S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đua xe giữa mùa xuân Tây Bắc

12

Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban:

“Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”

Thảo nào mà hằng năm vẫn có Lễ Hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Xên Mường, theo Wikipedia) “được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban nở trắng  núi rừng.” Chỉ có điều hơi đáng tiếc là giữa không gian thi vị và thơ mộng như thế mà Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch (tỉnh Điện Biên) lại tổ chức đua xe nên ngó cũng thấy hơi kỳ.

Báo Công An Nhân Dân cho biết:

“Đây là lần thứ 3 cuộc thi này được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Hoa ban nhằm tái hiện lại hình ảnh những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Ngoài ra, chiếc xe đạp thồ còn là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc, quyết tâm giành độc lập, tự do cho đất nước.”

Chỉ “hơi kỳ” thôi thì bỏ qua đi. Chuyện nhỏ mà. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn cần phải đặt ra là thế cái Nhà Nước CHXHVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) đã đãi ngộ “những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” ra sao?      

Trận chiến này kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 nhưng mãi đến hơn 60 mươi năm sau, nhà đương cuộc Hà Nội mới ban hành Quyết định 49/2015/QĐ -TTg – ký ngày 14 tháng 10 năm 2015 – về chính sách đối với dân công hỏa tuyến (tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế) như sau:

Chế độ trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một ln được ấn định theo các mốc thi gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến (trường hợp có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn) cụ thể như sau:

  1. a) Dưới 01 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng;
  2. b) Đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng;
  3. c) Từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3.500.000 đồng.

Má ơi! Sao “tham gia làm nhiệm vụ quốc tế” mà chỉ được trợ cấp có một lần thôi (và ít xịt vậy Trời) dù tuyệt đại đa số những người trong cuộc đều đã qua tuối 80, hoặc đã chết hết trơn rồi?

Người tuy đã chôn sâu (hay nói theo ngôn từ cách mạng là đã đi vào lịch sử) nhưng mấy cái xe thồ thì chưa. Thỉnh thoảng, thiên hạ vẫn thấy chúng xuất hiện trên đường phố ở khắp ba miền. Tuy chủ nhân không còn phải thồ lương thực/súng đạn như xưa nhưng trách nhiệm thì vẫn nặng nề, đường thì vẫn dài lê thê, và (e) sẽ không có điểm dừng:

Qua một bài phóng sự ngắn (“Thương Cảnh Mẹ Đạp Xe 50 KM Đưa Con Đến Trường”) phóng viên Q. Chiến cho biết thêm nhiều tình tiết về cách mưu sinh cọc cạch, và nhọc nhằn, này: 

Đã 3 năm nay, bất kể mưa hay nắng, người mẹ tóc đã bạc ấy vẫn hằng ngày đạp xe 50 km đi về, đưa con đến trường rồi sau đó cùng đứa con gái bệnh tật đi nhặt ve chai mưu sinh. Quê ở Kiên Giang, lên thành phố kiếm sống rồi bị chồng bỏ từ khi mang thai đứa con thứ 2, hằng ngày bà Nguyễn Thị Mai (53 tuổi) đều đạp xe đưa con gái nhỏ đi học miễn phí cùng với đứa con gái bị bại não. Hiện mẹ con bà đang trọ ở quận 2, TP HCM.

Để cho con gái nhỏ, bé Khưu Thị Huỳnh Giao (9 tuổi) được đi học trường tình thương Ánh Sáng (quận 3, TP HCM) đã 3 năm nay bà Nguyễn Thị Mai phải đạp xe từ đường Nguyễn Thị Định, quận 2 sang đường Tú Xương, quận 3. Từ 5 giờ sáng, bà Mai đã dậy sớm khăn gói đưa con đến trường.

 Cuộc mưu sinh cùng cực bằng chiếc xe thồ và sức chịu đựng vô song của những người trong cuộc nhắc nhớ đến những kỳ tích của những dân quân hoả tuyến, hồi giữa thế kỷ trước – theo tường thuật của Vietnamnet:

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng gần 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 đến 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao.

Xe đạp thồ là một phương tiện linh hoạt nó có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của các phương tiện khác. Mỗi chiếc xe thồ có thể chở trung bình từ 80kg đến 100kg tương đương với sức mang của 5 người. Nhiều xe thồ đến hơn 200 kg, đặc biệt có những xe thồ đến hơn 300 kg.

Các học giả nước ngoài nói rằng, chưa ở đâu có như ở Việt Nam, khi sử dụng một lượng lớn xe đạp thồ – một phương tiện đơn giản trở thành phương tiện vận tải hữu hiệu. Họ đã đánh giá rất cao chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Việt Nam đã huy động được mọi sức mạnh, huy động mọi lực lượng, huy động mọi yếu tố, phát huy mọi sáng kiến để phục vụ cuộc kháng chiến cho nên Việt Nam giành thắng lợi là tất yếu. 

Hơn nửa thế kỷ sau – sau khi Việt Nam đã dành thắng lợi – nhiều bà mẹ tả tơi vẫn nhẫn nại chở con theo đi nhặt ve chai, nhiều ông bố khốn cùng vẫn đèo con cùng với thùng kem bán dạo, và không ít những đứa trẻ bẩm sinh dị tật vẫn chưa bao giờ được nhà nước hiện hành nhìn nhõi đến. Cái đất nước này “đã huy động được mọi sức mạnh, huy động mọi lực lượng, huy động mọi yếu tố, phát huy mọi sáng kiến để phục vụ cuộc kháng chiến” và “dành thắng lợi” cho ai?

Đã thế, hằng năm vẫn “sôi nổi tổ chức đua xe đạp thồ” để làm gì vậy chứ? Ăn mày dĩ vãng như thế liệu có “nuôi” được hiện tại không?

Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám Đốc Sở Văn Hóa Thể thao Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: “Ban tổ chức mong muốn qua cuộc thi này giúp người dân hiểu về công tác hậu cần đưa lương thực từ hậu phương đến tiền tuyến, góp phần rất lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Đây là hoạt động trải nghiệm tốt để thế hệ học sinh, bộ đội tân binh cảm nhận được sự gian nan, vất vả của ông cha trong kháng chiến cứu nước, giáo dục ý thức trách nhiệm của thanh niên với quê hương, đất nước.”

Thế cái nhà nước hiện nay có chút “ý thức trách nhiệm” nào đối với dân không?

12 BÌNH LUẬN

  1. Da Màu đăng bài Cung Tích Biền về Phạm Duy

    “Ông cỡi-hạc-ra-đi đã nhiều năm”

    Uh, Phạm Duy chống gậy chớ hổng có cưỡi hạc

  2. Bây giờ còn có cán bộ VC nào đạp xe đạp? Chỉ nghe thấy “giai cấp công nhân” lên làm lãnh đạo tham nhũng, bóc lột người dân tiền tỷ. Lỗi tại vì học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ quá đà?

  3. “Đã 3 năm nay, bất kể mưa hay nắng, người mẹ tóc đã bạc ấy vẫn hằng ngày đạp xe 50 km đi về “. Trích.

    Úy Trời, người phụ nữ lớn tuổi phải đạp xe 50km hay 32 miles mỗi ngày ! Vô cùng thán phục !

    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời Cộng sản mà thương dân mình !

    • “Tượng Mẹ & Tượng Bác ” – Tác Giả:Tưởng Năng Tiến

      ” Tiế́n sĩ Trần Đăng Tuấn đã báo động rồi: “Khi bạn lên vùng cao, bế các cháu bé bé lên, sẽ thấy chúng nhẹ bỗng.”

      “Sao kỳ vậy?

      “Kỳ khỉ gì. Tụi nhỏ “nhẹ bỗng” vì chúng đói quá thôi! Kể từ khi “bộ đội giải phóng đánh thắng giặc Mỹ” thì người dân ở những vùng cao vẫn phải ăn mèng méng, củ mài, rau rác, hay chuột, nhái thay cơm. Làm gì còn có gạo (“ngàn cân”) để gửi ra chiến trường, như hồi đó nữa.

      “Đói rách là tình trạng phổ biến đối với tất cả mọi sắc dân bản địa ở những vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng ” .

      • Đọc tin bè lũ CS Hà nội tiếp tục xây dựng thêm tượng đài kỷ niệm thời kỳ làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc ” ! :

        2/1/2024- Hôm 2 Tháng Giêng, tỉnh Cà Mau đã cho khởi công xây dựng cụm tượng đài kỷ niệm “Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954,” với kinh phí hơn 176 tỷ đồng ($7.2 triệu).

        Theo báo Dân Trí, cụm công trình được xây dựng trên diện tích hơn 10 hécta tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, bao gồm các hạng mục như: tượng đài, sàn khu vực tượng đài và tổ chức sự kiện, cầu cạn, đường giao thông đấu nối vào tượng đài, bãi đậu xe, hệ thống hạ tầng kỹ thuật… Trong đó, hình tượng đài là cách điệu chiếc tàu dài 25 mét, cao 10.5 mét, rộng 8.5 mét làm bằng đá granite. Công trình dự kiến hoàn thành vào Tháng Mười Một tới. Đáng nói là khoản tiền $7.2 triệu được chi trong bối cảnh tỉnh Cà Mau bao năm nay vẫn trong tình trạng thiếu trường học, trạm y tế, cầu đường ở nhiều vùng nông thôn nghèo.

  4. Tưởng Năng Tiến, một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng quả danh bất hư truyền .

    “Báo Công An Nhân Dân cho biết:

    “Đây là lần thứ 3 cuộc thi này được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Hoa ban nhằm tái hiện lại hình ảnh những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu”

    Và Tưởng Năng Tiến, một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng quả danh bất hư truyền đã cực kỳ bức xúc khi biết rằng Đảng Cộng Sản của mình đã ít quan tâm tới “những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” theo báo Công An Nhân Dân

    Đề nghị Tưởng Năng Tiến, một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng đã bức xúc khi Đảng Cộng Sản đã không có những đãi ngộ, theo Tưởng Năng Tiến, một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng, không xứng đáng với “những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” theo báo Công An Nhân Dân đứng ra kêu gọi dân Việt khắp năm châu đóng góp tiền của để phụ giúp Đảng trong chiện đền ơn đáp nghĩa “những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” theo báo Công An Nhân Dân . Nếu Tưởng Năng Tiến làm được chiện này, hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu một trong những cây viết chủ lực đáng nể, đáng trọng của người Việt hải ngoại chống Cộng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên