QUAN THAM HÀN QUỐC
Lee Hwa-young, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Gyeonggi, đã bị tòa án Hàn Quốc phạt 9 năm 6 tháng tù về nhiều tội danh, trong đó có tội chuyển tiền trái phép sang Bắc Triều Tiên. Tòa án còn phạt ông 250 triệu won (183.000 USD).
Từ năm 2019 đến năm 2020, ông Lee đã chuyển cho miền Bắc 11 tỷ won (khoảng 8 triệu USD); trong đó 5 triệu USD để một công ty trong tỉnh ông có điều kiện làm ăn thuận lợi ở miền Bắc, và 3 triệu USD là hối lộ để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Lee Jae-myung, tỉnh trưởng của Gyeonggi.
Lee Hwa-young bị cáo buộc vi phạm đạo luật giao dịch ngoại hối và tội hối lộ. Ông bị truy tố vào tháng 10 năm 2022, khi đó, các công tố viên đã yêu cầu mức án tù 15 năm.
Lời bàn của Thằng Thầy Chạy: Bản án của ông Lee Hwa-young là chuyện bình thường ở Hàn Quốc, xứ có cơ chế tam quyền phân lập, ngay cả tổng thống mà phạm tội cũng đi tù. Quan tòa và công tố viên ở đó oai phết, bọn tội phạm sợ xanh mặt, Tổng thống đương nhiệm cũng xuất thân công tố viên. Khi thấy các nước khác xử tham nhũng, các DLV của ta vẫn thường lập luận, nước nào mà chả có tham nhũng; nhưng quý vị DLV quên rằng người ta xử tham nhũng đến nơi đến chốn, thay vì chỉ nộp lại tiền thì được “khắc phục hậu quả”.
QUAN THAM MALAYSIA
Ông Mahathir Mohamad, cựu Thủ tướng Malaysia đã phủ nhận cáo buộc tham nhũng, nói rằng ông kiếm tiền từ đồng lương trong suốt thời gian mấy chục năm làm chính trị, và hiện nay ông gần như vô sản.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Al Jazeera, ông Mahathir chỉ trích Thủ tướng đương nhiệm Anwar Ibrahim đã đưa ra các phát biểu ngụ ý rằng ông Mahathir đã sử dụng thời gian tại vị để làm giàu cho bản thân và gia đình.
Mahathir làm Thủ tướng Malaysia từ năm 1981 đến năm 2003 và một lần nữa từ năm 2018 đến năm 2020, và Anwar từng là phó Thủ tướng của ông. Mahathir cho biết ông sẵn sàng cùng Anwar đến Thụy Sĩ để tìm các ngân hàng mà Anwar nói ông có cất giấu đô la. “Nếu chúng ta có thể tìm ra một ngân hàng như vậy, tôi sẽ rút 100% số tiền và tặng nó cho nhân dân Malaysia”, ông Mahathir nói.
Ông Mahathir đang thưa ngược lại ông Anwar về tội phỉ báng và đòi bồi thường 150 triệu ringgit (32 triệu USD).
Về tài sản của mình, Mahathir nói rằng ông kiếm được 8.000 ringgit (1.700 USD) tiền lương mỗi tháng khi làm thủ tướng lần đầu, tăng lên 20.000 ringgit (4.240 USD) vào thời điểm ông từ chức vào năm 2020. Mahathir nói rằng ông cũng nhận được các phụ cấp chức vụ, trong đó có một ngôi nhà và một chiếc xe cho nên ông chi tiêu rất ít trong khi tại vị.
Vào tháng Giêng, Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia đã ra lệnh cho hai người con ông Mahathir là Mirzan và Mokhzani phải kê khai tài sản trong cuộc điều tra xuất phát từ vụ rò rỉ Hồ sơ Pandora và Panama.
Mahathir cho biết ông cấm các con của mình kinh doanh ở trong nước khi ông còn đương chức vì ông không muốn mang tiếng gia đình trị. “Mokhzani chỉ thành công trong kinh doanh sau khi tôi từ chức. Trong thời gian tôi làm thủ tướng, nó không nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt. Nó được các công ty dầu khí tuyển dụng khi được đào tạo trong lĩnh vực đó”.
Lời bàn của Thằng Thầy Chạy: Sau khi trả lại độc lập cho Malaysia, đế quốc Anh mặt trời không bao giờ lặn đã để lại hai di sản quan trọng: tay lái bên mặt và hệ thống tư pháp không chỗ chê.
Ngoài chuyện xét xử vô tư, hệ thống tư pháp độc lập cũng bao gồm quyền được kiện lại nếu cho rằng mình bị oan. Việt Nam ta có án oan hay không? Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định ‘Năm 2023, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội’. Ông Bình, có nick là Bình Tòa, đang ngồi ở BCT.
Ông Mahathir cho biết ông cấm các con của mình kinh doanh ở trong nước khi ông còn đương chức, chuyện này khá lạ với XHCN Việt Nam, vì mỗi khi có ai làm lớn, người ta thường hỏi “Đồng chí này là con đồng chí nào?”
Đương kim Thủ tướng Anwar trước đây làm phó cho Mahathir, bây giờ tố giác Mahathir tham nhũng; có nghĩa là Anwar đạp thủ trưởng cũ của mình một phát, nôm na là phản thầy. Chuyện này cũng khác với XHCN Việt Nam, nơi có truyền thống hết sức bênh vực thủ trưởng, xem thủ trưởng là thánh nhân, có biết thủ trưởng làm bậy cũng phải ngậm miệng cho nó lành.
Tô Lâm trước đây là thư ký riêng của Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn của 3X. Giờ đây với quyền lực bao la trong tay, liệu Lâm có đặc xá cho Nguyễn Duy Linh, con trai của thủ trưởng cũ của mình đang chăn kiến vì dính vào vụ Vũ Nhôm hay không?
QUAN THAM TRUNG QUỐC
Trong 5 tháng đầu năm 2024, các cơ quan giám sát và kiểm tra kỷ luật của Trung Quốc đã có biện pháp đối với ít nhất 29 quan chức cấp cao.
Quách Trung Văn, thành viên Ban Thường vụ, Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và pháp luật. Ông Quách sinh năm 1957, quê ở tỉnh Cam Túc, bắt đầu công tác từ năm 1974 và gia nhập Đảng năm 1976. Trước đây, ông là phó thị trưởng Bắc Kinh, và từng là giám đốc Tổng cục Thể thao Trung Quốc từ 2016 đến 2022.
Chu Chính, phó tổng giám đốc của COFCO, tập đoàn kinh doanh thực phẩm hàng đầu Trung Quốc, đã bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ, biển thủ và lạm dụng quyền lực.
Hà Trạch Hoa, phó cục trưởng Cục Quản lý Độc quyền Thuốc lá Nhà nước, đã bị kết án tử hình, hoãn thi hành trong hai năm tạm, vì nhận số tiền hối lộ lớn. Bản án được đưa ra tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Nổi cộm nhất là Bạch Thiên Huy, 53 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Nợ xấu Hoa Dung, một công ty nhà nước. Ông này bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, bị tuyên án tử hình vì nhận hối lộ hơn 1 tỉ Tệ (gần 152 triệu USD), mặc dù đã lập công chuộc tội bằng cách tố giác hành vi phạm tội nghiêm trọng của nhiều người khác. Tòa nói rằng hành động này chưa đủ cơ sở để được khoan hồng, bởi vì “số tiền nhận hối lộ của Bạch Thiên Huy cực kỳ to lớn, tình tiết phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây tác động rất xấu về mặt xã hội, gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích nhà nước và nhân dân”.
Lời bàn của Thằng Thầy Chạy: Phải công nhận từ khi Tập Cận Bình lên ngôi, người ta chỉ thấy chuyện tranh giành quyền lực, thanh trừng phe phái trong vụ Châu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai; những vụ còn lại trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” quả thực là nghiêm minh, toàn diện, “không có vùng cấm” và án tử hình là chuyện phổ biến.
Trong khi đó, ở xứ Việt Nam XHCN, khi thu hồi được tài sản của các quan, gọi là “khắc phục hậu quả”, thì tòa án có thể giảm án, chẳng khác nào một hình thức chạy án công khai, khuyến khích quan tham cứ tiếp tục, và sau đó tài sản thu hồi không biết đi về đâu, bởi vì đó cũng là “bí mật nhà nước”.
Chính sách “nhân văn” này dựa trên lệnh miệng của Tổng Trọng, “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, hay “không sung sướng gì khi kỷ luật đồng chí của mình”.
Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa còn đi xa hơn, gọi các quan tham là “gỗ quý”, đề nghị những ai tự giác khai báo và hoàn trả nguồn tiền bất hợp pháp cho Nhà nước thì sẽ được bảo vệ bí mật và được khép lại hồ sơ.
Mặc dù Tổng Trọng cũng tuyên bố đốt lò không có vùng cấm, không phải là chuyện thanh trừng nhau để giành ghế hoặc loại bỏ những người mà ông ta không ưa; nhưng trong thực tế, những ai được ông ta ưu ái đều thoát nạn.
Không ai tin Nguyễn Công Khế có thể thành đại gia nếu không có Tư Sang đứng sau.
Không ai tin Trương Mỹ Lan ngang nhiên chở hàng núi tiền cụ Hồ cụ Tơn về nhà mà không có sự tiếp tay của Hai Nhựt.
Không ai tin Cục trưởng Đỗ thị Nhàn, một loại tép riu, có thể nuốt một mình 5,2 triệu USD mà không chia chác với Thống đốc Lê Minh Hưng; chẳng những không sao, ông Hưng tiếp tục leo vào BCT.
Không ai tin các thứ trưởng Bộ Công thương có tội mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vô tội.
Có thể vì lý do thấy Tổng Trọng không chống tham nhũng triệt để như mình nên nhân dịp sức khỏe của Trọng lao dốc không phanh, Tập phải chuẩn bị người thay thế. Một mặt thì Tập vui vẻ tiếp Huệ được Trọng gửi sang với tư cách giới thiệu người sẽ được truyền ngôi; một mặt Tập vẫn ngồi yên nhìn Lâm tặng cho Huệ một vé về quê đốt đèn đom đóm học tiếp. Bởi vì Lâm có thành tích quá xuất sắc, một mình phi ngựa qua mấy cửa ải vung đao chém mấy tướng được Trọng bảo bọc.
Số phận các quan tham XHCH hiện nay có vẻ tùy thuộc vào sự vui buồn của Tổng Trọng, tùy theo họ có được Tổng Trọng chiếu cố hay không. Huy Đức cho rằng Tổng Trọng đã bóp chết “một nhà nước pháp quyền từng thắng thế trong thập niên 2000”. Ý kiến này, đưa ra vào thời điểm nhạy cảm, đã book một chỗ ở trong tù cho Huy Đức.
Phê phán Tổng Trọng của Osin không có gì mới. Thế giới văn minh từ lâu đã từ bỏ Đức trị để áp dụng Pháp trị. Dựa vào Thiên Tử thì Ngài có lúc vui lúc buồn, lúc khỏe lúc bệnh, tội phạm có bà con gì với mình hay bạn bè phe nhóm mình hay không… Dựa vào bộ luật do một Quốc hội thực sự được dân bầu soạn ra và ban hành thì cứ dựa theo luật mà làm, chẳng ai có thể nói ra nói vào.
Châu Quang
Trở về thời nguyên thủy hồng hoang!
Chế độ nầy dài thêm một ngày
Thế hệ tương lai phải sửa sai
Phải cần thời gian tính bằng tháng
Tài nguyên cạn kiệt trắng hai tay?
Chỉ mỗi một việc chống ngập lụt
Phải nạo vét bao nhiêu con sông?
Chúng ra đi để lại số nợ
Lấy gì trả với hai tay không?
Để làm sạch thành phố Bangkok
Tiền nạo vét bảy tỷ đô la
Số tiền đó hai mươi năm trước
Bây giờ đô la đào đâu ra?
Phạm Nhật Vượng Nguyễn Thị Phương Thảo
Gom hết số tiền chúng lừa đảo
Lê Thanh Hải Trương Thị Mỹ Lan
Tịch thu toàn thể số tài sản?
Phải bán bao nhiêu cái ngàn vàng
Bán thác Bản Giốc ải Nam Quan
Bán luôn cả Côn Sơn Phú Quốc?
Trở về thời nguyên thủy hồng hoang!
Nông Dân Nam Bộ
Vượng Vin Phét giầu bạc tỷ đô Mỹ là tại vì làm ăn giỏi hay có quan chức khủng nào đứng chống lưng? Chùa Ba Vàng sư sãi làm nhiều chuyện mê tín dị đoan có ai chống lưng hay ăn chia? Còn Trọng có Tập Xì Dầu chống lưng?
Nguyễn Phú Trọng nằm thoi thóp thở oxy trong 108 nhưng khi hay tin thằng Pu qua thăm, gã bật dậy như cái lò xo nạp đủ 12 thành công lực phi thân ra phủ ôm cứng lấy thằng em Pu, vì quá xúc động nên mớ pin của Vinfét xuống cấp nhanh quá nên gã bẹt ra ghế, chẳng biết gã ngồi hay nằm. Cả nước theo dõi qua truyền hình thở phào, nhất là đám choai choai ham nhậu, chúng kháo nhau sắp có cuốc táng bay ơi, hy vọng có 1 ngày nghỉ, chuẩn bị mồi và đồ nhậu.