Đối với đa số người Việt Nam, quê hương là chùm „khế ngọt“, vì bài thơ của Đỗ Trung Quân được phổ nhạc đã đi vào lòng người mấy chục năm qua.
Đối với người Việt Nam xa quê thì theo như nhà văn Phạm Tín An Ninh ở Na-Uy „quê hương chính là nước mắm. Thiếu nước mắm trong bữa ăn của một gia đình người Việt là thiếu vắng cái hương vị đậm đà mang tính dân tộc, mất đi một di sản của văn hóa ẩm thực Việt. Vì vậy người Việt dù lưu lạc bất cứ nơi nào trên địa cầu đều có nước mắm đi theo“
Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Phạm Tín An Ninh.
Năm 1967 chúng tôi sang Đông Đức học nghề. Lúc đó ỏ Đức rất ít người Việt và không đâu có bán nước mắm. Chúng tôi chỉ mua được nước Maggi và hay dùng muối tiêu để chấm các loại thức ăn.
Ba tôi phụ trách công việc huấn luyện chính trị cho thanh niên trước khi đi Đông Âu học nghề trong Cục đào tạo nghề của Bộ Lao Động nên mỗi khi có cán bộ của cục sang Berlin công tác, ông hay gửi các chú cầm sang cho tôi một chai nước mắm. Đó là thứ duy nhất tôi viết thư xin ba má tôi.
„Mang một chai nước mắm từ Việt nam sang Đức ngày đó là một kỳ công mà chắc phải nể lắm các chú mới nhận. Ngày đó chỉ có phái đoàn chính phủ mới được đi máy bay. Các cán bộ ngoại giao toàn đi tàu hỏa, qua 3-4 nước, 2 tuần mới sang đến nơi. Mỗi lần chuyển tàu hỏa là phải ì ạch vác cái va ly, mà phải rón rén vì cái chai nước mắm. Ngày đó chỉ có chai nút bấc. Vì ny-lon không có, mà bọc giấy báo hay lá chuối thì mùi hôi nước mắm vẫn lọt ra ngoài. Các chú có hộ chiếu ngoại giao nên không ai khám hành lý, chứ nếu không thì nhân viên hải quan Đức chắc phải ngã ngửa vì mùi hôi. Nhận quà xong ở Sứ quán, lên tàu điện tôi phải tìm chỗ vắng nhất ngồi. Vậy mà khách lên tàu, ai cũng hít hít mũi để tìm xem mùi gì lạ trên tàu. Mọi cặp mắt cuối cùng đều dừng lại ở chú „Du kích“có nét mặt đầy tội lỗi.
Mỗi chai nước mắm tội lỗi đó về đến ký túc xá sẽ trở thành tài sản chung của cả đội. Đó là quy định bất thành văn của anh Sỹ, anh Tửu, thay mặt chi bộ.“ (Trích “Hai Quê Hương”)[1]
Sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ, việc đầu tiên của người dân Đông Đức là sang miền tây để mua chuối. Còn người Việt ở Đông Đức thì sang bên tây để mua nước mắm.
Ngày nay nước mắm đối với người Việt hải ngoại đã trở nên thông dụng như lọ marmelade ăn bánh mỳ. Nước mắm made in Thailand, Taiwan, China tràn ngập trong các siêu thị Á Châu (Asia-Shop) khắp năm châu. Rồi nước mắm „made in Vietnam“ cũng bắn đầu chiếm trị trường.
Anh Nguyễn Văn Trung, một người Việt theo gia đình vượt biên sang Na-Uy từ 1989 thì lại không thỏa mãn khi thấy mình là một người được ăn nước mắm từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng bản thân cùng rất nhiều bạn bè chưa từng được ăn qua nước mắm thật 100% từ cá một lần nào.
Ngư dân Việt nam cần từ 14 tháng đến 2 năm để làm ra nước mắm truyền thống, trong khi đa số nước mắm chúng ta đang sử dụng chỉ là nước mắm chế từ hóa chất, có thể pha chế được ngay trong vài ngày. Đó là điều anh Trung không thể chấp nhận.
Trích bài viết của Phạm Tín An Ninh [2]
„Đây là một nghịch lý vô cùng, nhưng lại đang xảy ra. Vì là người Việt ai cũng biết nước mắm là một món ăn không thể thiếu và cũng chính nước mắm tạo nên sự khác biệt của ẩm thực Việt Nam so với ẩm thực của các quốc gia Á Châu khác…
Anh Trung tìm hiểu và tính toán được rằng khoảng 90% nước mắm đang bán khắp thị trường là nước mắm công nghiệp và khoảng 10% là nước mắm làm theo truyền thống, nhưng vì cạnh tranh quá khốc liệt với nước mắm công nghiệp nên đã phải pha chế lại, và theo anh nghĩ thì khoảng 20 năm nữa ngành nước mắm truyền thống sẽ mất đi, vì:
– Nguồn nguyên liệu (cá) cạn kiệt vì đánh bắt vô tội vạ không có quy hoạch
– Dân số tăng lên, theo đó nhu cầu cũng tăng theo.
– Cá được sử dụng nhiều ở những sản phẩm khác và xuất khẩu để kiếm lợi nhuận.
– Nhiều nơi trên thế giới đã biết đến nước mắm và các nhà hàng Việt mọc lên khắp nơi ở phương Tây, nên nước mắm trở thành nhu cầu không thể thiếu.
Từ tháng 3.2017 anh Trung quyết tâm bỏ ngành dầu khí anh đang làm với lương bổng hậu hĩnh để thành lập hãng „Noumami“ chuyên chế tạo nước mắm.
Dù thế mạnh của Na-Uy là sản lượng cá hồi, cá tuyết rất cao, nhưng khi bắt đầu nghiên cứu cách lên men truyền thống để ủ thì anh gặp nhiều khó khăn mà không có cách giải quyết. Anh Trung đã muốn bỏ cuộc nhiều lần vì:
– Na Uy lạnh quanh năm, không có nắng và thời tiết như Việt Nam, nên không phải là môi trường tối ưu để làm nước mắm.
– Tất cả các loại cá ở Na Uy chưa từng được áp dụng để ủ, chưa từng có truyền thống hay kinh nghiệm. Cá Na Uy lại nhiều dầu mỡ, dễ ôxy hoá, phức tạp hóa quá trình ủ và khi thành phẩm.
– Vì cá Na Uy chưa từng được làm nước mắm, nên cần một kỹ thuật hoàn toàn mới.
– Luật lệ khắt khe trong sản xuất và kiểm định thực phẩm (Na Uy tuy thuộc Âu châu, nhưng không thuộc Liên Minh Âu châu (EU) nên Na Uy thường khắt khe, khó hơn luật Âu Châu để có uy tín giao thương với Châu Âu, đặc biệt trong lãnh vực sản xuất thực phẩm.)
Nhờ có sự cố gắng, nỗ lực, cùng sự khuyến khích giúp đỡ từ nhiều anh em, người thân, bạn bè cùng chung chí hướng nên Trung Nguyễn tạo được sự đột phá cho Noumami vào giữa năm 2019.
Khi đó một hãng cá lớn ở Na Uy biết Nguyễn Văn Trung đang làm dự án này, qua vài lần thăm viếng, quan sát thương thảo, họ chấp nhận đầu tư để anh tiếp tục hành trình.
Năm 2020, với sự giúp đỡ của hội đoàn cá Pelagic, Quỹ Nghiên Cứu Thủy Sản của Na Uy đã tài trợ cho Viện Nghiên Cứu Nofima để họ có thể giúp, hỗ trợ Trung và Noumami.
Noumami với định vị là dòng nước mắm cao cấp được làm từ cá hồi, cá tuyết và nhiều loại cá khác được khai thác từ vùng biển Na Uy, đây được xem là nơi có cá hồi, cá tuyết ngon nhất thế giới, là nước mắm nhĩ thật 100%, tiêu chuẩn cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tuyệt vời, không hóa chất, phụ gia, với sự đánh giá của Nha Kiểm Định Thực Phẩm Na Uy, một cơ quan kiểm định có tiếng khắt khe bậc nhất hoàn cầu.“ (hết trích)
Đọc xong bài viết về nước mắm „Made in Norway“ của anh Trung và xem video giới thiệu quy trình sản xuất nước mắm truyền thống của hãng Noumami [3] tôi bỗng cảm thấy:
Quê Hương là chùm khế ngọt, là bát canh chua lúc trưa hè, là chai nước mắm ở gầm trời tây…
Rồi tôi mong nước mắm Noumami sẽ sớm có mặt ở mọi siêu thị Á Châu nơi gầm trời Âu này.
—
[1] Trich „Hai Quê Hương“ NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh tháng 3/2021
khoá mõm vêu
Con chó điên lại cái này đã từng bị “ dân làm báo “ khoá mõm vêy “ của nó ! Chính nó thú nhận như thế ! Sao nó không bảo với “ dân làm báo “ là: “ gặp ông “ hay là “ đánh chết mẹ “ , nó chỉ biết “ cụp đuôi “ như con chó hoang , lại cái “ ! Hỗn ! Câm “ mõm vêu “ lại !
Việt Nam ngày nay cái gì mà không giả,ngoại trừ cái chết mới là thật.Có người nói VN ngày nay đang ở thời kỳ Đồ Đểu.
Lỗi anh đánh máy . Đáng lẽ ra phải là Doumami
Xin chia sẻ ít trích dẫn từ Trithucvn nên tìm đọc vì có liên quan với đề tài quê hương / tổ quốc.:
“Nội dung bài phát biểu nói rằng tác giả là Vương Kha Nhi, học sinh lớp 10. Nội dung bài viết không có giọng điệu khẳng khái hay nhiệt tình trào dâng, mà là suy ngẫm của bản thân về hai từ “tổ quốc”, và rằng xã hội không thiếu những bộ óc đầy tri thức, mà chỉ thiếu những con người có đầu óc tỉnh táo, và thầm nghĩ “Nếu sống đến 2.000 năm tuổi, tổ quốc của tôi là ai?”
“Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi là Đại Hán. Những kẻ xâm phạm người Hán sẽ bị trừng phạt dù họ ở nơi xa xôi. Vào thời nhà Đường, tổ quốc của tôi là Đại Đường. Vào thời nhà Tống, tổ quốc của tôi là Đại Tống, khi ấy công nghệ dẫn đầu, kinh tế thịnh vượng.”
“Vào thời nhà Nguyên, móng guốc sắt của Mông Cổ đã chà đạp chúng ta thành những công dân hạng tư, thì tổ quốc của tôi có phải là Đại Nguyên không? Tôi có nên yêu tổ quốc ấy hay không?”
Bài viết cho biết, vào thời nhà Thanh, người Mãn Châu từ ngoài biên ải tiến vào, khi đó Thảm sát Dương Châu đã làm lu mờ Thảm sát Nam Kinh, “Tổ quốc của tôi có phải là Đại Thanh không? Tôi nên yêu tổ quốc ấy như thế nào?”
“Thời gian trôi đi, mọi người cũng dần chấp nhận điều này. “Ai chiếm đoạt mẹ của bạn, bạn sẽ nhận hắn là cha mình, vậy có hèn hạ không?” Nếu ban đầu Nhật chiếm Trung Quốc, “chúng ta sẽ tung hô ‘Thiên Hoàng vạn tuế’ ư? Nếu sống đến 2.000 năm tuổi, tổ quốc của tôi thực sự là ai, thực khiến tôi vô cùng bối rối.”
Từ Trithuvn: Bài luận “Nếu sống 2.000 năm tuổi, tổ quốc của tôi là ai” xôn xao MXH Trung Quốc
Lý Mộc Tử•Chủ Nhật, 02/04/2023
Gần đây, bài phát biểu của một học sinh trung học phổ thông từ Trung Quốc Đại Lục có tựa đề “Nếu sống đến 2.000 năm tuổi, tổ quốc của tôi là ai?” chỉ ra rằng người Trung Quốc có 3 giấc mơ mới: “Giấc mơ tự do, giấc mơ nhân quyền, và giấc mơ chính quyền hợp hiến”, là biểu hiện của sự thức tỉnh lớn lao của toàn dân, và điều đó nhất định sẽ đến.
Have a Great Reading Day to All.
Trích : ” Đối với người Việt Nam xa quê thì theo như nhà văn Phạm Tín An Ninh ở Na-Uy „quê hương chính là nước mắm” .
Đọc đoạn văn trên, đầu tiên, tôi bàng hoàng, sửng sốt, sau đó là Phẫn Nộ ( Tôi không dùng từ thối tha BỨC XÚC của bọn văn nô, bồi bút cs ). Chính vì quan niệm Quê Hương chỉ là ” Chùm khế ngọt “, ” Nước mắm “, nên bọn ” VK mặt thớt ” quên bẵng Quê Hương đang nằm trong tay bọn lưu manh cs, ùn ùn về VN ( tức là mang tiền về NUÔI VC ).
Sắp đến ngày 30/4, tôi buồn vì chuyện mất nước chỉ 1, nhưng buồn vì các Cựu Đồng Đội, Chiến Hữu gấp 10, vì Lập trường, Quan điểm ” Giả Cầy ” của họ. Không thể chấp nhận, vì 1 Nhà văn nổi tiếng, 1 Cựu Đại Úy Nhảy Dù Phan Nhật Nam, lại muối mặt gọi tên Đồ tể, chó chết hcm là : Ông Hồ, Chủ Tịch Hồ.
Trước đây, trên DLB, 1 còm sĩ, sang Mỹ diện HO, mượn 2 câu thơ của ĐTQ : ” Quê Hương, nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người “ để kêu gọi, cổ vũ…. đám Hồ kiều vác mặt về VN. Tôi nổi điên, chửi như chửi chó, còm sĩ này … IM RE.
Không chỉ còm sĩ ” vô danh, tiểu tốt ” này ( chỉ lấy nick ), mà 1 người chống Cọng khá nổi tiếng, Anh Trần Trung Đạo, cũng chả tốt lành gì hơn. Trong 1 bài chủ, đăng trên DLB, Anh viết :
” VK ( nhất là VK Mỹ ) về thăm lại VN, là không có gì SAI, vì giống như cá HỒI, sau 1 thời gian dài ra đi, sẽ quay về…. nơi chúng XUẤT PHÁT ” . Đồng thời Anh TT Đạo kêu gọi VK nên tích cực mua nhiều hàng xuất khẩu của VC.
Trước Lập trường, Quan Điểm ” sáng nắng, chiều mưa ” của Anh Đạo, tôi phê bình quyết liệt và đây là giọt nước tràn ly ( sau vụ Điếu cày…. ), nên BBT DLB CHẬN Nick của tôi.
LCL.
Tụi nó dần dần đổi màu vàng sang đỏ kể cả những đàn anh ,không biết họ ăn gì mà lú nhắc đến thêm phẩn nộ
“Người ta thường nói, người Việt đi đâu cũng mang theo quê hương. Câu nói ấy mang một ý nghĩa trừu tượng có tính văn học. Tuy nhiên có một thực thể mang biểu tượng đặc thù quê hương của hầu hết người Việt hải ngoại chính là nước mắm. Thiếu nước mắm trong bữa ăn của một gia đình người Việt là thiếu vắng cái hương vị đậm đà mang tính dân tộc, mất đi một di sản của văn hóa ẩm thực Việt.” Trích PTAN từ trên Facebook.
Hãy coi lời mở đầu bài viết được rào đón, được diễn đạt ở trên của nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Facebook chỉ mang ý nghĩa về ẩm thực. Và suốt bài từ đầu đến cuối, PTAN cũng chỉ vinh danh một người tị nạn csVN cố gắng học hỏi và thành công để trả ơn lại những gì mà đất nước Na Uy đã cưu mang mình.
Nghĩa là, theo tôi hiểu nó hoàn toàn khác với ý nghĩa tựa đề của t/g Xuân Thọ:
“Quê hương là giọt nước mắm”.
Và đọan giữa t/g lại nhét thêm câu “quê hương chính là nước mắm” cùng nghĩa, nhưng nhấn mạnh thêm chữ “Chính” vào miệng nhà văn PTAN.
Xuân Thọ này là Ai?
Có phải là Xuân Thọ “bò đỏ” mà nhà văn Đổ Trường đã từng gọi hắn ta là nhà “khóc học” không?
Chúng ta hãy coi chừng trước khi kết luận.
Trích : ” Đối với người Việt Nam xa quê thì theo như nhà văn Phạm Tín An Ninh ở Na-Uy „quê hương chính là nước mắm”
Đọc kỹ bài viết của nhà v8n Phạm Tín An Ninh, tôi không hề tìm ra dòng chữ nào nói “quê hương chính là nước mắn”. Tôi chỉ thây câu này “có một thực thể mang biểu tượng đặc thù quê hương của hầu hết người Việt hải ngoại chính là nước mắm.”
Không biết tác giả Nguyễn Xuân Thọ lấy câu nói “quê hương là giọt nước mắm” này ở đâu ra mà dám nhét vào mồm của ông nhà văn Phạm Tín An Ninh?
Ông Nguyễn Xuân Thọ từng đi du học và hình như cũng là một nhà văn, không lẽ lại hồ đồ như thế sao?
Mây mươi năm trước đã có nước mắm do người Việt sản xuất từ Canada logo Mỏ Neo ăn rất ngon nhưng rồi iến mất trên thị trường ,bây giờ toàn nước mắm dùng hóa chất phù phép mang nhiều tên ăn vào thì có hại ,nên tôi tự mua cá mòi về làm .Tôi đã khỏi mua nước mắm 10 năm nay là dân Phan Thiết kỷ thuật làm nước mắm quá dễ dàng với tôi ,tôi truyền nghề lại cho bên vợ tôi ở VN họ tự làm phẻ re khỏi lo ăn nước mắm làm nhanh 7 ngày ….PNB
Ý kiến rất tốt. Tôi sẽ tìm cách tìm đọc online làm nước mắm ở nhà. Cá khô anchovy, bỏ vào nấu nhưng không như nước mắm. Hơn nữa, đúng thế nước mắm trên thị trường đọc thành phần, thì không phải nước mắm tinh khiết, mà phần lớn các thương hiệu bán đắt hàng là dường như cần có chứa bột ngọt. Tôi ngưng dùng nước mắm là vì thế. Cảm ơn bạn còm Phan Nhât Bắc.
Đất lành chim đậu. Nhưng đất nước VN mà cộng sản đang cai trị không phải là đất lành.
Chính Vẹm còn muốn chạy rời bỏ quê hương. Vậy những ai nhớ quê hương sao không ở lại hay sao không quay về? Giọt nước mắm? Chùm khế ngọt? Sao không quay về mà sống với cộng sản?
Hồi mới chạy cộng sản đi tỵ nạn. Xứ Mỹ lúc đó chẳng có chợ VN, chẳng có nước mắm, cũng chẳng có khế ngọt mà có ai nhớ quê hương đâu nào. Nói tới quê hương VN, nơi họ đã bỏ chạy là họ sợ. Họ chỉ nhớ vợ nhớ con, nhớ gia đình ông bà cha mẹ, bạn bè làng xóm nhưng tuyệt đối chẳng nghe bất cứ ai nói nhớ quê hương, hoặc có nhớ quê hương là vì nơi đấy gia đình cha mẹ vợ con của họ còn mắc kẹt. Hò lìa bỏ quê hương là vì cộng sản mà cộng sản còn đang ngự trị thì đời nào họ quay về sống với vẹm với quê hương. Chỉ khi về già hết còn lo sợ, muốn được gửi nắm xương nơi mình đã sinh ra mới có người nghĩ đến chuyện quay về chết trên quê hương.
Quê hương ngày nay là nơi cho chúng ta được quyền làm người, nơi có bầu cử tự do, dân chủ, hòa bình, công bằng, có pháp luật, không phải là nơi tước đoạt nhân quyền. Muốn được những cái như vậy thì VN liệu có còn phải là quê hương để sống?
nv
bravo!!
Nhân tài của thiên hạ,
chế ra cái này cái nọ để
hữu ích cho đời ,cho
nhân loại .
Nhân tài của Vẹm chế
được từ nước mắm ,mì
gói …đến xe Vinfast .
Có phải là tự nghĩ ra đâu,
của thiên hạ đã có , chỉ
đem về “xào nấu”,rồi
chế lại .
Như thế mà cũng chả ra
môn khoai gì.
Chán mớ đời !
Người Pháp cai trị xứ Đông Dương mang tiếng là “Xâm lược” nhưng cũng đã có công ký Công ước Pháp-Thanh 1887, được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc trong đó có vô số khoản có lợi về lãnh thổ cho VN.
Triều Sản của ta tồn tại mới hơn 7 chục niên, tự xưng là “giải phóng dân tộc” nhưng những điều mang lại cho dân tộc quá ít ỏi, không những thế lại còn để chiến tranh kéo dài, mất đất, mất biển và mất đảo.
Dmcs
Dm mày dog phét
Quê hương là nơi người Việt bỏ chạy,
không dám trở về,
dù chết ngạt trong xe hay bị vứt xác ngoài biển Đài Loan.
Quê hương là đói dân chủ, khát tự do.
Quê hương là nơi Việt Cộng hốt bạc bỏ chạy qua Mỹ mua nhà.
Quê hương là nơi Việt Cộng cướp đất, cướp nhà của dân…
nv
Quê hương là chùm khế ngọt…
Quê hương là giọt nước mắm…
Quê hương là chén canh chua…
Quê hương là nhà tù chính trị…
Quê hương là ma túy cộng sản đem về giết tuổi trẻ VN…
Quê hương là tội ác cộng sản gây ra cho dân tộc…
Việt Cộng tuyên truyền, đánh vào tâm lý những người sống ở hải ngoại nên dùng những hình ảnh quá khứ chúng ta yêu thích để khơi động chiêu dụ người Việt hải ngoại nhớ quê hương trở về. Đem tiền về cho chúng hưởng, hoặc chất xám về xây dựng đất nước cho chúng.
Quê hương là cái gì đó mà ta đã từng biết và chỉ có ở quê hương, đã từng thuộc về nơi mình sinh ra hoặc lớn lên nhưng không nhất thiết phải là đẹp, là tốt mà có khi là xấu, là ác. Nhưng nếu nói quê hương là Hồ hay là cộng sản thì chắc chắn mọi người đã bỏ chạy vì Hồ vì cộng sản sẽ sợ không dám quay về.
Một cái gì đó mà chúng ta đã biết nó, ăn nó, có nó, rồi khi xa quê thiếu nó, nhớ nó, ví nó như quê hương. Còn những thứ ở đâu cũng có cũng mua được thì chẳng ai thèm nhớ nó mà chỉ còn có sự so sánh. Nếu chỉ ví quê hương là cái mà mình yêu thích thì chưa đủ mà phải còn cái mình sợ mình ghét như cộng sản chẳng hạn thì mới đủ mùi vị mặn ngọt chua cay của quê hương. Quê hương bây giờ là cộng sản, là tội ác, là ma túy, là nhà tù, là những người dân nô lệ phải gục đầu sống với chế độ cộng sản vì họ không có điều kiện rời bỏ quê hương.
Nước mắm chỉ là một sản phẩm con người làm ra, nó là đặc trưng văn hóa riêng của người VN. Chỉ khi chúng ta thiếu nó, thèm có nó và được ăn nó ở trong nước thì mới có cảm giác nó là quê hương nhưng nếu ở bất cứ đâu cũng có để ăn thì chẳng ai còn thèm nó nữa. Khi được ăn một món ngon, hay mua một cái gì đẹp thì họ tưởng nhớ đến nhà hàng nơi họ được ăn hoặc chợ họ mua. Họ sẽ chẳng còn nhớ quê hương.
nv
VNCH muôn năm
Dmcs
Dm mày dog phét
Dám gặp bố không?