Ngày 15-7-1979, từ Sài Gòn tôi đi tàu lửa ra Hà Nội, đến “Hội nhà văn Việt Nam” xin thêm một giấy giới thiệu đi thực tế biên giới phía Bắc lần thứ 2, lúc cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược vẫn còn rất ác liệt.
Trực Hội nhà văn VN lúc đó là ông Nguyên Ngọc, phó tổng thư ký Hội ( Nguyễn Đình Thi vẫn còn là Tổng thư ký nhưng đã bị Nguyên Ngọc vô hiệu hóa), kiêm Bí thư đảng đoàn hội.
Ký giấy giới thiệu cho tôi lên các tỉnh biên giới phía Bắc đang có chiến sự xong, ông Nguyên Ngọc dặn :
– Cậu đi một tháng thôi. Lên đó phải giữ vững lập trường tư tưởng, không phát ngôn tự do bừa bãi nghe chưa!
Ông Ngọc dặn dò tôi như dặn dò một người chưa trưởng thành, mặc dù lúc đó tôi đã có hai trường ca : “Đất nước hình tia chớp” và “Mặt trời trong lòng đất”, nổi tiếng ít ra không hề thua kém sự nổi tiếng của ông.
Khi tôi đang ở Lao Kai, Yên Bái thì nghe tin chủ tịch Nguyễn Lương Bằng từ trần. Tôi đau đớn viết bài thơ “Khóc Bác Nguyễn Lương Bằng” với câu thơ đầu tiên :
“ Bác Lương Bằng ơi, bác Lương Bằng
Dẫu lương cháu không bằng lương bác…”
Vì nghẹn ngào quá, tôi không viết tiếp được nữa. Tối 21-7-1979 tôi về Hội văn nghệ tỉnh Yên Bái sơ tán ở thị trấn Cam Đường ngủ, thì có điện thoại gọi từ Hà Nội gấp. Đầu dây bên kia là tiếng nói của nhà văn Nguyên Ngọc có vẻ nóng giận:
– Cậu Hảo, tôi lệnh cho cậu về gấp, không đi thực tế các tỉnh biên giới phía Bắc nữa!
– Vì sao vậy anh Ngọc!
– Vì sao à, vì chưa gì cậu đã làm thơ phản động!
– Thơ gì mà phản động, thưa anh!
– Cậu khóc bác Nguyễn Lương Bằng mà viết cười cợt thế này à: “Bác Lương Bằng ơi bác Lương Bằng / Dẫu lương cháu không bằng lương bác”, bên công an họ nói không muốn cậu đi thực tế nữa!
– Chết thơ này tôi đang viết dở mà, đã thành bài đâu mà phê phán phản động. Hai câu sau tôi sẽ viết ý như sau: dù vậy cháu vẫn khóc bác, vẫn buồn đau vì bác đã ra đi…Tôi chưa kịp viết mà!
– Thôi không viết nữa!
– Dạ, cám ơn anh Ngọc, em sẽ không viết nữa, nhưng mà em không về đâu. Em có phải đi ăn cỗ đâu, em ra chiến trường với lính đánh Tầu mà!
Tôi cúp máy!
Lòng bực bội nghĩ: cái anh Nguyên Ngọc này còn cứng nhắc, còn quy chụp anh em hơn cả công an.
Thế ra công an ở khắp mọi nơi như Chúa. Sổ tay nháp thơ của tôi để trong phòng ngủ có công an lục xem trộm. Khiếp chưa? Hay công an nấp ngay trong người tôi?
Lại nhớ có lần anh Nguyễn Khải đi thực tế Sài Gòn, ở nhà tôi 3 tháng. Tôi chở anh Nguyễn Khải đi từ 190- Nam Kỳ khởi nghĩa tới đường Đồng Khởi trụ sở 2 của báo Văn Nghệ nghe lệnh của Nguyên Ngọc. Từ Hà Nội, bí thư đảng đoàn hội nhà văn lệnh cho Nguyễn Khải, bạn đồng lứa, theo yêu cầu của anh Khải xin anh Ngọc cho ra Hà Nội gấp vì mẹ anh Khải đau nặng:
– Khải cứ ở Sài Gòn đi thực tế, mẹ Khải ngoài này chúng mình sẽ thăm. Khải không ra Hà Nội nữa.
Bỏ điện thoại xuống, Nguyễn Khải buồn ủ rũ nói với tôi :
– Hảo thấy chưa. Ngọc với anh vốn là bạn mày tao. Từ ngày nó lên Bí thư đảng đoàn hội, chuẩn bị thay Nguyễn Đình Thi làm tổng thư ký hội theo sự sắp đặt của ông Trần Độ, nó xử với anh em đồng lứa khắc nghiệt cạn tàu ráo máng hơn còn ở trại lính, hơn cả quan hệ cấp trên cấp dưới.
Tôi không quen thân với anh Nguyên Ngọc vì anh ít cười, ít nói, nghiêm như tượng, lúc nào cũng giữ nguyên tắc cứng đờ, yêu đảng kiểu năm 1930, thần thánh đảng hơn ai hết. Trong khi các anh cùng lứa với Nguyên Ngọc như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Sách, Nam Hà, Xuân Thiều, Nhị Ca…đều ít chất lính, nhiều chất dân, lúc nào cũng dễ gần, bình dị, hay cười, thậm chí bông phèng, cà rỡn…Ngay cả bác Thanh Tịnh rồi anh Vũ Cao lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ quân đội cũng rất vui tính, gặp anh em viết trẻ như Lê Lựu, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh…là thân tình, vui vẻ, bình dị như các ông anh thân thiết.
Ra Hà Nội, bao giờ tôi cũng ở tạp chí “Văn Nghệ quân đội” trừ khi ông tướng Dũng Hà về thay anh Nguyễn Trọng Oánh đuổi tôi ra không cho ở dù Lê Lựu năn nỉ (chỉ là tên Trần Mạnh Hảo kia dám viết tiểu thuyết “Ly thân” chống đảng).
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, tôi đã gặp anh Nguyên Ngọc tại Sài Gòn khi anh đến rủ anh Nguyễn Trọng Oánh đi thăm vợ cũ và con gái của anh Nguyễn Thi ( Nguyễn Ngọc Tấn). Tôi chào anh Nguyên Ngọc. Anh chỉ gật đầu, không nói gì. Anh Oánh giới thiệu tôi với anh Ngọc, anh chỉ nói vậy à. Họ rủ tôi cùng đi thăm chị Bình Trang và cháu Thu con anh Nguyễn Ngọc Tấn nhưng tôi không đi !
Tôi không có cảm tình với anh Nguyên Ngọc ngay từ buổi gặp đầu tiên ấy !
Sau đó, ít năm, lúc tôi đang thơ thẩn trong sân “Văn Nghệ quân đội” số 4- Lý Nam đế Hà Nội thì gặp anh Nguyên Ngọc và ba bốn ông toàn đi ủng từ xe hơi vào. Biết là anh Nguyên Ngọc. Tôi chào rõ ro : chào anh Ngọc và các anh !
Không ai trả lời tôi. Anh Nguyên Ngọc từ khu Năm Đà Nẵng ra Hà Nội để làm nghe nói rất lớn, nghe đâu anh sẽ vào trung ương, sẽ được phong anh hùng. Mặt anh vênh lên là phải. Anh đâu thèm để ý đến ai trong ngôi nhà số 4 này. Lê Lựu, Triệu Bôn, Trần Mạnh Hảo…thấy anh cứ một phép, liệu mà biến đi…
Anh Ngọc tướng thấp, lại đi ủng to tổ bố, trông anh càng bé con hơn. Có lẽ chính vì thế anh càng phải vênh mặt lên cho cao hơn thiên hạ.
Rồi đại hội đảng diễn ra, anh Ngọc trượt trung ương, trượt cả chuyện được phong anh hùng. Mặt anh có vẻ hạ xuống thấp hơn một chút. Anh đã bỏ ủng, chơi tí dép cao su, bình dị trông như một nhà tu khắc kỷ của đảng. Nghe nói vợ anh Ngọc cũng nguyên tắc lắm, lên giường hay vào toilet vẫn giữ lập trường cứng đờ của đảng. Vợ chồng anh ít xưng hô anh anh em em mà toàn xưng hô đồng chí, đi trong nhà anh chị cũng đi theo hàng lối, chỉ thiếu hô nghiêm ! Nghe nói khi tìm hiểu nhau, anh chị Ngọc ngồi giữa thanh thiên bạch nhật và nói chuyện tình kiểu hai đảng viên họp chi bộ !
Một lần hai bạn Thao Trường ( Nguyễn Khắc Trường ) và Hoàng Minh Tường rủ tôi vào bệnh viện thăm anh Nguyên Ngọc. Thấy Trần Mạnh Hảo, anh Ngọc phản pháo liền :
– Này cậu Hảo, nghe con gái tôi nói trong bài viết nào đó, cậu bảo “Đất nước đứng lên” của tôi là thể ký phải không ?
– Phải, thưa anh !
– Sao cậu ngu thế, nó là tiểu thuyết, tiểu thuyết biết chưa?
– Anh viết truyện người thật việc thật về vợ chồng anh hùng Núp dân tộc Ba-na đánh pháp, lần đầu xuất bản năm 1956 chả ghi là truyện ký hay sao?
– Nhà xuất bản cũng ngu nốt, nó là tiểu thuyết nhá!
– Anh coi chất lượng văn chương nằm ở thể loại à, thể ký viết hay còn danh giá gấp tỉ lần tiểu thuyết tồi mà !
– Nhưng cuốn của tôi là tiểu thuyết!
– Nó là ký, là ký, là ký ông Quảng Nam Hay cãi ạ! Tuocghenhev đại văn hào Nga chỉ với “Bút ký người đi săn” mà ngay cả Dotxtoyevxki và L. Tolstoy cũng phải coi là bậc thầy. Ở ta Nguyễn Tuân thành văn hào số một vì tùy bút, vì thể ký biết chưa hỡi ông vua cãi!
Nguyên Ngọc điên lên quát:
– Cậu ngu vừa thôi, đến thơ cậu cũng có thể gọi là tiểu thuyết được biết chưa?
Tôi không kém, cũng quát:
– Anh này mất lịch sự. Anh bệnh tôi đến thăm, không cám ơn còn gây sự, đồ gàn bướng. Thế mà đòi làm lãnh đạo. Giỏi thì lãnh đạo mình đi!
Tôi đứng lên bỏ về!
Thề không bao giờ đối thoại cùng ông vua cãi dân Quảng gàn bát sách này nữa.
Bẵng đi một thời gian, Nguyên Ngọc về làm báo “Văn Nghệ”. Hóa ra ông vua cãi này có thiên tài làm báo. Nguyên Ngọc trong vài ba tháng đã làm tờ “Văn Nghệ” của Hội nhà văn thành một sự kiện văn học. Báo bán chạy như tôm tươi. Chưa bao giờ từ ngày ra đời, báo Văn Nghệ lại huy hoàng, lại được công chúng mê tơi, in bao nhiêu bán hết bấy nhiêu như thế.
Hàng loại tác giả tài danh ra đời khi anh Nguyên Ngọc làm tổng biên tập tờ báo : Nguyễn Huy Thiệp, Trần Huy Quang, Phạm Thị Hoài, Phùng Gia Lộc, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Dương Hướng…
Đặc biệt, nhờ anh Nguyên Ngọc, chúng ta mới đọc được ba tác phẩm tiểu thuyết lớn của Bảo Ninh ( Nỗi buồn chiến tranh), “Nguyễn Khắc Trường ( Mảnh đất lắm người nhiều ma) và Dương Hướng ( Bến không chồng) và ba cuốn này đã làm vinh quang cho giải thường thường niên của Hội nhà văn Việt Nam, trong khi Hữu Thỉnh chỉ làm ô nhục giải thưởng này bằng hầu hết các tập thơ “Tân con cóc” bậy bạ!
Vậy mà, kỳ lạ thay, dưới danh nghĩa Nguyên Ngọc, “Văn đoàn độc lập” 4 lần trao giải thưởng thơ cho các tác phẩm không thơ, trao giải “Nghiên cứu phê bình” cho một cuốn sách tào lao tầm phào của GS.TS. Lã Nguyên là sao?
Ô hay, con người ta ai cũng có thời của nó! Cái thời vinh quang đổi mới văn học, công lớn đề dẫn văn học, công lớn làm báo Văn Nghệ sinh ra nhiều cây bút tài danh của Nguyên Ngọc đã đi qua; nhưng tên ông còn mãi, xứng danh là : tượng đài đổi mới văn học của dân tộc và đất nước!
Tôi bắt đầu kính trọng và quý mến Nguyên Ngọc sau khi ông làm tờ Văn Nghệ thành huyền thoại, thành thời đại hoàng kim nháy mắt của lịch sử đã hóa thành muôn đời của tiếc nuối : “Chao ôi, thời oanh liệt nay còn đâu”?
Nguyên Ngọc, với thành công và thất bại, ông đã để tên vào lịch sử dân tộc như một dấu son của thời văn học muốn trở mình vật vã đau đớn đòi được làm chính mình mà không phải làm kiếp đày tớ chính trị của một thời sai lầm và áp bức!
Chỉ xin can ngành công an đừng quấy rối, làm phiền “Văn Đoàn độc lập” của Nguyên Ngọc. Càng cấm cản họ, các ông càng đuối lý, càng trơ trẽn mà thôi. Nguyên Ngọc và các đồng chí của ông chỉ làm đúng tinh thần của hiến pháp hiện hành : họ có quyền lập hội lập nhóm . Các ông thề làm cho dân Việt Nam có quyền : tự do, bình đảng sao chỉ các ông có quyền lập hàng nghìn nhóm, nghìn hội, ra hàng nghìn tờ báo; còn ai đứng ra lập hội lập nhóm, ra báo tư là các ông bắt bớ, cử người nhốt họ trong nhà riêng nữa như thể họ bị tù tại gia vậy ? Thế mà gọi là công bằng, là tự do à?
Không có nhà văn nào trong lịch sử lật đổ được chính quyền, kể cả nhóm thiểu số của nhà văn Nguyên Ngọc!
Chỉ có các ông đang tự lật đổ các ông bằng những biện pháp phi pháp, phi dân chủ hắc ám và mọi rợ !
Tôi thách các ông dám bắt nhà văn Nguyên Ngọc đấy !
Sài Gòn ngày 15-3—2019
T.M.H.
Tiếng VC, văn VC
Nhà văn nhà thơ VN CĂN BẢN là chưa ra khỏi mặt trận con chữ theo VC.
Thơ văn bản chất là chữ là tiếng nói. Ai cầm bút ở VN cũng phải viết và nói trong mặt trận con chữ đó. Đó là vấn đề.
Rất nhiều người VN có lẽ hoặc là không dám nhìn vào sự thật, hoặc là hiểu sai vấn đề, họ cho rằng sáng tác “chủ íu” là ở tư tưởng, còn chữ chỉ là tùy phụ.
Họ lầm.
Đã có rất nhiều người trong giới nghiên cứu, giáo dục và văn học đã đưa ra khai phá ngược lại.
Trong thực tế đời sống, chính lời nói, chữ nói, cách dùng chữ đã quyết định tất cả nội dung vấn đề. Kho ngữ vựng vocabulary của anh èo uột thì cách diễn tả biểu đạt anh cũng nghèo nàn. Lời nói hay đẹp thì cuộc đời, sinh hoạt cũng sẽ đẹp. Lời nói lạnh lùng, khô khan, ác độc thì hậu quả cũng sẽ đưa đến như vậy.
Người Việt hiện nay trong giới văn học không phải là họ thiếu kiến thức. Họ cũng biết đầy đủ tất cả những gì mà thế giới biết về văn học văn chương. Nhưng tại sao tiếng Việt văn Việt vẫn lẹc đẹc dùi đục?
Là bởi vì, trong văn học, sự biểu đạt cần phương tiện con chữ. Chữ càng phong phú, biểu đạt càng phong phú minh bạch. Tỉ như người điếc bị hạn chế về từ vựng, tức khắc khả năng bay tỏ hay sáng tác của anh ta cũng bị hạn chế rất nhiều.
Tóm tắt, người Việt cầm bút viết văn làm thơ chỉ loay hoay trong kho tiếng nói rất nhỏ. Loay hoay họ cũng chỉ tự hào trăn trở bức xúc thế thôi. Rốt cuộc tiếng Việt từ lẹc đẹc tiếng lên dùi … đục ! Ha ha ha !!!
Nếu lật được thì đã làm rồi ,cái Nồi cơm và bao tử nó làm người Dân Vn đâm ra nhụt chí. Chờ bên ngoài thì toàn Kháng chiến Ma chống cộng theo mùa rồicũng về Vn thăm thân nhân với đủ mọi lý do. Nếu muốn lật cộng sản thì tuyệt đối đừng gởi Tiền Dollars về Vn , giường tiền nầy nó đã làm chế độ nầy không ít nhiều lợi lộc khi giao thương với bên ngoài. Nhưng trể rồi Mỹ nó bảo kê cho csvn để kiếm lợi , nên khó lật nó lắm từ khi Tàu ra tay ./
Nguyên ngọc hay những nhà văn -nhà thơ-nghệ sĩ..một thời theo VC ,rồicủng sáng mắt cả.Không những chỉ” sáng mắt”mà sáng”cả lòng”.Ngay cả Tố Hửu ,khi hỏi :tại sao Ông thể tả được, với sức người mà kéo cả đai pháo lên dốc núi ! Tố Hửu trả lời ngay :”Tớ bịa!” ! Đây chính là “Điểm Mù” mà CS không biết được.Nghệ sĩ là những người sống bắng tâm hồn. Chế độ có thể cầm tù thân xác họ,nhưng không thể câm tù tâm hồn đươc.Tố Hửu-Chế lan Viên- Nguyễn Tuân…hay một số nhà học thuật khác,có đi theo Đảng chăng nửa ,củng chỉ là ‘giả mù sa mưa'”Tớ sống đến hôm nay,là vì Tớ biết sợ”(nguyễ Tuân) hoặc”biết bánh vẻ vẩn ngồi vào…(Chế
lan Viên).Chế độ CS hôm nay trơ trọi, như bộ xương cốt ở Ba Đình ,vì nhữ
người sống có Tâm hồn đều quay lưng đối với Đảng !
Thằng nào cũng bẻ công ngòi bút viết về lính miền nam. Toàn bôi nhọ đánh có thằng nào là nhà văn trung trực khi viết về đối phương ,bên chỉ biết cầm súng tự vệ , những mụ nạ dòng như DTH ,và tên Trần mạnh Hảo hay Bảo ninh viết như hạch , tụi sống trong chế độ khỉ Trường sơn giống nhau. Bây giờ lại Bám càng theo Mỹ , mà lại có mấy tên trở cờ như Hoàng khởi phong Đại uý quân cảnh bưng bô mới lạ ./
…”theo yêu cầu của anh Khải xin anh Ngọc cho ra Hà Nội gấp vì mẹ anh Khải đau nặng:
– Khải cứ ở Sài Gòn đi thực tế, mẹ Khải ngoài này chúng mình sẽ thăm. Khải không ra Hà Nội nữa….”
Me đau nặng mà không cho về thăm dù chẳng phải là thời kỳ chiến tranh bom đạn gì.
Vậy thì ở chế độ cs, con người còn được những quyền gì nhỉ.
Không lật mẹ nó cái chế độ cs xuống thì còn để làm gì