Ông Trương Minh Tuấn cắp nón rời khỏi Bộ Thông Tin & Truyền Thông, với nét mặt âu lo, giữa tiếng vỗ tay hoan hô vang dội của rất nhiều người. Nhân vật kế nhiệm, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng – tiếc thay – cũng không được chào đón nồng nhiệt gì cho lắm. Lúc ông mới nhậm chức, và vừa mở miệng (“tin xấu chỉ được chiếm 10% mặt báo hàng ngày”) là đã bị la ó um xùm.
- S Tương Lai: “Liệu làm con đà điểu rúc đầu vào cát thì có khiến cho những thảm trạng u tối đang trùm lấp cuộc sống được không nhỉ?
- FB Nguyễn Thịnh: “Không phải tin tốt hay tin xấu mà từ góc nhìn, cách đưa tin, tức là văn hóa người viết, người duyệt bài và cả người thẩm (đọc) bài. Bộ nhất định không thể làm thay hay yêu cầu. Báo chí không thể chỉ có một tổng biên tập.”
Tôi e rằng quan niệm của nhị vị thức giả thượng dẫn có phần hơi khe khắt. Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra con số định mức (“chỉ 10/% tin xấu”) quá thấp vì đương sự mới nhận việc nên chưa biết rằng bộ thông tin còn có vai trò, và khả năng, định hướng nữa cơ. Nhiều tin xấu sẽ đỡ xấu xí đi (chút đỉnh) sau khi được xào xáo ngôn từ, kiểu như :
- Cướp đất = giải phóng mặt bằng
- Biểu tình = tụ tập đông người
- Thuốc giả = thuốc không có khả năng trị bệnh
- Tát = gạt tay trúng má hay nhỡ tay vung vào mặt
- Đá = dơ chân quá cao
- Đạp = Lấy chân tác động vào ngực
- Ngập = tụ nước
- Lụt = thế nước đang lên
- Chuyến bay bị hủy hay bị chậm = bay chưa đúng giờ
Ngoài những tiểu xảo lặt vặt (vừa kể) đội ngũ của những người cầm bút ở VN hiện nay còn có “thủ thuật” biến đổi cuộc sống lam lũ, cơ cực, bần hàn của đám dân đen thành những mảnh đời … tươi sáng :
- Cả nhà bán trà đá, kiếm nghìn “đô” mỗi tháng
- Săn chuột bán cho quán nhậu kiếm bạc triệu mỗi ngày
- Mưu sinh trong mùa mưa lũ, “bội thu” bạc triệu mỗi ngày
- Ngư dân Hà Tĩnh thu bạc triệu mỗi ngày từ lộc biển
- Ngồi… vặt lông cũng thu bạc triệu
- Gánh hàng rong đắt đỏ vẫn đắt khách
- Sen tàn, đua nhau hái cuống bán thu bạc triệu
- Người tàn tật bán vé số kiếm trăm triệu/tháng
- Nắng nóng rau má tăng giá, nông dân thu bạc triệu
- Lao động chân tay ở Hà Nội như phá dỡ nhà cũ, dọn vườn, sửa ống nước… không chỉ sống tốt mà còn kiếm bạc triệu mỗi đêm
Trời! Kiếm tiền ở Việt Nam sao mà dễ ợt, vậy cà? Rảnh, xem qua cuộc “sống tốt” và cách “kiếm bạc triệu mỗi đêm” của “Lực Lượng Cửu Vạn Nữ Nổi Tiếng Hà Thành” (qua ngòi bút “nhà báo” Anh Tuấn) coi sao :
Cùng với chợ Long Biên, Đồng Xuân là một trong những nơi có nhiều chị em hành nghề khuân vác hàng thuê nhất ở thủ đô. Mỗi ngày một phụ nữ phải vác hàng tấn trên vai kiếm sống. Khu vực bãi xe chợ Đồng Xuân (mặt phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm) luôn tấp nập xe chuyển hàng đến và đi từ 3h30 sáng tới 16h chiều hàng ngày, bất kể mưa nắng.
Chợ là trung tâm đầu mối các mặt hàng vải vóc, thời trang, phụ kiện may mặc lớn nhất phía Bắc. Khu vực này đặc biệt nóng khi vào đợt hàng mới trước dịp chuyển mùa nhằm phục vụ nhu cầu rất lớn tới từ các tỉnh. Đặc biệt, chợ Đồng Xuân xuất hiện nhiều nữ cửu vạn đã hơn chục năm nay. Họ khỏe và làm việc hăng say không kém các đấng mày râu. Các nữ khuân vác chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ hai đến năm người hỗ trợ giúp đỡ nhau làm việc.
Đôi vai của họ khỏe như lực sĩ, có thể vác hàng chục kg. Trong bao tải cồng kềnh kia chủ yếu là vải vóc, sợi bông nên khá êm. “Làm nhiều năm nên quen, đôi chân tôi cũng linh hoạt, khéo léo hơn để di chuyển len lỏi giữa chợ đông”, chị Thanh, quê Thái Bình nói.
Có những bao tải nặng cả tạ, vai chưa đủ khỏe, các chị phải dùng tay chống ở hông cho đủ lực. Nhiều người đàn ông nhìn thấy cũng phải nể phục. Hầu hết các chị em ở đây đến từ các tỉnh Nam Định, Yên Bái, Phú Thọ, Hưng Yên…
Có người thâm niên đã hơn 10 năm. Chỉ nghỉ về quê vào dịp mùa vụ, cấy hái chăm lo đồng ruộng, xong xuôi lại vội vã lên Hà Nội mưu sinh. Mỗi một lần vác nặng từ xe đến điểm tập kết hàng như thế này các chị được trả công từ 10.000 – 20.000 đồng. Chuyển từ xe vào chợ, từ ki ốt ra xe đi tỉnh và nhặt nhạnh các chuyến nhỏ cho khách lẻ.
Các chị chia sẻ, may mắn là hầu như chẳng bao giờ đau ốm, cùng lắm chỉ sụt sùi, cảm nhẹ một ngày là khỏi. “Chỉ cần đau yếu hoặc nghỉ làm mấy ngày, khi quay lại công việc sẽ vô cùng khó nhọc, đau nhức người và quan trọng là mất đi một khoản thu nhập”, một chị nói.
Chị em luôn có một cuốn sổ nhỏ ghi chép các chuyến hàng cho từng ki ốt khác nhau để cuối ngày thanh toán. Ngày nào nhiều việc, có người kiếm được 500.000 đồng đến 700.000 đồng, ngày ít chỉ được hơn 100.000 đồng. “Văn phòng” làm việc cũng như chỗ nghỉ ngơi khi rảnh rang của họ chính là hành lang cầu thang lên xuống tại cổng chợ.
Mỗi chị em trừ tiền thuê trọ, sinh hoạt hay ăn uống hàng ngày, tằn tiện cũng để ra được từ 5 đến 7 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng, người nào ít thì chỉ được 3 đến 4 triệu đồng.
Chị Phạm Thị Thập làm phu vác ở chợ Đồng Xuân đã được gần 10 năm. Người phu nữ đến từ Hưng Yên có gia đình và hai con nhỏ ở quê nhà, tuy nhiên phải đôi ba tháng chị mới về một lần. Những lúc nhàn rỗi chờ việc chị lại mang kim chỉ ra thêu thùa tranh và khăn dành tặng cho chồng con ở nhà.
Thiệt là lãng mạn hết biết luôn. Thảo nào mà gần đây trong ngôn từ của báo chí nước nhà mới có thêm cụm từ rất thơ mộng là bóng hồng cửu vạn. Ngó mấy cái “bóng hồng” này đang gồng gánh, khiêng vác “những bao tải nặng cả tạ” trên hè phố Hà Nội hay Sài Gòn khiến tôi thốt nhớ đến hình ảnh của những bông hoa nở giữa chiến trường, những bông hoa trên tuyến lửa (và những đoá hoa lan trong rừng cháy) trên Đường Trường Sơn – hồi giữa thế kỷ trước – khi cuộc chiến chưa tàn.
Thay những danh xưng hoa hoè hoa sói (vừa kể ) thì họ có tên gọi trần trụi, và chính xác, là Lực Lượng Nữ Dân Công Hoả Tuyến (*). Chính lực lượng này đã đảm nhiệm phần lớn việc chuyển tải lương thực, quân cụ, vũ khí để giải phóng miền Nam.
Hơn bốn mươi năm sau, sau khi vùng đất này được hoàn toàn giải phóng (và đất nước sạch bóng quân thù) thì đám con cháu của những bông hoa trên tuyến lửa, hay những đoá hoa lan trong rừng cháy trở thành những bóng hồng cửu vạn giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại và Hòn Ngọc Viễn Đông!
Với truyền thống định hướng bằng hoa ngôn xảo ngữ của bộ TT&TT của xứ ta thì Tân Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chả phải lo xa đến chuyện định mức bao nhiêu phần trăm tin tốt hay tin xấu. Ở đất nước CHXNCNVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) thì có tin tức và hình ảnh nào mà xấu được mà lo, cha nội!
——————-
(*) Có thể xem thêm thiên tiểu luận Death and Suffering at First Hand: Youth Shock Brigades during the Vietnam War (1950–1975) [Trực Diện Với Cái Chết Và Nỗi Đau: Vấn Đề Thanh Niên Xung Phong Trong Chiến Tranh Việt Nam (1950-1975) ] của François Guillemot – do Phương Hoà chuyển ngữ – đã đăng thành nhiều kỳ trên diễn đàn talawas, vào năm 2010.
He he he …
Ban ngày “anh Phét” đi săn chuột bán cho quán nhậu kiếm bạc triệu một ngày, tức là 30 triệu một tháng; ban đêm “anh Phét” làm bò đỏ, ngồi gõ phím kiếm tám triệu một…tháng, …
Than ơi, làm bò đỏ vừa ít tiền, vừa phải thức đêm lại còn bị chửi, thế mà “anh Phét” vẫn cứ …”kiên định”, vậy thì phải kết luận là “anh Phét” là…ngu hết phần thiên hạ.
Tội nghiệp Phét, đã ngu lại hèn!
“Không thầy đố mầy làm nên”
Chúng “đi tắt đón đầu”
Đầu óc thì ngu lâu
Chỉ giỏi tài khôn lỏi
Bọn cẩu trệ xà mâu!
Tưởng khôn hóa ra dại
Với não bộ cá vàng
Tánh tự cao tự đại
Chúng phá nát giang san!
Chúng không chịu học hỏi
Văn minh xứ Cờ Hoa
Như Đại Hàn Nhật Bản
Chúng liếm đít Nga Hoa!
Học hỏi hoặc xin xỏ
Hèn hạ chúng van xin
Cái giá ta phải trả
Thời đại H̀̉ồ Chí Minh!
Nông Dân Nam Bộ
Vì thờ ơ ích kỷ!
Chúng không biết mắc cỡ
Bị nguyền rủa rẻ khinh
Cũng không thấy xấu hổ
Bọn rợ Hồ Chí Minh
Thứ lọc lừa khôn lỏi
Hèn hạ chúng đi xin
Chúng không chịu học hỏi
Chúng ngoại giao Vaccine
Điếm nhục đáng phỉ nhổ
Vô liêm sỉ bỉ ổi
Đồ cái thứ súc sinh
Vì đâu ra nông nỗi?
Vì ngây thơ cả tin
Tới bây giờ mới kinh
Cũng tại ta tất cả
Đáng thương hay đáng khinh?
Vì thờ ơ ích kỷ
Lo vinh thân phì gia
Tại sao ta không nghĩ
Bốn ngàn năm Ông Cha!
Nông Dân Nam Bộ
Cướp đất = giải phóng mặt bằng
Thuốc giả = thuốc không có khả năng trị bện
Ngập = tụ nước
Lụt = thế nước đang lên
Đó chính là lô gíc lý luận. Có điều, người Việt bị VC xỏ mũi dễ dàng bằng xảo ngôn. Ngôn ngữ dùng để truyền đạt ý tưởng nhưng VC dùng tiếng nói, văn tự để tấn công. Và nó tấn công rất thành công.
Cái gì cũng vậy, có hai mặt vấn đề. Tiền có thể dùng để mua sắm và mưu cầu hạnh phúc. Và tiền cũng có thể sai khiến nô lệ hóa con người. VC xem ngôn từ là vũ khí chiến đấu cho nên nó có tổ chức, có lực lượng rất hùng hậu trong mặt trận chữ nghĩa.
VC có hội đồng lý luận trung ương. VC sở hữu tất cả phương tiện truyền thông đại chúng. VC độc quyền sản xuất văn chương qua hội nhà văn khổng lồ. VC có ý thức hệ duy vật vô thần. VC có tiền, có quyền. Nói tóm lại ngôn từ là một mặt trận xung kích của VC bên cạnh bạo lực cai trị.
Câu ngạn ngữ: “Cách đối kháng với quân địch là không làm giống kẻ địch” xem ra đúng trong trường hợp quý vị đối phó với VC qua mặt trận tiếng nói. Đừng bao giờ chấp nhận và xử dụng tiếng VC ! Nếu quý vị “tranh cãi” hay “phản biện” với nó vô hình trung quý vị sẽ có ngày làm đệ tử nó là cùng, chứ khó thắng được nó trong tình trạng VC đang toàn trị như hiện tại.
(Trời! Kiếm tiền ở Việt Nam sao mà dễ ợt, vậy cà?)
Bài viết kê ra cả chục lố nghề kiếm tiền “bạc triệu” có dễ hay không thì không biết.
Nhưng có một nghề “vặt lông”….L khi ngồi chờ khách trước lăng bác để kiểm vài triệu một đêm là dễ dàng nhất.
Ai không tin cứ hỏi thằng Phét vì nó là trùm dẫn khách khu đó.
“…từ ngày 1 đến 31-8, xe hợp đồng biển số 51B-265.99 vi phạm tốc độ 164 lần, container biển số 93H-008.70 (cùng của Hợp tác xã vận tải 19-5) vi phạm tốc độ 151 lần.”
*
Chuyện chỉ có
ở
xứ-sở Việt Cộng.