Tui không ưa mấy cha nội suốt ngày đàn địch hay lê la bên mấy bàn cờ. Ngó thiệt sốt ruột. Sao mà họ rảnh dữ vậy cà? Có người nói như vậy là tui không có năng khiếu về chuyện cầm/kỳ.
Thế còn thi/họa?
Hội họa cũng thế, cũng trớt quớt luôn!
Nhớ có lần đang lơn tơn trên đường Tự Do (nghe đâu bây giờ đổi tên thành Đồng Khởi, hay Khởi Nghĩa, hoặc cái con bà gì đó) thì Trời đổ mưa như trút nước nên tôi chạy đại vô một cái phòng triển lãm.
Thấy thiên hạ chăm chú ngắm xem tranh ảnh đang được trưng bầy nên tôi cũng trố mắt nhìn quanh một chập, rồi nguây nguẩy bỏ đi – dù vẫn đang mưa xầm xập. Tui thà bị ướt như chuột lột còn hơn là đứng như trời trồng, nhìn những tác phẩm nghệ thuật mà mình (hoàn toàn) không hiểu chi hết cả và cũng chả cảm được chút nào ráo trọi!
May mà đời tôi cũng còn vớt vát lại chút hơi hám nghệ thuật nhờ vào chuyện thi/thơ. Tôi không biết làm thơ (tất nhiên) nhưng có quen biết một nhà thơ lớn, thi sỹ Inra Sara – Chủ Tịch Hội Đồng Thơ Việt Nam.
Nói là “quen biết” nghe cho nó bảnh, chớ thiệt ra thì tôi chỉ là bạn với nhân vật nổi tiếng này (qua FB) thôi và cũng chả có tương tác hay chit chat bao giờ. Vốn tính hay xun xoe (thấy người sang bắt quàng làm họ) nên tôi cứ khoe mẽ như thể là chỗ … thân tình lắm vậy.
Inra Sara là một thi sỹ Hậu Hiện Đại nên hay bàn luận về loại thơ trúc trắc này. Lần nào đọc qua tui cũng bấm like hay love lia lịa, dù không ưa thích chi lắm những câu thơ trục trặc của những thi nhân hay thích chuyện hục hặc với đời. Phần thì tôi “nể” bạn, phần thì cũng sợ mình bị thiên hạ chê bai là lạc hậu và đang bị thời thế bỏ lại xa lắc xa lơ.
Cái tạng của tôi, thiệt tình mà nói, chỉ hợp với những thi nhân cổ điển – đọc cái hiểu liền – kiểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính … thôi. Mon men tới cỡ Nguyễn Trọng Tạo hay Nguyễn Duy là đã thấy phiêu lưu, và hồi hộp lắm rồi.
Gần đây (để dối già) tôi cũng ráng đọc thêm vài nhà thơ (không được tân kỳ lắm) cùng thế hệ với mình: Nguyễn Tất Nhiên, Bùi Chí Vinh, Đỗ Trung Quân … và đâm ra say mê những câu thơ hồn nhiên và bình dị: Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày/ Quê hương là dòng sữa mẹ/ Thơm thơm giọt xuống bên nôi …
Nỗi đam mê này, tiếc thay, tôi không giữ được luôn và cũng chả giữ được lâu! Bữa rồi, tôi ghé thăm một ông bạn đồng nghiệp (làm thông tín viên cho RFA) ở Chai Nat. Đây là một huyện lỵ sống bằng nghề nông, được bao quanh bởi những cánh đồng lúa xanh rì (bát ngát) nằm cạnh dòng Chao Phraya yêu kiều, bên nước Thái.
Nhịp sống ở thôn trang rất chậm nên tôi có nhiều dịp thơ thẩn, đi dọc bờ sông. Sáng chiều nhìn nắng, nhìn nước, nhìn trời, nhìn mây; ngó lá, ngó hoa, ngó cây, ngó quả. Xứ sở này trù phú và an bình quá. Đu đủ, mía, xoài, vú sữa, chuối, dừa… mọc tá lả khắp nơi và chả có rào giậu gì sất cả.
Thích nhất là khi tôi được tận mắt nhìn thấy cây khế lần đầu, trong suốt cuộc đời dằng dặc của mình. Lá khế nho nhỏ, xinh xinh, xanh ngắt; trái chín mọc từng chùm (vàng ươm hà) lại vừa tầm tay hái nữa. Tôi ngắt đại một quả trông ngon lành nhất, cho ngay vào miệng cắn, rồi … phun ra liền nhưng đã muộn.
Đ…mẹ! Nó chua chưa từng thấy!
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một.
Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương.
Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Đi luôn cũng chả sao vì tôi thiếu gì chỗ ở nhưng không phải kẻ tha phương nào cũng có cái may mắn lớn lao tương tự. Khoảng giờ này năm ngoái, Báo Công An Nhân Dân vừa – số ra ngày 31 tháng 7 năm 2020 – đi tin (“Phát Hiện 41 Người Nhập Cảnh Trái Phép Vào Việt Nam”) đọc mà muốn ứa nước mắt :
“Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng chục đối tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên 8 thuyền máy…
Qua lấy lời khai, được biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm.”
Đây chắc chắn không phải là những “đối tượng” đầu tiên, hoặc cuối cùng, bị lâm vào hoàn cảnh lỡ làng và bẽ bàng như thế. Nhà báo Trường Sơn (RFA) nhận xét :
“Số phận của hàng ngàn người gốc Việt tại Campuchia cũng giống như quả bóng bị đá qua đá lại trong một trận cầu không có hồi kết, một bên là chính phủ Cambodia một mực muốn trục xuất những người mà họ cho là ‘cư trú bất hợp pháp’ bất chấp thực tế những người đó được sinh ra trên đất Campuchia, bên còn lại là chính phủ Việt Nam vốn luôn làm mọi cách để một cuộc di cư về Việt Nam không xảy ra.”
Mà nói chi đến chuyện hồi hương xa xôi, từ tận nước ngoài. Hiện nay, ngay việc di chuyển về quê của cả triệu người dân Việt cũng đã là điều bất khả :
- Báo Tiền Phong: “Mặn chát những chuyến ‘hồi hương’ thời COVID-19”
- Báo Tuổi Trẻ : “Dân các tỉnh miền Tây đi xe máy từ TP.HCM về thì bị các chốt kiểm tra buộc quay đầu.”
- Báo Giao Thông: “Khăn gói về quê, lao động nghèo vật vã ở cửa ngõ Sài Gòn vì…mắc kẹt.”
FB Đặng Như Quỳnh kết luận: “Đường về quê sao quá gian truân … Cũng làng quê đấy ra đi, cũng bước thấp bước cao tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Khó quá mới phải quay về, thế mà sao hai tiếng ‘quê hương’ chua chát thế.”
Hóa ra quê hương không phải là chùm khế ngọt hay dòng sữa mẹ … mà đã biến thành một lòng chảo nóng, và đồng bào tôi thì đang cuống cuồng như một lũ kiến không biết làm sao để có thể thoát thân.
Blogger Phạm Thanh Nghiên hốt hoảng bật tiếng kêu than: “Ôi! Sài Gòn nhuốm màu đau thương. Sài Gòn vương mùi tử khí.”
Bà có quá lời chăng?
Không quá lắm đâu!
Bỉnh bút Năng Tịnh của Tạp Chí Luật Khoa đặt câu hỏi (“Dân kêu cứu khắp nơi, chính quyền thì đang làm gì?”) bên cạnh phóng ảnh của một bức bản đồ chi chít con số và những chấm đỏ au, cùng với lời thú thích: “Mỗi một chấm đỏ là một lời kêu cứu. Những chấm ghi số có nghĩa là khu vực đó tập hợp nhiều người kêu cứu.”
Xin phép được ghi lại dăm ba :
- Xóm trọ em chủ yếu là lao động tự do, thất nghiệp nhiều nên mong quý mạnh thường quân giúp sớm để mọi người đỡ khổ trong giai đoạn này ạ. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
- Em ở trọ. Em làm ở chợ đầu mối Thủ Đức, vợ làm công ty. Do dịch 2 vợ chồng em thất nghiệp hơn 1 tháng rồi ạ. Tài sản hiện giờ còn 6 gói mì 3 quả trứng, tiền mặt em còn 66k. Mong anh chị hỗ trợ giúp đỡ em qua được mùa dịch ạh.
- Giúp đỡ em với, em đang gặp khó khăn và thất nghiệp do dịch covid-19, hiện tại em có con nhỏ nữa, thất nghiệp 1 tháng, gia đình nằm trong khu phong tỏa.
Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu!
“chính cái lãng mạn của những người Quốc Gia sẽ là mầm để tái sinh một Việt Nam mai sau, nhân bản”
i can du Huy Đức ui . Đúng, chính cái lãng mạn khốn nạn đó đã làm nên vài cái đẹp của VNCH, nhưng cũng chính vì những thứ đó đã làm cho VNCH biến mất, & rất có khả năng tất cả những cái gì có thể gọi là VNCH sẽ bị hoàn toàn biến mất cũng chính là vì nó . Cộng đồng người Việt hải ngoại đang có cơ nguy biến thành 1 nối dài của người Việt trong nước với đầy đủ chi bọ Đảng, bí thơ bí hết cả, và ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, Đồng nếu thờ Mạc Văn Trang hay Tương Văn Chồ .
Nguyễn Hữu Liêm kể về dân miền Nam chỉ đường cho Việt Cộng -Cộng Sản chân chính, cho những ai dị ứng với từ “VC”- trốn, rfi từ lâu đã là 1 thành viên đắc lực của báo chí cách mạng, RFA vừa mới gia nhập, và sắp tới đây báo chí tiếng Việt hải ngoại chắc chắn sẽ rục rịch hợp lưu . Và Huy Đức want the sêm xít happen cho chính thể của mình ?
Thui thì mong thía lày . Khi 2 đảng Cộng Sản nhất thể hóa, hy vọng người Việt hải ngoại cũng bổn cũ soạn lại “chính cái lãng mạn của những người Quốc Gia sẽ là mầm để tái sinh một Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa mai sau, nhân bản”
Huy Đức viết về Nguyễn Mạnh Hùng . Tất nhiên, hổng thể thiếu được là hình Nguyễn Mạnh Hùng chụp chung với trùm T-4 Võ Văn Kiệt như là 1 minh chứng cho tính đáng kính trọng của Nguyễn Mạnh Hùng . Nhiều chiện để nói nên bót zìa đây
GS Nguyễn Mạnh Hùng được số đông trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài kính trọng, dù những người cực đoan vẫn chỉ trích việc ông về nước nhiều, sẵn sàng tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và đến nói chuyện ở những nơi như Ban Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Ngoại giao…
GS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng Fulbright [1960] sang Mỹ học về quan hệ quốc tế. Và, ông cũng là người Việt tị nạn đầu tiên lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu Đông Dương ở một trường đại học Mỹ [George Mason University].
Không có ở đâu chửi Mỹ nhiều như các đại học Mỹ, những sự kiện lịch sử như “Vietnam War” luôn được các “trí thức thiên tả” Mỹ “đổ hết tội lỗi cho Washington, xúc phạm Sài Gòn và đề cao Hà Nội”. Chính môi trường đại học Mỹ và các trí thức thiên tả, chứ không phải Ban Tuyên giáo, đã củng cố tinh thần chống Mỹ và Phương Tây cho rất nhiều người Việt từ trong nước sang học một hai năm.
GS Nguyễn Mạnh Hùng là người tổ chức cuộc hội thảo đầu tiên về cách giảng dạy chiến tranh Việt Nam [Teaching the Vietnam War, 1988]. Cách tiếp cận của ông giúp tôi biết đặt sự hiểu biết và phương pháp tư duy của mình trong “academic framework”.
Mặc dù từng là thứ trưởng bộ Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa; mặc dù có không ít bất đồng, hiểu những cái sai và hạn chế trong nỗ lực phát triển và chống tham nhũng ở trong nước, ông luôn sẵn lòng khi được các quan chức Việt Nam tham vấn. Tôi học được ở ông thái độ, không bao giờ cầu toàn, đưa ý kiến hết sức thành tâm, chưa có democracy thì cố gắng để có better governance, chế độ ít sai sót hơn một chút là đất nước, nhân dân đỡ khổ.
Khi chuẩn bị cuốn sách về GS Nguyễn Mạnh Hùng, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một người có cuộc đời dữ dội, một người mà tôi rất kính trọng, đề nghị tôi viết một bài về ông. Tôi suy nghĩ rất lâu rồi gửi thư xin phép không viết vì “Em biết về anh Hùng mỏng quá; ấn tượng, sự kính trọng thì dày nhưng tư liệu về thầy lại không đủ để viết bài cho cuốn sách”.
Hôm nay, khi đọc xong cuốn “Nguyễn Mạnh Hùng, Khoảnh Khắc Nhìn Lại” mới thấy mình không viết là đúng. Tôi đã chỉ biết rất ít về GS Nguyễn Mạnh Hùng. Đây có lẽ là một trong những tác phẩm thành công nhất của anh Đinh Quang Anh Thái.
Sinh năm 1937, có bố từng được Việt Minh bổ nhiệm chánh án quân sự Hải Phòng, năm 1949 “dinh tê”, năm 1954 vào Nam… và, ngày 29-04-1975, bỏ lại tất cả theo đúng nghĩa đen, một tay bế con, một tay cầm bình sữa cho con “di tản”. Ông không chỉ “chứa một phần lịch sử” của đất nước này mà số phận của ông mang đầy thương tích của nửa thế kỷ tao loạn ấy.
Phần thú vị nhất có lẽ nói là phần mà miền Nam chuẩn bị cho mình những nhà kỹ trị, tiêu biểu là GS Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc Gia Hành Chánh, người tin rằng, không có “đối lập” thì “những con chuột chính trị” sẽ “ăn ruỗng nền móng xã tắc, làm mục ruỗng chế độ”.
Ngày 10-11-1971, một ngày trước khi Sài Gòn loan báo tin ông Bông nhận lời làm thủ tướng, hai “Việt Cộng nằm vùng” đã ném lựu đạn vào khi xe ông đang dừng ở một ngã tư [Hai “Việt Cộng” ám sát ông, một người là ông Vũ Quang Hùng rất hay viết báo kể lại “chiến công”; một người, anh Lê Văn Châu – đồng nghiệp của tôi ở báo Tuổi Trẻ – lúc nào thấy đồng sự của mình kể lại là lại vò đầu bứt tai, ray rứt].
Theo ông Hoàng Đức Nhã, người thay mặt Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thuyết phục GS Nguyễn Văn Bông làm thủ tướng, GS Nguyễn Mạnh Hùng đứng đầu trong danh sách “nội các” dự kiến của GS Nguyễn Văn Bông. Không khí chuẩn bị của những trí thức Sài Gòn lúc ấy cho thấy họ có một “kế hoạch hậu chiến” đầy tham vọng và miền Nam lẽ ra đã có một nền cộng hòa.
Có một câu chuyện lần đầu được tiết lộ:
Năm 1959, cha kế [cha đẻ mất khi ông 2 tuổi] của GS Nguyễn Mạnh Hùng, ông Phạm Ngọc Sỹ, đang là chánh án tòa Hòa Giải Rộng Quyền Phú Yên đồng thời là một lãnh tụ địa phương của Đảng Cần Lao. Ông Sỹ phải thụ lý vụ án LS Nguyễn Hữu Thọ bị tố tội hiếp dâm. Hồ sơ mô tả chuyện một cô gái tung cửa chạy ra hô hoán, bác sĩ khám thấy trên đùi cô có tinh trùng…
Ông Phạm Ngọc Sỹ biết, LS Nguyễn Hữu Thọ bị gài, Đảng Cần Lao muốn làm nhục và bắt giam ông Thọ. Đảng muốn ông thi hành một loại “công lý cách mạng” mà ông đã từng từ chối, lý do để ông “dinh tê”. Chánh án Phạm Ngọc Sỹ đã ra Huế, gặp Ngô Đình Cẩn, nói chuyện với ông Cẩn “mấy ngày đêm”, thuyết phục, “ông Thọ không có tội, nếu xử sẽ làm mất uy tín của một tòa án mới được thiết lập”. Ông Cẩn cuối cùng đồng ý, ông Thọ chỉ bị an trí tại Tuy Hòa và năm 1960 thì vào Rừng trở thành “Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam”.
Sau năm 1975, LS Nguyễn Hữu Thọ đã can thiệp để ông Phạm Ngọc Sỹ ra khỏi trại cải tạo sớm và ngày Tết, ông đã cho xe đón ông Phạm Ngọc Sỹ tới nhà ăn cơm.
Câu chuyện vụ án LS Nguyễn Hữu Thọ là một ví dụ cho thấy, cho dù, trước 1975, cả miền Nam là chiến trường, những trí thức Tây học và các tầng lớp học sinh, sinh viên của họ vẫn rất lãng mạn với “tự do, bình đẳng, bác ái”.
Đấy là một trong những lý do mà anh Hùng, anh Thái cho rằng, miền Nam đã thua. Đấy cũng là câu chuyện mà những người Cộng Hòa trăn trở trong cuốn sách này: “Cách duy nhất để phát triển đất nước là ‘hòa hợp, hòa giải’; chính cái lãng mạn của những người Quốc Gia sẽ là mầm để tái sinh một Việt Nam mai sau, nhân bản”.
Cuốn sách này, anh Đinh Quang Anh Thái không chỉ viết về một con người. Cuốn sách là một sự bắt đầu, một gợi ý rất nghiêm túc cho những nhà sử học viết tiếp về “Bên Thua Cuộc”.
Theo GS Nguyễn Mạnh Hùng thì “lịch sử luôn tạm thời được viết bởi Bên Thắng Cuộc”. Cho dù cũng là Việt Nam Cộng Hòa, giai đoạn 1954-1963 cũng đã được viết bởi những người muốn phủ nhận gia đình nhà Ngô. Nhưng, thời gian sẽ trả lại sự công bằng cho lịch sử để, có ngày, dân tộc này “cùng chia sẻ một quá khứ”
Hãy hỏi dân Thủ Thiêm bị đuổi khỏi nơi sinh sống nhiều đời, bồi thường như ăn cướp, thế nào là “Chùm khế quê hương”?
Người lính Việt Nam Cộng Hòa : Những hiệp sĩ ra tay cứu giúp người Việt ở Cam Bốt thoát nạn cáp duồn :
(Trích) Hành Quân Kampuchia 1970 – Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên :
Ngày 18/3/1970, lợi dụng lúc ông Sihanouk xuất ngoại, Thủ Tướng Lon Nol cùng Hoàng thân Sirik Matak đứng lên đảo chánh lật đổ Quốc Vương Sihanouk và ra lệnh quân đội tấn công vào các căn cứ địa của Cộng Sản trên đất Chùa Tháp.
Trước sự phản phé của thuộc cấp, ngày 20/3/1970 Sihanouk hô hào dân chúng ủng hộ quân Khmer đỏ (thật sự là VC ở sau lưng) vỏ trang phản công trên khắp các khu vực biên giới Miên Việt và cắt đứt trục lộ chính từ Cảng Sihanoukville và thành phố Kompong Cham dẩn vào Thủ đô Nam Vang.
Ngày 27/3/1970 đáp lời kêu gọi giúp đở của Thủ Tướng Lon Nol, một Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vượt biên giới đánh bại quân CSBV tại một căn cứ trong nội địa Kampuchea cách biên giới khoảng 3 cây số.
Ngày 14/4/1970 Chính phủ Lon Nol chính thức kêu gọi quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa giúp đở về quân sự để đánh đuổi quân cộng sản. Ngay trong ngày nhận được sự yêu cầu của tân chính phủ Kampuchea, Các BTL/Quân Lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định thực hiện một loạt các cuộc
hành quân ngoại biên để truy quét cộng quân. Đây là những cuộc hành quân hỗn hợp với nỗ lực chính là các Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thuộc các Quân Đoàn 3 và 4, một số đơn vị Tổng Trừ Bị của bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) Cuộc hành quân mang tên “Toàn Thắng” vượt qua biên giới Kampuchea do Trung Tướng Ðổ Cao Trí chỉ huy nhằm mục đích:
1/ Thanh toán các căn cứ địa của CS dọc biên giới Miên Việt; nơi mà VC dùng làm chổ dừng quân, bổ sung quân số và là nơi xuất phát các cuộc tấn công sang Nam Việt Nam.
2/ Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchea giải tỏa áp lực cộng sản đang chiếm đóng và bao vây một số những thị trấn, đô thị hay tỉnh lỵ.
3/ Hồi hương và trợ giúp những Việt Kiều đang bị những người Miên quá khích khủng bố hoặc chính phủ Kampuchea đang tập trung tại các trại tị nạn với một đời sống cơ cực và tinh thần đang bị giao động.
Kết quả các cuộc hành quân nầy theo tài liệu do Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu phổ biến cho thấy có 15.837 cán binh VC bị hạ tại trận, 1884 bị bắt sống, tịch thu 2.832 súng cộng đồng và 26.186 vũ khí cá nhân. Về phía VNCH thiệt hại coi như là quá nhẹ chỉ có 66 tử thương và 330 bị thương .
Nạn cáp duồn người Việt ở Cam Bốt năm 1970:
(Tóm tắt) Wikipedia: Trong khi Norodom Sihanouk đang viếng thăm Pháp,ngày 18 tháng 3 năm 1970, thủ tướng, trung tướng Lon Nol yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu về tương lai quyền lãnh đạo của Sihanouk. Sihanouk bị phế truất bởi số phiếu 92–0.
Phần lớn tầng lớp trung lưu và có học thức Campuchia đã trở nên mệt mỏi với hoàng thân Norodom Sihanouk và chào đón chính quyền mới.
Chỉ vài giờ sau khi bị lật đổ, Norodom Sihanouk, lúc đó đang ở Bắc Kinh, cho phát đi lời kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại những chính quyển mới. Các cuộc biểu tình và nổi loạn diễn ra. Khoảng 40000 nông dân tiếp đó kéo về thủ đô để đòi tái lập Norodom Sihanouk lên ngôi Quốc Vương, nhưng bị quân đội giải tán với nhiều thương vong.
Khắp nơi người ta đồn đại về một chiến dịch quân sự do Hà nội chủ xướng sẽ tiến hành nhằm vào thủ đô Phnôm Pênh, khiến gây ra phản ứng bạo lực nhằm vào mấy trăm ngàn người Việt đang sống ở Cam Bốt.
Quân đội Cam Bốt bắt đầu bố ráp và đưa người Việt vào các trại tạm giam. Tại các thị trấn và làng mạc trên khắp Campuchia, binh lính và dân Cam Bốt tróc nã những người hàng xóm láng giềng gốc Việt của họ để tàn sát. Ngày 15 tháng 4, hàng trăm thi thể của nạn nhân người Việt bị bỏ trôi theo dòng sông Mê Kông về Miền Nam Việt Nam.
Ngày 13/5/1970, trong giai đoạn 4 của cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42 khai diễn, hải quân và thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa đã giải thoát và hồi hương khoảng 40000 người Việt đưa về nước.
Nhớ Mr Phét quá,sao vắng bóng lâu thế???Hay là đảng của Mr Phét đã nhốt vào bao tải buông sông rồi???!!Có chết như thế cũng mát mẻ cái thân Ô-Sin.
He he he …
Chỉ gọi “Phét ơi!” thì Phét sẽ không giả nhời đâu, Phải nói là Phét ơi, ẳng đi Phét! thì Phét mới … ra.
Tội nghiệp Phét thế đấy.
Quê hương là gì? Khế ngọt, khế chua. Cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi.
Khế chua có người nhá không nổi, cha mẹ ruột có người bỏ con, cha mẹ nuôi có người thương con nuôi như con ruột. Thế cho nên khế chưa chắc đã có người thích, cha mẹ ruột chưa chắc đã có người quý mến.
Còn quê hương, nơi sinh ra, lớn lên? Nếu ở đó ở đếch được vì bị đàn áp, bị phân biệt đối xử, thì chỗ gọi là quê hương đó chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ là sự chua chát, buồn bã. Nơi nào mình ở cảm thấy thoải mái, được sống một cuộc sống như một con người tự do, có nhân phẩm thì ở đó là quê hương, dù đó là nơi không phải mình sinh ra lớn lên.
Quê hương của tôi là bất cứ nơi nào trên thế giới mà tôi được sống một cách tự do, thoải mái, không sợ sệt những người cầm quyền. Đơn giản chỉ có vậy.
Vì Tưởng Năng Tiến rất mến mộ các văn nghệ sĩ cách mạng
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI
Văn Cao
Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…
(1956)