“Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” – nhan đề mà Tủ Sách Tiếng Quê Hương chọn cho tác phẩm của Phạm Thanh Nghiên – có thể được hiểu là “cuốn hồi ký đầu tiên viết bởi một nữ tù nhân lương tâm về kinh nghiệm lao tù dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam”.
Nói như thế phải chăng là phản lại bản chất của tác giả qua những lời tự thuật vốn rất nhẹ nhàng khiêm tốn của cô trong suốt tác phẩm?
Nhưng, với cương vị nhà xuất bản, chúng tôi không thể làm khác để nhấn mạnh một vài điểm liên quan đến nội dung cuốn sách:
Thứ nhất, chế độ cộng sản Việt Nam không bao giờ thừa nhận trước dư luận về sự hiện hữu của “tù nhân lương tâm” hoặc “tù chính trị”. Tất cả những người lên tiếng phản đối các chính sách hay hành vi bất nhân, bạo ngược, man trá của chế độ đều bị gọi là “tù hình sự”, bởi vì họ đã bị áp đặt các bản án hình sự (chiếu theo vài điều luật quái gở nhằm hình sự hóa mọi hoạt động đối kháng) và bị tống vào trại giam để ở tù chung với những tội phạm hình sự như giết người, buôn bán ma túy v.v…
Thứ hai, riêng về trường hợp Phạm Thanh Nghiên, cô bị bắt ngày 18-9-2008 trong lúc đang tọa kháng tại nhà của mình với biểu ngữ “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng”. Trước đó một tuần, cô đã bị cơ quan an ninh điều tra “triệu tập” đi “làm việc” liên tục mỗi ngày để hạch hỏi, đe dọa về các hoạt động đối kháng. Trước đó nữa, cô bị giam lỏng bởi một hàng rào công an ngày đêm đóng chốt quanh nhà, khiến cô không thể đi từ Hải Phòng về Hà Nội để dự cuộc biểu tình chống Trung Cộng ngày 14-9-2008, chính vì vậy mà cô quyết định phổ biến trên mạng “Lời Tuyên Bố Tọa Kháng” và thực hiện việc tọa kháng.
Cô bị “tạm giam để điều tra” suốt 18 tháng trời, rồi ra tòa ngày 29-1-2010 để lãnh bản án hình sự 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa không đề cập chút gì đến hành động tọa kháng, mà lại buộc tội Phạm Thanh Nghiên về một bài viết của cô hồi tháng 3-2008. Đó là bài “Uất ức biển ta ơi”, một phóng sự về hoàn cảnh các thân nhân của 8 ngư dân ở Thanh Hóa đang đánh cá trong lãnh hải Việt Nam thì bị hải quân Trung Cộng bắn chết vào ngày 8-1-2005. Vì trước sau đảng và nhà nước CSVN vẫn giấu nhẹm vụ tàn sát thảm khốc này, do đó họ đã dàn dựng phiên tòa với hai nhân chứng bị công an cưỡng bức phản cung, nhằm áp đặt tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” cho người cầm bút dám vạch trần sự thật qua bài phóng sự.
Thứ ba, các sự kiện nêu trên cho thấy Phạm Thanh Nghiên chính là một tù nhân lương tâm tiêu biểu, nhưng bị giam giữ chung với những người tù hình sự, ngay từ giai đoạn tạm giam trong trại Trần Phú ở Hải Phòng cho đến khi cô bị chuyển đến trại tù số 5 của Bộ Công an ở Thanh Hóa.
Xin mở dấu ngoặc để nói thêm về ý niệm “tù nhân lương tâm”.
Ngày 28 tháng 5 năm 1961 được ghi nhận là lần đầu tiên ba chữ “prisoner of conscience” xuất hiện trong một bài viết của người sáng lập tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), cố luật sư Peter Benenson, với tựa đề “Những Tù Nhân Bị Bỏ Quên” (The Forgotten Prisoners) đăng trên tuần báo Người Quan Sát (The Observer) tại Anh Quốc, nhân dịp phát động một chiến dịch đòi ân xá cho những tù nhân lương tâm – mà Ân Xá Quốc Tế định nghĩa là: “Bất cứ người nào bị giam cầm thân xác (trong nhà tù hoặc ở một nơi khác) chỉ vì đã bày tỏ (bằng chữ nghĩa hoặc biểu tượng) một quan điểm mà người đó thành thật tin tưởng và quan điểm đó không cổ xúy hoặc tán trợ bạo lực”.
Chẳng những cuốn hồi ký của Phạm Thanh Nghiên đưa ra ánh sáng các thủ đoạn quỷ quyệt của bộ máy cầm quyền cộng sản (từ lực lượng công an đến hệ thống tòa án) nhằm tròng bản án “tù hình sự” lên đầu những người tranh đấu bất bạo động, mà cuốn hồi ký còn cho thấy rằng, những lời tuyên bố theo kiểu “ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù chính trị” chỉ là trò dối trá để gạt gẫm dư luận mà thôi, còn trên thực tế thì các trại tù đều nhận chỉ thị thi hành triệt để chính sách “cô lập hóa” các tù nhân chính trị bằng cách dụ dỗ hoặc đe dọa những người tù hình sự ở chung với họ.
Thực tế này nói lên rằng bất cứ tình huống nguy hiểm nào cũng có thể xảy ra khi nhà cầm quyền cần mượn tay tù hình sự để trả thù và trù dập các tù nhân lương tâm đối kháng chế độ. Thế nhưng, cũng qua những trang hồi ký của Phạm Thanh Nghiên, người đọc lại nhận ra một điều thú vị khác. Đó là, “chính sách cô lập hóa”, kể cả bằng thủ đoạn chiêu dụ và bằng bạo lực, vẫn không thể ngăn được các tù nhân hình sự và tù nhân chính trị tìm đến với nhau trong sự chia xẻ tình người đồng cảnh ngộ, nghĩa là giữa những người cùng chung thân phận tù đày và cùng hứng chịu vô vàn oan ức, đắng cay, dưới một guồng máy cai trị bất công, thối nát, tàn bạo, phi nhân tính.
Những cảm xúc tích tụ qua kinh nghiệm bản thân cộng với bao nhiêu điều mắt thấy tai nghe đã trở thành động lực để Phạm Thanh Nghiên viết về “những mảnh đời sau song sắt”, và viết với tất cả sự thành thật để nói lên tiếng nói đúng nghĩa của một tù nhân lương tâm:
“Con người luôn có xu hướng “nói tốt về mình” và cảm thấy dễ dàng khi kể về những thành công hơn là những điều thất bại. Người ta hay lảng tránh hoặc giấu kín những sai lầm của bản thân, nhất lại là những sai lầm “ngoài mình không ai biết”. Nhưng, thành thật với chính mình phải được xem là điều kiện bắt buộc để trở thành một con người chính trực. Để thấy rằng, mục đích chính không phải trở thành người hùng mà là cách ta đối mặt và vượt qua những khoảnh khắc sợ hãi, mềm yếu của mình trước những thử thách đầy cam go, khốc liệt.
“Tôi không định cất giữ những “bí mật” của riêng mình trong thời gian bị cầm tù mặc dù tôi hoàn toàn có thể và có quyền làm như thế. Nhưng, tôi sẽ kể cho bạn một cách trung thực nhất không chỉ những câu chuyện của chiến thắng, của khí phách và lòng quả cảm mà cả những câu chuyện về thất bại, về phút giây hèn yếu của tôi, một tù nhân lương tâm dưới thời cộng sản. Đơn giản vì sự thật cần phải được biết tới và tôn trọng. Nếu bạn (không may) trở thành một tù nhân lương tâm như tôi thì hy vọng, những trải nghiệm này sẽ giúp bạn có thêm một vài kinh nghiệm. Nhất định bạn sẽ chiến thắng, một chiến thắng trọn vẹn vì bạn giỏi hơn tôi, dũng cảm và thông minh hơn tôi nhiều...”
“…Nhắc đến hai chữ “nhà tù”, người ta liên tưởng ngay đến sự trừng phạt và khốn cùng. Cuốn sách nhỏ này, không có tham vọng làm thỏa mãn mọi hình dung hay đáp ứng những tìm hiểu cần thiết của quý độc giả về nhà tù cộng sản. Song, hy vọng rằng người đọc sẽ nhìn thấy một góc nho nhỏ trong nhà tù với những câu chuyện còn chưa kể hết trong khoảng thời gian bốn năm tù của tôi. Tất nhiên, tùy thuộc vào từng vùng miền cụ thể, hay mỗi giai đoạn lịch sử, câu chuyện tù của mỗi người mỗi khác. Cho dù như thế, cũng cần thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng nhà tù cộng sản là hiện hữu của mọi khổ đau cùng cực, mọi nỗi uất hận nghẹn ngào. Là đau thương, rệu rã, mệt mỏi, tăm tối và cả chết chóc. Là sự tàn bạo và bất lực, là nhẫn tâm, thù oán, là trông đợi, tuyệt vọng, là nỗi chết. Và là “địa ngục”. Địa ngục của những con người vẫn còn đang hít thở, đi lại và cười khóc”.
Cuốn hồi ký của Phạm Thanh Nghiên chứa đựng những ghi nhận và cảm nghĩ khác hẳn với các tác phẩm thuộc thể loại “hồi ký tù” mà chúng ta từng đọc, không phải chỉ do văn phong độc đáo của cô, mà chính vì cô là một tù nhân lương tâm, là một phụ nữ dấn thân tranh đấu cho quyền làm người giữa một xã hội mà mọi giá trị nhân bản đều đảo lộn, là một người cầm bút dấn thân tranh đấu kêu gọi lòng yêu nước trong khi những kẻ cai trị đất nước luôn luôn sẵn sàng bán nước để bảo vệ quyền lợi và quyền lực cá nhân.
Khi bị ném vào chốn “địa ngục trần gian” để chia xẻ thân phận khốn cùng của các tù nhân hình sự, ý thức của một tù nhân lương tâm đã giúp Phạm Thanh Nghiên bắc được nhịp cầu cảm thông với nhiều bạn tù đến từ những góc đời tối tăm nhất của một xã hội băng hoại.
Và ý thức ấy đã mang lại cho chúng ta những đoạn hồi ký đáng suy ngẫm:
“Người tù xa lánh tôi không phải vì ghét, mà vì sợ bị liên lụy. Song vẫn có những mối quan hệ, giao tiếp rất khéo léo, đủ để không bị phạt hay vào tầm ngắm của cai tù.
“...Mấy hôm trước cả Phân trại đã xôn xao vụ chị Chanh ở đội 29 bị cai tù gọi lên rằn mặt, đe dọa vì “tội” dám bán cho tôi chiếc hòm đựng đồ dùng cá nhân. Kết quả là sáng hôm qua, chị Chanh bị bêu mặt giữa sân chung, trước sự chứng kiến của hơn một ngàn người tù và tất cả các cai tù của Phân trại. Tuy chưa đến mức phải vào “nhà chó”, nhưng chị Chanh bị chuyển đội, và mất giảm án năm ấy sau khi bị đấu tố. Không khí sợ hãi bao trùm cả Phân trại. Người ta bảo nhau phải dè chừng và tránh xa “con phản động” nếu không muốn gặp tai họa.
“…Không riêng gì Mai, nhiều người tù khác cũng từng phải đi “uống cà phê” để nghe cai tù đe nẹt, cấm đoán về tội chơi (hoặc ngồi chơi) với tôi. Có người phải làm cam kết từ nay xin chừa không bén mảng đến “con phản động” nữa. Sau mỗi chầu cà phê như thế, chị nào cũng nhận được lời mặc cả “đừng nói lại với cái Nghiên”. Nhưng chả mấy cái miệng tù giữ được lời hứa. Không nói ngay thì cũng nói eo, không nói trực tiếp thì cũng nhờ đứa tù khác mách lại. Lúc mới lên trại, tôi cũng hơi buồn. Tính tôi hay chạnh lòng, tủi thân. Sau quen dần, kệ.
“Những người dám công khai gần gũi với tôi thường là thành phần cứng đầu, không còn gì để mất. Tức là họ không được giảm án hoặc sắp mãn hạn tù. Không được giảm án vì vi phạm nội quy trại giam. Có nhiều kiểu vi phạm: buôn bán, tiêu tiền mặt, đánh cãi chửi nhau, làm không đủ mức khoán, thiếu lễ tiết với cán bộ (không chào chẳng hạn), giúp đỡ bạn tù không xin phép v.v…
“Người bị Aids, bệnh nặng hay những người sắp chết cũng thích chơi với tôi. Thời gian là thứ không thể sờ mó được. Nhưng người tù sắp chết, hình như họ chạm được bằng tay và thấy được bằng mắt những ngày tháng đời người đang ngắn lại trong khoảng thời gian lao tù dài đằng đẵng. Nhìn thấy, và sờ thấy màu tím tái, cái khô rát trên môi miệng. Trên thân người trơ trụi với da bọc xương. Trong bước đi chậm dần, chậm dần và những cơn đau hành hạ mỗi ngày. Việc cai tù lấy giảm án ra để uy hiếp hay mặc cả với những người không còn gì để mất, thành thừa…“
oOo
Năm 2010, sau 18 tháng “tạm giam để điều tra” (trong đó có 4 tháng bị biệt giam), cộng thêm hơn 2 tháng chờ đợi sau khi đã ra tòa để lãnh án 4 năm tù, 3 năm quản chế, Phạm Thanh Nghiên bị chuyển đến Trại số 5 Thanh Hóa để tiếp tục ở tù cho đến ngày mãn án. Cũng như những tù nhân khác, cô bị cắt lìa với đời sống bên ngoài, và tất nhiên mọi tin tức đều bị bưng bít bởi hai lớp màn sắt chồng lên nhau – nhà tù nhỏ nơi cô đang bị giam giữ và nhà tù lớn là đất nước của cô. Khi bất ngờ nghe được một tin “bên ngoài” qua một người bạn tù mới nhập trại, nhưng lại là tin chẳng lành về hai người bạn tranh đấu vừa bị bắt, cô viết:
“Một trong những điều đáng sợ nhất là nhận được tin anh em của mình bị bắt. Trong suốt thời gian bốn năm ở tù, tôi nhẩm tính có hàng chục người bị bắt vì đấu tranh cho Nhân quyền, Dân chủ và Tự do tôn giáo. Không ít người trong số đó là người tôi thân quen hoặc từng may mắn được gặp mặt. Tổng cộng số năm tù cho những người đấu tranh ôn hòa này lên tới hàng trăm năm (…) Tôi không khỏi lo lắng và nghĩ tới những ngày tồi tệ của phong trào tranh đấu bên ngoài. Đếm trên đầu ngón tay, chỉ còn lại dăm ba người là… chưa bị bắt hoặc mới về hết án nhưng còn bị giam lỏng tại nhà
“Sự kiện bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân bị bắt sau hàng loạt những vụ bắt bớ khác ít nhiều khiến tôi xuống tinh thần. Chị Hương, một người bạn tù khác buồng nói với tôi: “Phải nghĩ tích cực lên chứ. Em chả bảo chị là nhiều người trong số những người bị bắt, em còn chưa từng nghe đến tên của họ là gì. Chứng tỏ đang có thêm nhiều người cùng đấu tranh như em. Thế thì cần mừng chứ sao lại ủ rũ vậy”.
Quả không sai chút nào: ngay từ lúc Phạm Thanh Nghiên đang ở tù và liên tục cho đến ngày hôm nay, lời khích lệ của người bạn tù đã được chứng minh bằng thực tế. Suốt 10 năm trở lại đây, con số những người dấn thân vào cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam quả thật chỉ ngày càng tăng lên chứ không hề có dấu hiệu giảm đi.
Những tiến bộ không ngừng của kỹ thuật tin học, nhất là sự lan tỏa vượt bực của mạng xã hội (Facebook) từ 2011-2012, đã tạo điều kiện để phong trào đấu tranh dân chủ thực hiện được những liên lạc và nối kết rộng rãi đến mức nhà cầm quyền cộng sản không còn ngăn chận nổi; đồng thời mở đường cho việc phổ biến những tin tức vừa xác thực vừa mau lẹ từ trong nước ra hải ngoại và ngược lại, khiến cho hệ thống kiểm duyệt tin tức của chế độ lâm vào tình trạng bất lực, và cả một cơ chế truyền thông “lề đảng” cũng lung lay và buộc phải tìm phương cách mới để thích ứng.
Đã thất bại trong việc bưng bít tin tức để che dấu sự thật, lại phải lúng túng đối phó với đủ mọi vấn đề từ nội bộ (đấu đá quyền lực, cạn kiệt ngân sách…) cho đến đối ngoại (áp lực nặng nề của Trung Cộng trên Biển Đông, rắc rối ngoại giao với Đức và Liên Hiệp Âu Châu), đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bèn trở lại thủ đoạn dùng bạo lực để trấn áp dư luận. Mấy năm liên tiếp, gần đây nhất là từ tháng 6 đến tháng 8-2017, đã diễn ra hàng loạt các vụ hành hung, khủng bố, bắt bớ và xử án tù, nhắm vào giới đấu tranh ôn hòa và các cựu tù nhân lương tâm, đến độ các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền phải lên tiếng báo động, như Human Rights Watch qua bản phúc trình 65 trang “No Country for Human Rights Activists: Assaults on Bloggers and Democracy Campaigners in Vietnam” và thông cáo báo chí “Vietnam: End Attacks on Activists and Bloggers”, cũng như Amnesty International qua bản phúc trình “Detained for Defending Human Rights”, báo động về các vi phạm mới nhất và nhắc lại trường hợp cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài bị bắt trở lại từ ngày 16-12-2015 cho đến nay chưa biết số phận ra sao.
Dư luận thế giới kinh hãi trước hình ảnh những người tay không vũ khí –kể cả phụ nữ – bị đàn áp bằng bạo lực, nhưng đó là phản ứng đương nhiên của tập đoàn lãnh đạo cộng sản mỗi khi cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ tiếng nói nào khác biệt với lý luận một chiều của chế độ. Những người dấn thân vào cuộc đấu tranh dân chủ hiểu rất rõ điều đó, và họ giúp nhau trang bị tinh thần để đối đầu với tình huống xấu nhất, như Phạm Thanh Nghiên đã viết trong một đoạn hồi ký:
“Tôi xin tặng câu chuyện này cho bạn, những Tù Nhân Lương Tâm “dự bị” dưới chế độ cộng sản, để thấy được những khoảnh khắc của một người tù. Tôi luôn hy vọng, trong tương lai gần sẽ không còn nhiều người Việt Nam phải trải nghiệm cuộc đời mình trong chốn ngục tù đầy đau thương và mất mát như một cái giá để trả cho Khát vọng Tự do”.
Nhờ mạng lưới thông tin toàn cầu giúp phá vỡ bức tường bưng bít sự thật, dư luận thế giới hiện nay có thể biết tường tận rằng cái giá mà các tù nhân lương tâm tại Việt Nam phải trả cho sự lựa chọn con đường đấu tranh không chỉ dừng lại ở những năm tháng tù đày mà còn tiếp tục đeo đuổi cuộc sống hàng ngày của họ. Khi Phạm Thanh Nghiên được Human Rights Watch chọn vào danh sách nhận giải thưởng nhân quyền Hellman/Hemmett (tháng 10-2009), cô đang ở trong trại tạm giam, chờ ngày ra tòa lãnh án 4 năm tù. Bảy năm sau đó, cô đã mãn án tù và – trên nguyên tắc – đã hết hạn 3 năm quản chế, thế nhưng cô và thân nhân của cô vẫn bị theo dõi, bị sách nhiễu, thậm chí bị hành hung một cách dã man.
Ngày 30-3-2017, Front Line Defenders (www.frontlinedefenders.org), một tổ chức nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Dublin (Ái Nhĩ Lan) chọn Phạm Thanh Nghiên vào vòng chung kết cho giải thưởng “Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Bị Đàn Áp Năm 2017” cùng với 4 người ở các châu lục khác nhau.
Theo thông cáo báo chí của tổ chức này, “Front Line Defenders Award for Human Rights Defenders at Risk là giải thưởng hàng năm, khởi đầu từ năm 2005, nhằm công nhận thành tích của các nhà hoạt động bênh vực quyền con người, bất chấp rủi ro và thường xuyên bị đe dọa đến mạng sống, vẫn có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và quảng bá nhân quyền tại đất nước mình”. Năm nay ban giám khảo đã cứu xét các phiếu đề cử 142 nhà hoạt động nhân quyền từ 56 quốc gia. Cuối cùng 5 nhà hoạt động tại Ukraine (Emil Kurbedinov), Nicaragua (Francisca Ramírez Torres), Nam Phi (Nonhle Mbuthuma), Kuwait (Abdulhakim Al Fadhli) và Việt Nam (Phạm Thanh Nghiên) được chọn vào vòng chung kết.
Thông cáo viết: “…Phạm Thanh Nghiên, một blogger người Việt, đã trải qua bốn năm tù giam vì đã công khai viết ra những vi phạm nhân quyền đối với gia đình các ngư dân bị tuần duyên Trung Cộng giết hại. Sau khi ra tù, cô bị quản chế tại gia, trong thời gian đó cô đã thực hiện nhiều chiến dịch bảo vệ nhân quyền và là đồng sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Nhà của cô bị đột nhập, cô bị cản trở khi đi khám bệnh, chữa bệnh, cửa nhà bị khóa trái nên cô không ra ngoài được, và khi làm giấy đăng ký kết hôn, cô cũng bị chính quyền bác. Cô là nạn nhân của nhiều vụ tấn công gây thương tích nhằm ngăn chận những hoạt động tranh đấu mạnh mẽ nhưng ôn hòa của cô trong nỗ lực phơi bày các vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”.
Thông cáo trích dẫn lời phát biểu của ông Andrew Anderson, Giám đốc Điều hành Front Line Defenders: “5 nhà bảo vệ nhân quyền nằm trong danh sách chung kết của giải thưởng năm 2017 đã chứng tỏ sự kiên cường, ý chí bền bỉ khi đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, thường là những mối đe dọa đối với mạng sống của họ. Những nhà hoạt động nhân quyền này cũng như gia đình của họ đều phải chịu đựng các cuộc tấn công, các chiến dịch phỉ báng, quấy rối bằng pháp luật, hăm dọa an ninh cá nhân kể cả đe dọa tính mạng, và án tù. Họ cho biết rất cần được dư luận thế giới biết đến việc họ làm, nhất là vì họ thường xuyên bị chính quyền nước họ phỉ báng và xuyên tạc cuộc tranh đấu bất bạo động của họ. Việc Front Line Defenders đề cử giải thưởng nhằm giới thiệu trước công luận và bảo vệ 5 nhà hoạt động này, những người đóng vai trò quan trọng đối với các phong trào nhân quyền tại đất nước và cộng đồng của họ”.
Ngày 22-5-2017, tức mới cách đây vài tháng, trong loạt video do Front Line Defenders đưa lên YouTube để giới thiệu 5 ứng viên được chọn vào chung kết, một số nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đã trình bày những cảm nghĩ về nhân cách của Phạm Thanh Nghiên, song song với những lời Phạm Thanh Nghiên phát biểu về tình trạng đàn áp nhân quyền đang tiếp tục diễn ra trên đất nước cô, mà chính cô là một nạn nhân (*):
“Có lẽ rất khó hình dung và khó mà liệt kê hết những rủi ro, những hiểm nguy, những sự đàn áp mà những người đấu tranh phổ biến các vấn đề nhân quyền như tôi gặp phải. Nếu nói đến rủi ro thì tôi nghĩ rằng không riêng gì cá nhân tôi mà tất cả những người dân Việt Nam lên tiếng chỉ trích các chính sách sai lầm của nhà nước hiện hành, đặc biệt là lên tiếng bày tỏ quan điểm một cách mạnh mẽ về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, thì đều là mục tiêu để bị nhà cầm quyền đàn áp, thậm chí bắt bỏ tù. Tôi đã từng bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm tù nhà. Khi tôi bị quản chế thì bản thân tôi không được đi ra khỏi địa phương nơi cư trú, thậm chí là tôi bị nhốt ở trong nhà, không được đi ra khỏi nhà, không được đi khám, chữa bệnh.
“Cách đây chừng 1 năm, vào ngày 11 tháng 5 năm 2016, khi nổ ra cuộc biểu tình chống Formosa, bảo vệ môi trường, thì trên đường đi đến điểm biểu tình, chúng tôi bị bắt. Trong nhóm của tôi gồm có vợ chồng tôi và một vài người bạn – những người đấu tranh nhân quyền khác – đã bị công an mật vụ rất là đông dùng vũ lực bắt ngay giữa đường, thậm chí tôi còn bị một tên an ninh dí giầy vào mặt khi hắn quật ngã tôi xuống đất.
“Vào trong đồn công an thì chúng tôi đã bị giam cầm trái phép và đánh đập suốt 14 tiếng đồng hồ, bản thân tôi đã bị đánh 3 lần trong đồn công an ngày hôm đó. Riêng cá nhân tôi thì những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của tôi. Suốt 4 năm kể từ khi ra tù đến bây giờ, tôi hầu như lúc nào cũng phải dùng thuốc, lúc nào cũng phải phụ thuộc vào thuốc, và không ít lần tôi phải nằm điều trị ở bệnh viện trong sự rình rập canh gác của công an mật vụ.
“Chúng tôi coi những điều như là đánh đập, bắt bớ, sách nhiễu, khủng bố, tù đầy là những điều đương nhiên chúng tôi gặp phải trên con đường tìm kiếm tự do và đòi hỏi nhân quyền. Ở các quốc gia khác thì những người hoạt động nhân quyền thường có được một mạng lưới để hỗ trợ lẫn nhau, nhưng tại Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Thậm chí chúng tôi chỉ cần liên kết các cá nhân với nhau, gặp nhau, thì kể cả sự gặp gỡ thường xuyên cũng đã khó khăn, chứ còn nói gì đến mong ước có được môt mạng lưới để bảo vệ mình. Khi mình lên tiếng về một vấn đề tiêu cực trong xã hội thì ngay lập tức mình sẽ bị đối mặt với, ngoài những rủi ro, còn có thể là án tù. Và những điều luật mơ hồ sẽ được nhà nước dùng để trả thù, trừng trị chúng tôi, như “lật đổ chính quyền”, “chống nhà nước”, hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống nhà nước…”
Dưới một chế độ tàn bạo như vậy, và trong những điều kiện hoạt động đầy bắt trắc như vậy, câu hỏi đặt ra là, động lực nào giúp cho những người đấu tranh dân chủ giữ vững được tinh thần bất khuất để nắm tay nhau đi tiếp con đường đầy chông gai thử thách mà họ đã lựa chọn? Đây là câu trả lời của Phạm Thanh Nghiên trên video của Front Line Defenders:
“Chúng tôi không thể sống và thức dậy mỗi sáng để đón nhận sự sợ hãi. Không còn cách nào khác. Chúng tôi phải bước qua. Và chính khát vọng tự do, khát vọng được sống với đầy đủ quyền con người của mình, đã thúc đẩy chúng tôi tiếp tục đi lên phía trước”.
Đọc hồi ký “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” của Phạm Thanh Nghiên, do vậy, không phải chỉ để thu lượm thêm một số dữ kiện về nhà tù cộng sản, mà còn là dịp ghi nhận thêm nhiều yếu tố giúp chúng ta theo dõi những chuyển biến chắc chắn sẽ tới từ cuộc đấu tranh kiên cường, quyết liệt của những con người tự nguyện dấn thân để đòi lại nhân quyền căn bản cho 90 triệu đồng bào, giành lại chủ quyền lãnh thổ cho tổ quốc, và trồng lại cây trái tình người trên những mảnh đất chết khô vì một chủ thuyết vô nhân tính.
Đào Trường Phúc (8-2017)
(*) https://www.youtube.com/watch?v=ghgTJbB4sV0
——————————————————————————————–
NHỮNG MẢNH ĐỜI SAU SONG SẮT – PHẠM THANH NGHIÊN
Sách song ngữ Việt – Anh
NXB Tủ Sách Tiếng Quê Hương – 512 trang – giá 25USD
• Liên lạc: VLAC / TS Tiếng Quê Hương. Địa chỉ: P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA. Email: uyenthaodc@gmail.com / uyenthao174@yahoo.com
• Sách cũng có bán trên trang mạng Amazon.com:
https://www.amazon.com/Nhung-Manh-Doi-Song-Vietnamese/dp/1976548985
SLICES OF LIFE BEHIND BARS: A MEMOIR BY A FEMALE PRISONER OF CONSCIENCE
* Đào Trường Phúc
“Slices of Life Behind Bars” – the title chosen by Tiếng Quê Hương Publishing Group for this book by Phạm Thanh Nghiên – could be considered “the first memoir of prison life ever written by a female prisoner of conscience under the communist regime in Vietnam”. Would such an introduction be in conflict with the author’s personality reflected in her modest self-descriptions throughout her book? We as the publishers had to put it that way though, due to a few things about the contents of this memoir that need to be elaborated:
First of all, the Vietnamese communist government has never admitted the existence of “prisoners of conscience” or “political prisoners”. All those who voice their dissent against the regime’s immoral, dishonest and brutal actions or policies are considered “convicts of criminal offenses”, since they are unjustly tried as criminals (according to some arbitrary laws that penalize all opposing activities) and thrown to the same prisons with convicts who committed such crimes as murder, drug trafficking, etc.
Second of all, let’s look at the case of Phạm Thanh Nghiên: she was arrested on September 18, 2008, while doing a “sit-in-protest” in her own house with her banner “Hoàng Sa and Trường Sa belong to Việt Nam. NO to traitor Phạm Văn Đồng’s memorandum selling short our islands on Sept. 14, 1958”. A week before that, she had been “summoned” for daily “work sessions” by the Security Investigation Agency who continuously harassed her for her activities. Even before that, her house had been surrounded day and night by the security police force. Being unable to make a trip from Hải Phòng to Hà Nội to join her friends at the September 14 anti-China demonstration, she decided to post a “Proclamation” on the internet, then started her sit-in-protest. She was “temporarily detained for investigation” for eighteen months before being taken to court on January 29, 2010 and sentenced to four years in prison plus three years of house arrest. The court never mentioned her sit-in-protest, but seeked to convict her for what she wrote in a March, 2008 article. Entitled “Wrath of the Sea”, that was a de-facto report on the plight of families of the eight fishermen who were shot to death by Chinese coast guards on January 8, 2005 while boat fishing within Vietnam’s coastal waters. Since the Vietnamese communist party and government, under China’s pressure, had been trying to conceal that tragic event, they ended up staging a trial with two coerced witnesses to convict Phạm Thanh Nghiên of “propaganda against the State”, while she as a writer just wanted to unveil the truth of the massacre.
Third of all, although the above facts indicated that Phạm Thanh Nghiên was truly a typical prisoner of conscience, she had to serve her time in the same prisons with convicts of various criminal offenses, from Hải Phòng district’s temporary detention center to the National Security Ministry’s camp 5 of Thanh Hóa.
On a side note, let’s go back to the concept of “prisoner of conscience”.
It was on May 28, 1961 that the term “prisoner of conscience” was first seen in an article written by the founder of Amnesty International, Peter Benenson, when he launched the campaign “Appeal for Amnesty 1961”. In that said article – “The Forgotten Prisoners”, published in The Observer – a “prisoner of conscience” was defined as: “Any person who is physically restrained (by imprisonment or otherwise) from expressing (in any form of words or symbols) any opinion which he honestly holds and which does not advocate or condone personal violence”.
Not only Phạm Thanh Nghiên’s memoir brings to light various tricky tactics used by the communist authorities (via their security force and judicial system) to impose penal sentences upon non-violent dissidents, it also elucidates that any governmental statements claiming “no prisoners of conscience nor political prisoners in Vietnam” are nothing but deceiving propaganda and lip service; because in reality all prison wardens always receive the same order to strictly apply a “policy of isolation” upon a political prisoner in their prison camps, by threatening and ordering inmates to stay away from the “traitor” – as he or she would be labeled.
It can be deduced from the above fact that further dangerous situations might happen, when prison authorities use convicted inmates as surrogates to inflict mental or physical harm to the prisoners of conscience in revenge for their opposing activities. However, readers will find another interesting fact from Phạm Thanh Nghiên’s memoir to counterbalance that reality – the “policy of isolation”, be it applied using enticement or violence, does not always work to prevent criminally convicted prisoners from getting close to political prisoners in a form of mutual communion, as they all share the common fate of people stripped of freedom after being turned into victims of injustice under a prejudiced, corrupt, brutal and inhumane regime.
Her emotional encounters and personal experiences, interwoven with her direct observation of so many broken lives, have motivated Phạm Thanh Nghiên to put into words what she has been through, in a style that best reflected the honesty and sensitivity of a prisoner of conscience:
“People are more inclined to ‘say good things about themselves’ and would feel much easier to talk about their achievements than about their failures. A common tendency is to avoid or hide the mistakes one has committed, especially those only known to oneself and unknown to others. But, being true to oneself should be the primordial condition to become a fair and just person. That is, one must realize that the ultimate goal is not to become a hero in the eyes of others, but to learn how to confront moments of fear and weakness, and how to overcome dangers and challenges
“I have no intention of keeping to myself whatever personal ‘secrets’ I had during my time in prison, although I have all the possibility and right to do so. I will share with you, my friends, in a true-to-the-core manner, not only the incidents where I was triumphant, dignified and courageous, but also my moments of failure, cowardice and weakness, as a prisoner of conscience under this Communist regime. To put it simply, the truth must be told and respected. One day should you unfortunately become a prisoner of conscience like me, I hope my past experiences would be of help to you. And I am certain that you will triumph, a triumph so very perfect, because you are much better than I was, braver and cleverer than I ever could be”.
“…The word ‘prison’ brings to mind the concepts of punishment and misery. Within the framework of this humble book, I have no ambition to cover every aspects of communist prisons to satisfy readers’ need. I only hope that these non-exhaustive accounts of what I have witnessed during my four years in prison might shed some light or lift up some veil over a corner of a communist prison. Obviously, prisoners’ accounts may vary, depending on personal experiences, different penitentiary centers, and historical contexts. Even so, there must be a common ground for all prisoners to agree on: Vietnamese communist prisons epitomise the most terrible atrocities and the most loathsome sufferings that some people can inflict on other human beings. Those prisons are built for tribulation, affliction, exhaustion, darkness and demise. They can be defined by barbarity against helplessness, heinousness against desperation, vengefulness against hopelessness, even against death. In brief, those prisons are the definition of hell on earth – a hell where people are still breathing, moving, laughing and crying”.
If Phạm Thanh Nghiên’s memoir offers a lot of information and sentiments that are quite different from what can be found in other “prison memoirs”, the difference is not only attributable to the author’s unique style, but because the author is, first and foremost, a prisoner of conscience, a woman who fights for human rights in a society where all humane values have been turned upside down, a writer who wants to promote patriotism while all leaders of her own country are more than ready to give away national sovereignty in exchange for their personal power and interests.
When Phạm Thanh Nghiên was thrown into that “hell on earth” to share the miserable fate of criminally convicted prisoners, it was the inner voice of a prisoner of conscience that helped her develop a communion with her inmates – the desperate people coming from the darkest corners of a disintegrated society. And that was how their stories were told in a memoir for us to read and ponder upon:
“My cellmates avoided me, not because they disliked me, but because they didn’t want any consequence from their association with me. Nevertheless, there were still relationships, even friendships cleverly forged under the wardens’ radar to avoid complications.
“…A few days earlier, the whole quarter of the Camp was in commotion when sister Chanh of Platoon 29 received a harsh warning from the warden for having sold to me a trunk to store my personal belongings. That resulted in sister Chanh being singled out for a ‘blame and shame’ showdown the previous morning, in the middle of the communal courtyard and in front of thousands of prisoners as well as all guards and wardens of this quarter. Even though sister Chanh was not sent to the doghouse, the disciplinary measure was for her to be transferred out of her platoon and stripped off an opportunity for a sentence reduction later in the year. The fear factor came down hard to cover the whole Camp quarter in a gloomy atmosphere. The prisoners whispered to one another to be wary and stay away from the ‘traitor girl’ if they wanted no trouble for themselves”.
“…Mai was not the only one to be ‘invited for a coffee’. Many other cellmates of mine were called up to listen to the warden’s warning against befriending me, or just being around me. Some had to take an oath to never again come anywhere near the ‘traitor’. After being ‘invited for a coffee’ like that, every inmate went out with a friendly reminder “no word about this to Nghiên”. But not many inmates’ mouths could keep a secret or a promise. If the ‘secret’ was not leaked immediately then it would go around the block first; and even if I wasn’t directly told, I would learn of it through the prison grapevine. When I first arrived in the camp, that isolation policy used to make me feel depressed and sad because of my susceptible nature. But with time I got used to it and couldn’t care less.
“The inmates who befriended me and overtly stood by me were among the hard-headed category, those with nothing left to lose – meaning they had no chance for a sentence reduction or were near the end of their jail term. The reason inmates lost their potential right to get a year or two of their terms reduced was because they violated prison rules. Prison rules violations came in many forms: wheeling-dealing, cash exchange, brawl, verbal abuse, under-quota labour, discourtesy to the cadres (e.g. forgetting to salute), mutual help between cellmates without authorization, etc…
“Those with AIDS, or those seriously sick and nearing the end of their lives, also liked to stick around with me. Time is something no one can manually touch. But it seemed the dying inmates had the ability to touch with their fingers and see with their eyes their remaining days shortening amidst their lengthy serving time. They could see and touch that pale ashen colour; that soreness on their cracked lips; they could feel their bared and crinkled skin-on-bone bodies, their gradually slower footsteps, and their daily agonizing sufferings. That was why, for those inmates with nothing left to lose, the potential favour of sentence reduction could no longer be used by prison wardens as a threat or bargaining chip…”
oOo
In 2010, after eighteen months of “temporary detention for interrogation” (including four months of solitary confinement), plus a seventy-day wait following the trial where she was sentenced to four years in prison and three years of house arrest, Phạm Thanh Nghiên was transferred to Camp 5 in Thanh Hóa to serve the rest of her jail time. It went without saying that her life as an inmate was literally severed from the outer world, and all kinds of information were hidden behind not one but two iron curtains – the small prison where she was locked in, and the larger prison which was her own country. She could only receive every now and then small bits of “news on the outside” from some “newcomers” to the camp. And she was shocked when an inmate inadvertently disclosed the information on the arrests of two of her fellow activists:
“One of the most dreadful things in my life was to hear about the arrest of someone I knew, a friend, a fellow activist. During my four years in prison, I reckoned dozens of them were arrested for joining our fight for Human Rights, Democracy and Religious Freedom. Most of them were people I knew very well or had a chance to meet in person. If you tallied the number of years those peaceful activists have been sentenced to, you’d easily come up with a staggering total of many hundred years (…) I couldn’t help feeling a pang of concern when I thought of the terrible time ahead for our movement out there. I could count on the fingers of one hand, only three or five of us left – those who haven’t been arrested (yet) or have been released from prison but still under house arrest.
“The arrests of doctor Phạm Hồng Sơn and lawyer Lê Quốc Quân following a series of previous arrests dragged my morale to the ground. Sister Hương, a prisoner from another cell said to me, “Think positive now, you hear me! Didn’t you once tell me that there are many names of those arrested you have never heard of… That means more and more people are joining your movement. You ought to be happy instead of being depressed like this”.
The encouraging words from that fellow inmate turned out to be true to the core. As a matter of fact, in the past ten years – even while Phạm Thanh Nghiên was imprisoned and up to this day – there has been a continuous increase and never a decrease in the number of people who enlisted themselves for the common cause of their fight for Freedom, Democracy and Human Rights in Vietnam. The unstoppable progress of informative technology – especially the extraordinary expansion of social media (Facebook) since 2011-2012 – has helped those fighters quite a lot in the effort to connect with one another and to share information on their movement with the public. Not only the spreading of information has reached the point where the communist government could hardly hamper, the lightning-fast input and output of accurate information has somewhat debilitated the regime’s censorship system and even forced the party-and-state-controlled media system to struggle for survival.
The failure of their deep-rooted policy of deception and concealment, plus the accumulation of internal troubles (power struggles among party leaders, budget deficit…) and external troubles (China’s pressure in South China sea, diplomatic crisis with Germany and E.U.) have been factors that accounted for the Vietnamese communist party’s resumption of their violent crackdowns on dissidents. In the past few years, most recently from June to August, 2017, dozens of peaceful activists and former prisoners of conscience have been targeted in a series of beatings, harassments, arrests and trials resulting in harsh prison sentences. That situation led to alarming reports from international organizations, such as Human Rights Watch’s 65-page report “No Country for Human Rights Activists: Assaults on Bloggers and Democracy Campaigners in Vietnam” and their press release “Vietnam: End Attacks on Activists and Bloggers”, as well as Amnesty International’s report “Detained for Defending Human Rights”, that listed new violations and raised questions on the whereabouts of lawyer Nguyễn Văn Đài who was re-arrested and taken away to an unknown address since December 16, 2015.
As horrible as it is seen by the world, a crackdown by the communist regime on bare-handed dissidents – women included – does not come as quite a surprise to the freedom fighters who are well aware that violence is an unchangeable reaction of the people in power whenever they feel threatened by an opposing voice which challenges their authoritarian logic. Part of Phạm Thanh Nghiên’s memoir was written in the purpose of getting her fellow activists mentally prepared for any worst scenario:
“I dedicate this story to you, my friends, who belong to a Reserve of Prisoners of Conscience under this Communist regime, so you can view some snapshots in the life of a prisoner. I always hope that, in a not too far future, no Vietnamese people will have to experience the atrocious and deprived condition of imprisonment as a price to pay for their aspiration for Freedom”.
Since the internet has played a big role in gradually revealing the truth behind closed doors, it is no longer a secret to the world that long years of imprisonment should not be defined as the only price to pay for a person’s aspiration for freedom in Vietnam, because prisoners of conscience must continue to face innumerable hardships even after their jail time. In October, 2009, when Human Rights Watch awarded the Hellman/Hemmett award to Phạm Thanh Nghiên, she was in a detention center awaiting her trial. Seven years later, although her four-year sentence has been fully served and her three-year probation has expired, she and her husband must still experience close supervision and permanent harassment, and one day they were both arrested and brutally beaten by the security police.
On March 30, 2017, Ireland-based Front Line Defenders (www.frontlinedefenders.org) announced the selection of five finalists – out of 142 nominations from 56 countries – for their annual award. The Front Line Defenders Award for Human Rights Defenders at Risk was established in 2005 to “honour the work of human rights defenders who, through non-violent work, courageously make outstanding contributions to the promotion and protection of the human rights of others, often at great personal risk to themselves”.
“Vietnamese blogger and former political prisoner Pham Thanh Nghien was one of five finalists selected for the 2017 award”, Front Line Defenders said in a statement. “Also selected were Ukrainian rights lawyer Emil Kurbedinov, South African land and environment campaigner Nonhle Mbuthuma, imprisoned Kuwaiti minority activist Abdulhakim Al Fadhli, and Nicaraguan anti-canal crusader Francisca Ramírez Torres.
“These five defenders demonstrate the tenacity and will to persist in the face of severe, often life threatening risks”, the statement said, citing executive director of Front Line Defenders Andrew Anderson as he announced the finalists in Dublin on March 30.
“Pham Thanh Nghien spent four years in prison for her work publicising violations against and defending the rights of relatives of fishermen killed by Chinese patrols. Following her release, she was kept under house arrest, during which time she spearheaded numerous human rights campaigns and co-founded the renowned Vietnamese Bloggers’ Network. Nghien has had her home raided, been blocked from attending medical appointments, had a padlock placed on her door from the outside, and been refused a marriage certificate. Nghien has also survived numerous physical assaults aimed at stopping her powerful, peaceful work uncovering and publicising human rights violations in Vietnam.
“…Human rights defenders tell us that international visibility is vital to their work, particularly as governments and corporations work to defame, slander, and delegitimize their peaceful struggle for rights. Their struggle has not gone unnoticed and we in Ireland support their fight for rights”, concluded the statement. “The 2017 finalists and their families have faced attacks, defamation campaigns, legal harassment, death threats, prison sentences, and intimidation. Front Line Defenders works to promote the visibility and protection of activists who are critical to rights movements in their countries and communities”.
Just a few months ago, on May 22, 2017, on the series of YouTube videos uploaded by Front Line Defenders to introduce their finalists, some activists expressed their appreciation of Phạm Thanh Nghiên’s contributions to the movement for freedom and democracy in Vietnam, and Phạm Thanh Nghiên herself shared some viewpoints on what has been going on in her own country (*):
“…Perhaps it is hard to imagine and hard to spell out the risks and dangers that dissidents who promote human rights like me are facing. Considering all the risks, I think not only me but all Vietnamese who speak out on criticizing the wrongful policies of the government, especially who strongly voice their concern about human rights and democracy issues, they all are the target for suppression by the government, or even imprisonment. I have been imprisoned for four years with a three-year house arrest. When I was under house arrest, I was not allowed to step out of my residence area; furthermore, I was not allowed to step out of my door, not allowed to go see a doctor…
“About a year ago, on May 11, 2016, there was a demonstration against the Formosa company and for environmental protection. On the way to the demonstration, we were arrested. Our group included me, my husband, and a few other activists. I was wrestled to the ground by a plainclothed policeman, and he stepped on my face with his shoes. We were held against our will for fourteen hours. I was beaten three separate times during this arrest. To me, this harassment has a lasting effect on my phisical and mental health. In the four years after my release from prison, I have to constantly take medication, and a few times I have to be taken to the hospital under constant surveillance by the police.
“We take for granted that being beaten, arrested, harassed, imprisoned, are the norms that we have to face in our struggle for freedom and to take back our human rights. In other countries, these activists often have a network to support each other, but it is different in Vietnam. We have to face many dangers. It is very difficult to meet with each other; so forming a network to support each other is out of the question. When any of us speak out about an injustice, we could immediately face jail time. The government does not hesitate to accuse us of “plotting to overthrow the state”, “crime against the state”, or “taking advantage of democracy or freedom against the state”, etc…”
Many people watching the video might ask themselves: Under such a merciless regime, under such perilous circumstances, what motivates those freedom fighters to maintain their dedication and determination so they can keep joining hands with one another on their challenging journey? Here is the answer from Phạm Thanh Nghiên:
“We cannot live to wake up each morning in fear. There is no other choice for us but to overcome this. The thirst for freedom, for human dignity, is the force that drives us forward”.
And that is why, as readers of Phạm Thanh Nghiên’s memoir, we should not limit ourselves to the intent of picking up here and there some data and facts on the “slices of life behind bars” under a communist regime. Instead, we can expect to gather from this book more than just a few factors to help us watch for upcoming events that will inevitably spring from a persistent and unyielding fight to restore basic human rights for ninety million people, to reclaim national sovereignty for their country, and to replant humanity in the pieces of land devastated by an inhuman doctrine.
Đào Trường Phúc (August, 2017)
(*) https://www.youtube.com/watch?v=ghgTJbB4sV0
——————————————————————————————–
Sold on Amazon.com
https://www.amazon.com/Nhung-Manh-Doi-Song-Vietnamese/dp/1976548985
Product details
Paperback: 512 pages
Publisher: Tu Sach Tieng Que Huong (October 3, 2017)
Language: Vietnamese – English
ISBN-10: 1976548985
ISBN-13: 978-1976548987
Product Dimensions: 5.5 x 1.2 x 8.5 inches
Thời gian gần đây, không ít người chọn phẫu thuật thẩm mỹ là hình thức để khắc phục những
khiếm khuyết không được đẹp của bản thân.