S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Kẻ sỹ Nam Kỳ & ván bài lật ngửa

14

Tác giả của bộ phim Ván Bài Lật Ngửa, ông Trần Bạch Đằng (nguyên Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, sinh ngày 15/07/1926 và từ trần hôm 16/04/ 2007). Hơn 10 năm sau nhiều vị trí thức ở Thành Phố Hồ Chí Minh Quang Vinh vẫn tụ tập nhau lại để vinh danh ông là Kẻ Sĩ Nam Bộ bằng một tác phẩm cùng tên, dầy đến 400 trang do nhà Khoa Học Xã Hội xuất bản.

Báo Lao Động cho biết thêm chi tiết: “Nhóm chủ biên đã nhận được sự cộng tác của hơn 50 người từng có thời gian gắn bó với ông Trần Bạch Đằng để hình thành nên cuốn sách này.”

Thiệt là tình nghĩa và trang trọng hết biết luôn!

Chỉ có điều đáng tiếc là công trình trước tác đồ sộ này không có người mua, và cũng không được bao cấp (như Tuyển Tập Nông Đức Mạnh hay Tuyển Tập Nguyễn Phú Trọng, Tuyển Tập Đỗ Mười …) nên “các tác giả có bài viết trong tác phẩm sẽ được trả nhuận bút bằng sách ” –  theo như nguyên văn lời tâm sự của T.S Quách Thu Nguyệt (thành viên của ban biên tâp) trên báo Phụ Nữ, đọc được vào hôm 22 tháng 7 vừa qua.

Thiệt là một “tâm sự” não lòng. Ấy thế mà vẫn còn có chuyện não nề hơn, cũng liên quan đến Trần Bạch Đằng và một “kẻ sĩ” khác (cùng gốc gác Nam Kỳ) theo lời kể của nhà báo Lê Đức Dục :

Năm 1997, trên báo Tuổi Trẻ Chủ nhật (nay là Tuổi Trẻ cuối tuần) có đăng bài báo của ông Trần Bạch Đằng (Tư Ánh), có tựa “Kẻ sĩ Gia Định”. Tôi nhớ mãi bài báo ấy vì ông Trần Bạch Đằng có kể câu chuyện về một kẻ sĩ của Sài Gòn bấy giờ là cụ Lưu Văn Lang – kỹ sư bản xứ đầu tiên của người Việt (các bạn cứ “gúc” Lưu Văn Lang thì biết cụ Lang tầm cỡ như thế nào với miền Nam thuở trước).

Ông Tư Ánh kể năm 1967, nghe tin cụ Lang mệt nặng, khu ủy Sài Gòn cử ông Đặng Xuân Phong (sau này là thượng tá – đã mất) đến thăm và báo cáo tình hình kháng chiến với cụ Lưu Văn Lang và xin ý kiến của cụ về thời cuộc. Vì hoạt động bí mật, gặp từ khuya, xong còn tìm đường lên cứ, nên anh Phong kể xong hỏi cụ chỉ giáo gì không, nghe xong cụ nói “Mấy anh làm tốt rồi, nhưng coi chừng Trung Cộng”.

Thế là dù đã đến giờ giao liên đón, nhưng anh Phong vẫn ngồi lại giải thích cho cụ là TQ đang giúp cho cuộc chiến chúng ta này nọ, viện trợ này kia, bla bla… Mong cụ Lang hiểu được tình hình hữu nghị, vì biết tiếng nói của một trí thức lớn như cụ ảnh hưởng rất lớn đến phong trào…

Và sau một hồi giải thích, người giao liên phát tín hiệu phải lên đường, không thể muộn hơn, anh Phong nghĩ chắc cụ Lang đã “thấm nhuần” nên chào từ biệt cụ. Bước ra tới cửa, anh quay lui bên cụ lễ phép: Dạ cụ chỉ giáo gì thêm không ạ. Cụ Lang chỉ buông đúng cái câu lúc nãy: “Coi chừng Trung Cộng”! Anh cán bộ Phong, chắc nói theo kiểu chừ là bó tay, nhưng ông Trần Bạch Đằng cực kỳ đắc ý với chi tiết này và cảm khái: Kẻ sĩ Gia Định là như thế đó!                              

Tôi thiệt không hiểu rõ “như thế đó” là “như làm sao” nên làm theo lời khuyên của tác giả Lê Đức Dục (“các bạn cứ ‘gúc’ Lưu Văn Lang thì biết cụ Lang tầm cỡ như thế nào với miền Nam thuở trước”) và biết thêm được ba điều bốn chuyện, cũng hơi thú vị :

   Lưu Văn Lang (18801969) là kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Ông là một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20…Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông được vua Bảo Đại mời ra tham gia nội các Trần Trọng Kim để giữ chức bộ trưởng Công Chánh, ông đã từ chối để thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền mà ông cho là chỉ là một công cụ của người Nhật…

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông tham gia sáng lập phong trào Hòa Bình đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước, được cử làm chủ tịch danh dự. Tháng 11 năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giam ông cùng một số trí thức lãnh đạo phong trào. Một thời gian ngắn sau đó, chính quyền phải trả tự do cho ông vì áp lực của dân chúng và thiếu bằng chứng buộc tội… Tháng 7 năm 1955, một lần nữa ông cùng Phong trào Hòa bình kêu gọi thi hành tổng tuyển cử.

Phong trào bị đàn áp mãnh liệt, nhiều trí thức bị bắt giam, giáo sư Nguyễn Thị Diệu bị ám sát dã man, Phong trào bị chính quyền giải tán. Kỹ sư Lưu Văn Lang tuy không bị bắt giam, nhưng bị chính quyền quản thúc chặt chẽ cho đến tận năm 1958. Thời gian sau đó cho đến tận cuối đời, tuy không trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị nữa, nhưng kỹ sư Lưu Văn Lang vẫn có những liên hệ bí mật với Ban Trí vận Trung ương Cục miền Nam và thường xuyên phổ biến các văn kiện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ngay giữa Sài Gòn…

 

Té ra ông kỹ sư là một cán bộ cộng sản nằm vùng nên tuy suốt đời người sống ở miền Nam nhưng luôn hướng vọng về một ông “Bác Kính Yêu,” ở tuốt luốt bên kia vỹ tuyến:

“Bác tự nguyện nhận mình chỉ nêu ra được có tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao Chủ tịch. Được lãnh tụ ráo riết giáo dục, (điều lệ thêm câu ‘lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam’, điện đảng gửi Đảng Cộng sản Trung Quốc viết Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Đảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Đông v.v… Từ 1951, tuần nào báo Nhân Dân cũng có vài mẩu tin của CB (tức Cụ Hồ) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Trung Quốc… dần dà đảng viên cộng sản Việt Nam lại tìm ra chỗ để tự hào: được làm em của hai nước vĩ đại, Liên Xô anh cả, Trung Quốc anh hai. (Trần Đĩnh. Đèn Cù I. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Lưu Văn Lang cương quyết theo bác Hồ. Bác lại “nguyện học tập Đảng Cộng Sản Trung Quốc” rồi “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” và chưa bao giờ giấu giếm bất cứ ai về ý nguyện của mình. Bác chơi bài ngửa mà. Chú Tố Hữu cũng đã lớn tiếng xác định thay cho Bác :

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt!

Thế mà đến lúc lâm chung ông kỹ sư miền Nam lại trăn trối lại rằng: “Coi chừng Trung Cộng.”

Thế nà thế lào?

Suốt đời Lưu Văn Lang và Trần Bạch Đằng đều quyết tâm đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào để dọn đường cho Tầu vào đất Việt. Đến khi “nhiệm vụ hoàn thành một cách vẻ vang” rồi thì ông này lại vô cùng “cực kỳ đắc ý” và  “cảm khái” về sự “đốn ngộ” của ông kia, vào phút lâm chung: “Coi chừng Trung Cộng.”

Sao lại ra nông nỗi thế, hả Trời!

Đến ngay cả một người ngoại quốc (Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper) khi mới chân ướt chân ráo đến VN mà còn biết chuyện Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán từ vài ngàn năm trước, vậy mà hai “kẻ sỹ” của đất Nam Kỳ mãi cho đến cuối đời mới ngộ ra cái chuyện phải … “coi chừng Trung Cộng.” Tui thiệt đến là bó tay.com luôn với cả hai cha. Cỡ thường dân Nam Bộ (như tui) cũng không đến nỗi ngu kỹ và ngu lâu tới vậy!

14 BÌNH LUẬN

  1. LUẬN VỀ KẼ SĨ

    Ông nội của ông đồ Tấn xóm tôi với ba của ông Lang Công-chánh (Lưu Văn Lang) là hai anh em cô cậu, cho nên ông đồ Tấn gọi ông Lang là cậu họ. Ông Tấn học vừa đậu xong le bac là bỏ đi hoạt động cùng với cậu Lang. Năm 1981, ông Tấn được bầu vào hội đồng nhân dân quận, ủy viên dự khuyết trên Thành. Tết, ông mở cái sạp nhỏ viết chữ Nho bán cho vui, mời nhiều bạn già tới khao trà trò truyện cho qua ngày…

    Lúc này, đảng chửi Trung cộng là bọn khốn nạn bá quyền bành trướng, nói tiếng Hán Việt cũng bị chỉ trích, nhà hộ sanh còn phải đổi thành “xưởng đẻ” cho vừa lòng đảng, chứ đừng nói gì đến viết chữ Tàu bán chữ ….Cho nên chuyện ông Tấn bày án mực viết chữ Tàu bán công khai được coi là kinh khủng, không quyền uy bất thành văn tự.

    Ông đồ Tấn mê cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí & rất ghét Nguyễn Hữu Chỉnh

    Tôi cũng mê đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

    Năm 1981, dân xóm tôi bị đánh tư sản te tua, ai không phải công nhân viên chức nhà nước hay thuộc gia đình có công với giặc cộng thì coi như bị lấy nhà..

    Gia đình tôi nhà rộng, lại có người di tản nên chắc chắn nay mai sẽ bị lấy nhà…Chúng tôi đoán chắc là trong mấy ngày Tết là gia đình chúng tôi bị đuổi về vùng Kinh tế mới

    Buồn bực trong lòng, tôi mới đến sạp của ông đồ Tấn coi giải khuây

    Lúc đó ông Đồ Tấn đang kỵ cọ kỹ lưỡng viết chữ “SĨ”

    Tôi hỏi tại sao chữ “Sĩ” lại gồm chữ Thập với nét Nhất, ông Đồ Tấn trả lời, ” Tại vì người xưa quan niệm kẻ SĨ là kẻ học một mà biết mười ”

    Tôi mới hỏi, “Thưa Thầy, như vậy kẻ SĨ là kẻ chỉ học giỏi, nhân cách không cần tính? Thí dụ như Nguyễn Hữu Chỉnh, tài ba học rộng, học một biết mười, chẳng ai sánh kịp, cũng có thể gọi là kể SĨ được không?”

    Ông Đồ Tấn nhảy đỏm lên cãi : ” Anh cứ nói giỡn chơi hoài, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân cách hèn hạ, dân Bắc Hà xưa căm ghét Chỉnh dẫn quân Tây sơn về dầy xéo phá nát Thăng Long , người như Chỉnh đâu thể gọi là kẻ SĨ?”

    Tôi mới bảo: ” Thưa thầy, Chỉnh dẫn quân Tây Sơn về giầy xéo đất Thăng Long, dân Bắc Hà căm ghét đến tận cùng ghi vào sử thì được, con hạng người như các thầy, mở cửa ngõ chính trị để giặc Cộng kéo vào dầy xéo cho Quốc gia tan nát, người mất nhà, kể chết đói, thế thì có thể gọi là kẻ SĨ không? Dân Quốc gia có quyền hận những người như Thầy, rước voi về giầy mã tổ như Thầy, đến muôn kiếp, rồi ghi vào sử không? Hay chỉ có dân Bắc Hà ngày xưa mới được quyền làm thế?”

    Ông đồ Tấn biết mình bị hớ nên tối xầm mặt lại.

    Tôi uống xong ngụm trà ông Đồ Tấn rót mời trước đó rồi bỏ đi…

    HỂ AI TRUNG THÀNH VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA, TRUNG THÀNH VỚI NGỌN CỜ VÀNG, HẬU THẾ QUỐC DÂN SAU NÀY SẼ BẢO NGƯỜI ĐÓ LÀ KẺ SĨ !

  2. Kẻ sĩ, trí thức là gì?

    Ngày xưa gọi là kẻ sĩ, hoặc sĩ phu hoặc học trò. Nói tóm lại là người đi học có đọc sách Thánh Hiền. Trí thức, intellectual, ngày nay theo định nghĩa của Tây phương cũng là người có học thức learning, education, có đọc nhiều sách có kiến thức knowledge vậy thôi.

    Đối với Tây phương, đặc tính của người trí thức là luôn đứng về phía chân lý, sự thật, công bình lẽ phải. Nhiều người VN cho rằng đặc tính của trí thức là PHẢN BIỆN. Nghĩa là dùng lý luận phản bác lại điều gì đó. Suy nghĩ này không sai nhưng nó chỉ nói về mặt hình thức rất nông cạn. Cũng như nói tiền mang lại hạnh phúc cho con người, một câu nói không sai nhưng nông cạn. Tại sao?

    Rất dễ hiểu, là vì một thằng ngang ba làng không cãi lại. Mặt trận phản biện cũng chính do VC đặt ra nhằm mục đích người người tranh cãi nhà nhà cãi nhau cho… dzui. Ha ha ha ! VC dư biết là ở đời con gà ghét tiếng gáy. Mít đặc ngu quá. Ha ha ha !

  3. Nhiều người nóng quá, chưa chi đã chê VC, mới cai trị dân chưa đủ 50 năm mà. Đây này, mới đọc tin tức của VC đây này: – Giải pháp để cán bộ “không thể, không dám, không muốn tham nhũng” –

    Như thế có gì để không tin? Đã “không thể” thì có muốn, hay dám tham nhũng hay không cũng vậy. Đừng nói là ‘ngu’ truyền kiếp nhá!

    • Tiếc rằng tên cán bộ giỏi “không thể” này sinh không cùng thời với Hồ Chí Minh, chứ nếu sinh cùng thời với HCM cứ cho nó làm thầy của HCM thì bây giờ bọn VC đâu có phải trường kỳ chống tham nhũng!

  4. Chả cứ gì người miền Nam ở xa, người miền Bắc cũng có nhiều người bị Cộng sản, bị Hồ Chí Minh lừa tuốt. Giầu có đến như bà Năm Cát Hanh Long, đóng góp tài sản, nuôi bọn Việt Cộng, rồi cuối cùng bị chính bọn nó, chính Hồ Chí Minh vu oan giá hoạ, rồi bị giết.

    Chuyện bà Năm Cát Hanh Long ở Wikipedia:

    “Nguyễn Thị Năm (1906 – 9 tháng 7 năm 1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội[1]), là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn[2]

    Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng.[3] ”

    Cha nội TNT này như thế là giỏi đó: “Cỡ thường dân Nam Bộ (như tui) cũng không đến nỗi ngu kỹ và ngu lâu tới vậy!” (TNT)

  5. Tàu Cộng có 2 tuyệt-chiêu:
    Cháo lú và sinh-tữ-phù.
    Hàng ngày có chuyên-cơ chỡ cháo lú từ Bắc Kinh sang Ba Đình-Hà Nội.
    Cháo này là đễ cấp-phát cho trung-ương đãng, mỗi ũy-viên trung-ương được cấp một tô.
    Nguyễn Phú Trọng nghiện cháo này nên xin Bắc Kinh đặc-cách cấp thêm 2 tô mỗi ngày.
    Trường-hợp ũy-viên trung-ương mà chê cháo lú thì bị Bắc Kinh cây sinh-tữ-phù như: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang…vv .
    Cái đám Lang Đằng này chắc-chắn đã sơi cháo lú hơi bị nhiều.

  6. “Trí thức thua cục cứt!”,nói như thế quá đáng ! Thôi thì ,nói như thế nầy dễ nghe: Trí thưc thua thằng và con quăng-lưu đạn cả ! Cụ thể ,có con đường nào to hơn đường Vỏ-thị Sáu( soán vai cả một ông Vua dưng nươc Gia Long). Chẳng trách bây giờ ăn cướp nhiều hơn Dân lương thiên! Hoc hanh làm gì cho đơi mỏi mêt!.Hảy cứ nhìn Trường Đai Saigon ở đường Nguyễn Trải (q 1) và Tru Sở “Vì Dân” của Công An Thành Hồ bên canh đó, thì biết !. Một bên ,như chuông bò-chuồng lơn.Môt bên “ha2oanh tráng” hết cở thơ môc!
    Môt bên học hết sách, thi không đâu. Một bên đếch cần học, mà lương cao!

  7. Câu hay nhất trong bài viết này là:
    “Cỡ thường dân Nam Bộ (như tui) [Tưởng Năng Tiến] cũng không đến nỗi ngu kỹ và ngu lâu tới vậy!

  8. “Tháng 11 năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giam ông cùng một số trí thức lãnh đạo phong trào”

    See, với những “thành tích” dư thía lày, ông ta có thỉa làm Tưởng Năng Tiến kính phục, và tớ đoán các chiên da chích đùi cho Tưởng Năng Tiến thấy chủ kính phục thì mình cũng nhứt bộ nhứt bái

    Just count me the Phúc out

    Tưởng Năng Tiến chắc “bị” bắt lính như Phạm Thanh Nghiên “đã phải” bỏ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa để ra đi

  9. “ông được vua Bảo Đại mời ra tham gia nội các Trần Trọng Kim để giữ chức bộ trưởng Công Chánh, ông đã từ chối để thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền mà ông cho là chỉ là một công cụ của người Nhật”

    Và có nên ngạc nhiên không khi “Cụ Lang chỉ buông đúng cái câu lúc nãy: “Coi chừng Trung Cộng””

    Cái này dân Việt bi giờ gọi là “ngu lâu dốt bền”

    Người ta thường trước khi chết thường nói lời khôn ngoan . Ông này là 1 exception

    • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu
      1 tỷ hán cẩu không bằng 1 người Việt Nam
      Nguyen Do 16/02/2024 at 2:04 pm
      Nguyên văn
montaukmosquito 16/02/2024 at 1:25 pm
Hận thù nhiều quá nên chả học được cái gì cả . Bảo sao … Nói học Phan Chu Trinh, mà làm thì cứ như nhét xít vào mồm
      Té ra, người này hiểu “học Phan Chu Trinh” là vậy?
Người Pháp sang ta đem theo những tiến bộ mọi mặt của văn minh công nghiệp. Khi đó, chúng ta chỉ là văn minh nông nghiệp, cần học và phải chọn những gì cần học,

      Thật khó dạy người này

  10. Có thiệt như vậy không?
    TBD chắc như cùi bắp là cụ Lang hổng có lãng trí. Tuổi của cụ trước khi xuống lỗ thì dementia nó nhai hết mẹ đậu hủ rồi bạn mình ơi! Mười tui hầu chuyện với mấy tay như vậy nhiều rồi. Ngồi nghe nhưng hổng có nghe gì ráo. Đến khi “phát biểu” thì chỉ lặp lại cái mà mấy chả nói trước đó…5 phút, có bù giờ thì cũng vậy thôi. Tổ sư của ngành…lú Nam Kỳ là Tôn Đức Thắng, sau 1975. Nói láo…bà bắn, hai thằng VC dìu khứa đọc diễn văn mà lưỡi lòi đụng micro luôn. Einstein…lục tỉnh!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên