Ngày 15..12.2019, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, Stephanie Grisham đã thông báo một quyết định, theo đó, tổng thống Donald Trump đã ân xá cho một số tội phạm kể cả vài sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội với mục đích tạo cho họ cơ hội thứ hai trong đời sống.
“Việc tổng thống dùng quyền lực của mình để ân xá cho các tội phạm này tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời hơn 200 năm của nước Mỹ”, Stephanie Grisham nói.
Những sĩ quan được ân xá là trung úy bộ binh Clint Lorance, đã ở tù từ năm 2013 sau khi bị kết án 19 năm vì 2 tội danh cố sát mức độ 2 và cản trở công lý sau khi ra lệnh cho lính dưới quyền của mình nổ súng vào 3 người đàn ông không vũ trang ở Afghanistan.
Sĩ quan thứ hai được tha tội là thiếu tá thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của bộ binh Matthew L. Golsteyn, tốt nghiệp trường đào tạo sĩ quan lục quân nổi tiếng của Mỹ West Point. Golsteyn đang chờ ra tòa vào năm 2020 với tội danh hạ sát một người Afghanistan bị nghi là kẻ chế tạo bom vào năm 2010.
Ông Donald Trump cũng đã khôi phục cấp bậc cho trung sĩ nhất Edward Gallagher, điều hành viên chiến tranh đặc biệt thuộc lực lượng SEAL (See and Land) của hải quân Mỹ, người bị kết án tạo dáng, chụp hình với xác chết một chiến binh địch ở Iraq. Edward Gallagher trước đó được tha bổng tội giết người và các tội danh nghiêm trọng khác vào tháng 07.2019 nhưng bị giáng cấp.
Một số cựu viên chức cũng như hiện đang làm việc trong bộ Quốc Phòng đã phản đối gay gắt hành động ân xá của ông Donald Trump cho 3 quân nhân này. Họ lập luận rằng việc ân xá của ông Trump dù là hợp pháp cũng làm suy yếu hệ thống tư pháp trong quân đội Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper và bộ trưởng bộ Lục Quân Ryan McCarthy đã tranh luận căng thẳng với ông Trump về quyết định này. Esper và McCarthy cho rằng việc xóa tội cho 3 quân nhân trên là một thí dụ tồi tệ cho các đơn vị khác trên chiến trường. Trong lúc đó Hải Quân cũng đang xem xét việc sa thải Edward Gallagher sau khi người này được ông Trump khôi phục cấp bậc.
Tuy nhiên, thư ký báo chí Stephanie Grisham đã nhấn mạnh rằng tổng thống là tổng tư lệnh tối cao – Commander-in-Chief – là người có tiếng nói sau cùng về mọi quyết định trong quân đội.
Quyết định của ông Donald Trump được báo Washington Post đưa tin đầu tiên. Tuần lễ trước đó họ đã được xem trên chương trình Fox News-Fox Fox & Friend bởi một trong những người dẫn chương trình của Fox News, Pete Hegseth – một cựu quân nhân nói rằng ông ta đã nói chuyện với tổng thống Trump, mô tả ông Trump là người có lòng trung thành vào các người lính chiến đấu và ông Trump sẽ can thiệp vào vụ án.Gary Solis, một người đã phục vụ 8 năm ở Việt Nam trong 26 năm trong thủy quân lục chiến Mỹ trước khi trở thành luật sư trong quân đội, hiện là giáo sư giảng dậy đại học Luật Georgetown đã bày tỏ sự lo lắng khi biết chuyện. Ông nói rằng thật là đáng ngại nếu điều này xẩy ra.
Eugene Fidell, một luật sư quân đội nổi tiếng, giảng viên thính giàng đại học Luật Yale nói rằng:-” Vấn đề quan trọng với tôi là có phải ông Trump đang tạo nên một lỗ hổng lớn trong việc truy tố tội ác chiến tranh của đất nước này hay không?” Tha thứ cho tội ác chiến tranh chẳng khác nào đồng lõa với nó. Trong tương lai đưa một tội phạm chiến tranh ra xử trước tòa sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Hành động của ông Donald Trump, can thiệp vào ngành tư pháp của quân đội hoàn toàn khác với cách hành xử của các đời tổng thống trước đây, không nhúng tay vào quyết định của các toà án quân sự.
Tội phạm chiến tranh trong quân đội Mỹ xẩy ra ở các nước bị chiếm đóng từ trước đến nay hầu hết bị xét xử ở Mỹ rất nghiêm ngặt, bị giáng cấp, đi tù, đuổi khỏi quân đội, tước hết quân tịch… Mỹ cũng là nước đầu tiên ủng hộ những đạo luật về chiến tranh còn được gọi là Luật Nhân Đạo Quốc Tế (International Humantarian Law).
Việc can thiệp vào quyết định của tòa án quân đội của ông Trump có thể khuyến khích người lính Mỹ trong tương lai không còn e ngại tù tội khi phạm pháp như tra khảo, đánh đập, hành hạ tù binh chiến tranh hoặc bắn giết thường dân vô tội chỉ để thỏa mãn thú tính.
Hành động xóa tội cho 3 quân nhân trên đang gây lo ngại cho các viên chức trong bộ quốc phòng. Họ lo ngai có lý do.
Điều làm cho họ quan tâm, lo lắng là quyết định ân xá tội phạm chiến tranh của ông Donald Trump chắc chắn sẽ làm xấu đi hình ảnh thân thiện, vui vẻ, tử tế, tốt bụng của người lính Mỹ trong mắt người dân các quốc gia đồng minh, nơi có quân đội Mỹ trú đóng.
Người dân ở các nước như Nam Hàn, Nhật, Philippines, các nước trong liên minh NATO…sẽ trở nên nghi ngại, đề phòng người lính Mỹ mỗi khi có dịp giao tiếp với họ.
Đó là chưa kể đối với các quốc gia thù địch như Iran, Bắc Hàn, Trung Cộng, ISIS… Họ sẽ lấy quyết định của ông Trump làm phương tiện tuyên truyền:” -Đó! Nước Mỹ có tử tế, nhân bản gì đâu? Cứ việc bắn giết thường dân thoải mái, chụp hình bên xác chết địch quân, phô diễn chiến tích! Có chuyện gì phải ra tòa rồi cũng được tổng thống xóa tội”.
Không ai biết rõ ông Donald Trump có mục đích gì khi ra quyết định ân xá cho 3 quân nhân trên, nhưng có một luồng suy diễn rằng ông đang có mục đích mua phiếu của một số quân nhân trong lần tranh cử sắp tới, những người ngấm ngầm ủng hộ bạo lực nhưng chưa có dịp sử dụng.
Nếu đúng như thế, điều này có lợi cho ông Trump, nhưng sẽ mang di hại lâu dài cho nước Mỹ, bởi vì nó làm suy yếu hệ thống tư pháp trong quân đội Hoa Kỳ và làm mất đi niềm tin của các nước đồng minh vào Mỹ.
Ngày thứ năm 21.11.2019, bộ trưởng bộ Hải Quân Richard Spencer thông báo cho các viên chức của tòa Bach Ốc biết rằng, tổng thống Trump không thể dùng một dòng tweet để khôi phục huy hiệu biểu tượng của SEAL cho Eddie Gallagher. Muốn như thế ông phải gửi một văn bản có chữ ký đến bộ Hải Quân.
Theo NBCNews, các nhân viên thân cận của Richard Spencer cho biết Spencer đang suy nghĩ rất nhiều về việc từ chức bộ trưởng bộ Hải Quân do hành động can thiệp vào quyết định của tòa án quân sự của ông Donald Trump khi ân xá cho Gallagher và 2 quân nhân nói trên.
Thạch Đạt Lang
Địch bắn ta…ta chết….ta bắn địch, ta đi tù…ở tù rồi, trả giá giá rồi, giờ ân xá cho những người lính ngày đêm bảo vệ đất nước….có gì mà suy yếu hệ thống tư pháp….tác giả bài viết này là tay đạo đức giả….thương các tay súng Afghanistan hơn những người lính Hoa Kỳ đang bảo vệ cho ông ấy…?
CU ơi ! Dịch băn ta ta băn địch ,có sống có chết vì đạn không có mắt.
Đừng viết cái vô lý mà Vc hay viết “mập mờ đánh lận con đen”
Viết vậy nguoi ta nghỉ Mỹ cung gióng VNCS .xỏng lưng cho địch bắn ở Gạc Ma…Phải không .ta bắn địch ,ta đi tù ?.Bậy thì thôi ! Có phạm luật thì mơi ra tòa lãnh án chơ ?
Tù chưa xong thì lệnh tổng thống ân xá,như vậy thì còn gì quân phong quân kỹ ,.luật pháp ?
Đôi khi “dạo đức giả’ cung phải “đạo dức giả’ đẻ giử chút ” Chất America”…
NGƯỜI CHA TÙ TỘI.
…. Chén nước thằng cháu tôi vừa để xuống bàn chợt nó luống cuống thế nào làm đổ. Một đứa cháu gọi tôi bằng bác ngồi bên phải tôi, phía cán bộ, liền đứng nhoài ra bàn, có vẻ muốn lau chỗ nước vừa làm đổ. Thằng cháu ngồi bên trái liền lẹ tay, từ chỗ nước đổ viết vội hai chữ UC. Tôi vừa nhìn ra thì thằng cháu đã vét cho nước đổ từ trên bàn xuống đất xóa ngay chữ UC vừa viết vội. Tôi sáng mắt lên mà hỏi lại “Tới rồi à?”. ” Vâng thưa chú các em đã bắt đầu lao động”. Tôi đưa tay vuốt mặt để xem mình còn tỉnh hay mơ. Không, đây là chuyện thật. Chuyện tôi mong ước bao ngày mà hôm nay không ngờ nó tới. Anh tôi, em tôi và các cháu tôi ở quê nhà lên đây hôm nay cốt ý là để báo cho tôi hay việc đó.
Tôi nghĩ thầm trong bụng “Thôi từ nay mình có chết cũng được rồi. ( trich BÈ BẠN GẦN XA của PHAN LẠC PHÚC, trang 124 )
…Giữa năm 1978, chúng tôi được chuyển từ trại tù Yên Hạ ( Sơn La ) về trại Tân Lập ( Vĩnh Phú).Tôi được xếp nằm cạnh một “hán tử” rất “ngầu”. Tóc tai xồm xoàm, râu ria một đống. Đó là trung tá L. nguyên gốc Nhảy dù, mũ đỏ, sau chuyển sang mũ nâu, Biệt động quân, chỉ huy một chiến đoàn. Trong khi anh em giữ mồm giữ miệng thì “mũ đỏ” vẫn cứ “phát” đều đều.. .. Một bữa có vài con rệp rơi xuống bát nước rau của tôi bơi lội tung tăng. Tôi tần ngần không biết tính sao, bỏ đi thì tiếc mà ăn vô thì ớn lạnh. L. râu vội nói “Không có sao đâu ông. Nếu ông không dùng thì cứ đưa cho tôi. Rệp nó hút máu mình chứ có hút máu ai mà sợ”.
L. râu là thoải mái nhất.Anh thường mân mê bộ râu mà thủng thẳng “ cái mà mình sợ nhất là thua trận thì bây giờ mình đã thua rồi. Cái mạng sống thừa này đâu còn nghĩa lý gì nữa. Được đến đâu hay đến đó.”
…..còn sớm mà L. râu đã giăng màn đi ngủ….Tôi nhìn sang thấy vai anh rung lên từng chập. Tưởng bạn tôi cảm sốt, tôi vội vén màn bò dậy, lần sang. Trong ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn dầu, tôi thấy L. râu nước mắt đầm đìa, râu ria ướt nhẹp. L. râu chợt cầm tay tôi mà nói khẽ “ Cháu nó chết ở Campuchia rồi anh ơi.”….( Trich BE BAN GAN XA cua PHAN LAC PHUC, trang 120, 121 )
Trách gì khi mà t/t kiêm luôn chức tổng tư lệnh quân đội, và được quyền ân xá cho những trường hợp như vậy.
Được quyền làm thì ông ấy làm, sao lại phải đi theo cách của những vị t/t tiền nhiệm khác?!
Tuần nầy, đài VOA Tiếng Việt có những loạt thời sự về Việt Nam Cộng Hoà những ngày cuối cùng, và những bài về TT Nguyễn văn Thiệu. Đau lòng lắm. Buồn quá.
Nhà cháu chỉ thắc mắc một điểm: giữa hàng ngàn thông tin , hàng trăm thước phim, cái đám OBama chọn lựa để làm thành những clip video thời sự như thế, dựa trên tiêu chuẩn nào ???
Dĩ nhiên là không có chuyện ngẫu nhiên ở đây. Tất cả đều nhằm một mục đích nào đó.
Thí dụ, những hình ảnh người Saigon vui vẻ chào đón, hoan hô bộ đội tiến vào tiếp thu. Đó là hình ảnh của cái đám được dân Saigon tặng cho cái tên ” bọn cách mạng tháng 4″. Saigon lúc đó trên dưới 3 triệu người, cái nhóm đó được bao nhiêu người ???
Không có chuyện cướp ư ???
Mấy đứa ở cuối xóm chạy đến hỏi những món đồ nầy xài làm sao vì toàn bằng tiếng Mỹ không à. Hỏi thì tụi nó nói đến những cơ sở , căn cứ cũ của Mỹ mà dọn: tụi nó đi hết rồi, không ai canh gác hết.
Nghe nói, căn cứ Long Bình, một căn cứ tiếp liệu của quân đội Mỹ bị dọn sạch.
Nhưng nhà dân thì tuyệt đối bình yên.
Cho nên mới có thông báo ai mà cướp bóc là bắn tại chỗ, là nói về những căn cứ, club Mỹ, nhà Mỹ bỏ trống. Nhà cháu nhớ như in tình trạng trong gia đình và cả xóm lúc đó.
Nói tóm tắt là : ” RẦU THẤY MẸ, CƯỜI KHÔNG NỔI”. Nhà nào mà không có con đi lính ???
Mẹ già đem chụm lửa tất cả văn bằng, giấy tờ đi lính. Thậm chí mấy cái chứng chỉ học tiếng Mỹ ở Hội Việt Mỹ cũng đi vô lò, cùng chung số phận với mấy cuốn sách tiếng Mỹ, tạp chí Thế Giới Tự Do, giấy dày tốt, để dành cho mấy đứa nhỏ bao tập vỡ, cũng đốt luôn.
Nhà nào cũng phải treo cờ và hình hochiminh.
Đi mua như thấy trên video u ? Dóc tổ, tiền đâu có rảnh.
Mẹ già lấy lá cờ bằng cuốn tập được phát khi đi mit ting dán lên cửa trước, cắt hình hochiminh trên trang nhất của tờ báo dán lên giữa nhà. Cả xóm đều như thế.
3 giờ khuya phải thức dậy đi mit ting chào mừng chiến thắng. Tô Lâm điểm danh từng nhà. Đứng cho tôi 7 giờ sáng, trời thì mưa rỉ rả, khi đi ra điểm tập hợp, người đông không ai biết ai, nhà cháu chuồn luôn. Về nhà, mẹ già mắng: sao về chậm thế, cả xóm người ta về từ hồi nào kìa. Má ơi.
Cho nên phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác.
Chúng ta đã biết truyền thông Mỹ là chuyên viên về xào nấu tin tức nhằm hướng dẫn nhận thức của người xem.
Căn cứ Long bình dọn sạch ? Bạn bao nhiêu tuổi trong năm 1975 ?
_ NGHE NOI, căn cứ Long Bình, một căn cứ tiếp liệu của quân đội Mỹ bị dọn sạch.
_3 giờ khuya phải thức dậy đi mit ting chào mừng chiến thắng. Tô Lâm điểm danh từng nhà. Đứng cho tôi 7 giờ sáng, trời thì mưa rỉ rả, khi đi ra điểm tập hợp, người đông không ai biết ai, nhà cháu chuồn luôn. Về nhà, mẹ già mắng: sao về chậm thế, cả xóm người ta về từ hồi nào kìa. Má ơi.
Vẹm tưởng là vào đó dọn…bom và đạn dược. Thế mới lòi vẹm.
Đàn anh nói đúng. Ngày ấy, dân Saigon không đi cưa đầu đạn để lấy đồng như sau này, vì đói khổ cùng cực đến mức phải làm như thế . Hơn nữa, cs Vietnam pháo kích, gài mìn, đấp mô….dân lòi ruột, tàn phế…. Dân sợ súng đạn lắm, chỉ đi lấy đồ hộp hay bàn ghế, bóng đèn…..
Sợ dĩ nhà cháu viết như thế , là vì video của VOA Tiếng Việt cho thấy một ông vc, không biết là ai, tuyên bố là ai cướp bóp sẽ bị bắn tại chỗ, để ngăn dân đến dọn đồ tại những căn cứ , nhà Mỹ. Nghĩa là vc lo bảo vệ quyền lợi của họ, chứ chẳng phải họ lo cho dân, vì dân tuyệt đối bình yên. Kính đàn anh.
Quay qua quay lại cũng chẳng có gì mới. Họ vẹm các anh qua một lúc cũng dò hỏi các thông tin cá nhân của người đối thoại. Để làm gì ?
Xin thưa để “khoanh vùng đối tượng”. Hôm nay moi được một ít, ngày mai lựa thế moi thêm một ít thông tin cá nhân khác cứ thế làm mãi…. Rồi đem về ráp lại sẽ được giới hạn của đối tượng là từ xxxxx đến yyyyy. Rồi bắt đầu sàng lọc, điều tra những người nằm trong vùng từ xxxxx đến yyyyy đó.
Họ vẹm các anh ngu chả có gì cao siêu cả. Chỉ có sự đê tiện là không giới hạn. Đôi khi chúng tôi không ngờ là họ vẹm các anh đê tiện đến mức như thế, nên chúng tôi thua.
Chẳng có gì là “tiêu cực” cả. Lang dùng từ này thì quá rõ Lang được đào tạo/ nhồi sọ từ thiên đường xhcn. Người dân VNCH nếu chưa sống với vẹm sẽ không biết “tiêu cực” nghĩa là gì.
Những người đem sanh mạng của mình để phụng sự cho Quốc gia hoặc phụng sự cho một ý định nào đó xuất xứ từ Quốc gia rất đáng trân trọng.
Họ xứng đáng để ân xá.
Không có sự ân xá nào đồng lõa với tội ác. Chỉ có “tha bổng” thì có thể.
Phần cuối.
Blah.. blah… đã có Tổng Thống ân xá dùm.
Tôi chỉ đưa ra ý kiến của Lang là:
Khi họ chiến đấu theo mệnh lệnh Quốc gia mà có vướng vào rắc rối gì thì Tổng Thống sẽ bỏ mặc họ (bỏ rơi)
Không biết Đảng Dân Chủ điều tra luận tội thế nào mà
“Trump dares Democrats to impeach him”
https://m.youtube.com/watch?v=kaG4HktDFXY
Tớ lại nghĩ Demo đã luận rồi nên mới tung hết đòn ra. Giờ thấy Trump dares … mới biết chưa luận, chỉ mới điều tra.
Dù sao đi nữa, Demo đã đuối lý và sắp phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc gây ra bởi việc tổ chức luận tội.
Tớ đã đợi Demo luận tội để tung đòn cho Demo phải giải tán. Nhưng xem ra vì trật thời điểm nên Demo có thể hủy luận tội. Luận tội thì chết, hủy không chết nhưng sẽ bị trọng thương.
Nếu có ai đó cứ nói với Demo rằng tớ chỉ có bao nhiêu đó lý luận thôi. Đỡ được thì cứ luận.
Trump dares Democrats to impeach him.
Ố là la con ma có cánh.
Oh Democratic party, why don’t you dare ?
Mrs Nancy Pelosi please rest in peace.
Thú thật là mỗi khi thấy thiên hạ bàn tán về những việc làm của TT Mỹ hay giới chính trị Mỹ thì nhà cháu thở dài buồn ngủ. Nhất là những vị đó ở tận phương trời xa xôi nào.
Phải sống ở Mỹ ít nhất là 10 năm mới tạm hiểu cách suy nghĩ của họ, mới tạm hiểu tại sao họ làm thế.
Ai cũng có quyền tự do. Nhưng xin thưa, nhà cháu nghĩ : thiệt là chuyện ruồi bu.