Nhà Toán học kiệt xuất Phan Đình Diệu vừa từ giã chúng ta ở tuổi 83. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc một người bạn thân thiết rất đáng tin cậy và yêu thương, như từng tiếc thương nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mấy năm trước.
Anh Diệu là con người cực hiếm, trí tuệ cao sâu, sống giản dị chan hòa, chất phác, với giọng Nghệ Tĩnh nhỏ nhẹ. Anh thường hay sang Pháp, con gái Phan Thị Hà Dương và con rể anh Lê Minh Hà và con trai Phan Dương Hiệu đều tốt nghiệp ngành tin học cao cấp trên đất Pháp. Các bạn trong nước đánh giá anh là « kẻ sỹ chân chính, cương trực. »
Anh là nhà Toán học khi còn trẻ đã có công lớn đưa mạng lưới Internet vào Việt Nam, xây dựng từ đầu Viện Tính toán và Điều khiển. Anh là nhà khoa học được cả giới toán học, khoa học hâm mộ, được mời vào Đảng nhưng anh khước từ vì anh cho rằng nhà khoa học chân chính luôn có tư duy độc lập không thể hạ mình a dua với những học thuyết phản khoa học như học thuyết của Marx. Lần nào sang Pháp anh cũng ghé qua gặp tôi hoặc nói chuyện lâu trên điện thoại, trao đổi về tình hình chính trị trong nước.
Ở anh nỗi buồn dai dẳng, niềm uất hận khôn nguôi là chính kiến của anh và các nhà khoa học khác từng thể hiện trên các bài báo, kiến nghị đều không được cơ quan lãnh đạo mảy may quan tâm, trả lời, một sự bác bỏ thẳng thừng từ trước, điều mà anh gọi là « bi kịch không được lắng nghe », « như nói chuyện với người điếc », « như nước đổ lá khoai ». Anh tự tin, còn nước còn tát, không buông xuôi, phát biểu trên báo đài, trong Quốc Hội, trong các cuộc họp khoa học, trả lời phỏng vấn, nhưng không chống lại nổi cái « tà thuyết mác-xít » mà Liên Xô và Đông Âu đã được giải thoát. Đây là niềm đau tinh thần lớn nhất của anh khi từ giã cuộc đời này.
Anh có niềm tin tuyệt đối ở khoa học, trước hết ở khoa Toán là khoa học cơ bản nhất làm cơ sở cho các khoa học khác. Theo anh chính trị phải là một khoa học, phải theo những quy luật của luận lý và đời sống xã hội, không thể theo tham vọng của cá nhân lãnh đạo thường hay lầm lạc, xa rời thực tế và đời sống.
Anh cho rằng các nhà toán học kiệt xuất nước ta, từ Tạ Quang Bửu, Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Tụy, Lê Bá Khánh Trình cho đến Ngô Bảo Châu, Hoàng Xuân Phú… đều rất kỵ với học thuyết mác xít sùng bái bạo lực, không tin ở trí tuệ, trí khôn, ở luận lý để lý giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Đó là tà thuyết không thể đổi mới, chỉ có bác bỏ, quên đi, đào sâu chôn chặt.
Anh luôn mang theo niềm tin rằng tư duy khoa học, minh mẫn, tỉnh táo sáng tạo sẽ cứu vãn mọi bi kịch do các tà thuyết chính trị gây nên, từ học thuyết phát xít của Hit-Le và các học thuyết của Mác-Lênin, Mao gây nên. Anh rất quý nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sỹ Phu) với bài luận văn « Đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ ». Bài viết của anh « một lộ trình cho dân chủ hóa » từ năm 2006 cho đến nay vẫn nguyên vẹn giá trị.
Nhân có chuyện nhà toán học, khoa học kiệt xuất của đất nước Phan Đình Diệu đi xa, mong rằng Bộ Chính trị, nhất là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm chú ý đến sự luyến tiếc, tin yêu của giới trí thức, khoa học chân chính, của tuổi trẻ, giới chính trị yêu nước đối với nhà khoa học chân chính Phan Đình Diệu để cùng nhau giã từ cái tà thuyết mác xít phản khoa học, phản trí tuệ, phi nhân bản và phản dân chủ.
Xin bà con ta đặt 2 nhân vật Phan Đình Diệu và Nguyễn Phú Trọng lên bàn cân để so sánh. Một tư duy trẻ khỏe, sẵn sàng tranh luận công khai, lấy công luận làm trọng tài, một tấm lòng ưu ái với dân với nước, có trí tuệ minh mẫn, cuộc sống trong sáng vô tư vì lẽ phải chân lý. Bên kia là cụ già lụ khụ, chỉ biết tụng bài kinh 7 kiên trì (kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên trì chế độ toàn trị độc đảng, kiên trì mô hình thống nhất 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiên trì phủ nhận Nhà nước Pháp quyền, kiên trì quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý, kiên trì lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo, kiên trì khuất phục trước bọn bành trướng Trung Quốc). Một cụ già 73 tuổi, sức yếu, già lụ khụ nói năng lẩm cẩm, cầm đầu vụ bắt cóc quốc tế, bị chủ nhà bắt quả tang với đầy đủ chứng cứ, nhân chứng vật chứng, tay nhúng chàm, vẫn chối bây bẩy, lại còn muốn ở lỳ trên vị trí tối cao quyền lực không thời hạn.
Theo tôi, xin thật lòng, tôi cho rằng nhà toán học Phan Đình Diệu xứng đáng là cố vấn, là bậc thầy chính trị của ông lão già nua « giáo sư xây dựng đảng » Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín
TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
TRONG TƯ DUY CỦA CÁC MÁC
Mác chắc mẩm tự cho mình “khoa học”
Tạo nguồn cơn làm xoáy lốc cuộc đời
Bởi nhiều người nghe vậy mới nhào vào
Hóa sức mạnh cho buổi đầu sơ khởi
Mác tưởng vậy vì thảy tin tuyệt đối
Vào cái là “biện chứng” của Hegel
Do ông này từng vỗ ngực khoe khoang
Mình mới chính đặt nền cho “khoa học”
Chính vì đó Mác tin vào “giai cấp”
Vô sản lên diệt Tư sản tự chôn
Cho điều này chân lý thảy khách quan
Làm cơ sở cho “địa đàng” phải đến
Nhưng bởi vậy Mác biến thành tật bệnh
Vì tin mù nào khoa học gì đâu
Đó chỉ là kiểu triết học chủ quan
Nên hóa thảy nó chỉ toàn gàn bướng
Bởi thực chất triết luôn cần trí tuệ
Vậy mà đây cảm tính được rao lên
Mác thành ra giả khoa học vang rền
Trong ánh chớp giữa mây mù sét đánh
Nên kết quả cuối cùng thành nguội lạnh
Bởi tiền đề sai hỏng khó thành công
Dễ làm sao được kết luận màu hồng
Đâu đúng đắn để dẫn đường nhân loại
Thành gút lại Mác lỗi lầm là vậy
Bởi nào đâu óc khoa học rạch ròi
Bởi nào tin vào trí tuệ loài người
Tưởng khoa học phải một lần dừng lại
Nên Mác bảo phải “độc tài” là vậy
Hóa làm cho nhân loại phải điêu linh
Bởi từ đây tội Mác mới tày đình
Vì đã khiến loài người ăn bánh vẽ
LÝ NGÀN
(26/5/18)
VN bây giờ quá nhiều “nhà”…!Nhưng máy móc ,máy bay,tàu ngầm …đều do nông dân chế tạo ! Chẳng trách,quần chúng hay nói : VN nhiều “nhà”
nhà nầy,nhà nọ …Chỉ có nhà cầu,là thiếu.Đi trên phố mắc-tiểu bỏ mẹ,mong tìm nhà cầu (toilet) đếch thấy,chỉ thấy nhiều…”nhà khoa học .
Không khác nào :’chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”. Gởi Bác Tỉn để mở mắt ./
Những nhà khoa học chân chính đều nói ‘không’ với Max!
Kệ họ.
Nhưng nhà khoa học chân…trâu Hồ Chí Minh nói yes là được rồi, phải không bà con ?