Tôi nhận được cuốn “Tôi là con gái của cha tôi” do Phan Thúy Hà gửi đã hơn một tháng. Vì bận rộn nên tôi tính sẽ tranh thủ đọc cuốn sách thứ 3 của Hà [1]trong những kẻ hở thời gian. Nhưng đọc xong 20 trang đầu kể về gia đình Quốc Kiệt, tôi phải đóng ngay sách lại.
Dù đã biết về số phận thảm thương của nhiều người lính VNCH sau 1975, tôi vẫn bị sốc bởi những đau khổ mà anh hạ sỹ Đặng Văn Tiền, số quân 69/127385 thuộc sư đoàn 7 Quân lực VNCH và gia đình đã trải qua.
20 trang đầu này đã khiến tôi xúc động mạnh về những người con, người vợ Việt Nam. Có lẽ dân tộc này tồn tại qua được mọi biến cố kinh hoàng nhất của lịch sử là nhờ có những người con như Quốc Kiệt, nhờ những người yêu, người phụ nữ như cô Hương.
Quốc Kiệt biết chăm sóc người cha bị chiến tranh tàn phá thân thể và bị hòa bình tàn phá nhân phẩm từ lúc cậu 5 tuổi. Cậu đi hái lá sắn ngoài hàng rào về cho ba nấu canh. Kiệt lớn lên bên chiếc xe bán vé số với ba. Ba bị bệnh nặng, Kiệt hàng ngày chăm sóc ông trong bệnh viện. Mỗi lần ông đi vệ sinh, Kiệt phải lựa cách bế bồng ông sao cho ông đỡ đau.
Trong những tháng cuối cùng của của ba, Kiệt đã không còn đơn độc. Cô Hương, người yêu cũ của ông Tiền thời trẻ, đã về với ông, cùng Quốc Kiệt chăm sóc ông. Cô về không phải để hưởng lại những gì hai người đã mất, mà chỉ để ông được sống những ngày cuối cùng của cuộc đời trong tình thương và được chết như mọi người trên đời này.
Cô Hương mang linh cữu người yêu về nhà cô làm đám tang, không phải vì nhà của Quốc Kiệt chật, mà vì cô muốn ông ấm lòng. (Trang 19)
Quốc Kiệt muốn giữ lại cái chân giả của ba, nhưng mọi người bảo: chôn cùng để sang đó “Thằng què” có cái mà đi.
Hạ sỹ Tiền đã trở thành người lính vô danh với cái tên “Thằng què” mà mọi người vẫn gọi ông.
Không, tôi không thể đọc cuốn sách này một các tranh thủ được. Tôi sẽ phải dành thời gian nhiều hơn để thấm hơn về những điều mà lâu nay tưởng rằng mình đã tỏ.
….
Phan Thúy Hà và tôi kết bạn với nhau qua Facebook. Hà không nhận mình là nhà văn, mà chỉ muốn là một công dân tốt, chỉ muốn là công dân của một nước Việt Nam nhân đạo, công bằng, văn minh. Cha Hà cùng lứa chúng tôi, ông đi bộ đội, vào Nam, hết chiến tranh về với vợ con. Ông là lính phòng không cùng đơn vị với Phấn (Nguyen Van Phan), bạn học của tôi. Hồi đầu năm, Phấn và tôi đến thăm Hà, khi cháu mới bị gãy chân, còn chống nạng. Từ bạn ảo, chúng tôi thành chú cháu. Tôi quý Hà bởi tính thằng thắn và lòng trắc ẩn dường như bẩm sinh. Cô bé rất dễ xúc động trước nỗi đau của người khác.
Sau khi xuất bản “Đừng kể tên tôi”, một ghi chép về số phận những người lính miền Bắc và những người dân Hương Khê sống sót qua cuộc chiến tranh 30 năm, Hà bỗng biết thêm về số phận của những người lính phía bên kia, từng là đối phương của cha. Hà nói:
– Các chú, bác trong đó khổ hơn các chú đi nghĩa vụ ngoài Bắc.
– Tại sao ? chú Phấn hỏi
– Vì các chú trong đó biết rõ hơn về mất mát và tàn bạo của chiến tranh, vì các chú ấy không được xã hội tung hô là anh hùng, không được tắm mình trong giấc mơ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đa số các chú đi lính với nỗi lo sợ hoặc với nỗi nhục của người trốn lính. Trong đó không có chú nào đút đá vào túi cho đủ cân để được đi bộ đội như ngoài mình.
Thế rồi Hà bỏ tiền, bỏ thời gian đi tìm gặp các cô chú, các bác từng là lính của phía bên kia. Nhiều người trong họ không thích nói chuyện với một cô gái là con của Việt Cộng.
-Các chú ơi, cháu chỉ là con của cha cháu!
Đọc hết 354 trang sách của Hà, tôi không đủ sức kể lại các cảm xúc lẫn lộn qua từng câu chuyện. Tôi có cảm giác xấu hổ, vì từng đứng trong hàng ngũ những kẻ mà đến việc cấp chứng minh thư cho những người lính tàn tật, già yếu săp chết cũng không dám. Chỉ sau khi bàn với nhau “Ông ấy giờ còn làm gì được nữa”, họ mới cấp. Mà thực ra, người con năm lần bảy lượt đi xin cái chứng minh thư đó chỉ để tới đây làm giấy báo tử cho cha.
Rồi tôi bỗng cảm thấy tức ngực, khi đọc về nỗi oan anh toán trưởng biệt kích quê Quảng Trị. Từng là người tham gia phong trào sinh viên phật tử, đấu tranh chống lại chế độ Đệ nhất, rồi Đệ nhị Cộng hòa, anh có cảm tình với cách mạng. Nhưng số phận đưa đẩy anh thành lính biệt động quân. Sau 1975 cái “nợ máu ác ôn” dính chặt vào lý lịch của anh và anh làm kiểu gì cũng không khỏi bị hành. Nhưng sự hành hạ đó lại dừng lại ở mức anh không “được đi cải tạo”. Thế là bạn bè cũ nghi ngờ anh, trong khi anh chỉ là cái ghẻ rách của cán bộ địa phương. Cũng chỉ vì không “được” đi cải tạo mà hai lần xét đi xuất cảnh theo diện HO, anh đều trượt, phải ở lại chăn bò, đi kinh tế mới.
Nỗi oan như vậy cũng đến với những bà mẹ Cam Lộ có chồng đi theo cách mạng, đến với những thanh niên có cha đi tập kết, phải đầu quân cho chính quyền VNCH. Họ nằm giữa hai làn đạn, hứng chịu tội ác từ cả hai phía.
Chiến tranh luôn đi kèm với tội ác, thù hận, đau khổ, oan ức và cả với vinh quang, bi tráng. Nếu nói về chiến tranh mà chỉ nêu đau khổ, hùng tráng của một bên và khắc sâu cái xấu, tội ác của bên kia là không công bằng. Không công bằng thì không có hòa bình trong lòng người. Hơn 40 năm sau chiến tranh, thế lực thù địch vẫn là cái bóng ma ám ảnh, chính vì sự thật bị bóp méo.
Tôi tin vào sự trung thực trong các ghi chép của Hà, vì đó là lời kể của những người lính từ cả hai bên, vào lúc xế chiều của đời họ.
Vì vậy bên cạnh những điều ghê tởm mà tôi từng biết, qua cuốn sách này, tôi tin vào cái thiện trong con người Việt Nam, từ cả hai miền. Những anh lính cộng hòa tử tế với tù binh Việt cộng như trong chuyện của anh Phong, cũng như tình cảm tốt đẹp giữa gia đình chị Sương anh Lựụ, đại uý quân y VNCH và anh Ngọc mà tôi kể trước đây, đều là có thật.
Chuyện đại úy Tường, cán bộ quản giáo ở Trảng Lớn thương những tù binh cải tạo là có thật. Anh nói với họ: Cha mẹ tôi hồi đó mà lanh chân ẵm tôi xuống tàu ở Hải Phòng thì giờ tôi cũng giống các anh thôi !(trang 163)
Cũng như vậy, tình cảm của anh bộ đội Hải, để lại cho gia đình cháu Quỳnh Anh có bố đi cải tạo, là có thật. (trang 354). Trẻ em không biết nói dối.
Để đất nước này thay đổi, để người Việt không phải gọi nhau là phản động, là thù địch, chúng ta cần những nhà tranh đấu, những nhà báo, nhà văn dũng cảm, những nhà hoạt động xã hội tâm huyết. Nhưng để dân tộc này không bị mai một, bị hủy hoại, chúng ta cần những người con như Quốc Kiệt, như Thúy Hà, như Quỳnh Anh…. Những người phụ nữ, dù không sinh nở lấy một lần như cô Hương, lại là những người mẹ đức độ để nuôi dưỡng nên những người con cao thượng.
Köln 17.09.2019
Xuân Thọ (Facebook)
Tái bút: Những người chồng, tuy không lộ diện, nhưng ủng hộ, hỗ trợ vợ đi khắp đất nước ghi chép để rồi phải bỏ tiền ra in sách, cũng là những người con của đất nước này.
“… đút đá vào túi cho đủ cân để được đi bộ đội “. Trích.
Một hoặc hai trường hợp rồi có ít xít ra nhiều là lối tuyên truyền thêu dệt, dối trá, bịp bợm của đảng Cộng sản Hà nội . Chớ còn sự thật được phơi bày là đây :
Cựu đại tá Bùi Tín : Tôi có nhiều anh em, cháu, – con các bà chị ruột và chị họ vào Nam chiến đấu và hy sinh ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, Bình Định nay vẫn chưa tìm ra thi hài, mộ chí. Đã ðến lúc phải nói thẳng ra là gia đình và các cháu đã bị lừa. Họ đưa ra Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền về vinh quang trai thời loạn là sinh Bắc tử Nam, cưỡng bức các cháu bỏ học cầm súng, bắt ký các bản tình nguyện nhập ngũ, buộc bố mẹ phải ký tên «vinh dự hiến con cho Tổ quốc», trong khi con cháu các quan lớn hầu hết đều được xuất ngoại học tập ở Liên Xô, Trung Quốc , Ba lan, Đông Đức, Tiệp… Một sự bất công khổng lồ.
Bố mẹ các cháu tôi lo nghĩ tiếc thương con, ban đêm xụt xùi khóc, nhưng vẫn phải tỏ ra vui vẻ khi tiễn con vào Nam. Các cháu đều miễn cưỡng ký giấy «tình nguyện vào Nam chiến đấu, đâu cần xin có mặt» theo ý nguyện (cưỡng bức) của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cả một khoa học bịp bợm thành hệ thống.
Cựu đại tá Bùi Tín: Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột của Lê Đức Thọ gặp chúng tôi ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bă rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân thấp cổ bé họng ’’.
Ngày Oan Trái -Blog Trần Hồng Tâm : Ở quê tôi, những gia đình mà không có liệt sỹ chỉ rơi vào một trong hai hoàn cảnh: Hoặc neo đơn góa bụa, hoặc gia đình cán bộ cộng sản. Bạn thử nhìn vào gia đình tướng Võ nguyên Giáp. Con ông đi bộ đội, nhưng đóng ở sân bay Gia Lâm hay làm trong viện nghiên cứu. Làm sao ông hiểu được nỗi đau của người mất con. Bản thân của chính ông thì chưa đặt chân vào đến chiến trường, chỉ quanh quẩn trong hầm chỉ huy ở Hà Nội, nhưng ông lại tắm gội trong ánh hào quang của chiến thắng.
v…v…
Hầu hết các bộ đội miền Bắc khi vào chiếm Sàigòn sau 1975 kể lại rằng, nếu họ không đăng ký đi B, tức đi vào Nam chiến đấu thì gia đình họ sẽ bị cắt hết tem phiếu gạo muối. Bởi miền Bắc rất thiếu thốn thực phẩm lúc xâm chiếm miền Nam, nhưng đảng tuyên truyền xạo vì “ý thức trách nhiệm nên tình nguyện”. Giống như khi đánh tư sản mại bản miền Nam, hốt sạch tài sản của dân rồi lùa họ đi kinh tế mới cho chết đói chết khát nhưng đảng cũng gọi là “tình nguyện”.
Nói chi đâu lâu, xa xưa. Ngay hiện nay bọn Tàu khựa đang nắm đầu từ Trọng lú cho tới đám quan vua địa phương và khống chế mọi mặt từ chính sách, văn hoá, kinh tế VN…vậy mà đảng vẫn bịp bợm sủa ăng ẳng hằng ngày “độc lập- tự chủ”.
“Vì các chú trong đó biết rõ hơn về mất mát và tàn bạo của chiến tranh” – Trích.
Quân và dân miền Nam xót xa khi thấy bộ đội miền Bắc với những bộ mặt non choẹt, rồi những lúc xung trận bị bắt uống thuốc kích thích, bị xiềng xích vào những ổ súng cộng đồng, xe tăng :
Thuốc Hùng Tâm : Trong cuốn “Mặt Trái Của Chiến Tranh” do hội văn nghệ quân đội Nga xuất bản năm 1995 có viết tại trang 15: “Các cuộc chiến đều đem lại đau thương và người ta thậm chí còn kích thích tinh thần người chiến sĩ bằng những liều thuốc. Người Đức dùng ma túy tổng hợp, người Trung Quốc dùng thuốc tự chế tên gọi “hùng tâm” mà sau này có dùng trong chiến tranh Việt Nam cho quân đội Miền Bắc…”.
Còn chuyện bộ đội Việt cộng bị cấp chỉ huy xiềng vào các ổ súng, xe tăng thì đầy rẫy trong nhật ký của những người lính Mỹ và các bài viết của ký giả, điển hình như dưới đây :
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=14660
Mùa Hè Đỏ Lửa – nhà báo quân đội Phan Nhật Nam: ”Họ đi từ Bắc vào, từ Thanh Hóa, Nghệ An xuống Đồng Hới, băng qua biên giới dọc theo Tchépone, Mường Nông xuôi dần xuống phía Nam, rẽ vào Kontum hay mặt trận B3 hoặc tiếp tục xuống vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước khi qua lại biên giới để vào Lộc Ninh, cách An Lộc 18 cây số – Hành lang di chuyển mở rộng không chướng ngại.Họ đến An Lộc từ đầu tháng Tư sau sáu tháng di chuyển và bắt đầu “được” xích vào cần chân ga thiết giáp, xích vào cây để bắn máy bay và xích vào cổ người bên cạnh để đi hết lời nguyền “Sinh Bắc Tử Nam.”
v…v…
“… đút đá vào túi cho đủ cân để được đi bộ đội “. Trích.
Sống ở Thiên Đường Mù ngoài Bắc, người dân bị bè lũ Hồ chí Minh tuyên truyền bịp bợm, dối trá rằng ” dân miền Nam không có cái bát ăn cơm , phải ăn bằng gáo dừa. Dép không có mà đi . Con cái sanh ra không được đi học . Lớn lên thành ăn trộm , ăn cắp , đĩ điếm . Lính “Mỹ Ngụy” đi tới đâu là hiếp dâm đàn bà con gái tới đó . Còn “thằng Diệm” “nó” lê máy chém khắp miền Nam..”, đến chừng băng rừng, lội suối vào Nam, bộ đội mới té ngửa ra rằng mình bị bọn Việt gian Hồ chí Minh chúng nó lừa , nên bộ đội đua nhau bỏ súng trở về với chính nghĩa miền Nam :
Tính cho đến 4/1975, dã có hơn 200000 bộ đội trở về với chính nghĩa quốc gia – Chương trình chiêu hồi được khai sinh dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm – từ binh sĩ lên đến cấp thượng tá, từ du kích địa phương đến chính qui Bắc Việt , điển hình như :
Thượng tá Tám Hà, chính ủy sư đoàn 5 ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970.
Trung tá Huỳnh Cự ra hồi chánh tại Quảng Ngãi
Trung tá Lê xuân Chuyên hồi chánh năm 1967 tại Bình Tuy
Trong trận Mậu Thân 1968, trung tá Phan văn Xương và toàn bộ trung đoàn Củu Long ra hồi chánh tập thể tại khu vục Đồng Ông Cộ (Gia Định).
v…v…
” Đa số các chú đi lính với nỗi lo sợ hoặc với nỗi nhục của người trốn lính ” . Trích.
Vậy sao những con ông cháu cha ở miền Nam – điển hình sơ sơ như dưới đây – lại tình nguyện gia nhập vào những binh chủng thuộc vào hạng thứ dữ nhỉ :
Không quân khóa 69A gổm cả Phan Huy Bách (con thủ tướng Phan Huy Quát ), Hà Thúc Việt (thân phụ là Hà Thúc Ký – đảng trưởng đảng Đại Việt Cách Mạng, tổng trưởng bộ Nội Vu ), Trần Minh Chánh (con của đề đốc Trần Văn Chơn – tư lệnh Hải Quân ) , Lê Văn Danh ( con thượng nghị sĩ Lê Văn Thinh ) , Hồ văn Anh Tuấn (con nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh ) , con trai của ông Trần Quốc Bửu -chủ tich Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam Cộng Hòa kiêm phó chủ tịch Tổng Công Đoàn Công Giáo Quốc Tế- tử trận năm 1974 , Hoàng Cơ Thụy Hạnh (con của Hoàng Cơ Thụy, Đại Sứ tại Lào) hy sinh trong cuộc hành quân Lam Son 719 , hải quân thiếu tá Lê Anh Tuấn – chỉ huy trưởng Giang Đoàn 43 Ngăn Chận (em út của trung tướng Lê Nguyên Khang ) tự sát ngày 30 tháng Tư năm 75 v…v…
Tôi rất ngạc nhiên khi đọc cái TỰA sách này .”cái gì kỳ vậy .”tôi là con gái của cha tôi’ thì đung như vậy ,là lẻ đương nhiên …cần gì phải nói ra ,vì KHÔNG LẺ CON CỦA ÔNG HÀNG XÓM hay của môt tên du kich giao liên nào đó,,,đè MẸ “tôi” “đút cái mã cha nó vào’ và “phọt ” ra tôi và TÔI phải lớn tiếng thanh minh cha tôi là cha THIẾT…
Cái tên tác giã là tên con gái . Vậy cần gì phải xưng là con gái?
Ai khảo tra gì mà xác đinh ‘tôi” (thật đúng ) là con gái ” và THẠT đúng là con (gái) của CHA TÔI chớ không phải của người nào vô danh …
Có cần thử DNA không ?
Chúng tôi, những người cộng hòa không hề được dạy sự căm thù. Nhà trường dạy chúng tôi nghĩa cử cao thượng. Phía bên kia thì sao? Cái rào cản duy nhất còn sót lại là vì đa số các anh vẫn còn tung hô cho cái ” nền độc lập ” mà bọn cộng sản mang lại và cố tình chối bỏ su thật . Sự thật là bọn cộng sản đánh nhau không phải vì dân tộc của nó, mà là chính vì chúng phải giành được chính quyền bằng bất cứ giá nào. Từ phong kiến,
thực dân, đế quốc và cả người quốc gia đều bị chúng nó đánh hêt. Ông bà, cha mẹ, nhân sĩ, trí thức thì công sản cũng không chừa. Chúng nó làm “cách mạng” là để đổi đời cho mình, chứ không ai khác. Hôm nay là ngày 16 tháng chín năm 2019, chứ không phải là nửa thế kỷ trước. Tấm lòng của người Việt Nam muôn đời vẫn chan hòa nhưng không vì thế mà bị ru ngủ và quên đi kẻ thù chung. Tôi sẵn sàng nghe các anh phản biện. Ai vẫn đang nắm quyền sau cái núi xương, biển máu của hàng chục triệu người? Những người Việt chân chính ư? hay vẫn là bọn giặc cộng? Nếu các anh cũng đã nhìn thấy kẻ thù chung như chúng tôi thì đáng lý phải là một lời xin lỗi, kế đó là sư hối hận chứ không phải sự thương hại sau hơn 40 năm. Hay các anh vẫn nghĩ mình là “phe giải phóng” dân tộc và kế tiếp là…thế giới?