S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cỏ Hôi

28

Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.

Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như  lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.

Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt :

Gần nhà tôi có cụ Lập, hơn bảy chục tuổi, thổi clarinette dàn nhạc cung đình của Bảo Đại, cùng dàn nhạc theo cách mạng, đánh Pháp rồi tập kết ra Bắc … Sống một mình. Nghèo, đói…

Bây giờ, tôi mau mắn mừng cụ sắp được đoàn tụ gia đình. Nhưng cụ nắm tay tôi:

– Cảm ơn ông, đoàn với ai, tụ với ai? Vợ con chưa biết hiện ở đâu, đi theo nhà khác mất rồi có khi. Họ hàng thì chết trong Tết Mậu Thân… Tôi về đó vẫn lại trơ làm thằng tập kết đợt hai trơ trọi một mình… Ra đi để thống nhất đất nước, bây giờ ai thống nhất với thân già tôi? (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Cụ Lập, tất nhiên, không phải là người duy nhất sống “nghèo đói” và “trơ trọi một mình” như thế. Tôi còn biết thêm nhiều ông cụ nữa, cũng rơi vào hoàn cảnh bẽ bàng (và lỡ làng) tương tự :

“Điển hình nhất là ông Đốc Huệ và ông Đốc Thỉnh của tỉnh Bến Tre. Một học giả uyên thâm có bằng cử nhân Văn chương Pháp thời Pháp thuộc có được mấy người. Nếu ở lại với Pháp thì ông đã vinh thân phì da vào hạng nhất Nam kỳ, nhưng ông đã đem cả gia đình đi kháng chiến. Ra Bắc về Nam hai lần. Khi hiệp ước Hòa Bình 54 được ký kết ông Thỉnh bị bỏ quên…

Riêng ông Mười Huệ chủ tịch tỉnh Bến Tre chín năm liền, ra Bắc được phong cho chức Thư ký của Hội Việt Pháp Hữu Nghị ở đường Lý Thường Kiệt và được cho ở trong một cái garage tồi tàn dột nát đầy sách nát của Tây vứt lại trước khi chúng chuồn. Ông Mười có bệnh cánh tay phải, không được săn sóc, không có cả bếp để nấu cơm phải đi ăn vất vưởng ở hợp tác xã bữa có bữa không hoặc bằng những ổ bánh mì nguội nài nỉ mua bằng những hào bạc hiếm hoi còn sót lại của tháng lương chết đói.

Ngồi viết những dòng này tôi còn trông thấy ông trên những nẻo đường kháng chiến của Ba Tri, Giồng Trôm, Tán Kế mà tôi kính yêu như một thần tượng. Ôi kháng chiến mà chi. Anh dũng mà chi. Thành Đồng Đất Thép để làm gì? Tất cả đều đút vào mồm con sói mặt đỏ Bắc kỳ tên là Hồ Chí Minh thôi. Một tên sát nhân, một thằng bịp lớn nhất lịch sử Việt Nam.”  (Xuân Vũ & Dương Đình Lôi. 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi. QII. California: Xuân Thu, 1998).

Tôi hoàn toàn chia sẻ cái tâm cảm uất hận của nhà văn Xuân Vũ. Tuy thế, tôi e rằng ông không được hoàn toàn khách quan khi mang hết đám dân miền Nam tập kết bỏ chung vào … một rọ để cho “một thằng bịp lớn nhất lịch sử Việt Nam” lạm dụng. Thực tế thì cũng có kẻ này, kẻ nọ, chớ Bác và Đảng đâu có bạc đãi tất cả mọi người.

Gần đây, trên trang Vietnamnet (đọc được vào hôm 13/05/2020) Ths Vũ Thị Kim Yến có những ghi nhận như sau :

Đến năm 1975, hơn 15.000 học sinh miền Nam được đào tạo qua bậc đại học và sau đại học ở các trường đại học trong và ngoài nước. Phần lớn các “hạt giống đỏ” mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân miền Bắc gieo trồng ngày nào đã nẩy mầm thành những cây vạm vỡ, vững chắc.

Trong số này, có 6 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng; 18 nguyên ủy viên TƯ Đảng, 3 Bí thư Tỉnh ủy; 18 Thứ trưởng và Chủ tịch tỉnh…

Điển hình như nguyên Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng Văn hoá Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…

Nhiều học sinh miền Nam trở thành lãnh đạo cấp cao trong lực lượng công an, quân đội như Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Trung tướng Bùi Quang Bền…

Đặc biệt, hiện tại, nhiều học sinh miền Nam vẫn đang đảm nhận những trọng trách rất quan trọng của đất nước như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình…

Không ai chối cãi được rằng có những hạt giống đỏ miền Nam mà Bác và Đảng gieo trồng nay đã đơm bông. Chỉ có điều đáng tiếc lại là loại hoa hôi. Tuy đều “đảm nhận những trọng trách rất quan trọng của đất nước nhưng những nhân vật thượng dẫn đều không thực hiện được một thành quả nào ráo, ngoài những lời lẽ mị dân hoặc những câu tuyên bố ngây ngô hay sáo rỗng :

Nguyễn Thiện Nhân: “Đến năm 2010, giáo viên sống được bằng lương.”

Nguyễn Xuân Phúc: “Hợp tác xã là con đường để đưa nhân dân đến gần hơn với lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.”

Nguyễn Bá Thanh: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, khỏi nói nhiều.”

Nguyễn Hòa Bình: “Nếu không có đủ căn cứ chứng minh là tội nặng thì phải quyết có tội nhưng tội nhẹ.”

Nguyễn Khoa Điềm: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.”

Gọi họ là những tinh hoa của miền Nam trong đám người tập kết thì (nghe chừng) không ổn. Về hạn từ này, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã rất cẩn thận khi dụng bút: “Nghĩa của từ ELITE: the richest, most powerful, best-educated, or best-trained group in a society cho nên nếu luôn luôn dịch là TINH HOA thì e rằng không đúng.” Vẫn theo lời ông thì có lắm kẻ chỉ đáng gọi là thuộc giới ăn trên ngồi trốc.

Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc … quả đúng là những kẻ thuộc giới ăn trên ngồi trốc. Họ là  những hạt giống đỏ được gieo trồng từ miền Bắc, và đã ươm mầm thành cây. Loại cây này, học giả Phan Khôi gọi một cách lịch sự là cây Cộng Sản. Còn dân gian thì gọi là cỏ hôi hay cây cứt lợn!

28 BÌNH LUẬN

  1. Con ai?

    Mầy biết tao là ai không?
    Ông người Bắc Cạn họ Nông người Tày!
    Bây giờ hỏi Thưởng con ai?
    Con rơi cán ngố tay sai Nga Tàu!

    Ba tao mầy hỏi ngày nào
    Bây giờ mầy hỏi thằng nào ba tao?

    “Bây giờ đất thấp trời cao
    Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ!”

    Nông Dân Nam Bộ

    • Hèn chi là thứ vô nghì!

      Thằng nầy tổng hợp “Tam Kỳ”
      Ba nó “lý luận” Trung Kỳ mẫu thân
      Con nuôi “lộn giống” Sáu Dân
      Vĩnh Long Măng Thít nông dân Nam Kỳ!

      Hèn chi là thứ vô nghì!

      Nông Dân Nam Bộ

  2. Không lẽ trời đất đã an bài?

    Nếu mà sản sanh loài quái thai
    Lãnh đạo nước ta toàn tay sai
    Anh hùng hào kiệt giờ tuyệt chủng
    Đất nước trong tay thự vô loài

    Cháu con sẽ nguyền rủa khinh rẻ
    Để cáo Hồ thái thú nô tài
    Cùng bầy đàn hậu duệ chó đẻ
    Bán rẻ nước ta cho kẻ thù

    Không lẽ trời đất đã an bài?

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Hạt giống tốt bây giờ tuyệt chủng?

    Cỏ hôi cỏ dại mọc tràn lan
    Hạt giống đỏ ngu ngốc dã man
    Bốn ngàn năm mồ hôi xương máu
    Oan gia trái chủ cho dân Nam!

    Hạt giống hào kiệt Hai Cụ Phan
    Hạt giống anh hùng Nguyễn Khoa Nam
    Hạt giống tốt bây giờ tuyệt chủng?
    Bao giờ hóa giải cho dân Nam?!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Hỡi tuổi trẻ có bao giờ hỏi

    Thời phong kiến cha con Khải Định
    Truyền ngôi nhau trị vì nước ta
    Thời cộng sản ôn dịch thổ tả
    Những đứa con nạ giòng không cha!

    Thời gian dường như không thay đổi
    Cũng truyền ngôi cai trị nước ta
    Không gian! Vì đâu ra nông nỗi?
    Nam Quan Bản Giốc Hoàng Trường Sa?

    Hỡi tuổi trẻ có bao giờ hỏi
    Bốn ngàn năm xương máu Ông Cha
    Núi rừng Việt Bắc những hải đảo
    Chủ quyền vẫn còn thuộc về Ta?

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Mấy thằng đó mà kêu là Tinh Hoa thì cỡ TNT phải tranh chức TT hoa kỳ hoặc chí ít cũng ghế bộ trưởng kkk, chúng nó chỉ là những Tinh Trùng có tật.

  6. Chỉ có thể là Việt Nam!

    Ai ôm hôn kẻ thù truyền kiếp
    Ai cướp nhà cướp đất công khai
    Ai sống trong bất công áp bức
    Ai lãnh đạo toàn lũ tay sai?

    Chỉ có thể là Việt Nam!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Chúng hay ta thổ tả?

    Vụ kit test Việt Á
    Vụ chuyến bay giải cứu
    Bạn gọi chúng là gì
    Nếu không là loài thú?

    Lợi dụng con Cô Vy
    Để ăn trên xác chết
    Chế độ đó là gì?
    Nếu không phải chó đẻ!

    Vấn đề là chúng ta
    Không làm gì chúng cả
    Ngay cả một tiếng la
    Chúng hay ta thổ tả?

    Nông Dân Nam Bộ

  8. Từ đâu chúng nó sanh ra?

    Vì loài chó đẻ rợ Hồ
    Rước giặc cuốc mả đào mồ Ông Cha
    Từ đâu chúng nó sanh ra?
    Từ loài chó đẻ bên Nga bên Tàu

    Thì ra Mác xít thảo nào
    Khát máu chúng giết đồng bào nước ta
    Tổ tiên chúng nó là Nga
    ̣Điển hình là đám cá tra bây giờ!

    Trọng lú – cờ lờ mờ vờ!

    Nông Dân Nam Bộ

  9. “Ra đi để thống nhất đất nước, bây giờ ai thống nhất với thân già tôi? Trần Đĩnh. Đèn Cù II ” . Trích .

    Quang Phan says 01/02/2020 at 10:15

    Báo Mỹ viết về Xóm không chồng ở VN :

    “Những người phụ nữ ấy từng là những nữ thanh niên xung phong, nữ du kích bước ra từ lửa đạn chiến tranh, trở về quê hương khi đã “quá lứa lỡ thì” và hạnh phúc không mỉm cười với họ… “- Tờ New York Times viết về những “xóm không chồng” ở Việt Nam.
    Câu chuyện của những người phụ nữ ở làng Lòi, tỉnh Nghệ An bắt đầu từ cuộc chiến tranh chống Mỹ khi họ cống hiến tất cả tuổi thanh xuân cho cuộc Cách mạng đi đến thắng lợi. Khi đó, cả nước sôi sục trong không khí chiến đấu, lợi ích nước nhà được đặt lên trước hạnh phúc riêng tư.
    Sau khi hòa bình lập lại, những người phụ nữ từng tham gia chiến đấu, nói một cách thẳng thắn, đã trở thành những người phụ nữ quá lứa lỡ thì. Họ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho cuộc Cách mạng của dân tộc và bỏ quên niềm hạnh phúc riêng tư của cuộc đời mình.
    Ở thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam lập gia đình rất sớm. Vì vậy, những cô gái trở về từ cuộc chiến tranh khó lòng tìm được hạnh phúc cho mình. Đàn ông chết trận quá nhiều, tỉ lệ cân bằng giới khi đó quá chênh lệch. Phụ nữ nhiều hơn đàn ông, họ lúc đó lại bị coi là “quá lứa lỡ thì” nên cơ hội để lấy được chồng là rất hiếm.
    Những người phụ nữ Việt Nam mang tư tưởng truyền thống chắc chắn sẽ chấp nhận sống cuộc đời cô đơn nếu hạnh phúc gia đình không một lần mỉm cười với họ. Nhưng những người phụ nữ ở làng Lòi – những người phụ nữ từng bước ra từ lửa đạn chiến tranh đã quyết định một lần nữa chiến đấu, chiến đấu với quan niệm truyền thống của xã hội để đem về cho mình hạnh phúc được làm mẹ, dù là những người mẹ đơn thân.
    Những người phụ nữ này đi “xin con”. Họ đề nghị một người đàn ông, người mà suốt cuộc đời còn lại họ sẽ không liên lạc, không gặp lại, cho họ một đứa con. Những người đàn ông ẩn danh đó xuất hiện trong cuộc đời những người phụ nữ kém may mắn này, giúp họ có được thiên chức làm mẹ và sau đó vĩnh viễn lùi vào bóng tối bí mật, không ai biết bố những đứa trẻ.
    Ở Việt Nam hiện nay có hàng ngàn phụ nữ không chồng, họ quyết định tận hưởng niềm hạnh phúc của người mẹ đơn thân.”
    Những người phụ nữ ở làng Lòi từ thập niên 1980 đã đi tiên phong trong “cuộc Cách mạng” này. Họ không hề che giấu câu chuyện cuộc đời mình, tuy vậy, có một giao ước ngầm được tất cả họ tôn trọng thực hiện, đó là giữ kín tên của cha những đứa trẻ. Người phụ nữ đầu tiên ở làng Lòi đi “xin con” là bà Nguyễn Thị Nhàn, giờ đây bà đã 58 tuổi.
    Bà Nhàn từng là trung đội trưởng của một nhóm nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến .
    Sau đó, trong làng có khoảng hơn một chục phụ nữ bắt đầu đi “xin con” giống bà Nhàn, họ cũng là những thanh niên xung phong, những nữ du kích. Người thứ hai trong làng “không chồng sinh con” là bà Nguyễn Thị Lựu, năm nay bà 63 tuổi.
    Bà Lựu nhớ lại câu chuyện năm xưa: “Khi đó, tôi 26 tuổi, trở về nhà từ cuộc chiến tranh. 26 tuổi ngày đó bị cho là già lắm rồi và không có người đàn ông nào nhòm ngó đến tôi nữa. Không còn cơ hội cho mình nhưng tôi vẫn muốn được làm mẹ dù chỉ một lần trong đời. Tôi muốn có đứa con chăm sóc mình khi về già.
    Khi đã có con, bà cũng cần có nhà, một ngôi nhà riêng cho mấy mẹ con ở. Bố mẹ bà đã xoay xở để mua cho con gái một mảnh đất dựng nhà. Mảnh đất đó nằm ở khu đất khá rẻ. Về sau, những người phụ nữ khác có hoàn cảnh tương tự cũng tìm đến đó mua đất dựng nhà, lâu dần tạo thành làng “không chồng”.
    Câu chuyện ở làng Lòi đã trở thành động lực để những người phụ nữ không may mắn trên khắp Việt Nam có đủ dũng cảm và nghị lực làm mẹ đơn thân. Nhóm đối tượng này càng về sau càng tăng, đặc biệt là những người từng đi qua chiến tranh.
    Bà Trần Thị Ngời, hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ: “Rất nhiều phụ nữ đã cho đi tất cả những gì họ có, sức khỏe, tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân để đóng góp vào thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và chúng ta cần ghi nhận sự hy sinh đó của họ.”
    Ngày nay, làng Lòi chỉ còn lại 4 người phụ nữ trong tổng số 17 người từng lập nên “làng không chồng”. 3 người đã qua đời và 10 người theo con cái đến ở những nơi khác. Những ngôi nhà lụp xụp năm xưa cũng không còn nữa mà thay bằng những ngôi nhà kiên cố, vững chãi. Con họ lớn lên, lập gia đình, sinh con đẻ cái và phụng dưỡng mẹ già hiếu thảo.

    • Quang Phan says 01/02/2020 at 11:25

      20/12/2012- Len lỏi giữa những con phố ồn ào, náo nhiệt tại Hà Nội có một xóm quy tụ hơn ba chục nóc nhà của những người đàn bà “không chồng .

      Chị Trần Thị Lam (sinh năm 1950, quê Thái Bình) cho biết, chị đi thanh niên xung phong từ năm 18 tuổi. Sau bao nhiêu năm lăn lộn giữa các chiến trường, chị và những người khác đã về đây để thành lập ra “xóm không chồng”. Tuổi xuân đã gửi lại chiến trường, về lại đời thường khi đã “quá lứa nhỡ thì”, họ đành đi “xin con” về nuôi. Thậm chí, nhiều chị đã vào chùa đi tu vì không chịu được điều tiếng của xã hội về xóm thiếu đàn ông này.

      Xóm trưởng của xóm là chị Trần Thị Lập (53 tuổi). Chị Lập cho biết, thanh niên xung phong hồi ấy toàn đàn bà con gái, đi làm đường khắp các tỉnh, thành. Tuổi xuân của chị Lập rong ruổi dành hết cho các cung đường ở các tỉnh miền núi từ Lạng Sơn, Bắc Thái (cũ), Vĩnh Phú (cũ)… ăn ở tập trung nơi lán trại. Năm 1971, chị Lập cùng loạt TNXP ấy chuyển sang làm công nhân viên quốc phòng, sang nước bạn Lào mở đường giúp bạn, vừa làm đường vừa phục vụ chiến đấu. Từ năm 1971 – 1975, những cung đường ở Sầm Nưa, Pắc-xế, Phong-sa-lì… đều in dấu chân các chị.

      Tuy sống ở Hà Nội nhưng cuộc sống của họ lại gặp rất nhiều khó khăn, bởi khi từ chiến trường trở về, họ không có nghề nghiệp trong tay. Chị Lập tếu táo: “Những vất vả, hiểm nguy từ chiến tranh những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” còn vượt qua được, nên giờ đây cuộc sống có vất vả hơn, chúng tôi cũng không lo sợ. Phải xứng danh “Bộ đội cụ Hồ” chứ!”.

      Để tồn tại được giữa Thủ đô, những người phụ nữ lam lũ ấy đã làm đủ nghề để kiếm sống, từ việc thu mua đồng nát, bán hoa quả đến làm “ô sin”…

      Chị Lê Thị Mai, một công dân của “xóm không chồng” cho biết: Quê chị ở Hưng Yên, tuổi xuân của chị là hai lần đi thanh niên xung phong, rong ruổi khắp Thái Nguyên, Vĩnh Phú (cũ) rồi sang Lào, chịu mưa rừng gió núi khai thác nứa, làm đường… Rời chiến trường với thương tật mất vĩnh viễn 30% sức khỏe, cộng thêm căn bệnh đau đầu và di chứng bệnh sốt rét rừng, chị ngày càng khô quắt. Đành lòng ở vậy, nhưng khát khao được làm mẹ trong chị vẫn cồn cào… Một cuộc tình chóng vánh đã cho chị một đứa con, từ đó hai mẹ con chị rau cháo nuôi nhau.

      • Có lần tôi đọc được một vài tâm sự của những người đàn bà này tren báo. Họ sợ lúc về già không người chăm sóc và lúc mất không ai thờ cúng. Thế nên đa số đã lựa chọn “xin con” về nuôi để sau này có nơi nương tựa. Thế mới biết cái khoản “pension” là vô cùng quan trọng. Phúc cho ai đã có nó lúc tuổi già cho tới cuối đời.

        • Anh Mười : Ở VN, triệu phú chạy đầy đường, trong khi người Việt hải ngoại vẫn đều đặn, hàng năm , cấp oeo phe cho VN. Quá lố, không nên ?!

          * 30/09/2020 – Điều 3 Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg:
          Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa thì được xét trợ cấp hằng tháng mức 360.000 đồng.

          *15/10/2022 – Gần 20 năm đi dạy, đến nay, thầy Nguyễn Duy Trình (giáo viên Trường Tiểu học Hùng Thành, Nghệ An) vẫn là giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên, đến nay, qua nhiều lần tăng, mức lương của thầy vẻn vẹn 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra không có chế độ phụ cấp, thâm niên hay lương tăng thêm nào khác.

          Vợ thầy Nguyễn Duy Trình cũng là giáo viên dạy mầm non trong xã. Tiền lương của cả 2 vợ chồng không đủ chi phí sinh hoạt và nuôi 2 đứa con ăn học. Để trang trải cuộc sống, thầy làm thêm đủ nghề từ thợ xây, phụ hồ, sửa điện, mở lớp dạy bơi…

          * 01/2023 – Bà Oanh là cán bộ phường nghỉ hưu, lương hưu hiện 4,8 triệu đồng/tháng. Bà Oanh cho biết, hiện nay, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội 35 năm mới nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã, còn đóng 20 năm được 45%.

          Với mức lương hưu hiện có, bà Oanh cho biết, nếu không có tiền của các con hỗ trợ mỗi tháng, cuộc sống về già bệnh tật càng khó khăn hơn.

          Chia sẻ về nguyên nhân lương hưu không đủ sống, ông Trịnh Khắc Hùng (74 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ông có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ngắn và đóng bảo hiểm xã hội trên mức lương thấp.

          Ông Hùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 15 năm, chưa đủ 20 năm nên đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện và chọn mức đóng thấp. Hiện lương hưu của ông Hùng 2,6 triệu đồng/tháng.

          “Số tiền này, đủ cho tôi và vợ đóng tiền điện, nước, phí sinh hoạt ở chung cư. Còn tiền ăn uống hàng tháng, tất cả đều nhờ tiền của các con” – ông Hùng nói.

          Bây giờ cầm 500.000 đồng ra chợ, chỉ đủ mua thức ăn 2-3 ngày; trong khi lương hưu của tôi chỉ 4 triệu đồng/tháng” – bà Nguyễn Thị Huệ (66 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) nói.

          * 12/01/2023 – Rất nhiều người già hiện nay không có lương hưu, chi phí sinh hoạt của họ gần như trông chờ vào sự hỗ trợ của các con.

          …….Không có lương hưu, bà chỉ có một khoản trợ cấp xã hội cho người từ đủ 80 tuổi trở lên là 360.000 đồng/tháng. Hầu như mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày của bà đều nhờ vào các con.

          Các con của bà đều lấy vợ, lấy chồng ở trong xã, nên thường xuyên chạy qua, chạy lại, hôm người con trai mua cho bà cân thịt, ngày thì người con gái mua mớ rau.

          Theo khuyến nghị của chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội thảo “Nhận diện các vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển bao trùm, toàn diện, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, không bỏ ai lại phía sau” vào tháng 6.2022, với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu.

  10. Quang Phan says 01/01/2020 at 11:14

    Tội ác của tên quốc tặc Hồ chí Minh diệt chủng Việt , xô đẩy dân tộc đi làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô hòng mong nhuộm Đỏ Đông Dương :

    Lê Duẩn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”.

    Hồ chí Minh : “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn” .

    “Bên Thắng Cuộc” , Huy Đức:”Trước năm 1975, nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn.”….. Anh Ba (Lê Duẩn ) cho mời họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm miền Bắc thấy gì?’ Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá. Anh Ba nói: ‘Các đồng chí không hiểu. Cái giàu có, cái vĩ đại của Miền Bắc là ở chỗ gia đình nào cũng có bàn thờ, con họ vào Nam là đi vào chỗ chết….”.

  11. He he he …

    Cộng Sản được “vinh danh” là “hoa cứt lợn”, là “cỏ chó đẻ”… …toàn là những cái tên mà chỉ cần nghe là đã ngửi thấy…mùi.

    “anh Phét” cứ tự nhận mình là “Việt cộng”, vậy thì ảnh là “Phét cứt lợn” hay “Phét chó đẻ” hay …cả hai?

    Tội nghiệp Phét!

  12. Một trong sự thật phũ phàng mà Hồ phải đối mặt là ai rồi cũng phải chết .Có lúc được bồi bút ca ngợi nâng cao lên chín tầng mây về những tài đức mà ngay cả Hồ cũng biết mình không bao giờ có , Hồ sướng rên mê lú tưởng mình có tài thánh thiệt và không bao giờ chết và Hồ đứng trước kiếng ngắm mình tự sướng “mặt mũi hình tướng mình tuy kỳ quái nhưng… rõ là giống thánh !” . Khi cái chết đến, Hồ lúng túng, vùng vẫy sợ hãi,luyến tiếc cuộc đời ” trên chín tầng mây” không muốn đi .Tức thì hai con quỷ dữ tợn đến xốc nách và quát” thôi đi thằng Tàu già điên ba trợn , mầy với đảng mày chỉ giỏi xạo , giỏi ăn hiếp dân mầy, giỏi hại nước , giỏi làm dân điên điên khùng khùng , băng hoại bằng cuộc đời xạo nổ kinh hồn của mầy chớ làm gì được ai , giờ đền tội của mầy đã đến ,..” Hai con quỷ xốc nách Hồ đi qua bên kia thế giới và xốc Hồ đi đến đâu , Hồ đái trong quần đến đó và la phân bua tự tụi nó điên khùng ngưỡng mộ tui , coi tui như thánh chứ tui nào tự xưng đâu ,..Lúc này mấy con quỷ Chiêm Thành bay vần vũ trên đầu Hồ nói “tao khiến cho mầy đầu thai để hại dân VN đủ kiểu và tao cũng khiến cho dân VN ca ngợi, ngưỡng mộ tội ác tật xấu của mầy ! “

  13. “Tất cả đều đút vào mồm con sói mặt đỏ Bắc kỳ tên là Hồ Chí Minh thôi “. Xuân Vũ & Dương Đình Lôi .

    Thằng mất dạy , thằng khốn nạn , thằng con hư…

    Le Trung 18/06/2022 at 08:02

    Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan -nổi tiếng với bài “Màu Tím Hoa Sim”- phê bình về Quái vật HcM như sau:

    ( HcM phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất giết chết nửa triệu dân Việt ) ” Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ chí Minh làm cái việc vô đạo, mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để tôn vinh Hồ chí Minh, đạo đức Hồ chí Minh. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ Chí Minh ầm ĩ, thì ai đội ông Hồ chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im tôi không nói, vì tôi thấy thằng này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động cải cách ruộng đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói “.

    Nhà bình luận thời cuộc Vũ Quang Thuận (ở VN): “Thằng đó nó khốn nạn lắm. Nó lừa dân mình. Dân mình ngu si không biết lại còn tung hô, dựng nó lên thành thánh.”

    Sử gia Trần Gia Phụng : Hồ chí Minh đã bị chính phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình” . Trích từ cuốn ” Ho Chi Minh, ‘ Indochine au Vietnam”, tác giả Daniel Hémery.

    • “ Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” – Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

      Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
      Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
      Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
      Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
      Hình xác lão Mao lông lá
      Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
      Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
      Không phải xoa đầu, mà túm tóc nó tù xa
      Nó đứng không yên
      Tất bật
      Điên đầu
      Lúc rụi vào Tàu
      Lúc rúc vào Nga
      Nó gọi Tàu, Nga là cha anh nó
      Và tình nguyện làm con chó nhỏ
      Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
      Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
      Học thói hung tàn của cha anh nó…..

      Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
      Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
      Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
      Nó là tên trùm đao phủ năm nào
      Hồi Cải Cách đã đem tù, đem bắn
      Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn.
      Đuờng nó đi trùng điệp bất nhân
      Hầm hập trời đêm nguyên thuỷ…

      Ôi Độc Lập, Tự Do
      Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
      Đất Bắc mắc lừa, mất vào tay nó
      Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
      Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to !

      • Rất cảm ơn thì si Nguyên Chí Thiện. Vô cùng khâm phục ý chí của ông.

        • Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thật đáng tôn vào hàng thi bá.Bài thơ dưới đây cũng hay tuyệt :

          Đời Tôi Rồi Sẽ”

          Đời tôi rồi sẽ tới đâu
          Lòng tôi cũng chẳng tìm câu trả lời!
          Nhà lao nay bước chân rời
          Ngày mai có thể như chơi lại vào
          Đất này là thế, biết sao
          Tội hay vô tội luật nào xét cho
          Người dân chẳng khác con bò
          Nay cày è cổ, mai lò sát sinh
          Những gương bắt bớ quanh mình
          Toàn dân lương thiện tội tình gì đâu!
          Đói ăn ta thán một câu
          Phản tuyên truyền tội ở đâu buộc vào
          Thế là đến ở nhà lao
          Sống đời bẫu giá biết nào kêu đâu?
          Hèn, ngu, trí thức, nghèo, giầu
          Phú nông, địa chủ từng xâu đi tù
          Nhà sư cho chí thầy tu
          Cùng chung số phận mặc dù từ bi!
          Bàn tay mọi rợ, man di
          Hễ nghi là bắt cứ chi tội tình
          Nhiều khi tôi tự nhủ mình
          Phải phòng lúc bất thình lình bị tôm
          Áo quần sắp sẵn sớm hôm
          Đổ khi bị tóm là ôm đi liền
          Cuộc đời kể cũng hơi phiến!

          • Cảm ơn anh. Tôi rất ngưỡng mộ thi sĩ. Mong ông an nghỉ và biết rằng có hàng vạn người thương tiếc ông về văn tài và ý chí.
            Kính

      • Có sống và ở TÙ ( Thực tế là Địa ngục Trần gian ) dưới sự cai trị dã man, tàn ác của csVN, mới thấy hết Tính ANH HÙNG, BẤT KHUẤT của Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện.

        Thế mà, khi cuối đời, qua Mỹ, Ông bị bọn Khốn Nạn Hồ kiều chửi bới, đấu tố. Bạn nào biết rõ bọn khốn nạn này, vui lòng cho biết họ, tên ( nếu có thể, nghề nghiệp của chúng hiện nay ). Thành thật cám ơn trước. LCL.

  14. Vì cây chó đẻ rợ Hồ!

    Ai gọi chúng nó rợ Hồ
    Ai nói chúng nó tội đồ dân ta
    Ai gọi chúng nó cá tra
    Gọi bông chó đẻ là hoa- hoa gì?

    Lá cây chó đẻ xanh rì
    Rợ Hồ chó đẻ vô nghì Việt gian
    Giang san gấm vóc tan hoang
    Vì đâu nên nỗi nát tan cơ đồ?

    Vì cây chó đẻ rợ Hồ!

    Nông Dân Nam Bộ

  15. Rợ Hồ loài ma quỷ cộng sản!

    Ai nói Hai Lúa nhà quê?
    Ai nói Nguyễn Bính “Chân Quê” dính phèn?
    Ai nói dân đen nghèo hền?
    Đói nghèo thì có nhưng hèn thì không!

    Giang san gấm vóc cho không
    Tự hào ngạo nghễ có công – công gì?
    Đui mù một lũ vô nghì
    Kẻ thù truyền kiếp lạy quỳ ôm hôn!

    Tự hào ngạo nghễ lò tôn
    Tự hào ngạo nghễ lòn trôn giặc Tàu?
    Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Đánh cho “chết mẹ” đồng bào miền Nam!

    Nếu làm gì là loài cộng sản
    Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm
    “Bắc kỳ lý luận” đồ vong bản
    Rước giặc ngoại xâm đem hiến dâng?

    Rợ Hồ loài ma quỷ cộng sản!

    Nông Dân Nam Bộ

  16. Để giởi trẻ hiểu hơn về Học giả Phan Khôi-Xin trích :”Có môt thứ thưc vật nửa như sen Nhật Bản,ở xứ ta trươc kia không có,mà bây giờ có rất nhiều
    Đâu thì tôi chưa thấy,Chỉ thấy trong mấy tỉnh Việt Bắc,không chổ nào là không có.Có nơi gọi nó là cỏ Bù Xít vì nó có mùi hôi con bo xít.,nơi gọi là cây cứt-lơn,nơi gọi là cây-chó-đẻ.Cac tên đều không nhả tí nào hết..Thứ cây
    đấy những người có học,không gọi bằng cây cứt lơn dại ,mà gọi bằng cây -chó đẻ”.(Trăm-hoa đua nở tang 91)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên