Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.
1.- HOA KỲ VÀ TRUNG HOA
Lúc mới đến, Hoa Kỳ chỉ chú trọng phát triển giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, khi các tòa công sứ các nước tây phương ở Bắc Knh bị quân Trung Hoa tấn công, thì Hoa Kỳ tham gia lực lượng tám nước, gọi là bát quốc liên quân, chống nhà Thanh. Liên quân (theo ABC) gồm Anh, Áo-Hung, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ý. Nhà Thanh thất bại, phải ký Điều ước Tân Sửu ngày 7-9-1901, bồi thường chiến phí lên đến 450 triệu lượng bạc, tương đương 67 tr. Anh kim hay 333 tr. Mỹ kim lúc đó. (Jonathan D. Spence, The Search for Modern China, New York: W.W. Norton & Company, 1990, tr. 235.) (Xem thêm: John King Fairbank, China a New History, Cambridge: Harvard University Press, tr. 232.)
Trong số tiền nầy, Hoa Kỳ được bồi thường 12 triệu Mỹ kim lúc đó. Hoa Kỳ chia số tiền bồi thường thành 2 phần: một nửa dùng để góp vào sự thành lập đại học Thanh Hoa (Quinghua) ở Bắc Kinh, và một nửa còn lại để cấp học bổng cho 1,268 sinh viên từ năm 1909 đến 1929 thuộc đại học nầy. Ngoài ra, các phái đoàn truyền giáo Hoa Kỳ đã giúp nhiều trường Ky-Tô giáo và nhiều đại học ở Trung Hoa. (Jonathan D. Spence, sđd. tr. 383.) (John King Fairbank, sđd. tt. 264-265.)
Khi thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đứng về phe Đồng minh, cùng Hoa Kỳ chống Nhật Bản. Trung Hoa được kể là nước thắng trận khi thế chiến kết thúc năm 1945 và trở nên thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), có quyền phủ quyết.
Tháng 7-1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng tái diễn ở Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ THDQ chống lại đảng cộng sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công, chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa, và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh (Beijin). Trung Hoa Dân Quốc thất bại, chạy ra hải đảo Đài Loan (Taiwan), đóng đô tại Đài Bắc (Taipei).
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ THDQ. Nhờ đó THDQ vẫn giữ ghế đại diện tại LHQ, có mặt trong Hội đồng Bảo An LHQ và có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng. Chú ý là Trung Cộng rộng trên 9,640,000 Km2, trong khi Đài Loan là một hải đảo nhỏ, chỉ khoảng 35,980 Km2., ít tài nguyên thiên nhiên.
2.- CUỘC PHÂN CÔNG TRONG KHỐI CỘNG SẢN
Sau khi Trung Cộng được thành lập, thì vào tháng 1-1950, Hồ Chí Minh (HCM) bí mật sang Bắc Kinh cầu viện. Lúc đó, hai lãnh tụ CSTH là Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai đều đã qua Moscow. Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow. Tại đây, lãnh tụ cộng sản Liên Xô (CSLX) là Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại – Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.) Như thế, có nghĩa là Stalin uỷ nhiệm cho Trung Cộng viện trợ cho HCM. Sự ủy nhiệm nầy được hiểu ngầm là sự phân công trong khối CS: Liên Xô phụ trách các vấn đề CS ở Đông Âu, và Trung Cộng phụ trách các vấn đề CS ở Đông Á.
Stalin chết năm 1953. Sau cuộc tranh quyền, Nikita Khrushchev lên làm bí thư thứ nhất đảng CSLX. Năm 1956, Khrushchev đưa ra chủ trương ngoại giao mới là hòa dịu với các nước Tây phương, “sống chung hòa bình” (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng thể chế chính trị. Trung Cộng phản đối chủ trương nầy. Lúc đầu, chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng cuối cùng hai nước đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Cộng, trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang) tháng 3-1969. Từ nay, đối với Trung Cộng, Liên Xô không còn là “đồng chí anh em”, mà là một kẻ thù mới của Trung Cộng.
3.- HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG TIẾP TỤC ĐỐI ĐẦU
Tại Đông bắc Á, chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Triều Tiên (NTT). Trung Cộng ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT). Sau 3 năm đánh nhau, hai bên ký hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953. Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953.
Tháng 9-1954, Trung Cộng pháo kích hai quần đảo Kim Môn – Mã Tổ (Kinmen-Mazu) thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Trước sự đe dọa của Trung Cộng, Hoa Kỳ liền ký với THDQ Sino-American Mutual Defense Treaty còn gọi là Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China ngày 2-12-1955.
Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan (Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản) ngày 19-1-1960.
Các hiệp ước trên cho thấy Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ ba nước NTT, THDQ (Đài Loan) và Nhật Bản, đồng thời lập một vòng đai bao vây Trung Cộng trên Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai về việc ký kết hiệp định Genève (20-7-1954), khi về nước, theo đúng chủ trương của Trung Cộng, HCM đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.)
Trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam, tuy chống nhau, nhưng Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Bắc Việt Nam (BVN) chống Mỹ như lời Lê Duẩn phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp đỡ Nam Việt Nam (NVN) chống sự xâm nhập ào ạt của bộ đội BVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không tấn công ra BVN để chận đứng nguồn tiếp tế của BVN cho bộ đội CS ở NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công trong việc giúp Việt Nam Cộng Hòa đánh dẹp du kích CS ở NVN.
Trước tình hình mới, Hoa Kỳ thay đổi sách lược, muốn làm thân với Trung Cộng nhằm chống Liên Xô, đồng thời nhờ Trung Cộng giúp Hoa Kỳ thảo luận với CSVN về việc rút quân khỏi Việt Nam. Đối với Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Xô đều là hai kẻ thù, nhưng Hoa Kỳ ở xa, ít nguy hiểm hơn Liên Xô là nước nằm sát bên biên giới, nên Trung Cộng cũng muốn liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô.
4.- HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG HÒA HOÃN
Sau nhiều cuộc thăm dò và đàm phán bí mật, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều tỏ thiện chí xích lại gần nhau. Ngày 9-7-1971, trong một chuyến công du Pakistan, cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh, thủ đô Trung Cộng.
Trong cuộc gặp gỡ với Châu Ân Lai, ngoài những vấn đề song phương và thế giới, Kissinger còn thảo luận với Châu Ân Lai về vấn đề Việt Nam. Sau khi Kissinger về nước, Nixon lên đài truyền hình ngày 15-7-1971, công bố sẽ thăm Trung Cộng vào đầu năm tới.
Lót đường cho chuyến thăm viếng hữu nghị sắp đến, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết tại Đại hội đồng thứ 26 của LHQ ngày 25-10-1971, theo đó CHNDTH được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ thay cho THDQ (Đài Loan), là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tổng thống Nixon cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh ngày 21-2-1972, chủ yếu bàn về bang giao giữa hai nước, và Hoa Kỳ thông báo kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ. Trước khi về nước, tổng thống Nixon và thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai ký kết bản “Thông cáo chung” tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng bang giao giữa hai nước, gồm 16 điều:
Trung Cộng đưa ra quan điểm của Trung Cộng trong điều 6, Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ trong điều 7. Trong điều 8, hai bên đồng ý rằng, tuy hệ thống xã hội và chính sách ngoại giao khác nhau, nhưng hai bên đồng tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không xâm lăng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và chấp nhận sự sống chung hòa bình giữa các nước. Trong điều 9, Hoa Kỳ và Trung Cộng xác nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy. Quan trọng nhất đối với Trung Cộng trong bản thông cáo chung là điều 11 và điều 12. Theo điều 11, Trung Cộng nhấn mạnh rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa và CHNDTH là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa. Chính phủ CHNDTH phản đối mạnh mẽ tất cả những mưu toan nhằm tạo “một Trung Hoa một Đài Loan”, “một Trung Hoa hai chính quyền”, “hai Trung Hoa”, hay một “Đài Loan độc lập”. Trong điều 12, Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một Trung Hoa, và Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Đồng thời Hoa Kỳ tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Hoa Kỳ cam kết sẽ từ từ rút hết quân và thiết bị quân sự ra khỏi Đài Loan khi khu vực giảm dần căng thẳng.
Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng ngày 1-1-1979. Tuy vậy, ngay sau đó, Hoa Kỳ ban hành “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act) ngày 10–4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan tuy không đặt nền ngoại giao, và vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan. Điều nầy làm cho Trung Cộng không vừa lòng, nhưng Hoa Kỳ cương quyết theo đuổi chủ trương nầy cho đến ngày nay.
5.- TRUNG CỘNG CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ QUÂN SỰ
Tháng 12-1978, hội nghị trung ương đảng CSTH quyết định cải cách và mở cửa, đưa ra 4 hiện đại hóa về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Trung Cộng vẫn duy trì cơ chế CS độc tài đảng trị, nhưng từ bỏ kinh tế chỉ huy và bước vào kinh tế tự do, phát triển rất nhanh chóng. Khi các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ trong các năm 1989-1990 và Liên Sô sụp đổ năm 1991, Trung Cộng trở thành nước CS lớn mạnh nhứt trong 5 nước CS còn lại. (Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba.)
Về kinh tế, Trung Cộng bước qua kinh tế thị trường, nhưng thực sự vẫn là nền kinh tế do nhà nước hoạch định và tư bản nằm trong tay các công ty do nhà nước kiểm soát, nghĩa là tư bản vẫn nằm trong tay nhà nước. Vì vậy, nhà nước Trung Cộng càng ngày càng giàu mạnh. Dựa vào đó Trung Cộng phát triển kinh tế, thương mãi, nghiên cứu võ khí, canh tân quân đội, hiện đại hóa Hải quân, bành trướng ngoại giao, thực hiện những kế hoạch chính trị đầy tham vọng, hào phóng cho các nước nhỏ khắp năm châu, nhứt là Đông Nam Á và châu Phi, gặp khó khăn về tài chánh, vay nợ rộng rãi để chờ cơ hội trục lợi …
Trong giai đoạn nầy, đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, 1916-2011)), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, theo học thuyết của Alfred Thayer Mahan (Hoa Kỳ, 1840-1914), canh tân Hải quân Trung Cộng. Theo Thayer Mahan, quyền lực trên biển là điều kiện tối quan trọng để phát triển quyền lực quốc gia trên thế giới trong thời hiện đại, nhất là những nước có nhiều biển. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt (cầm quyền 1901-1909), theo lý thuyết của Mahan, canh tân và hiện đại hóa Hải quân Hoa Kỳ, rồi đưa Hải quân chiếm đóng những hải đảo nhỏ trên Thái Bình Dương làm căn cứ. Từ đó Hải quân Hoa Kỳ càng ngày càng mạnh, lên hàng đầu thế giới sau thế chiến I (1914-1918), và kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương sau thế chiến II (1939-1945).
Lưu Hoa Thanh đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân gồm ba giai đoạn: 2000-2010 (giai đoạn 1), 2010-2020 (giai đoạn 2), và 2020-2040 (giai đoạn 3). Đại tướng Lưu Hoa Thanh chủ trương Hải quân Trung Cộng cần trang bị hàng không mãu hạm để trở thành lực lượng Hải quân toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Một học giả Hoa Kỳ, tiến sĩ Jonathan D. T. Ward, sau nhiều năm qua Trung Cộng nghiên cứu, đã trình bày lại đầy đủ cuộc cải cách và tham vọng của Trung Cộng trong sách China’s Vision of Victory, Nxb.The Atlas Publishing and Media Company LLC, mới phát hành vào tháng 3-2019.
Sách gồm 5 phần, có 5 tiểu đề do tác giả viết nguyên văn chữ Hoa (chữ Tàu) của Trung Cộng như sau: Phần 1: Trung Hoa dân tộc vĩ đại phục hưng (Dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng (tr. 1); phần 2: Lam sắc quốc thổ (Đất nước màu xanh) (tr. 45); phẩn 3: Can thương Mỹ Quốc, siêu quá Mỹ Quốc (Đuổi kịp nước Mỹ – Vượt qua nước Mỹ) (tr. 89); phần 4: Quốc gia lợi ích bất đoạn thác triển (Lợi ích quốc gia không ngừng khai thác và phát triển) (tr. 139); phần 5: Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể (Hình thức vận mệnh cộng đồng nhân loại) (tr. 177).
Các tiểu đề trên cho thấy rõ tham vọng lớn lao của Trung Cộng, nhưng người đọc sẽ càng thấy rõ hơn nữa tham vọng nầy khi đi vào phần 5 của quyển sách, gồm 5 mục là: (5.1) China’s Vision for World Order (tr. 180); (5.2) A Global “Middle Kingdom” (tr. 185); (5.3) “Interior Vassals” and “Exterior Vassals in the “Community of Common Destiny for Mankind” (tr. 196); (5.4) A World Transformed: A Day in the Life of Chinese Power (tr. 209); (5.5) 2049: China’s Vision of a New World Order (tr. 222).
6.- TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG
Trước đây, các vua chúa Trung Hoa, với tâm lý điền chủ, chỉ chú trọng đến việc chiếm thêm đất đai về phía tây và phía nam, mà không chú ý đến phía đông vì phía đông là vùng biển Thái Bình. Trung Cộng cũng thế. Khi mới cầm quyền năm 1949, lãnh đạo Trung Cộng liền tiến hành ngay “giải phóng hòa bình” [từ ngữ của Trung Cộng] tức thống trị các xứ Tân Cương, Tây Tạng.
Trong khi đó, về mặt biển, cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng, đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền của Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Trung Cộng quan niệm bất di bất dịch rằng đường lưỡi bò là của Trung Công, bất chấp luật biển của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Khi Trung Cộng xâm chiếm bãi Scarborough của Philippines, nước nầy kiện Trung Cộng năm 2013 ra trước Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan). Năm 2016, Tòa nầy phán quyết rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết tòa án La Haye, chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa.
Như thế, sau khi xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Cộng còn chủ trương bành trướng bằng sức mạnh quân sự, và đe dọa đến trật tự thế giới, bất chấp luật lệ quốc tế, nhằm thực hiện giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mà các nhà lãnh đạo CS ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông.
Bên ngoài vùng Biển Đông, Trung Cộng áp dụng chiến thuật khác, dùng thế lực “mềm” về kinh tế lôi kéo các nước đang gặp khó khăn. Gần nhứt là các nước Đông Nam Á có nhiều Hoa Kiều như Lào, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia. Xa hơn một chút là Sri Lanka, Pakistan, rồi qua các nước Âu Châu còn chậm phát triển sau thời kỳ CS sụp đổ. Trung Cộng bành trướng mạnh ở những nước Phi Châu nghèo đói. Trung Cộng qua Peru ở Mỹ Châu, đầu tư khai thác dầu khí, sản xuất đồng và dự án đường hỏa xa Peru và Bolivia. Trung Cộng còn vươn xuống tận Úc Châu từ khoảng 10 năm nay, tăng cường đầu tư mạnh mẽ khiến Úc cũng lo ngại Trung Cộng can thiệp vào chính trị nội bộ của nước Úc.
7.- HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG TÁI TRANH CHẤP
Hoa Kỳ nhận ra tham vọng của Trung Cộng trong cuộc cải cách kinh tế và nhứt là cải cách quân đội, canh tân Hải quân. Dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tại diễn đàn các ngoại trưởng ASEAN ở Hà Nội năm 2010, ngoại trưởng Hillary Clinton công bố Hoa Kỳ quyết định xoay trục qua Á Châu, và Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải trên Biển Đông. Kế hoạch nầy làm Trung Cộng quan ngại
Đáp trả lại, năm 2013 Trung Cộng công khai dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ), phỏng theo “con đường tơ lụa” thời xưa cũng của Trung Hoa. Trung Cộng cho rằng đây là kế hoạch phát triển kinh tế, mở rộng giao thương của Trung Cộng, nhưng các nước khác cho rằng đây là chương trình của Trung Cộng nhằm chinh phục thế giới. Trung Cộng bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, mở rộng ảnh hưởng khắp các châu lục, từ Đông Nam Á qua Nam Âu, Phi Châu, Úc Châu và cả Nam Mỹ.
Có một điểm đáng chú ý, là Việt Nam nằm ở địa đầu lộ trình “một vành đai một con đường” của Trung Cộng trên đường tiến xuống phía nam. Vì vậy, Trung Cộng tìm cách khuất phục cho được Việt Nam, vì nếu không khuất phục được Việt Nam, thì Trung Cộng khó khuất phục được các nước khác tại vùng nầy.
Tham vọng bành trướng của Trung Cộng, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn vùng Biển Đông, đi ngược hẳn với Hoa Kỳ, là nước chủ trương tự do hàng hải cho tất cả các nước trên thế giới, giao thương một cách hòa bình, công bằng, và minh bạch giữa các quốc gia, và tất cả các nước đều phải tôn trọng luật lệ hàng hải do Liên Hiệp Quốc quy định, không bắt nạt, áp chế nhau. Quan điểm giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược nhau, không thể dung hòa được, nên chẳng bao lâu, Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp. Có người cho rằng đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nước, nhưng vì đây là hai cường quốc kinh tế, nên ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
Ngoài Hoa Kỳ, chủ trương bành trướng của Trung Cộng làm cho cả thế giới quan ngại. Trong cuộc họp của khối ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok ngày 31-7-2019, các ngoại trưởng ASEAN đưa ra bản tuyên bố chung dài 23 trang, đã nhấn mạnh rằng “…Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực…” (BBC NEWS Tiếng Việt, 1-8-2019.)
Gần đây, tại London, thủ đô nước Anh, hội nghị thượng đỉnh 29 nước khối NATO thông qua bản tuyên bố chung ngày 4-12-2019, gồm 9 điều, trong đó điều thứ 6 lưu ý đến sự thách thức của Trung Cộng được tạm dịch như sau: “Chúng tôi thừa nhận rằng ảnh hưởng đang mở rộng và chính sách quốc tế của Trung Quốc vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đem lại nhiều thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau ứng phó trong tư thế liên minh.”
KẾT LUẬN
Trên đây là sơ lược mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ khi Trung Cộng được thành lập năm 1949 cho đến ngày nay. Trước khi kết luận, xin ôn lại một kinh nghiệm lịch sử. Trước thế chiến thứ nhứt (1914-1918), và trước thế chiến thứ hai (1939-1945), nước Đức phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước, kèm theo tham vọng chính trị, bành trướng bằng quân sự nhằm nhanh chóng chinh phục quyền lực. Trước thế chiến thứ hai, Nhật Bản cũng chủ trương như thế. Chính sách của hai nước nầy đưa đến hai cuộc chiến thảm khốc trên thế giới.
Trái lại, sau thế chiến thứ hai, Tây Đức, Nhật Ban và Nam Triều Tiên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, tái xây dựng đất nước một cách hòa bình, phục hưng kinh tế, phát triển kỹ nghệ, mở rộng giao thương, tôn trọng luật pháp quốc tế, không tham vọng bành trướng chính trị và quân sự, không xâm phạm đất đai của các nước khác. Nhờ thế, hiện nay các nước nầy trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Như thế, nếu Trung Cộng cứ khăng khăng duy trì chủ trương hiện nay, coi thường luật pháp quốc tế, phát triển kinh tế, bành trướng quân sự, thì Trung Cộng có thể sẽ đi vào vết xe cũ của hai nước Đức và Nhật trước thế chiến. Thái độ khiêu khích bạo lực của Trung Cộng sẽ đụng độ nhiều nước, mà cuộc tranh chấp với Hoa Kỳ mới chỉ là điểm khởi đầu… (Bài tiếp: “Đối đầu Hoa Kỳ-Trung Cộng.)
(Dallas, 10-12-2019)
TRẦN GIA PHỤNG
Lạ nghen, máy bác NGỤY TÀN DƯ 3/// cứ ngồi than thân trách phận, nào là taị Mỹ bỏ rơi, nào là tại Mỹ đi đêm voi TAÙ nào là taị Mỹ cúp viện trợ mà chưa bao giò tự trách bản thân mình. Tiền trách kỷ hậu trách nhân, đất nước của mình mà đem phó mặc cho thẳng Mỹ quyet đinh rồi bay giờ ngồi khóc. Dất nước của mình mà đem phó cả linh hồn vá xác cho thằng MỸ quyet đinh rôi bay giờ ngôi rên. Lôi tai tôi, lôỉ tai tôi mọi đàng, các bác NGỤY TÀN DƯ 3/// nên đấm ngực và noi’ như thê’.
Thấy chưa các bác NGỤY TÀn DƯ 3///, coca cola đưa vào miền nam cho các bác nhâm nhi thì củng chính coca cola đào mồ chôn các bác NGỤY SAI GON đo’. Tuớng ăn căp’ đàng tươ’ng , tá ăn cap’ đàng tá, uý ăn cắp đàng uy’, lính quèn củng ăn căp’ đàng lính quèn thì cuoi củng MỸ no’ ngao ngan’, mệt mỏi thì no’ thay đôỉ chiến luợc.
Cái cực kỳ NGU XUẪN của NGỤY SAI GON là ăn căp’, tham nhũng , lạm quyền, mua quan bán chức trong thời chiến cho nên mất nước là điều tất yêu’.
Miên Nam khong co’ bất kỳ lảnh tụ nào có mưu luợc, viễn kiến’,, nhìn xa trông rộng. Diêm , Thiệu chỉ là những tên cai thấu chiến tranh, có tiền thì còn đánh, hết tiền thì quăng súng chạy mặc dù súng còn đạn nhưng vẩn quăng chạy. Thê’ moi’ biết thê’ nào là vai trò đánh thuê.
Các bác Nguỵ bàn phiếm đi trên mây ,cộng sản Việt Nam nó có Ngu cũng không Ngu cho Mỹ đem ông Tướng gốc Tàu họ Lương nắm tư lệnh cảng cam ranh Tướng Lương có gốc Tàu và Tướng Thể cũng Tàu nốt chỉ có Nguyễn từ Huấn thuần Việt .Nguỵ đang mơ gì cao thế .Hết mơ tái lập hiệp Đinh ba Lê rồi mơ chuyện Cam ranh do Tướng Mỹ gốc Tàu nắm quyền đúng là đi trên mây ./
Vậy việt gian Nguyễn Tất Thành gốc cây…hẹ hay gốc…cây đù?
“Anh mày” thiệt có cái tật..nghề nghiệp lớn hơn cái tuổi!
Cứ hễ ai cầm mã tấu là làm nghề…chặt gà à?
@Tưculy,
Gốc Tàu hay gốc Việt thì sao? Ý anh bạn Tưculy nói là gốc Tàu thì sẽ phản bội lại nước Mỹ? Sẽ vì Tàu bảo vệ lợi ích cho nước Tàu? Thế là chưa hiểu gì rồi. Tướng Lương là NGƯỜI MỸ, đương nhiên ông ta sẽ bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, nhưng ông sinh ra và lớn lên ở VN, mà Mỹ vào Cam Ranh của VN, lại giao cho ông chức tổng tư lệnh thì ông sẽ bảo vệ quyền lợi chung Mỹ-Việt. Hỏi tại sao Mỹ không chọn các tướng khác mà lại chọn tướng Lương quốc tịch gốc VNCH? Hỏi cũng là trả lời rồi.
Đã bao nhiêu lần các tổng thống Mỹ qua VN nói về lịch sử giữ nước của tiền nhân VN? Và cũng đã bao nhiêu lần lãnh đạo cộng sản qua Mỹ bị Mỹ “dạy” về văn hóa và lịch sử chống xâm lăng của anh hùng dân tộc VN? Có thể tiền nhân cũng không thuần túy là gốc Việt trăm phần trăm nhưng chắc chắn họ sinh đẻ hoặc sống ở VN và họ bảo vệ đất nước VN.
Tại sao tổng thống Trump không chọn các tướng Mỹ gốc khác như Nhật chẳng hạn? Cái hay của tổng thống Trump và độc đáo ở chỗ đó.
Gậy ông, Mỹ đập thẳng vào lưng ông.
nv
Bắt đầu rộ tin đồn tướng Mỹ gốc Việt, Lương Xuân Việt, sẽ giữ chức tổng tư lệnh căn cứ quân sự Cam Ranh của VN.
Vấn đề Cảng Cam Ranh đã được thảo luận nhiều năm qua, nhưng chỉ từ vài ngày qua, khi ngoại trưởng Mỹ, Mike Pmpeo, khẳng định bảo vệ chế độ cộng sản VN thì tin này bắt đầu được đồn đoán. Không chỉ là tướng Lương mà còn có phó đề đốc hải quân Mỹ gốc Việt, Nguyễn Từ Huấn, cũng vừa mới được thăng cấp tướng. Mọi tính toán và deal sau phòng họp kín giữa Washington và Hà Nội đã có kết quả tích cực. Hà Nội chịu để tướng Mỹ gốc Việt nắm quyền chỉ huy thì có vẻ yên tâm hơn và dễ nói chuyện hơn.
Đâu cần phải là đồng minh mới có tính ràng buộc?! Lợi ích mới quan trọng và đứng trên tất cả mọi thứ. Đồng minh Nhật và Nam Hàn với Mỹ cũng chỉ vì lợi ích. Việt Nam với Mỹ, dù khác chế độ chính trị nhưng lại có những lợi ích chung còn cao hơn cả Nhật và Nam Hàn thì tại sao hai nước không thể hợp tác với nhau? Sự hung hăng của Tàu Cộng đã đẩy Việt Cộng vào tay Mỹ. Nó là một món quà Giáng Sinh có ý nghĩa cho cả Mỹ và VN sau hơn 46 năm ký HĐ Paris. Đã vào tay Mỹ mà Mỹ quyết giữ thì sẽ không có thay đổi ngược. Người Việt trước kia cũng hay đoán là “Mỹ đi rồi Mỹ lại về”. Nhưng lần này Mỹ “về” để đem tự do và dân chủ trở lại cho cả Miền Bắc VN. Sự hợp tác chung này sẽ lâu dài cả trăm năm và còn hơn thế nữa, chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi về thể chế chính trị VN trong tương lai những ngày sắp tới.
Chẳng phải hai tướng Lương và Nguyễn đều là nạn nhân của cộng sản đó sao? Họ được sinh ra và lớn lên từ Miền Nam VN tự do trước khi tỵ nạn cộng sản để trở thành tướng Mỹ. Chấp nhận tướng Lương làm tổng tư lệnh Cảng Cam Ranh cho thấy Hà Nội đang thua về chính trị.
Tự do và dân chủ Mỹ đang từng bước từng ngày quay trở về lại VN.
nv
Chỉ nghe đồn thôi mà các bác Nguỵ nhắn lên thế ,này nhé Mỹ chưa bao giờ đề nghị vấn đề Cam ranh với csvn chỉ nói một cách tổng quát về chuyện trao đổi Quân sự với nhau ,vã lại csvn không chủ trương cho ai thuê cãm ranh hay dùng cam ranh cho mục tiêu Quân sự ,nếu chiến tranh xảy ra Cam ranh sẽ hứng Tên lửa và bom trước nhất của Tàu ,Tàu đã vô hiệu hoá căn cứ nầy ngay tức khắc ,các bác cứ bàn Mao tôn cương trật lất ./
Thôi, anh mày cứ lo…chặt gà đi!
Anh mày biết gì khi Nguyễn văn Linh kéo cả bầy đoàn qua Thành Đô đầu phục Tàu?
Anh mày biết gì khi Nguyễn Phú Trọng qua Bạch Ốc xin cầu cứu Mỹ vô Cam Ranh ?
Tóm lại đầu đuôi cũng tại mấy tên đầu sỏ VC làm tay sai Nga, Tàu tích cực chống Mỹ nên VN mới ra nông nỗi như vậy!
Rồi cũng chính đám lãnh chúa VC ngu ngơ này nhờ hốt của dân bây giờ giầu có quá rồi vì vậy sợ mất của lại bò qua năn nỉ Mỹ cứu.
Mẹ, không có Mỹ, Tàu nó sai khiến tụi chóp bu Hà Nội như sai con… Ô sin!
Nếu Tàu xây dựng quân đội hùng mạnh và bất chấp luật pháp quốc tế, cố chiếm giữ và kiểm soát toàn bộ con đường hàng hải của tàu bè qua lại tại Biển Đông thì liệu có chiến tranh xảy ra với Mỹ và đồng minh? Câu trả lời là chắc chắn trăm phần trăm. Vậy bên nào sẽ thắng?
Nhớ lại hai cuộc chiến tranh trong quá khứ ở thế kỷ trước. Cộng sản có chiến thuật nướng quân và tướng cộng sản thường dùng chiến thuật biển người ồ ạt tiến lên để chiếm mục tiêu. Họ lấy thân người chống lại với súng đạn. Chiến tranh Nam/Bắc Triều Tiên, cộng sản Tàu nướng cả tiệu quân nhưng vẫn không chiếm được Nam Hàn; chiến tranh VN, tướng Võ Nguyên Giáp cũng nướng cả triệu quân bộ đội Miền Bắc cũng không chiếm được Miền Nam của VNCH mà chỉ tới sau khi Mỹ ký Hiệp Định Paris năm 1973 rút hết quân đội về nước, cúp viện trợ thì VNCH mới mất. Trong hai cuộc chiến, Mỹ giữ thì còn nhưng Mỹ bỏ thì mất.
Nhưng cũng kể từ sau 2 cuộc chiến tranh đó với cộng sản, Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan, Nam Hàn và Nhật, và tất cả các nước này vẫn tồn tại và phát triển làm ăn với Mỹ tới ngày nay. Mỹ giữ thì vẫn còn và ngày càng văn minh giàu có. Cộng sản Tàu không hề dám đánh Đài Loan, cũng như Bắc Triều Tiên không dám tấn công Nam Hàn và Nhật.
Nhưng lần này chiến tranh trên biển và dưới nước. Chiến thuật “biển người” được thay thế bằng “biển tàu”. Hàng chục ngàn tàu đánh cá nhỏ sẽ ào ào tấn công bao vây những chiếc tàu chiến lớn của Mỹ và đồng minh. Nhưng cũng sẽ thất bại như cuộc chiến biển người. Kỹ thuật cao, vũ khí tối tân, cộng thêm quyết tâm sẽ quyết định thắng bại. Và ai cũng đoán được là Tàu Cộng sẽ thất bại và thua nhưng tại sao Tàu Cộng vẫn hùng hổ xâm lấn muốn chiếm Biển Đông? Câu trả lời là vì họ tự nghĩ Mỹ và đồng minh không dám chiến tranh. Và nếu đúng vậy thì Mỹ và thế giới sẽ thua. Điều này các chiến lược gia của Mỹ và đồng minh dư hiểu.
Mấy năm qua Tàu Cộng từng bước chiếm và xây dựng đảo nhân tạo đã là một bài học cho các nước và buộc Mỹ cùng đồng minh không có lựa chọn nào ngoài lựa chọn phải chiến tranh!
nv
Sai lầm nghiêm trọng chết người của Nixon : Vực Tàu cộng ra khỏi hố sâu nghèo đói , chậm tiến
Tran Van 05/05/2019 at 9:01 pm
Theo tạp chí The Diplomat , năm 1972, Nixon- Kisssinger bắt tay hòa hoãn với Tàu cộng hy vọng Tàu cộng sẽ không còn là nguồn gây khuấy rối nền hòa bình thế giới nữa. Nixon cũng hy vọng khi Tàu cộng được có những cơ hội buôn bán, giao thương với nhiều quốc gia,Tàu cộng sẽ từ từ cải hóa thành một nước dân chủ. Để lấy lòng Tàu cộng, Nixon báo hiệu cho Liên xô rằng Hoa kỳ sẽ ra tay chống Liên xô nếu Liên xô gây chiến với Tàu cộng. Nixon cho rút Hạm Đội 7 ra khỏi hải phận Đài Loan và đề ra kế hoạch từ từ rút quân đồn trú khỏi Đài Loan. Nixon tỏ ra ủng hộ ý tưởng One China nếu Tàu cộng sau này thu phục được Đài Loan một cách hòa bình.
Tạp chí này cũng viết rằng sau khi Nixon bắt tay Mao trạch Đông, Tàu cộng vẫn thàn nhiên cung cấp vũ khí, quân dụng cho Hà nội tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam.
Vào năm 2000,William Safire – người phụ tá thường viết diễn văn cho Nixon- viết rằng sau vài chục năm qua, Mỹ đã giao thương buôn bán với Tàu cộng, đã giúp Tàu cộng mua được những hỏa tiễn M-11 của Nga, đã giúp Tàu cộng tiếp nhận được những tiến bộ về điện toán cũa Mỹ , thế nhưng thực trạng ở Tàu cộng ngày nay là Tàu cộng bắt bớ hàng ngàn người Pháp Luân Cộng , Tàu cộng đe dọa sát nhập Đài Loan bắng quân sự, Tàu cộng phá hủy nền văn hóa của xứ Tây Tạng…
Richard Nixon trong cuộc phỏng vấn với William Safire năm 1994 than rằng “Phải chăng chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (We might have created a Frankeinstein[‘s monster) .
Do đâu mà Tàu cộng trở nên cường quốc hiện nay ?
Tran Van 05/05/2019 at 8:33 pm
Tàu cộng nên phải xây hàng loạt các tượng đài Nixon khắp nơi để tri ân người ân nhân vĩ đại Nixon đã giúp cho thoát khỏi cảnh sống cô lập mà vươn lên hàng cường quốc ngày nay :
Dưới đây là bài viết của ông Joseph A. Bosco – phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Trung tâm Lợi Ích Quốc Gia và là cộng tác viên cho Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế. Trước kia, ông đặc trách về vấn đề Tàu cộng ở bộ Quốc Phòng – :
” Nixon quyết định tình trạng phải thay đổi một cách đáng kể và ông ta thấy sự cần thiết phải” mở cửa Trung cộng ra thế giới và mở cửa thế giới cho Trung cộng” (“open China to the world and open the world to China”. Ông đã cảnh cáo rằng một “quốc gia Trung cộng cô lập và giận dữ ” là một mối nguy hiểm cho khu vực và cho thế giới. Chúng ta không thể nào có thể để cho Tàu cộng mãi mãi đứng ngoài ” gia đình của các quốc gia” (“We simply cannot afford to leave China forever outside the family of nations ) , ở đó họ nuôi dưỡng những tham vọng và những sự thù ghét và đe dọa các nước láng giềng. Tình trạng này không chỉ đơn giản gây ra bởi chính sách của các nước Âu Tây, mà chính là chính sách của Cộng sản Tàu : Thế giới không thể được yên ổn cho đến khi Tàu cộng thay đổi. Do đó, mục tiêu của chúng ta là tạo ra sự thay đổi. Mà cái cách để làm điều này là thuyết phục Tàu cộng rằng họ phải thay đổi: Rằng họ không thể thỏa mãn được những tham vọng đế quốc của họ.
“Khi còn là tổng thống, Nixon bắt đầu mở cửa đi tới Tàu cộng, Nixon biết rằng ông ta đang thực hiện một canh bạc chiến lược rất lớn. Tuy nhiên, Nixon bắt đầu diễn trình với một loạt các sáng kiến và nhượng bộ đơn phương của Hoa Kỳ.
“Đầu tiên là Nixon can thiệp vào mối tranh chấp Trung-Xô lúc đó đang gia tăng- các lực lượng quân đội Liên Xô triển khai gần biên giới Trung cộng năm 1969.Nixon đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Liên Xô rằng Mỹ sẽ đáp trả đối với bất kỳ hành động hung hăng nào của Liên Xô đối với Tàu cộng – một bảo đảm an ninh chưa từng có cho Tàu cộng mà tại thời điểm đó đang chiến đấu bên cạnh kẻ thù của Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không yêu cầu Tàu cộng phải làm một hành động ” có đi, có lại” gì chi sất , và Tàu cộng cũng không cho Hoa kỳ bất cứ cái gì cả. Và rồi, để thể hiện thiện chí của Hoa kỳ trước chuyến đi sang Trung cộng, Nixon đã cho Mao trạch Đông hầu hết những gì Mao muốn nhất về vấn đề Đài Loan. Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan và rút dần các lực lượng Mỹ khỏi Đài Loan – nơi mà Mỹ đã đóng quân theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan năm 1954 (lúc đó Nixon đang làm phó tổng thống cho Tổng thống Eisenhower). Những hành động này của Nixon mở đường cho Thông cáo Thượng Hải năm 1972 – là tội lỗi nguyên thủy của quan hệ Mỹ-Trung. Ở đó, Bắc Kinh tuyên bố nguyên tắc một Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, Đài Loan là một phần của Trung Quốc , và Tàu cộng và Đài Loan sẽ đương nhiên được thống nhất lại với nhau bằng các biện pháp hòa bình hoặc không hòa bình. Nixon đã sử dụng Bản thông cáo này để tuyên bố chính sách một Trung quốc của mình, trong đó ngầm chấp nhận điều sáp nhập trong tương lai của Đài Loan với Trung Quốc miễn là nó được thực hiện ít nhiều một cách hòa bình.
“Qua hai việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô vào Trung cộng và bật đèn xanh cho Trung cộng tiếp thu Đài Loan, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, chỉ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ giúp sắp xếp cho Hoa kỳ rút lui được ra khỏi Việt nam một cách ” danh dự”, hoặc ít nhất là không bị xấu hổ. Nhưng cả hai Nixon và Kissinger đã vi phạm vào những gì mà Kissinger đã quan sát khi Hoa kỳ tham dự vào những cuộc đàm phán chiến lược : Chúng ta [người Mỹ] có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn của mình cho người khác trong các cuộc đàm phán. Chúng ta muốn trả tiền trước để thể hiện thiện chí của mình, nhưng trong chính sách đối ngoại, bạn không bao giờ được trả tiền cho các dịch vụ đã được hoàn trả.
“Cuối cùng thì cuộc rút lui ra khỏi Việt Nam không bao giờ đến một cách ” đẹp đẽ”. Tàu cộng tiếp tục tuôn chảy vũ khí, quân nhu và một số những lực lượng chiến đấu cho chiến thắng cuối cùng chiếm trọn miền Nam của Hà Nội và cuộc rút lui nhục nhã của Hoa kỳ ra khỏi Việt nam “.