Nhìn lại thập niên 1980 – 1990 và phong trào kháng chiến phục quốc hải ngoại

9
Anh hùng kháng chiến Trần Văn Bá (1945-1985)

SAN JOSE.  Một ngày cuối tháng Chín, 2006, vào trang web của Calitoday, đọc bài “Chuyện Dài Kháng Chiến” của Dân Sinh News do Vũ Văn Lộc chủ trương, tôi lại liên tưởng đến chuyện hơn hai mươi năm trước.  Bài của Dân Sinh kể lại chuyện ba người bạn trẻ Việt Nam tên Thọ, Tùng và Quang, năm 1983, gặp nhau trong trại tỵ nạn Sikiw ở Thái Lan.  Thọ đi định cư ở Mỹ, còn Tùng và Quang vào chiến khu tham gia kháng chiến phục quốc.  Bây giờ Thọ đang ở San Jose, có tên Mỹ là Peter, còn Quang thì mất tích, Tùng thì lưu lạc làm dân di cư ở lậu bên Cam Bốt.  Câu chuyện trong bài báo này, qua lời Thọ kể, thì rất ngắn gọn, nhưng rõ ràng và mang nhiều chi tiết về một số thanh niên, nhiệt tình tham gia phong trào kháng chiến thuở ấy, cái lúc mà cả cộng đồng hải ngoại ai cũng chỉ muốn đứng lên “phục quốc.”  Tôi lạnh mình nhớ lại khoảng thời gian này, vì chính tôi cũng đã nằm ở trong vùng nước xoáy đó.

Tôi mong là các nhân vật từng tham gia vào trong trào kháng chiến phục quốc những năm này hãy để dành thời gian mà viết lại những gì đã thực sự xảy ra.  Tôi muốn nhắn với anh Vũ Văn Lộc – một người đáng kính trong cộng đồng Việt Nam ở vùng Bắc California – hãy kêu gọi một dự án viết lại những trang sử, một loại lịch sử qua chuyện kể, an oral history from the first hand accounts, nói ra từ miệng của những người đã tham dự vào phong trào kháng chiến phục quốc thuở ấy – mà hơn ba mươi năm qua, nay họ đã có thời gian chín mùi, thanh thản để nhìn lại những đau thương, bi đát, nhục nhằn lẫn vinh dự và thống thiết của cả nguyên một thế hệ thanh niên hải ngoại nhức nhối nhiệt tình muốn làm gì cho Việt Nam.

Tôi nói “cả nguyên một thế hệ thanh niên hải ngoại” không phải là một điều quá đáng.  Giai đoạn của thập niên 1980-90, không những chỉ có các cựu binh lính miền Nam, hay là các nhóm hữu khuynh muốn “kháng chiến” – mà cả phần đông các giới trí thức thiên tả cũng muốn giấy động một phong trào “cứu nước.”  Tôi có được nhiều dịp cùng tham dự hay biết đến phong trào này, từ hữu sang tả, từ lúc tôi tham dự các buổi họp mặt ở Oklahoma có Hoàng Cơ Minh tham dự, đến các buổi gặp gỡ riêng ở California với Võ Đại Tôn, hay với Trương Như Tảng từ Pháp sang, cũng như tiếp xúc với Bùi Tín, hay Vương Văn Đông ở Paris, Thái Quang Trung từ Singapore, hay là các sinh viên Việt Nam trong nhóm Tia Sáng ở Đông Âu.

Trong một mùa hè năm 1983, có một tổ chức chính trị người Việt ở Đông Nam Á họp mặt ở California, trong đó có nhiều nhân vật tả phái uy tín trong đảng Nhân Dân Hành Động – mô hình theo Đảng cầm quyền ở Singapore thời đó.  Tôi được yêu cầu soạn thảo bản tuyên ngôn và cương lĩnh chính trị cho tổ chức này.  Đây không phải là lần đầu tôi làm chuyện lý thuyết . Tôi đưa ra chủ thuyết, “Kinh tế chuyển hóa chính trị” để mở đường cho một khả thể cứu nước mà mọi người đang nao nức mong chờ.  Tôi chủ trương rằng cuộc cách mạng kế tiếp cho dân tộc sẽ phải do những người cộng sản Việt Nam chủ động – họ phải tự ý thức được những sai lầm đang đi qua và thay đổi chính mình, chọn hướng đi mới.

Tôi nhấn mạnh rằng về phía người Việt hải ngoại, chúng ta hãy kêu gọi Mỹ và thế giới bỏ cấm vận Việt Nam, bang giao bình thường để tạo cơ hội chuyển hóa kinh tế và dân trí cho một tiến trình giải hóa sự lạc hậu của con người và cơ chế chính trị cộng sản.  Việt Nam như là một góc bóng tối của nhân loại và lịch sử.  Hãy mở cửa và đem ánh sáng vào.  Đó là con đường khả thi nhất.  Mọi nỗ lực “kháng chiến” bằng vũ lực đều là vô lý, chỉ là ảo vọng và vô trách nhiệm.

Tuy nhiên, khi bản thảo tuyên ngôn và cương lĩnh của tôi được đưa đến tay các lãnh tụ của tổ chức thì bị phản bác mạnh mẽ – vì lập trường như thế là “thiên tả,” là “thân cộng,” là “ngây thơ.”  Nên nhớ rằng, chuyện này xẩy ra vào những năm 1983-84.  Ngay cả các anh chàng trí thức tả phái nhất hồi ấy cũng muốn cách mạng vũ lực để cứu Việt Nam vì tình thế đất nước quá đen tối.  Trong ngày hội họp đầu tiên của tổ chức này, tôi nhất quyết chống đối con đường vũ trang kháng chiến.

Qua đến ngày thứ hai, tôi bị trục xuất ra khỏi phòng họp.  Khi chia tay, có hai anh trong hàng ngũ lãnh đạo chạy ra xe bắt tay, có anh phát khóc lên.  Tôi một mình đi về, buồn vô hạn.  May mà chuyện này xảy ra ở Mỹ; nếu ở trong rừng Thái Lan hay Cam Bốt thì tôi đã bị xử bắn, như một vài anh em đã bị sau này.  Có lúc tôi muốn thay đổi lập trường để đi theo cơn sóng tinh thần cực đoan của thời thế – nhưng có một cái gì đó giữ tôi lại.  Con đường kháng chiến bạo lực là vô vọng và vô trách nhiệm – nếu không nói là ngu xuẩn.  Tôi nhất quyết giữ lập trường “kinh tế chuyển hóa chính trị,” chia tay với các “chí hữu cứu nước,” về ghi danh đi học luật.  Thời gian sẽ chứng minh là tôi sẽ đúng, tôi tự tin như vậy.

Hai năm sau, 1985, trong khi đang học luật ở Hastings, trong căn phòng nội trú đại học chật hẹp, tôi đón một phái đoàn các vị lãnh đạo chính trị Kháng chiến từ Đông Nam Á đến thăm.  Họ chính thức yêu cầu tôi bỏ việc học luật, về Đông Nam Á đảm trách vai trò uỷ viên chính trị trung ương cho một đảng chính trị vừa mới thành lập.  Có anh bảo tôi câu này, “Trời ơi, giờ này mà anh còn đi học làm gì.  Đất nước đang vùng lên, chuyển mình, cơ hội đã đến.”  Lần nữa tôi từ chối.  Lập trường của tôi rất là rõ:  Hãy để cho người Cộng sản Việt Nam tỉnh thức và thay đổi chính mình.  Không ai khác hơn sẽ làm cuộc cách mạng dân chủ cho dân tộc Việt Nam.

Năm 1989, khi tôi đang làm phó biện lý ở Santa Cruz, California, theo lời đề nghị của một người bạn, bỏ về mở văn phòng luật sư riêng.  Một ngày nọ, có hai nhân vật chính trị đến thăm tôi và mời tôi làm luật sư cố vấn đi Paris để dự hội nghị với ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.  Lần nữa, tôi viết một bài luận thuyết cho tổ chức mới này.  Tôi đề nghị tên gọi, “Phong trào Dân Chủ và Phú Cường cho Việt Nam.”  Tôi lập lại quan điểm “Kinh tế chuyển hóa chính trị” và đưa thêm một luận điểm khác, “Đi tìm một đồng thuận mới cho dân tộc.”

Lần này thì tổ chức này đồng ý gần như hoàn toàn với quan điểm của tôi.  Và bài diễn văn tôi soạn cho trưởng phái đoàn tổ chức đọc khi họp với Nguyễn Cơ Thạch ở Paris được giữ gần như y nguyên.

Nhưng khi vào họp với phái đoàn Việt Nam, tôi mới vỡ lẽ ra là mình đúng là ngây thơ, làm trò cười cho thiên hạ.  Ngoại trưởng Thạch và đại sứ Bình ở Pháp đón chúng tôi chỉ là như một buổi gặp gỡ những người khách Việt kiều xã giao.  Có thế thôi.  Vậy mà phía chúng tôi lại làm to lên như là một hội nghị “cao cấp” của chính phủ Cộng Sản Việt Nam và đại diện người Việt hải ngoại để đi tìm một “đồng thuận mới cho dân tộc.”  Tôi tự cười vào lỗ mũi của mình.  Suốt cả buổi gặp mặt, tôi không nói được một lời.

Nhưng cái gì nó cũng xẩy ra không như mình nghĩ.  Dư luận hải ngoại làm ầm ĩ  lên về cuộc gặp này.  Một số các vị trong “Phong trào” cũng đi đây đó, họp báo tuyên bố như thể là họ sắp lên nắm chính quyền vậy.  Có người còn cho rằng ngoại trưởng Thạch sau đó bị mất chức trong Bộ chính trị cũng vì sự cố này.  Tôi nghĩ lại mà thấy chuyện cũng như là của trẻ con.

Đúng là, nói theo Shakespeare, “một cơn bão trong tách trà.”  Nhưng ôi thôi, có người lại chết chìm trong những thứ bão tố nhỏ nhoi loại này.   Sau đó, khi về lại Mỹ thì tôi bị de dọa ám sát.  Văn phòng luật sư của tôi phải dời đi nơi khác vì bị dọa đặt bom.  Tất cả chỉ vì tôi là “tên chủ trương đồng thuận với Cộng sản.”

Thời gian trôi qua.  Đến khoảng năm 2000 thì hầu hết các tổ chức “phục quốc” và “cứu nước” của thập niên 1980’s đều tan rã.  Họ chia ra thành nhiều phe phái, đánh phá, kiện tụng, chỉ trích, lên án lẫn nhau, với một mức độ hận thù còn hơn là đối với chế độ Cộng sản mà họ muốn chống lại.  Một số anh em về “chiến khu” thì hầu hết đều bỏ cuộc, dang dở cuộc sống, bất mãn.  Một số không nhỏ hy sinh ở Lào trong các trận đánh hay là bị thủ tiêu bởi đồng đội của mình.  Một số khác bây giờ về Việt Nam làm ăn, sinh sống, thề không bao giờ dính dáng đến chính trị.  Cơn sốt thanh niên yêu nước đã mất đi nhiệt độ tinh thần của thời tính.

Nói như Gurdjieff, “Hãy cẩn thận.  Cái tổ chức mà mình bỏ cả cuộc đời niên thiếu để xây dựng và củng cố thì khi đến tuổi về chiều mình sẽ bỏ hết năng lực tâm trí để huỷ bỏ nó.”  Con người, tóm lại, hoàn toàn bất lực trước lịch sử – vì hắn chỉ là một con số không.  Những gì hắn làm cuối cùng đều trở nên trò cười cho chính mình và cho thiên hạ.

***

Một hôm vào năm 1999, có lần tôi đang ăn trưa với một người bạn ở một tiệm ăn Việt trên đường Berryessa, San Jose, thì chuyện xưa lại trở về.  Số là tôi và anh bạn đều kêu cơm dĩa sườn heo.  Nhưng khi cơm đem ra, tôi thấy dĩa cơm của tôi có hai miếng thịt, trong khi của người bạn thì chỉ có một.  Tôi nhắn với người hầu bàn cám ơn người soạn cơm trong bếp.

Khi ăn vừa xong, có người đàn ông khoảng trên 50 ra chào tôi.  “Luật sư Liêm!  Chắc là anh không biết tôi, nhưng tôi biết rõ về anh.” Anh chìa bắt tay và nói tiếp,  “Tôi là Q., mới ở tù về từ Việt Nam vì tội âm mưu đặt bom tượng Hồ Chí Minh ở Sài Gòn.  Mười mấy năm trước, tôi ở trong tổ định “làm thịt” anh đấy.” Anh kéo chiếc ghế ngồi xuống bàn và nói tiếp, “Nhưng chúng tôi đã nghĩ lại thì anh không phải là Cộng sản, mà chỉ là thiên tả thôi.  Nếu không thì anh đã bị bắn rồi.”  Tôi lắng nghe anh nói tiếp, “Nay tôi mời anh một miếng thịt để hòa giải chuyện xưa.” Anh Q. kết luận, “Hồi đó ai cũng cực đoan cả.  Anh thông cảm!”

Tôi cười to và cám ơn anh ta về miếng thịt – nhất là điều thập niên trước anh đã quyết định “không thịt” tôi. “Đồng ý với anh,” tôi nói với anh Q.,  “Hồi đó hình như là ai cũng cực đoan theo kiểu vũ lực bạo hành như thế cả.”

Nguyễn Hữu Liêm

9 BÌNH LUẬN

  1. Những gì ông Liêm viết trên đây có bao nhiêu sự thật ? Nếu thịt ông họ làm như những người làm báo ơi Mỹ không khó ông tự đưa ông lên quá

  2. Đọc bài viết của Nguyễn Hữu Liêm tôi thấy tội nghiệp và đau xót cho những anh hùng võ trang chống Pháp đã lên đoạn đầu đài.

    Đến thời VNCH, thanh niên Miền Nam, trong đó có tôi, lăn thân ra chiến trường đổ máu chống Hồ Chí Minh và bè lũ cộng sản Bắc Việt. Dù không may thất trận, nhưng sau đó nhiều anh em trong và ngoài nước vẫn tiếp tục đổ máu, hy sinh chống cộng. Họ hợp nhau thành lập Cộng đồng Người Việt Quốc gia/Tự Do, dưới ngọn Cờ Vàng 3 sọc đỏ liên tục nêu lên tội ác của HCM và đồng bọn cộng sản Hà nội, giúp giới trẻ Việt Nam tiếp nối trách nhiệm vứt Hồ và giải cộng cứu lấy Tổ quốc. Trong khi đó Nguyễn Hữu Liêm làm gì giúp cứu lấy Tổ quốc Việt Nam thoát ách cộng sản Hà Nội hầu bảo vệ VN khỏi rơi vào bàn tay Tàu cộng?

    Nguyễn Hữu Liêm trùm mền chờ ”người Cộng sản Việt Nam tỉnh thức và thay đổi” rồi mời Nguyễn Hữu Liêm về làm cố vấn tối cao?

    Việt cộng và Tàu cộng rất mừng nếu Việt Nam có nhiều người như Nguyễn Hữu Liêm đã trùm chăn còn lên giọng dạy đời!

    Nếu Nguyễn Hữu Liêm có can đảm hãy tìm đọc hai loạt bài:
    1. Những sự thật không thể chối bỏ
    2. Những sự thật cần phải biết

    Của bạn trẻ Đặng Chí Hùng, gốc gia đình cộng sản Hà nội. Bài đăng trên Blog Baovecovang.

  3. Năm 2008 (?) Nguyễn Hữu Liêm “về VN dự Xuân Quê Hương” được cảnh sát hộ tống kéo còi hụ ỏm tỏi ở Hà nôi và Nguyễn Hữu Liêm tự nhận mình “Việt kiều còi hụ”, sao bây giờ lại phản phúc như thế?
    Ngày xưa N.H.L bám càng trực thăng chạy ra biển Đông chối chết. Sau #30 năm ở Mẽo để rồi về VN làm Vịt Cừu Yêu Tinh, nhưng không được Việt cộng bố thí cho một chân ghế nào bây giờ lại phản thùng.
    Thằng 3 mặt như Liêm thật đáng xấu hổ!!

  4. Phần chính của bài nầy ,tác giả Nguyễn hữu Liêm ,chỉ tự biện hộ
    cho hành động của mình . Nghe nó kệch cỡm và xảo trá hết sức .

    “Con người hoàn toàn bất lực trước lịch sử -vì hắn chỉ là một con
    số không “. – Triết gia cho ra đời một triết thuyết gì đây ?

    Tính lập lờ đánh lận gì đây ? Lịch sử là chuỗi sự kiện đã diễn ra
    trong quá khứ hay là chuỗi dữ kiện sẽ lập lại ở tương lai ?

    Ông Liêm nên nhớ là : lịch sử sẽ không lập lại nếu người ta
    không muốn nó lập lại . Ý chí con người là yếu tố quyết định.

    “Đồng thuận mới cho dân tộc” không có nghĩa là “đồng thuận
    với cộng sản “.

  5. Noi’ den’ Anh Tran Van Ba’ là Toi tuong² nho’ den’ cac’ Anh hung’ Dan toc Viet nam ngày xua danh’ Tau, Mong co². Anh Ba’ co’ bàng tien’ si² tai Phap’ quoc’, làm pho’ giang² su tai dai hoc Nanterre. Su nghiep tuong lai cua² Anh Ba’ sang’ ngoi’, , nhung Anh Ba’ ko phai² là nhung² nguoi Viet tam thuong’ khac’ chi² biet’ lo ” hanh phuc’, com ao’ cho ban² than gia dinh, Anh Ba’ ra di tro² ve Viet nam de² khang’ chien’ chong’ lai bon buon Dan ban’ nuoc’, bon gia² man, moi ro cua² tap doàn lanh² dao vixi le duan², pham van dong, truong chinh, vo nguyen giap’, vv; Bon này gian ac’ hon bon Tan thuy² Hoàng, dot’ Chua’, nha’ Tho, Lang mieu’, cuop’ Dat’, nhà , tien bac cua Dan Nam, Dan Nam bi tong’ co²’ len rung thien nuoc’ doc de² chet’ vi doi’, vi benh. Van hoa’ mien Nam, Van hoa’ Viet nam bi . bon le duan, van dong’ dot’ sach., huy² diet. Bon chung’ dau doc. nhoi’ so tre² em mien Nam cam thu’ My, VNCH. Anh hung Tran Van Ba’ truoc’ tinh’ thé dan Nam can’ duoc cuu’ thoat’ nguc tu’ csVN, Anh Ba’ tro² ve VN cung’ voi’ cac’ chien’ si² khac’ tai Phap’, hai² ngoai Thai Lan, Viet nam de² thành lap 1 doi quan khang’ chien’ cuu’ Quoc’ cuu’ Dan Viet. Nhung Anh TV Ba’ bi vc bat’ và xu² an’ tu² hinh. Anh cung’ voi’ dong doi bi bat’ cuong quyet’ Tha’ chet’ vinh hon song’ nhuc, Anh TV Ba’, Huynh Vinh Sanh, Ho Thai’ Bach, và vài chien’ si² khac’ bi vc tu² hinh vi ” toi. Yeu Dan toc, Yeu To² quoc, Yeu chuong hoà binh cong ly’, yeu Chinh Nghia Quoc’ Gia. Mac du Anh TV Ba’ duoc chinh’ phu² Phap’ can thiep tro² ve Phap’, nhung vixi ra dieu kien là Anh TV Ba’ phai² chap’ nhan xin vc khoan hong’. Anh TV Ba’ Ho to! Non! Non ! Tha’ chet’ , hy sinh cho Dan toc Viet con hon nhin’ thay’ canh² Dan Nam dang bi tap doàn cong no csVN dàn ap’ cuong² hiep’, bop’ co² Dan Nam. Anh Tran Van Ba’ khong thành cong , nhung Anh da² thành Nhan, Ten tuoi² cua² Anh da² ghi vào trang su² Viet.
    Xin Tran trong, thap’ nen’ huong long’ de² to² bay’ thuong kinh’, vi Anh Hung Hào Kiet Tran Van Ba’ da² hy truoc’ hong sung’ cua² bon gian hum’ csVN.

  6. Chủ nghĩa và chế độ cộng sản phải bị đạp đổ và bị thay thế chứ nó không thể tự chuyển hóa.

    • Ngụy Tàn Dư chỉ giỏi giật sập CS bằng mồm mà thôi. 45 năm qua toàn tự sướng voi nhau mà thôi. CSVN đâu có cần tới 45 năm để bạt tai Pháp, cú đầu Mỹ và nhéo tai Ngụy đâu nào.

      Hèn truyền kiếp , nhát gia truyền, tay sai ngoại bang là bản chất của dòng họ NGỤY thì làm sao làm cách mạng được.

      Ngụy Tàn Dư bay giò chỉ cầu mong bố Mỹ dựng xác thúi cái QUAN NHỤC VNCH lên để hù họa Viet Cộng, nhưng có cho kẹo thì trong vài trăm năm nửa bố MỸ củng không dám đụng tới lông chân của Viet Cộng. Thấy đuoc cái UY của Viet Cộng chưa hả mấy bác Ngụy Tàn Dư.

  7. Chao ôi! các bac Ngụy Tan Du cú tháy nguoi ta an cá mính vác chài đi câu. Ngụy Tàn Du tháy CSVN làm cách mạng thanh cong, kháng chiến đại thành công cho nên bắt chuóc mot cách ngu xuẩn mà khong biet rang mọi kế hoạch to nhỏ đều phai có Right Plan, Right Time, Right Place.

    Mot đôi quân hơn 1 triẹu lính đuoc Mỹ trang bị cho tận rang. Trên trời thi có B52, ngoài biển thi Hạm đôi 7, trên bộ thì xe tank M48, M113, đại pháo 175 mm và có them mot đoi quân của mot lien minh gồm Đai Hàn, Newzealand, Úc, Thai Lan, Phillipine và anh to đầu nhát đó là MỸ, tong cong và triệu lượt lính nuoc ngoai winh’ vói CSVN ngót 20 năm mà vẩn co giò phóc chạy có cờ.

    Sau máy chục năm, Ngụy Tàn Du chi còn cây…………..GẬY sắp gảy mà đòi làm chuyện vá núi lấp sôngg. Đấu óc nhuu thé, tính toán như thế, kê hoach nhu thé cho nen thua CSVN là chuyện đuuong nhiên. Thoi nói chuyện Ngụy Tàn Dư là chuyẹn dài khong bao giò hết.

  8. chủ thuyết “Kinh tế chuyển hóa chính trị” đã được Mỹ áp dụng cho Trung Quốc thập niên 70 thế kỷ trước, nhưng hoàn toàn thất bại. Có thể nói là “gậy ông đập lưng ông”. Bây giờ Trung Quốc và Việt Nam đều áp dụng kinh tế thị trường nhưng thể chế chính trị vẫn không thay đổi. Không biết bây giờ ông Liêm có nhận thấy điều này không ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên