Nga sẵn sàng gửi quân đội đến Belarus

2
Biểu tình ở Belarus. Ảnh Wall Street Journal

Nước Nga nói rằng họ đã có một lực lượng quân sự sẵn sàng can thiệp vào Belarus để giúp Tổng thống Alexander Lukashenko “nếu cần”, Tổng thống Vladimir Putin nói hôm thứ Năm.

Phát biểu công khai lần đầu tiên của tổng thống Nga sau khi có bầu cử ở Belarus là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Moscow vẫn còn ủng hộ đồng minh lâu năm Lukashenko sau gần 3 tuần lễ biểu tình lớn để đòi nhà lãnh đạo Belarus phải từ chức.

Tổng thống Lukashenko “yêu cầu tôi lập một lực lượng chấp hành luật pháp trừ bị và tôi đã làm như thế”, Tổng thống Putin nói trong cuộc phỏng vấn đột xuất 20 phút trên truyền hình quốc gia.

Nhưng chúng tôi cũng đồng ý rằng lực lượng này sẽ không được sử dụng trừ khi tình hình vượt tầm kiểm soát và trừ khi những phần tử cực đoan, dưới chiêu bài hô hào chính trị, vượt qua một số lằn ranh cụ thể, ví dụ hôi của, đốt xe cộ, nhà cửa và ngân hàng, chiếm lĩnh các tòa nhà hành chính, vân vân.” Putin nói thêm “Bây giờ thì chưa có nhu cầu đó, và tôi hy vọng sẽ không có nhu cầu như vậy”.

Buổi phỏng vấn trên truyền hình đề cập nhiều vấn đề nhưng không nói đến trường Chính trị gia đối lập alexei Navalny bị đầu độc.

Tại Belarus, biểu tình đã diễn ra mỗi ngày kể từ ngày 9 tháng 8 khi tổng thống 65 tuổi Lukashenko tuyên bố ông đã đắc cử cho nhiệm kỳ thứ 6 với hơn 80% số phiếu ủng hộ. Kết quả này đã được nhiều nơi, kể cả phe đối lập lẫn các chính phủ phương Tây, tố giác là là không chính xác.

Trong khi đó, hai tổng thống đã nói chuyện qua điện thoại với nhau 5 lần kể từ khi các vụ biểu tình nổ ra. Ông Lukashenko sau đó nói rằng Moscow đã hứa viện trợ quân sự nhưng sau đó Kremlin nói rõ là chỉ áp dụng khi có đe dọa từ nước ngoài mà thôi, như đã được quy định trong Hiệp định 1999 về chính trị và quân sự giữa Belarus và Nga.

Tuy nhiên, mặc dù đã cảnh báo các nước phương tây nênđứng ngoài công việc nội bộ của Belarus, các phát biểu hôm thứ Năm của ông Putin để ngỏ chuyện Nga có đến tiếp cứu Lukashenko hay không, một động thái có thể gây nhiều suy nghĩ cho các nước phương Tây và đào sâu thêm căng thẳng giữa họ với Moscow.

Tổng thống Nga nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã giữ thái độ công bằng và trung lập hơn nhiều quốc gia khác đối với những sự kiện xảy ra tại Belarus, ý tôi muốn nói là châu Âu và Hoa Kỳ. Chúng tôi tin rằng đây chủ yếu là công việc của xã hội Belarus, nhân dân Belarus, nhưng nhất định là chúng tôi quan tâm về những gì đang xảy ra ở đó.

Tôi vẫn còn hy vọng rằng các vấn đề, và dĩ nhiên là các vấn đề này có thật, nếu không thì người dân đã không xuống đường, điều đó thật là hiển nhiên, các vấn đề đó có thể giải quyết trong khuôn khổ hiến pháp, trong khuôn khổ luật pháp và sử dụng các phương tiện hòa bình”, Putin nói thêm.

Phát biểu của tổng thống Nga đưa ra trong lúc lãnh tụ đối lập hàng đầu Belarus là ứng cử viên Svetlana Tikhanovsksaya đã nhận được sự ủng hộ tượng trưng của lãnh đạo châu Âu, họ nói rằng họ không công nhận kết quả bầu cử ngày 9 tháng 8 ở Belarus.

Hôm thứ ba, bà Tikhanovsksaya đã phát biểu trước quốc hội châu Âu từ Lithuania, nơi bà đang lưu vong. Bà nói rằng “cuộc cách mạng ôn hòa” tại Belarus “không ủng hộ Nga và cũng không chống Nga, không chống châu Âu và cũng không ủng hộ châu Âu.”

Dmitri Trenin, chuyên gia về Moscow nhận xét rằng Nga đang ở vào thế khó xử. Họ không mặn mà lắm với Lukashenko nhưng cũng “không thể để Belarus đi theo con đường của Ukraine để chống Nga, thân NATO ngay sát nách mình. Nhưng Nga cũng không muốn thấy một cuộc nổi loạn dẫn đến tắm máu.”

Theo ông Trenin, buổi phỏng vấn truyện hình hôm thứ Năm chủ yếu nói về những vấn đề “cấp bách nhất” của Nga, do đó, ngoài vấn đề Belarus, ông Putin còn nói đến kinh tế, đại dịch và vắc-xin chống Covid-19.

Tuy nhiên, đài TV đã không hỏi đến vấn đề chính trị gia đối lập Navalny bị hôn mê trong chuyến bay từ Siberia về Moscow.

Các bác sĩ đang điều trị cho ông Navalny bên Đức nói rằng kết quả lâm sàng cho thấy ông này đã trúng độc, một chuyện đã từng xảy ra cho các nhân bật bất đồng chính kiến Nga.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga nói rằng kết luận của các bác sĩ Đức là vội vã cho nên Nga thấy không có cơ sở để mở một cuộc điều tra hình sự.

Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ Nga đã tìm hiểu sơ bộ về vụ Navalny bằng cách kiểm tra phòng khách sạn và những nơi ông Navalny đã đến trước khi lên máy bay về Moscow. Họ nói với hãng tin Interfax rằng họ đã “không tìm thấy chất ma túy hoặc chất độc nào”.

Tại Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas nói với đài XDF hôm thứ Năm rằng nước Đức “trông đợi Nga tham gia nỗ lực nhằm làm sáng tỏ những gì đã xảy ra, nhưng ở thời điểm hiện nay, chuyện đó chưa xảy ra.”

Ngoại trưởng Maas nói tiếp: “Các ngoại trưởng của EU sẽ thảo luận vấn đề này hôm nay, nhưng cách hay nhất là Moscow sẽ cùng tham gia cuộc điều tra của chúng tôi, nếu không sẽ vẫn còn những câu hỏi và từ đó, EU sẽ phải thảo luận xem sẽ cần xúc tiến thêm như thế nào”.

Theo Washingtonpost

2 BÌNH LUẬN

  1. Đức, Pháp,… Âu châu đâu rồi? Chuyện ở nhà mình mà cứ phải đợi người khác làm dùm hay sao? Đã thế, lúc người ta làm dùm thì cũng chỉ ấm ớ ừ thì chuyện dễ, chuyện nhỏ; rồi không nhờ được chuyện gì thì lại to mồm lý sự.

    Phải có người như ông Trump làm TT Mỹ để hy vọng Âu châu hết vòi vĩnh ăn vạ như trẻ con.

  2. Putin thế này nhưng TT Trump nhà ta lại khoái Putin , mê mẫn Putin khiến mình không hiểu nỗi .

    Và người Việt yêu mến TT Trump lý giải thế nào về hiện tượng này ?

    Nhưng sau khi cụ Biden chọn được nữ phó tướng đa màu thì đã xuất hiện tin cả TT Trump và cô công chúa Evk của TT Trump cũng đã nhiều lần ủng hộ cho vị nước phó tướng này khi tranh cử Thẩm Phán & tranh cử vào thượng viện .

    Thì ra đây là máu me của con buôn chính quyền , mua cả hai phe để đầu tư mỗi bên 2 đồng tổng cộng mất 4 đồng . Nhưng tương lai dựa dẫm chính quyền dầu ai thất bại , bản thân kiếm lại 10 đồng vẫn dễ dàng mất trắng 2 đồng và còn có thể hơn . Mà chẳng cần biết ai thua , ai thắng ! Vì kẻ thắng vẫn nắm chắt trong tay mình .

    Sự tính toán của một thương gia chính trị chuẩn bị sẵn cho cả hậu duệ mai sau vài mươi năm . Kẻ hèn này cũng xin bái phục .

    Điều này lý giải

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên