Nguyễn Chí Thiện. “Phùng Cung.” Hỏa Lò. Tiếng Quê Hương & Người Việt: Virginia, 2019).
Theo lời một người bạn tù lâu năm khác thì sự việc – xem ra – cũng rầy rà lắm, chứ chả có “êm thấm” thế đâu:
“Tôi nhớ đến bộ quan áo số bạc mầu của anh Phổ. Tới mái đầu húi cua của Phổ. Tới cái gáo nước bằng tôn hoa thõng một bên tay khi anh đi làm, khi anh về trại. Tôi nhớ câu nói của anh làm nhói lòng tôi: ‘Tôi đi tù năm vợ tôi 33 tuổi. Năm nay vợ tôi 51 tuổi rồi.’
Tôi nhớ ngày tôi đến Thanh Xuân Bắc thăm anh khi cả hai chúng tôi đã được ra tù. Chúng tôi ôm lấy nhau. Câu đầu tiên tôi hỏi anh là hỏi về chị Phổ, người phụ nữ ‘chờ chồng từ năm 33 tuổi đến năm 51 tuổi vẫn chờ đợi và không chịu tuyệt vọng.’
- Chị đâu rồi anh?
- Nhà tôi vào Sài Gòn đi tu rồi.
Quá bất ngờ. Tôi chỉ muốn kêu trời. Hoặc thét lên một tiếng. Nhưng họng tắc nghẹn.
- Chị tu ở đâu. Anh cho tôi địa chỉ. Tôi sắp vào trong ấy. Để tôi đến thăm chị.
Phổ lấy giấy bút. Tôi nhìn theo tay anh: Sư cô Trí Tuệ, Tĩnh xá Tòng Lâm 260 Nguyễn Thị Minh Khai (Xô Viết Nghệ Tĩnh cũ) Quận 3. Thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa tờ giấy cho tôi, anh hỏi:
- Anh có đọc được không?
- Tôi ngơ ngác, không biết anh hỏi gì.
- Mắt tôi không nhìn thấy gì nữa. Tôi viết theo quán tính. Tôi nhận ra anh vì nghe giọng nói của anh.
Tôi khóc. Hôm ấy tôi đã không giữ được nước mắt. Những giọt nước mắt nóng bỏng. Những giọt nước mắt lặn vào trong. Suốt thời gian ở tù, cùng một toán, cùng là tổ trưởng, chưa một lần Phổ nói với tôi vì sao anh phải vào tù, vì sao anh tù lâu đến thế.” (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2015).
Bùi Ngọc Tấn ra khỏi tù năm 1973, hơn ba mươi năm sau, những thắc mắc “vì sao” của ông đã được giải bầy phần nào trong loạt bài phóng sự (“Chuyện Về Một Chiến Sỹ Tình Báo Bị Tù Oan Hơn 17 Năm – Chuyện Buồn Nhưng Có Hậu”) của nhà báo Việt Hằng, đăng làm hai kỳ trên báo Gia đình & Xã hội, số ra ngày 7/8/2005 & 09/08/2005.
Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận:
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Phổ mang toàn bộ tiền dành dụm của gia đình mua thuốc ảnh, máy móc ủng hộ kháng chiến và cùng công nhân theo báo Cứu Quốc lên Chi Nê (Hòa Bình) làm công nhân nhà in. Tháng 1 năm 1948, Cục Tình báo, thuộc Nha Liên lạc, Phủ Thủ tướng (nay là Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng) tuyển Nguyễn Phổ vào mạng lưới tình báo quân đội và đưa về hoạt động nội tuyến với vỏ bọc là thợ làm ảnh kẽm tại nhà in ở Hà Nội.
Tại tổ tình báo ấy có một người bạn mà Nguyễn Phổ từng chơi rất thân là nhà văn Vũ Bằng (*). Nhiệm vụ của tổ là thu thập tin tức chuyển ra chiến khu qua hộp thư giao liên…
Sau ngày giải phóng thủ đô, một trong những nhiệm vụ của ngành công an là bóc gỡ những đường dây gián điệp Pháp, Mỹ cài lại và nhóm tình báo của ông Phổ (do Cục 2 – Bộ Quốc phòng quản lý) cũng bị công an Hà Nội đưa vào tầm ngắm (cũng dễ hiểu vì nhóm này có nhiều người quá nổi tiếng, một nhà văn bị mang tiếng “dinh tê” từ thời kháng chiến, một người lại từng làm nhân viên sở Mỹ).
Vì vậy, sau khi nhà văn Vũ Bằng vào Nam mà ông Phổ ở lại, ngày 29/9/1955, Nguyễn Phổ bị bắt khi đang làm việc ở Nhà in Tiến Bộ. Ngày đó, rất vô tình xưởng sản xuất ở nhà in bị cháy mà lại cháy từ tủ đựng đồ của Nguyễn Phổ. Khám nhà riêng của ông Nguyễn Phổ, người ta thu được máy và những vật liệu in ảnh kẽm. Vậy là với ba tội danh: Làm gián điệp Mỹ, nói xấu chế độ, đốt công xưởng và ăn cắp của công, ông Phổ bị tuyên bố 15 năm tù giam.
Khi mới bị bắt, ông đã kêu oan. Nhưng vào thời đó, chẳng ai chịu nghe lời kêu cứu của một người mắc tội tày trời là làm gián điệp. Còn những người chỉ huy thì không thể đứng ra minh oan cho ông, bởi nếu cứu được ông thì những người đang hoạt động trong lòng địch sẽ lộ. Đây chính là bi kịch của những người làm tình báo.
Mười bảy năm ông bị tù oan là 7 đứa con lần lượt lớn lên trong thiếu thốn và cả sự kỳ thị vì là con của gián điệp, với một lí lịch “đen”, chẳng ai được vào đại học dù học rất giỏi và phải vào đời bằng những con đường nhọc nhằn khác…
Ngày 30/10/1972, ông được trả tự do sau 17 năm 1 tháng 1 ngày ngồi tù, khi đã bước sang tuổi 56… Những năm cuối đời, ông Phổ sống khá lặng lẽ. Các con ông dù phải vào đời bằng những con đường khá chật vật nhưng đều là những công dân tốt. Trong những câu chuyện với các con, ông ít khi nhắc lại chuyện cũ… Bây giờ nhắc lại những chuyện đã qua, các con ông vẫn bảo đời ông là câu chuyện buồn nhưng có hậu và tự động viên nhau rằng sống ở đời này đâu phải ai cũng đều gặp may mắn.
Không riêng gì NVP mà cả đình ông (gần cả chục thành viên) “chín người mười cuộc đời rạn vỡ/ bị ruồng bỏ và bị lưu đầy” – theo như cách diển tả của nhà thơ Phùng Quán. Vậy mà “các con ông vẫn bảo đời ông là câu chuyện buồn nhưng có hậu” được chăng? Sao “cái hậu” thời nay mỏng thế và bạc vậy?
——————-
(*) Chúng tôi cũng có vài trang sổ tay viết về nhà văn Vũ Bằng, cũng xuất bản trong năm 2023, trên diễn đàn này: tuongnangtien.wordpress.com
Đảng cộng sản VC bắt người tù chính trị trong nước nhưng không bao giờ VC thừa nhận là tù chính trị, nhưng giữa chế độ cộng sản và tù chính trị bên nào sẽ đổ trước và bên nào sẽ trường tồn thì câu trả lời là chế độ cộng sản VC sẽ phải sụp đổ bởi người tù chính trị.
Người tù chính trị VN sẽ không bao giờ mờ dần mà hiên ngang hiện diện và tồn tại ngay trong lòng chế độ cộng sản. Bao lâu chế độ cộng sản còn tồn tại thì tù chính trị cũng sẽ đấu tranh song song và tồn tại cho tới khi chế độ sụp đổ.
Nguyễn Phú Trọng có bắt bao nhiêu hay bắt hết lớp già thì lớp trẻ lại tiếp nối. Hết thế hệ này thì thế hệ khác lại đứng lên đấu tranh cho đất nước cho tới khi nào chế độ cộng sản phải sụp đổ. Trọng không sống và tồn tại lâu hơn tù chính trị. Chế độ sẽ phải sụp đổ để những người tù chính trị vươn lên và đây là con đường sáng và tất yếu của dân tộc và đất nước VN.
Đảng cộng sản chỉ làm “cách mạng” cho chúng và cho ngoại bang, không phải cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Họ lừa dối với tất cả mọi người. Họ giết dân; họ bỏ tù người làm chính trị; họ cướp nước; họ bán dân… Không một tội ác nào đảng cộng sản không dùng tới với dân tộc VN.
Hiện có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và hàng triệu người dân VN đang tù ngay tại chính quê hương đất nước của mình. Cộng sản có thể bỏ tù cả nước nhưng không thể bỏ tù được ý chí của người tù chính trị VN.
Chế độ cộng sản sẽ không tồn tại mà phải sụp đổ trước mắt người tù.
Since Tưởng Năng Stench là 1 trong những người khóa hòa giải hòa hợp với Đảng . Ngôn ngữ này lung linh hơn, để coi dân hải ngoại có “cảm” được cái thứ này hông
Ai cũng có một quê hương mà người ta tự nhiên thấy phải quay về.
Cái quầng sáng bồn chồn thương nhớ đó
Cứ từng đêm nức nở gọi ta về
Tác giả những câu thơ ấy, nhà thơ Lê Anh Xuân tên thật Ca Lê Hiến, đã mất trước cửa Sài Gòn. Bảy năm sau đó đồng đội của anh đã vào được cái quầng sáng ấy với tư cách người chiến thắng
Ai mún zìa với cái vầng sáng của Lê Anh Xuân nào ?
Việt Cộng là sãn-phẫm của Sa Tăng.
Từ từ ta trở lại thành Người!
Khi “hiến kế” đặc khu kinh tế
Nhưng tôi đặt trọng tâm văn hóa
Nhật Bản – Đại Hàn -Tân Gia Ba
Minh bạch – sạch sẽ – không gian trá!
Kinh tế với tôi là phụ thôi
Và nếu có thể ta lai giống
Dâu Việt Nam không đi xa xôi
Nô lệ tình dục – dâu nhà Tống!
Tất cả rác sẽ chứa trong thùng
Khắp nơi phòng vệ sinh công cộng
Không ô nhiểm không còn vi trùng
Cắt đứt giao dịch với Trung cộng!
Từ từ ta trở lại thành Người
Ra phố sẽ vắng bóng “anh hùng”
Không hoang tưởng đui mù té nổ
Không cuồng Hồ cuồng đảng điên khùng!
Nông Dân Nam Bộ
“Từ từ ta trở lại thành Người”
Lỗi thằng đánh máy, thiếu 2 chữ Cộng Sản
Cả 2 phía đều tranh nhau yêu Đảng
Đặng Sơn Duân: Thời cơ hội qua rồi, khi thua cuộc. Phải chấp nhận thực tế và sống với nó. Tôi chỉ hy vọng! Hy vọng đến lúc nào đó chín muồi họ có thể đặt quốc gia dân tộc lên hàng đầu và hy vọng vào một Việt Nam hùng cường!
Thua và hòa bình, thống nhất đã đến bằng một cách nào đó. Không oán hận, đó là một lịch sử đau buồn, mà dù ở bên nào chắc hẳn không người Việt nào muốn nó từng diễn ra
Nguyễn Thanh Việt: Cá nhân tôi mong muốn rằng, những người Mỹ gốc Việt khi tưởng nhớ quá khứ của mình, cũng nhìn nhận lịch sử dưới con mắt của “phía bên kia”. Những người Mỹ gốc Việt đang tưởng nhớ về những mất mát, những sự ngược đãi mà họ phải gánh chịu, nhưng chính bản thân họ cũng “quên mất” những điều mà họ đã gây ra cho người khác. Và tôi nghĩ rằng chính những người Mỹ gốc Việt đó, những người sống trong tại miền Nam Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề và những hành động của mình tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.
Vậy nên, điều quan trọng ở đây là khi chúng ta ghi nhớ những điều mà “phía bên kia” gây ra cho mình, thì cũng đừng quên những thứ mà mình đã làm đối với họ.”
Kiểu này thì Đảng vưỡn sống mãi mãi lun
Dân hải ngoại nên xì tốp wan tâm tới WTF happened với những thằng/con đảng viên hoặc/và theo Cộng Sản, như Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Văn Phổ hay Lê Đình Kềnh . Phúc ’em, phúc ’em all. Nếu Đảng Phúc them in the arses, well, ta nên ủng hộ Đảng . Lâu lém từ hồi trước 75 tới giờ mới thấy đảng viên bị đền tội . Còn sai hơn nữa nếu kính trọng tụi nó . Xít chó để lâu ngày hổng thành bơ được thì Cộng Sản lâu ngày cũng đ thành trí thức nủi
Unless you believe in this xít “Đối với chính quyền ta không có đối đầu, không “âm mưu lật đổ, chống phá”-Mạc Văn Trang . Nếu thía thì nên đề xuất đổi tên Little Saigon thành Hochiminh II, đường Lê Lợi thành Lê Duẩn, & Trần Hưng Đạo thành Trần Quốc Hoàn . About sêm sêm với tin vào điều trên
Trích tiếp 1 người có văn phong tương tự
“60 năm trước (năm 1964), sau một chuyến công tác vào tuyến lửa Quảng Bình, nhạc sĩ Hoàng Vân cho ra đời ca khúc “Quảng Bình quê ta ơi” và sau đó không lâu, với giọng hát của ca sĩ Kim Oanh và tốp ca nữ, “Quảng Bình quê ta ơi” đã vang lên hùng tráng, thiết tha trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó “Quảng Bình quê ta ơi” lan rộng khắp cả nước đặc biệt là với người dân Quảng Bình … Nếu đất nước có quốc ca là “Tiến quân ca” của Văn Cao thì Quảng Bình có tỉnh ca là “Quảng Bình quê ta ơi” của Hoàng Vân, một bài tỉnh ca được cho là hay nhất … bài hát về một địa phương, trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam
Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ … Hoàng Vân còn có những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng khác như “Hò kéo pháo” được xem là binh chủng ca của những người lính pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm 2000 nhạc sĩ Hoàng Vân đã vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước trao tặng
Sêm xítty language, different outcome
Tôi nghĩ dân mình sẽ welcome!
Bất chợt nhớ ra là ta có
Ba đặc khu kinh tế Việt Nam
Năm hai ngàn mười tám trước đó
Nhưng vì người dân “không an tâm”
Chỉ vì sợ rợ Hồ dâng Tàu!
Tôi nghĩ dân ta không chống đối
Nếu ta hợp đồng Tân Gia Ba
Ký công tra đảo ngọc Phú Quốc
Ngày vinh quang chắc sẽ không xa!
Vân Đồn ta hợp đồng Nhật Bản
Họ sẽ biến thành một hải cảng
Văn minh sạch sẽ hơn Hồng Kông
Có thể hơn cả cảng Thượng Hải!
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Cùng Nam Hàn “công tra hợp tác”
Họ sẽ biến thành cảng Pusan
Sạch sẽ tân tiến là cái chắc!
Ba đặc khu kinh tế Việt Nam
Sẽ hơn cả Thẩm Quyến Trung cộng
Hóa giải khỏi đói nghèo lầm than
Và có nhiều cầu tiêu công cộng!
Tại sao tôi đề nghị như vậy?
Nhật Bản – Nam Hản – Tân Gia Ba
Cả ba đều văn minh sạch sẽ
Họ tử tế hơn Ta – Trung Hoa!
Tân Gia Ba lại gần Phú Quốc
Họ chẳng đang lấn biển là gì
Khánh Hoà, Đại Hàn họ từng ở
Phần Nhật Bản giao họ Vân Đồn
Ta sẽ không lo phần Trung cộng
Trọng lú không cần xây lò tôn
Cả ba quốc gia đều minh bạch
Tôi nghĩ dân mình sẽ welcome!
Nông Dân Nam Bộ
Cũng Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận . Fair Warning: Tớ trích thẳng từ bài này, aka written by Tưởng Năng Stench. Nên nếu có gì, it aint my “văn tài” -or the absence of it. Cho những chiên da chích đùi của Tưởng Năng Stench, none of this xít is mine
“Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Phổ mang toàn bộ tiền dành dụm của gia đình mua thuốc ảnh, máy móc ủng hộ kháng chiến … Cục Tình báo, thuộc Nha Liên lạc, Phủ Thủ tướng (nay là Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng) tuyển Nguyễn Phổ vào mạng lưới tình báo …
Sau ngày giải phóng thủ đô, một trong những nhiệm vụ của ngành công an là bóc gỡ những đường dây gián điệp Pháp, Mỹ cài lại … Các con ông dù phải vào đời bằng những con đường khá chật vật nhưng đều là những công dân tốt. Trong những câu chuyện với các con, ông ít khi nhắc lại chuyện cũ… Bây giờ nhắc lại những chuyện đã qua, các con ông vẫn bảo đời ông là câu chuyện buồn nhưng có hậu”
Nhưng tớ trích 1 “văn tài” mà Tưởng Năng Stench ngưỡng mộ là Nguyên Ngọc thì có đứa nhảy dựng lên như gái ngồi phải cọc
Thế sao không dzìa VN
Thêmế sao dzìa VN đánh cho tụi nó một trận !
Vũ Bằng mà ở lại
với Hồ chí Minh , thì
chắc cuộc đời cũng
giống như Nguyễn
văn Phổ .
Làm “gián điệp” trong
lòng giặc Nguỵ ,sướng
hơn làm gián điệp phục
vụ cho Đảng ta .không biết
lúc nào thì bị Đảng ta trở mặt
cho đi tù vì Đảng ta ưa lẫn lộn
“gián điệp ta” và “gián điệp địch”.
Khi thì “ta”,khi thì “địch”,Đảng ta
ưa nhập nhằng tuân
theo “ý chỉ” của tay
chúa đảng Hồ chí Minh .
Đâu là sự khác biệt?
Cô ca sĩ thanh nhạc miền Bắc
Chê ca sĩ miền Nam thất học
“Mầy có biết ông là ai không?”
Lời người Bắc Kỳ bên thắng cuộc!
Đó không là khác biệt Bắc Nam
Mà đó chính là sự khác biệt
Giữa Bắc năm tư và bảy lăm
Đang hủy diệt giống nòi Lạc Việt!
Nông Dân Nam Bộ
Tao biết rõ tụi mầy là ai!
Tao biết rõ tụi mầy là ai
Một thứ quái thai của thời đại
Một lũ khuyển ưng thứ tay sai
Vô nhân tính rừng rú hoang dại
Hình người biết ăn và làm tình
Bầy đàn lang sói thứ súc sinh
“Tàu lạ” “người lạ” đồ vô loại
Thời đại mọi rợ Hồ Chí Minh!
Nông Dân Nam Bộ
Ông “ba que xỏ lá”
Tôi biết “ông” là ai
“Ông Bắc Kỳ lý luận”
“Ông” là thằng tay sai
Là thứ đồ vô dụng
Biết bố ông nữa là
Tôi biết luôn cả “bác”
Cả họ nhà “Ba Ke”
Ông ba hoa khoá lác
Bắc Trung Nam vùng miền
Nam Trung kỳ cứ gọi
Mọi người nghe tự nhiên
Nhưng Bắc kỳ cấm kỵ
Mỗi khi nghe nổi điên
Vì đâu ông nên nỗi
Cùng là giống Rồng Tiên
Cùng da vàng máu đỏ
“Ông ba ke” bảy lăm
Ông rước giặc ngoại xâm
Ông điêu ngoa xảo trá
Ông gieo rắc hờn căm
Ông “Ba Que Xỏ Lá”
Ông chơi cha chó má!
Và hơn thế nữa – trên tất cả
Thằng anh cả ôn dịch thổ tả
“Bắc Kỳ lý luận” tổng bí thư
Đồ mẹ rượt đui mù té nổ!
Nông Dân Nam Bộ
Có bao giờ như thời rợ Hồ?
Từ Bắc chí Nam tràn ngập nước
Ngay cả ở những vùng miền cao
Thất Sơn Bảy Núi – vùng sơn cước
Không chừa bất cứ thành phố nào!
Không mưa thành phố vẫn ngập nước
Đất nước ta có như bây giờ
Kể từ xa xưa mới lập quốc
Có bao giờ như thời rợ Hồ?
Người Hà Nội ngập nước lụt lội
Nhưng khát nước thiếu nước tiêu dùng
Vì đâu nước mình ra nông nỗi
Điêu linh thống khổ đến tận cùng!
Nông Dân Nam Bộ
Bất công – áp bức – dã man!
Nhân Quả – Vô Thường như định luật
Hư ảo – huyền bí, thuộc Tâm Linh
Nhưng đó lại là chuyện có thật
Có thật, hiển hiện rõ – vô hình
Gia tộc nhà Nguyễn vẫn còn đó
Nhứt là ở ông vua cuối cùng
Nào lâu đài hoàng triều cương thổ
Nào biệt phủ cung điện hoàng thành
Rồi đây tới phiên bọn cộng sản
Lũ đồ tể bầy đàn Ba Đình
Bao đời con người vẫn mê sảng
Lòng tham không đáy mãi vô minh
Ăn thịt bò dát vàng rắc muối
Giá bằng cả năm lương công nhân
Hàng năm vào đầu mùa giáp hạt
Nông dân không có gì để ăn
Có những điều chướng tai gai mắt
Có người thương Bảo Đại cuối đời
Thèm ăn một tô bún bò Huế
Có người thương hoàng hậu Nam Phương
Sống trong lâu đài trên đất Pháp
Không biết bà ta giàu cỡ nào
Tầm cỡ như gia đình “Chú Hỏa”
Cũng không ngang hàng Nguyễn Hữu Hào
Giàu bậc nhất Nam Kỳ – Huyện Sỹ
Nhì Phương – tam Xường mới tới Hỏa
Huyện Sỹ là ông ngoại Nam Phương
Trong khi người dân chạy từng bữa
Một khoa bảng sống trong nghèo nàn
Có làm cho bạn thấy bàng hoàng
Có lòng thương cảm nhà cách mạng
Không tiền chữa bịnh như Cụ Phan?
Nguyễn Tường Tam mới mười chín tuổi
Từ Bắc vô Nam dự đám tang
Nguyễn Khoa Nam trước khi tuẩn tiết
Đi vào bịnh viện thăm thương binh
Dân ngu khu đen đang rên xiết
Mất đất mất nhà ai cũng biết
Bao nhiêu dân đen đang lầm than
Bao lâu rồi lang thang lết thết?
Bất công – áp bức – dã man!
Nông Dân Nam Bộ
Vô cảm – ngậm câm – cúi đầu!
Vì đâu nước mình ra nông nỗi
Điêu linh thống khổ đến tận cùng?
Tất cả chúng ta đều có lỗi
Với bậc tiền nhân từ Vua Hùng
Với cả những người nằm trong mã
Thế hệ tuổi trẻ hiện bây giờ
Thế hệ chưa sanh ra kể cả
Ta để lũ “cờ lờ mờ vờ”
Lũ Ba Đình ôn dịch thổ tả
Rước kẻ thù truyền kiếp giặc Tàu
Ta hèn hạ sợ hãi nhục nhã
Vô cảm – ngậm câm – cúi đầu!
Nông Dân Nam Bộ