“Tôi đã quyết định ngừng sử dụng Facebook, nơi tôi có hơn 14 triệu người theo dõi”. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia dùng Telegram nói với những người theo dõi ông.
Thông báo của ông được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Hội đồng Giám sát của Meta, công ty mẹ của Facebook, khuyến cáo đình chỉ tài khoản của ông. Nhưng trước khi Facebook định chia tay với ông, Hun Sen ra tay trước.
Tuy nhiên, giờ đây, có vẻ như vị thủ tướng 70 tuổi đang gặp khó khăn khi muốn tái lập con số đông người theo dõi mình ở một nền tảng khác.
Trong khi kênh Telegram của ông, ra mắt vào tháng 5 năm ngoái, đã gom được gần một triệu người theo dõi, tài khoản TikTok mới tạo cách nay một tuần chỉ có khoảng 100.000 người theo dõi — cả hai đều quá thấp so với những gì có được với Facebook.
Từng là một người dùng Facebook năng nổ, Hun Sen thường xuyên đăng hình ảnh, bài vở về cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị của mình cho 14 triệu người theo dõi trên Facebook – một số lượng khổng lồ, mặc dù ông phải đối mặt với những cáo buộc đã mua like để tăng hình ảnh của mình.
Bây giờ, có lẽ là một dấu hiệu tuyệt vọng, người mạnh nhất Campuchia dường như đang sử dụng các biện pháp bất quy ước để tăng lượng người theo dõi mình.
Hôm thứ Năm, Hun Sen đã yêu cầu gặp chủ của một tài khoản TikTok chuyên đăng nội dung về ông ta – một trong các tài khoản có nhiều người theo dõi hơn tài khoản của chính ông – bào rằng ông ta “có thể làm chủ tài khoản không chính thức đó, bởi vì dù sao những người theo dõi nó cũng là các fan của ông ta”, theo tin của tờ báo thân chính quyền Khmer Times.
Chính xác thì tại sao Hun Sen rời Facebook?
Tuần trước, ủy ban đánh giá nội bộ độc lập của Meta đã khuyên Facebook đình chỉ Hun Sen vì một video mà ông đăng vào tháng 1. Trong video hiện đã bị xóa, thu hút 600.000 lượt xem, Thủ tướng nói với các đối thủ chính trị của mình nên lựa chọn hoặc “cơ chế pháp luật” hoặc “một cây gậy”, và dọa sẽ đánh đập họ.
Thông cáo của ủy ban này nói rằng “Với mức độ nghiêm trọng của vi phạm, quá trình vi phạm nhân quyền và đe dọa các đối thủ chính trị của Hun Sen, cũng như chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khuếch đại các mối đe dọa như vậy, Hội đồng Giám sát kêu gọi Meta đình chỉ ngay lập tức trang Facebook và tài khoản Instagram của Hun Sen trong sáu tháng.”
Bộ Ngoại giao Campuchia gọi khuyến nghị này “mang bản chất chính trị” nhưng các nhà quan sát quốc tế ca ngợi quyết định của Hội đồng Giám sát là một tiền lệ cho các nhà độc tài khác.
“Kiểu đối đầu này về các vấn đề nhân quyền giữa giữa các hãng công nghệ lớn và một nhà độc tài lẽ ra đã phải làm từ lâu,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm.
“Hậu quả rất cao vì rất nhiều tác hại đã gây ra ngoài đời thường khi một kẻ độc tài sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kích động bạo lực – như chúng ta đã thấy quá nhiều lần ở Campuchia.“
Sau phán quyết của Hội đồng Giám sát, Hun Sen đe dọa sẽ cấm Facebook hoạt động tại Campuchia, nhưng ông ta đã rút lại lời đe dọa chỉ vài giờ sau đó, lấy lý dó có rất nhiều người dân trong nước dựa vào nền tảng này để buôn bán sản phẩm. Tuy nhiên, chính quyền Campuchia đã thông báo vào thứ Ba rằng 22 thành viên trong Hội đồng Giám sát của Meta không được hoan nghênh tại nước này.
“Một xu hướng rõ ràng đã xuất hiện: Campuchia đang dần dần gỡ rối tình hình chính trị của mình khỏi Facebook“, Will Brehm, phó giáo sư tại Đại học College London, chuyên nghiên cứu kinh tế chính trị ở Đông Nam Á, nói với TIME. “Với vai trò của Facebook làm xói mòn nền dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tin tốt”.
Gã khổng lồ truyền thông xã hội trước đây đã bị chỉ trích vì hồ sơ – vô tình hay cách khác – hỗ trợ các chế độ độc tài trên khắp thế giới, từ bóp nghẹt tự do ngôn luận ở Việt Nam cho đến thổi phồng nội dung chống người Rohingya ở Myanmar.
Nhưng trong những năm gần đây, công ty đã thể hiện sự chủ động hơn trong việc trừng phạt ngay cả những nhân vật nổi bật nhất của công chúng: cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cấm xuất hiện trên Facebook vào năm 2021 sau khi ông ca ngợi những người tham gia bạo lực tại Quốc hội Mỹ ngày 6 tháng 1, mặc dù tài khoản của ông đã được khôi phục vào đầu năm nay.
Hun Sen có cần sự nổi tiếng trên mạng xã hội không?
Facebook từ lâu đã là một phương tiện quan trọng để Hun Sen kết nối với quần chúng Campuchia. Trong thập niên qua, ông đã “vận dụng một cách khéo léo nền tảng này để hỗ trợ việc nắm giữ quyền lực ngày càng chắc của mình“, Astrid Norén-Nilsson, giảng viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Đông và Đông Nam Á tại Đại học Lund, nói với TIME.
“Ông ấy khuyến khích mọi người dùng Facebook để bày tỏ quan tâm đối với các quan chức chính phủ để họ có trách nhiệm giải trình cao hơn và ông ta sử dụng trang Facebook của mình để nuôi dưỡng một mối quan hệ mật thiết, tạo cảm xúc mới lạ với dân chúng thông qua các bức ảnh tự sướng được dàn dựng cẩn thận và chọn đăng những ảnh mời gọi những người theo dõi vào vòng thân mật gia đình.“
Nhưng ngay cả khi Hun Sen không tìm thấy sự nổi tiếng tương tự trên TikTok và Telegram, các chuyên gia nói rằng sự hiện diện trên mạng xã hội của ông có thể không ảnh hưởng bằng sự áp đảo của ông trong các cuộc thăm dò dư luận trong tháng này, vào lúc Campuchia bắt đầu vận động tranh cử.
Cuộc bầu cử sắp tới đã bị chỉ trích rộng rãi là không tự do, không công bằng và bị các đối thủ gọi là “trò hề” sau khi đảng đối lập duy nhất bị loại, khiến Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen tiếp tục duy trì quyền lực.
“Cuộc tranh cãi với Facebook có thể sẽ không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tháng Bảy”, theo lời giáo sư Brehm của Đại học College London. “Ông ấy lâu nay trên thực tế đã bịt miệng bất kỳ sự phản đối nào một cách hiệu quả trước khi Hội đồng Giám sát Meta công bố quyết định”.
Tuy nhiên, dù Hun Sen có rời khỏi Facebook, có vẻ như các chính trị gia khác trong nước khó có thể kiếm được số lượng người theo dõi đông như ông ta. Là trang mạng xã hội hàng đầu của đất nước – khoe có 11,6 triệu người dùng trong dân số 16,6 triệu – Facebook đã chứng tỏ là một công cụ quan trọng để huy động chính trị và quảng cáo. Và các cố gắng của Hun Sen để có được lượng người theo dõi trên TikTok cũng không có khả năng truyền cảm hứng cho một sự thay đổi rộng lớn hơn.
“Facebook là nền tảng truyền thông xã hội được lựa chọn ở Campuchia, qua các thế hệ và các nhóm dân số“, Norén-Nilsson nói, “sự vướng mắc của cuộc sống riêng tư và chính trị trên Facebook” đã trở thành một “thói quen ăn sâu” trên khắp đất nước.
Đáng chú ý, Hun Manet, con trai của Hun Sen và được xem là người kế nhiệm, vẫn hoạt động tích cực trên Facebook, nơi cậu cả vừa đăng một video về chuyến thăm mới đây tại một nhà máy dệt may trong nước.
(Theo TIME)
Tran Van 21/12/21 at 14:02
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe lăn
“Đèn Cù “- Huy Đức : “….Khi tiến quân vào Phnom Penh, thế Việt Nam như “chẻ tre”, nhưng khi tới những vùng biên giới xa, các đơn vị Việt Nam lập tức bị Khmer Đỏ đặt trong tầm phục kích. Đây là giai đoạn quân đội Việt Nam bắt đầu chịu hy sinh lớn nhất……Mùa mưa năm 1983, ông Phạm Văn Trà, lúc bấy giờ là phó tư lệnh Tham mưu trưởng Mặt trận 979, trực tiếp lên vùng biên giới Ko Kong chỉ đạo Sư đoàn 4. Ông Trà kể:
“Suốt mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, hầu như tuyến trước bị cắt đứt hoàn toàn liên lạc với tuyến sau; đặc biệt là việc tiếp tế, vận chuyển tê liệt hoàn toàn. Trong khi đó, địch sử dụng pháo đất từ Thái Lan bắn dai dẳng, ngày này qua ngày khác vào khu vực có bộ đội ta, các trận địa, bãi mìn của địch bủa giăng khắp nơi; anh em mình cứ đi ra khỏi địa bàn quen thuộc là vướng mìn, thương vong rất nhiều. Xuống các bệnh xá, trạm phẫu của sư đoàn, bắt gặp nhiều chiến sĩ trẻ trung, khôi ngô bị mìn nổ tiện mất chân, có đồng chí cụt cả hai chân, tôi không cầm được nước mắt, thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với anh em. Và cũng thật đớn đau, sau một mùa khô, một mùa mưa, giật mình thấy hàng ngũ của anh em mình thưa thớt, trống vắng mất một phần”. Ở nơi hòn tên mũi đạn, bữa cơm người lính, theo ông Trà, chỉ gạo mục, cá khô mục, thịt ôi. Khí hậu thì khắc nghiệt, sốt rét, sốt rét ác tính cứ như “thần chết cầm lưỡi hái” đứng chờ mỗi ngày.
“…….. Đặc biệt trong mùa khô, theo Tướng Phạm Văn Trà, nước uống thiếu “là nỗi đe dọa kinh hoàng”. Ông Trà kể: “Tôi đã nghe cán bộ, chiến sĩ đơn vị kể lại những chuyện rất thương tâm: bộ đội khát nước bò lê trên đất, gặp cây gì xanh, mềm đều dùng răng gặm, may chăng kiếm được giọt nước. Khi đó, mọi phản xạ của con người gần như là bản năng. Cũng có trường hợp bộ đội chết khát, rất đau lòng” .
“………Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân …
“…Cho đến nay, người dân vẫn không được biết chính xác có bao nhiêu “quân tình nguyện” đã hy sinh ở Campuchia. Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 trong mười năm ở đây lên đến hàng trăm nghìn .
“Sáng 13-11-1991, ông Ngô Điền phải rời Phnom Penh mà không được một quan chức Campuchia nào đưa tiễn “.
Tran Van 06/02/2020 at 21:55
Lẳng lặng mà xem chúng giết nhau: Hai thằng cùng là đồng chí trong Thế giới Vô sản. Thế nhưng thằng thì theo Trung quốc, thằng kia theo Liên xô , và chúng quay ra choảng nhau chí chạp, tạo nên cảnh hí trường trong Thế giới Vô sản !
Tháng Giêng năm 1979, binh đoàn Việt Nam hùng hậu hăm hở tràn sang nước bé tí xíu Kampuchia. Cho dù trước đó, đã có đến hai triệu người Kampuchia – trong tổng dân số 8 triệu- bị chết vào tay Khmer Đỏ, thế nhưng đến ngày 13/11/1991, thì bọn Việt nam phải nhục nhã tháo chạy khỏi Kampuchia. Trong cuốn “Đèn Cù “, tác giả Huy Đức thuật lại ” ngày 13-11-1991, đại sứ Ngô Điền rời Phnom Penh mà không được một quan chức Cao Miên nào đưa tiễn …. Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 lên đến hàng trăm nghìn “.
Tờ báo Chicago Tribune số ra ngày 1/7/1988 thuật lại lời tuyên bố của trung tướng Lê Khả Phiêu – tư lệnh phó lực lượng Việt Nam ở Campuchia – rằng 55000 người lính Việt Nam đã chết trong cuộc chiến mười năm này . Viện tướng này nói “Từ 1977 đến bây giờ chúng tôi đã mất 55000”. Đó là con số bị chết. Chúng tôi có số bị thương cũng như vậy.”
BBC- 26 tháng 9 2014 : Đại tá Phạm Hữu Thắng- chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam- phát biểu rằng “Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000. Trong đó, hy sinh gần 39.000 “.
Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ Ngoại giao,ông Đặng Xương Hùng- cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ- nói ” Con số đó là 100.000, mười vạn, quân Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh “.
*** Bùi Tín -Đại tá. Phó tổng biên tâp báo Nhân Dân : 21 sư đoàn Khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân Việt nam sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
* **Cũng cần nói thêm rằng Cộng sản VN xử dụng cả khí giới của Việt Nam Cộng Hòa để lại như thiết giáp M 113, phi cơ F-5, v…v…
Tran Van 06/02/2020 at 22:05
Sử Việt ghi rằng thời vua Minh Mạng, nước ta đánh bại Xiêm La để giành quyền khống chế Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang và đổi tên thành Trấn Tây Thành; kết quả là nước Đại Nam thời cuối Minh Mạng có lãnh thổ rộng hơn cả hiện nay.
Nhục nhã thay thời khỉ Trường Sơn, hang Pắc Bó , lính Cộng sản Việt nam sang đánh trận bên Kampuchia lại bị thua đậm “…nỗi đau của chúng tôi là đau trong lòng. Nhiều người lính khi họ quay lại chiến trường một hai năm sau họ đã hóa điên “. Đau đớn quá đến nỗi “những gì xảy ra ở Campuchia không phải là chuyện họ muốn nói đến “ :
BBC – “Bất cứ ai trở về nguyên vẹn từ chiến trường Campuchia đều là may mắn,” ông Nguyễn Thành Nhân, 50 tuổi, một cựu chiến binh tham chiến ở Campuchia và là tác giả của một cuốn tự truyện viết về cuộc chiến ở Campuchia, nói.
“Bản gốc của cuốn tự truyện này bị chính phủ Việt Nam cấm. Cuốn sách kể lại những gian khổ của người lính Việt Nam và tình đồng đội của họ trong lúc họ phải tìm cách để giữ mạng ở một nơi mà người dân cưu mang họ vào ban ngày và đối mặt với kẻ thù vào ban đêm.
“Những năm tháng của ông Nhân ở Campuchia đã để lại những vết thương tâm lý không thể phai mờ. Đến bây giờ ông Nhân vẫn còn gặp ác mộng vào ban đêm và những ký ức vào ban ngày vẫn gợi lại cho ông nỗi kinh hoàng của cuộc chiến. “Vết thương trên cơ thể không nặng lắm nhưng nỗi đau của chúng tôi là đau trong lòng. Nhiều người lính khi họ quay lại chiến trường một hai năm sau họ đã hóa điên,” ông nói.
“Không giống như những cuộc chiến chống Mỹ và chống Pháp, cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia không được nhắc nhiều với công chúng, vị giáo sư Úc Carlyle Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc, nhận định cho biết thêm. Khi những người lính trở về từ chiến trường Campuchia một cách lặng lẽ không giống như những cuộc chiến trước đó. Họ có cảm giác họ ‘bị quên lãng’.
“Tại một cuộc gặp ở một ngày Chủ nhật gần đây, họ bắt đầu với một bài diễn văn chào đón ngắn rồi sau đó họ cụng ly với rượu đế. Khi được hỏi về cuộc chiến thì họ đổi thái độ một cách thấy rõ. Những gì xảy ra ở Campuchia không phải là chuyện họ muốn nói đến “.
Khà khà khà, 3 tuần sau khi trừng phạt POL POT , VC chúng anh dựng nên em HUNSEN ngay lập tức để tiện bề sai bảo .
Sau khi tiến chiếm Afganishtan, IRAQ bu MẼO củng bắt chứoc VC chúng anh thành lập ngay chinh phủ bù nhìn Afganishtan và IRAQ để tiện bề sai bảo.
Diểm khác nhau giửa VC chúng anh và bu MẼO đó là sau khi thành lập chinh phủ thân VC chúng anh rùi thì VC chúng anh không cho phép POL POT trỏ lại KAMPUCHIA trong khi đó thi bu MẼO đả móc nối trở lại vói TALIBAN của Afganishtan để …………………CHÔN chinh phủ Afganishtan do MẼO dựng lên truóc đó.
Nhìn xa hơn mọt tí về lich sữ đểu cáng của bu MẼO thì đám Tàn Dư Cốt Ngụy sẻ đau đớn ngàn lần hơn dân Afganishtan. Bu MẽO sau khi thành lập chinh phủ BÙ NHÌN tại miền NAM thì sau đó cảm thấy khong hài lòng, bu MẼO liền cho CIA phá nát chính phủ NGO ĐINH DIỆM và chua hết sau đó lại đi đêm vói VC chúng anh để cho NGUYEN VAN THẸO ra rìa trốn chạy , kkkakkakakakka.
Thấy VC chúng anh choi đẹp vói đàn em hơn thèng bu MẼO chơi đểu vói thèng đàn em NGỤY SAI GON và NGỤY KABUL gáp ngàn lần , kkakakakkakaka.
Đố thèng Tàn Dư Cốt Nguỵ nào cải cho đuọc, kakakkakkka
Di… ơ ơ ơ ơ ơ ! đực cáp … chây tùm lum ớ bây !
Quỳ lạy đem dâng cho Tàu!
Tự hào con cháu Rồng Tiên
Tổ Tiên phỉ báng, nửa điên nửa khùng
Lạc hậu nghèo đói tận cùng
Kẻ thù truyền kiếp phục tùng như cha
Di chúc đi gặp Nga Hoa
Lê nin Các Mác tổ cha chúng mầy
Rước voi mã tổ xéo giầy
Gông cùm xiềng xích đọa đày dân ta
Đánh là nó đánh cho Nga
Đánh cho tan nát cửa nhà Việt Nam
Thác Bản Giốc – Ải Nam Quan
Núi rừng biển đảo giang san ngày nào
Quỳ lạy đem dâng cho Tàu!
Nông Dân Nam Bộ