Nét văn hóa đặc thù nơi xứ người của tỉnh bang Québec trong quá trình hội nhập của người Việt di tản

21

 

Đời sống của tôi một phần ba là ở Việt Nam và hai phần ba là ở nước ngoài. Khi ở trong nước, một phần ba tôi sống ở ngoài Bắc, hai phần ba tôi sống ở trong miền Nam. Miền Bắc, nơi nghèo đói, vất vả quanh năm thì miền Nam sung túc, “ làm chơi ăn thật”.

Tôi nhìn nhận chỉ cái hai phần ba trong nước lúc sống ở miền Nam cũng như cái hai phần ba ở tỉnh bang Québec, Canada là đáng trân trọng, là đáng nói nhất.

Tôi xin khiêm tốn dùng những trải nghiệm bằng tấm lòng cá nhân để nhìn lại.

Bài viết này chủ yếu dành để viết quá trình hội nhập nói chung  của người Việt di tản với những thử thách khó khăn và những thành công đáng hãnh diện và những thất bại do quyền lợi cá nhân, cái tôi vị kỷ cũng như những tranh chấp, chia rẽ vì đảng phái.

Phần hai nói đến hội nhập của bản thân người viết với văn hóa đặc thù của tỉnh bang Québec về một số mặt mà Thực tế nó cũng không dễ dàng cho mọi người.

  • Con số người di tản lìa xa quê hương.

Con số chính xác là bao nhiêu thì chỉ là con số ước lượng. Nhưng tạm cho rằng có khoảng 2 triệu 200.000 người  Việt mà phân nửa sống ở Mỹ. Khoảng 200.000 người Việt ớ Canada.

Tỉnh bang Québec, nơi tôi sinh sống có có 33.815 người và rải rác cả trăm ngàn người trên đất Pháp, vài chục ngàn tại Anh, tại Bỉ.

Chưa kể , người Việt phân tán rải rác ở mỗi nơi như  tại các nước như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Hòa Lan vv.

Ấy là tôi chưa nói đến người Việt miền Bắc di tản tại các nươc cộng sản cũ như BaLan, Đông Đức, Hungary, Nga, Ukrainevv…

Sự phức tạp, sự đa dạng với đủ thành phần:

Số người ấy thuộc đủ thành phần:có thành phần giai cấp giàu, nghèo, có sự đa dạng về trình độ kiến thức như dân quê thường  ít học, người thành phố có thể học cao, hoặc ở tỉnh thành có địa vị, có những vị đã có một thời quá khứ hào quang trước khi di tản, có những người lớn tuổi và không thiếu những thanh thiếu niên đang tuổi học trò hay sinh viên.

Vì thế, thật không dễ để có cái nhìn tổng hợp và nhất quán, hoặc giản lược về quá trình hội nhập.

Dựa trên quá trình hội nhập ít lắm có ba giai đoạn: thoạt tiên là khả năng Thích Ứng, rồi Hội Nhập và cuối cùng có Đồng Hóa.  (Melting pot).

  • Về Thích Ứng
  • Người lớn tuổi, ít học thường khó thích ứng vì khả năng ngôn ngữ yếu kém, nhất là tiếng Pháp. Ngoài ra, một di dân có quá khứ hào quang lại là bước trở ngại lớn cho nhiều người trong việc hội nhập. Như các tướng lãnh, sĩ quan, công chức cao cấp, nhất là các thành phần  O.
  • Bởi vì, Quá khứ trở thành lý lẽ đời họ(raison d’être). Bởi vì quá khứ làm nên họ. Không còn quá khứ đó, họ không còn là họ. Họ rơi vào trạng thái sống cô đơn, đơn độc với nhiêu nỗi phiền, bất mãn trong nỗi bất lực.
  • Thích ứng không xong thì nói chi đến Hội Nhập và Đồng hóa.

Tuy nhiên, có một  ngoại lệ.

Xin mở một dấu ngoặc ngoại trừ là các thành phần như bác sĩ, nha si, dược sĩ hay kỹ sư, vừa có vốn chuyên môn, vừa thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nên dễ hội nhập. Họ đựợc các chính quyền như Mỹ Canada rộng rãi cho phép họ “học lại” nên hầu hết họ có thể  quay lại hành nghề như hồi ở Việt Nam. Cuộc sống với thu nhập cao nên quá trình hội nhập là cơ hội giúp họ trở thành một giới được ưu đãi trên xứ người. Mừng cho họ.

Họ đã thích ứng và Hội nhập một cách tốt đẹp, còn đồng hóa là chuyện đường dài về cách sống, cách sinh hoạt, thú giải trí, thú ăn uống, giao du bạn bè ở một xứ tự do nên cuộc sống của họ tương đối thoải mái. Chia vui với họ

Trong khi đó, những người dân ít học như nông dân, thợ thuyền, thuyền chài, mặc dầu có trở ngại về ngôn ngữ. Nhưng nhờ thiện chí và cố gắng, họ vượt qua được tất cả những rào cản về ngôn ngữ, về kiến thức chuyên môn và nhất là mặc cảm hào quang về quá khứ vốn họ không có..

  • Hành lý họ mang theo càng nhẹ xem ra họ càng dễ hội nhập.

Ở những nơi có đông cộng đồng người Việt, có khi họ chỉ cần giao thiệp với người Việt cũng tạm ổn.

Họ vốn xông xáo, bương chải, dám làm. Họ biết tần tiện để dành, tích lũy vốn để mở các cửa hàng ăn, nhất là các tiệm phở. Hầu như chỗ nào cũng có tiệm ăn Việt, họ sẵn sàng làm quần quật không kể ngày đêm.

Có thể kể thêm nghề may mặc, tiệm giặt ủi vv.. dù thu nhập không cao, nhưng họ tự làm chủ.

Và nhất là nghề làm Nail( neo) trên toàn các tiểu bang trên đất Mỹ Mỹ, Canada. Nghề này, người Việt chiếm đến 80% thị phần. Có nhiều người trở thành những ông chủ, những triệu phú mới.

Tôi cảm thấy vui và mừng cho họ, vì ở các nước tư bản tự do, cơ hội mở ra cho mọi người không miễn trừ miễn có thiện chí, cố gắng và kiên trì.

  • Phần Giới trẻ. Các thanh niên thế hệ thứ hai, quá khứ còn quá mỏng, sự hội nhập không mấy khó khăn về ngôn ngữ và chúng đã thành công như phần đông các thanh niên nam nữ nơi xứ người. Riêng những ngành như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ do sự khuyến khích của bậc cha mẹ nên chúng trở thành những thanh niên ưu tú nơi xứ người đem lại lợi ích cho chính bản thân họ, mang lại niềm hãnh diện cho cha mẹ và góp phần không nhỏ vào sự đóng góp cho đất nước tạm dung.

Tôi xin nêu một trường hợp cụ thể ở trường Y Khoa ở Sherbrook để thấy sự ưu vượt của sinh viên Việt Nam. Tuyển sinh lấy 100 sinh viên y khoa. 10 sinh viên Việt đã trúng tuyển. 10 sinh Việt trong tổng số người việt  chỉ chưa tới 40 ngàn người. 90 chục sinh viên còn lại cho tổng số 8 triệu 620 ngàn người dân bản địa.

  • Sự khác biệt tỉ lệ thật đáng khích lệ. Đây là niềm tự hào chung của người Việt hải ngoại. Chúng đã nên ông nên bà, được xã hội kính nể, con cái chúng được chăm sóc, học hành đến nơi đến chốn hơn hẳn thời dưới trướng của cha mẹ chúng .
  • Sau này, chúng còn học các ngành điện tử, kế toán , quản trị, ngân hàng và nhiều ngành nghề khác mà kết quả thật đáng ca ngợi và khích lệ.
  • Những bất đồng và chia rẽ.

             Một người hoặc một nhóm người Việt có thể dễ thành công. Như tại Mỹ có những người nổi tiếng, giữ chúc vụ chính trị cao như Cao Quang Ánh, Trần Thái Văn, Janet Nguyễn hay một nhân vật đặc biệt: bà Dương Nguyệt Ánh.

Những tổ chức hội đoàn tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo khá nhộn nhịp giữ được niềm tin tôn giáo của chính mình. Những sinh hoạt văn hóa như các Hội chợ Tết hàng năm, tết Trung thu và các ngày hội kỷ niệm 30 tháng tư và các hội đoàn của quân nhân, binh chủng được tổ chức hàng năm, có đông đảo người tham dự vv..Những tổ chúc như thế giữ được tâm hồn người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình trong cộng đồng thế giới vốn đa văn hóa, đa sắc tộc.

Đó là những nét đẹp mặt nổi còn được duy trì mỗi năm của cộng đồng người Việt như một truyền thừa cần được nối tiếp.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận với nhau rằng: cũng không thiếu mặt tiêu cực.

Một tập thể, một cộng đồng người Việt do những lợi ích cá nhân, do cái tôi quá lớn hoặc do bè phái chính trị dễ đưa đến đố kỵ, ghen ghét, tranh chấp lẫn nhau.

Cụ thể chúng ta cứ ví cộng đồng như có một giọ cua, trong đó con nào cũng muốn bò ra ngoài, nhưng bị con sau níu cẳng xuống. Cuối cùng không một con  cua nào thoát ra ngoài giỏ.

Đó là hình ảnh biểu tượng nhất, chính xác nhất. Và điều ấy rõ nét nhất bên Mỹ. Các nghị viên thành phố, thị trưởng ra tranh cử thường xảy ra cái cảnh chà đạp lẫn nhau, chửi bới, bôi nhọ trước dư luận.

Như mới đây, ngày 13 tháng 7, 2024, cựu tổng thống D. Trump bị bắn bị thương nhẹ ở mắt mà chỉ cần một vài milimet, sự việc trở thành một thảm kịch cho nước Mỹ. Người ta quên rằng công dân Mỹ xử dụng nhiều võ khí cho cá nhân đứng đầu thế giới. Kẻ dùng gươm sẽ có ngày chết vì gươm..

Hình như không ai nghĩ tới điều đó.

Thật rất may cho đất nước Mỹ vị cựu tổng thống không nguy hiểm đến tính mạng.. Nhưng  nó cũng là một nguy cơ cảnh báo!!

Phần hai: Nét đặc trưng nếp sống văn minh, văn hóa ở Canada, tỉnh bang Qué bec, nơi tôi sinh sống.

Thế rồi, sau 1975, Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, hơn 3 triệu người dân miền Nam- bằng đủ thành phần- giàu ngèo, trẻ già đều liều quyết tâm ra đi bằng đủ mọi cách để ra đi. Cái mà sau này người ta gọi là thuyền nhân “ Boat people”. Và ở thời kỳ ấy, người ta kháo nhau rằng: “ Nếu cái cột đèn đi được thì nó cũng đi”.

Phần tôi đã ra đi như thế đến xứ người là đất nước Canada, đặc biệt tại tỉnh bang Québec, thành phố Montréal- nơi xứ lạnh, tình nồng- nơi miền đất lạc thổ- nơi 80% dân chúng nói tiếng Pháp-còn lại nói tiếng Anh- Nơi mà gia đình tôi với hai con trai cũng như nhiều thế hệ thanh niên, thiếu nữ của cộng đồng người Việt đã thích ứng và hội nhập.

  • Về giáo dục miễn phí từ tiểu học, trung học và đại học.

Ở đâu thì tôi không biết, nhưng riêng nơi này, các trẻ con thế hệ thứ hai của cộng đồng người Việt đều được học miễn phí mà không phải tốn kém đồng xu cắc bạc nào.

 Một đầu tư tương lai cho thế hệ trẻ mà sự tốn kém là một con số không nhỏ.

Từ trang bị trường ốc, trang thiết bị học đường, tài liệu sách giáo khoa phòng thí nghiệm, sân chơi, phòng thể dục trong nhà, thành phần giáo sư giảng dạy.

Khi còn nhỏ, trẻ em được các xe buýt đưa đón mỗi ngày tại trước cửa nhà.

Tôi chưa hề một lần phải bận tâm chở các con đến trường.

Lớn một chút thì có hệ thống chuyên chở công cộng mà trục chính là các đường xe điện ngầm- Métro- chạy khắp thành phố, cứ ba bốn phút lại có một chuyến, giá rẻ tượng trưng.

Ngoài ra, các xe buýt chạy khắp các đường phố, chỉ cần ra khỏi nhà, đi bộ vài phút, hàng loạt xe buýt đón người đến các trạm Métro. Hai bên hông mỗi xe buýt đều gắn một cái bảng: Mỗi xe buýt tương đương với 50 xe ô tô chạy trên đường phố.

Ra đầu đường, bất  kể khu phố nào, đi bộ vài phút đều có nhiều tuyến xe buýt đi qua theo nhiều hướng khác nhau.

Các tuyến Métro cũng như xe buýt chủ yếu nhắm vào các bệnh viện, rồi đến các trường học, nhất là các trường đại học, khu thương mại vv phục vụ rất chu đáo.

Ngừơi già như tôi thì được đi miễn phí tất tần tật.. Tôi lên xe buýt là có vài chỗ dành cho người lớn tuổi và người ta sẽ nhường chỗ ngay một cách lịch sự.

Bên cạnh đó, còn có các hệ thống trường tư mà phần lớn kinh phí do chính phủ tài trợ. Phần nhỏ còn lại do phụ huynh đóng góp khoảng 1500 đô la/năm.

Hai con trai tôi đều học trường tư-chưa hẳn vì chúng giỏi- nhưng vì lợi tức của tôi thấp kém nên nhà trường cho học miễn phí luôn.

Trong khi đó, tôi được biết thêm có khoảng 25.000 sinh viên VN du học Canada. Tiền học phí phải trả là 25.000 đô la một năm, chưa kể tiền thuê nhà trọ, ăn ở cộng thêm 10.000 nữa. Cộng chung, phải có tối thiểu 35.000 đô la/năm.

Kinh nghiệm bản thân là bên cạnh Condo tôi ở, có một sinh viên trẻ, bố mẹ ở Việt Nam đã thuê cho cậu ở Condo mà tiền thuê là 2000 đô la, cộng chi phí điện nước. Cậu sống chung  như vợ chồng với một cô bạn gái đang học lớp 11. Tiền thuê nhà một năm là 24 ngàn đô la Canada. Tiền ăn uống, tiêu sài cho hai  người 10.000 đô la, cộng 25.000 tiền học phí.

Bố mẹ cậu phải là người giàu cỡ nào ở VN để gánh nổi những chi phí trong suốt 5 năm trời? Tôi hỏi chỉ để mà hỏi thôi không cần biết thêm chi tiết.

Thật chỉ có trời mới hiểu.

Tính và so sánh như thế mới thấy được tầm quan trọng cho việc giáo dục và đào tạo tương lai giới trẻ của Canada như thế nào?

Ngay từ các lớp tiểu học, học sinh đã hiểu biết vấn đề  bảo vệ môi trường, trách nhiệm bản thân đối với xã hội, nếp sống văn minh, văn hóa đối với cha mẹ, đối với người già ngoài xã hội.

Giáo dục như thế không chỉ đào tạo kiến thức chuyên môn mà còn đào tạo con người toàn diện về trí năng và đức dục.

Tôi thầm nghĩ, khó có xứ nào như xứ này. Phải chăng đây là một Xã Hội chủ nghĩa đích thực? Trong khi, ở Việt Nam, phụ huynh học sinh phải vất vả lao đao, lo đủ các phí tổn để con cái có thể theo học. Nhiều trẻ em  bên Việt Nam phải bỏ học vì không có điều kiện tiền bạc.

Nhiều lúc tôi tự nhủ thầm, số người Việt chúng tôi thật may mắn. Nếu còn bị kẹt lại trong nước sau 1975, rất có thể chúng trở thành những đứa trẻ bất hạnh, không có tương lai.

Các thanh niên thiếu nữ ở bên này, ngoài chuyện học vấn thành đạt. Tôi còn nhận ra rằng chúng thường có cuộc sống lành mạnh, không có các thói quen xấu như thuốc lá, nhậu nhẹt, la cà, đàn đúm..

Ôi may mắn thay cho chúng! Và cũng bất hạnh thay cho những đứa trẻ khác ở VN..

Nhiều con cháu, họ hàng của tôi còn ở lại Việt Nam, chúng tối ngày nhậu nhẹt, say sưa, sống không tương lai. Ba cháu đã bị đột quỵ thành phế nhân, trong đó một cháu đã qua đời.

Thật bất hạnh cho tuổi trẻ VN!

  • Về việc chăm sóc sức khỏe miễn phí

Chỉ cần so sanh bảo hiểm y tế bên Mỹ sẽ cho ta một cách nhìn rõ việc chăm sóc sức miễn phí ở Canada. Được biết bên Mỹ, ngoài những người có lợi tức thấp được miễn phí. Những người có nếp sống trung lưu đều phải trả bảo hiểm y tế.

Bởi vì chỉ cần gọi Cấp cứu, chi phí đã lên đến 6000 đô la. Nằm bệnh viện 10 ngày, có thể phải đóng lên đến bạc triệu.

Một  điều trị như ngã gẫy tay, gẫy chân, chi phí đến 50.000-60.000 đô la.

Chi phí  bảo hiểm y tế ở Mỹ, do nhiều lý do, trong đó  tổ chức phức tạp, thủ tục hành chánh, tiền cho luật sư để tránh bị kiện tụng đã đẩy giá chi phí bệnh viện đến “giá khùng”. Nhiều người rơi vào cảnh phá sản, công nợ phải thế chấp nhà cửa vv.

  • Chi phí chăm sóc y tế ở Canada

Chi phí y tế ở Canada kể như miễn phí. Mỗi người có quyền có một bác sĩ gia đình. Khám bệnh miễn phí. Tiền thuốc bao nhiêu cũng chỉ phải trả khoảng 50 đô la.

Nằm bệnh viện miễn phí.

Khi về già được hưỏng tiền già, hay tiền hưu trí.  Đối với cá nhân tôi, tiền hưu trí tiêu dư giả.

Khi ốm đau, không đi lại được, có nhân viên y tế đến săn sóc tại nhà tùy theo nhu cầu cá nhân như tắm rửa, đi chợ vv..

Khi con cái không chăm sóc được, được gửi vào các nhà dưỡng lão. Nơi đây có đủ nhân viên chăm sóc.

Khi đau ốm nặng bất ngờ, chỉ cần gọi số 911, sẽ có xe tải thương trang bị đầy đủ máy móc, định vị địa chỉ, hú còi đưa bệnh nhân đi cấp cứu trong thời gian ngắn nhất có thể.

Nằm ở bệnh viện có đủ các bác sĩ đủ ngành. Như bác sĩ cấp cứu, bác sĩ chuyên ngành như bác sĩ nội trú, bác si tim mạch, bác sĩ Tai, mũi họng. Bác sĩ xương, bác sĩ về đường ruột, về phổi, bác sĩ giải phẩu, bác sĩ quang tuyến bác sĩ gây mê vv..

Bên cạnh là các phòng điều hành thử máu, phòng quang tuyến, các máy scan, phòng ngân hàng máu và đủ các phòng giải phẫu, hậu giải phẩu, phòng ngoại tru, phòng nội trú vv..

Bên dưới là giàn các y tá đủ loại, phụ trợ cho các bác sĩ và một giàn nhân công đủ loại : Nhân công  nấu bếp, chuyển vận đồ ăn đến từng phòng, chuyên viên nhà giặt, về vệ sinh .

Tôi đã chứng kiến cảnh các nhân viên phục vụ tận tâm, kỹ càng và thân thiện

Theo tôi, một bệnh nhân có trên dưới 10 nhân viên phục vụ ngày đêm, ba ca chia nhau làm việc.

Chưa kể các người làm tình nguyện viên như đẩy xe lăn, hướng dẫn đến các nơi cần đến. Tôi thiển nghĩ, không ở nơi đâu có tổ chức chu đáo và phục vụ bệnh nhân- nhất là số người già mỗi ngày một gia tăng , vì tuổi thọ gia tăng  mà tổn phí rất cao mà không tốn đồng xu, cắc bạc nào.

Đó là một tổ chức phức tạp, khoa học và nhân bản.

Các nhân viên từ bác sĩ đến các nhân viên cấp dưới đều kiên nhẫn, lịch sự và tận tâm.

Đó là những tấm gương tươi sáng của ngành y, phục vụ con người cho con người, vì con người.

Vấn đề là tiền đâu? Thế hệ trẻ phải đóng thuế thu nhập cao, đến nửa số lương chúng kiếm được.

Có thể, nhiều nơi khác ở các nước văn minh tiến bộ đều có những tổ chức và phương tiện cách này cách khác tổ chức y tế tương tự.

Phần tôi, chỉ biết cúi đầu thầm cảm ơn và cảm thấy hạnh phúc và an toàn khi được sinh sống ở Canada không có nỗi lo cơm áo, gạo tiền.

Cám ơn đất nước Canada, nhất là tỉnh bang Québec mà diện tích đất đai đã rộng gấp ba lần nước Pháp, tài nguyên thiên nhiên chỉ có thể nói nôm na là tiền rừng bạc biển.

21 BÌNH LUẬN

  1. Xin lỗi tác giả NVL là có vấn đề về trí nhớ hay sao mà số người VN. tỵ nạn Cs. ở Australia
    cũng đông đảo không thua gì Canada, Pháp nhưng tác giả quên kể thế nhỉ ?

  2. Tôi đếm với latino festival uno dos tres cuotro cinco seis ở đây và Internet free nên gõ vài dòng.

    Rồi nhớ hè 2023 đi Quebec. Festivals ngày đêm ở đó. Montreal với Old Port và Quebec city với nhà tù xưa.

    Tôi đi Zipline, thuyền, chèo thuyền 3 tiếng trên dòng sông Lawrence, nhìn xuống Montreal trên vòng xoay trên không etc.

    Nhà thờ Notre Dame de Bọn Secour hay còn gọi là Sailor’s Church, ở đây buổi chiêu có năng chiếu đổ xuống như mật ong như L Cohen trong bản nhạc Suzanne: “And the sun pours down like honey on the Lady of the Harbour” Suzanne hay Montreal? Tôi thấy Montreal vạ tương lai tiên đoán từ gương thân là tịm kiếm tình thương muôn kiếp.
    “They are leaning out for love and they will lean that way forever while Suzanne holds the mirror” (L Cohen, Suzanne)

    Xin cảm ơn tác giả viết từ Quebec. All the best to you and everyone.

  3. Mấy đứa cháu của tôi ở Canada dưới 18 tuổi – ngoài việc học hành không tốn tiền học phí, không tốn tiền mua sách, còn được nhà trường cho mượn laptop về sài….rồi ngoài việc y tế miễn phí (kể cả nha khoa)…chúng còn được phát mỗi tháng trên 500 đô để mua…sữa nữa. đúng là cái xứ dãy hoài mà vẫn nhăn răng…cười.

    Còn ông bạn già – (bảy bó) độc thân – của tôi ở Montreal đã “thoát ly” với con cái để đến ở một căn hộ 3-1/2 (một phòng ngủ + phòng khách + bếp và toilette) trong một chung cư (résidentiel) dành cho người già “autonome” (già nhưng vẫn tự sinh hoạt mà không cần người chăm sóc)…với giá tiền hàng tháng là 1.200 đô Can, bao gồm tiền nhà + tiền ăn + tiền điện nước + internet + telephone + TV + các dịch vụ khác…

    Ngoài ra, chi phí đi lại bằng Bus thì hoàn tòan miễn phí (như bác Lục kể), chưa kể việc (mới đây) ổng còn được chăm sóc răng miễn phí nữa, nên mỗi tháng tiên già của ông ta còn dư (rủng rỉnh) để đi chơi, đi ăn tiệm, cho cháu và để … thỉnh thoảng gởi về VN nữa.

    Tôi đã đến thăm và thấy căn hộ của ổng mà thèm và cũng muốn …”thoát ly” như ổng.

    Không biết “đến hết thế kỷ này…” …thì cái thiên đường XHCNVN có được như thế không?

    • Cảm ơn anh đã chia sẻ. Canada còn là nơi mà người già gởi tiền về nuôi con cái ở VN. Coi bộ làm người già…hơi mệt. Mấy cái xứ tư bản dã man, người ta già rồi mà không cho họ nghỉ. Chế độ ta thì trên cả tuyệt vời. Cứ già thì chỉ có ngồi….bán vé số.

      • Già bán vé số là dân nghèo VN chứ già 80 tuổi như Trọng đâu có bán vé số mà đòi ngồi không chịu nhả cái ghế tổng bí thư cho đến chết.
        Đề nghị chôn cái ghế Trọng thường ngồi lúc làm việc chung với cái xác để Trọng yên lòng nhắm mắt.

  4. “Họ được các chính quyền như Mỹ Canada rộng rãi cho phép họ “học lại” nên hầu hết họ có thể quay lại hành nghề như hồi ở Việt Nam.”

    Điều này hoàn toàn đúng với xứ Mỹ. Một số lớn bác sĩ VNCH, kể cả bác sĩ quân y, vì nhu cầu người Việt tỵ nạn đông nhưng bị trở ngại không nói được Tiếng Anh nên chính phủ Mỹ có những điều kiện dễ dãi cho các bác sĩ thi lại lấy bằng hành nghề để phục vụ cộng đồng tỵ nạn. Tất cả người tỵ nạn tự động phải hội nhập vào đời sống hoàn toàn mới ngoại trừ khi sinh hoạt riêng của cộng đồng. Không có chợ VN, không hàng quán VN, không cái gì là VN trên đất Mỹ. Tất cả phải học Tiếng Anh hoặc những ai đã biết Tiếng Anh thì cũng phải học nói và học nghe. Nhiều vị khoa bảng trong ngành giáo dục VNCH từng dịch sách từ tiếng Anh sang Tiếng Việt ở VN nhưng qua Mỹ cũng phải học nghe và nói cho chuẩn.

    Tuy nhiên, hội nhập thì có, còn đồng hóa thì phải xét lại mà có thể nói là không thể ở những thế hệ đầu, mà chỉ những thế hệ kế tiếp, họ được dạy dỗ và đào tạo từ nhỏ trong môi trường học đường và văn hóa xứ người, và kết hôn với người bản xứ thì con đường đồng hóa mới bắt đầu.

  5. Cảm ơn anh NVL. Thật không ngờ anh cư tru ở Montreal, Quebec. Một xã hội với đầy đủ an sinh và quyền tự do, bình đăng đã được thực hiện bởi tầng lớp có học thức, hiểu rõ khái niệm dân chủ và nhu cầu, nguyện vọng của mỗi con người. Thành quả hiện hữu của một nền dân chủ tiên tiến vs Marxism, một chủ nghĩa cực đoan xử dụng bao lực và thành phần thất học làm căn bản với cái bánh vẽ. Một lần nữa, cảm ơn anh.

    • Cũng thật không ngờ cái. . .loa phường xài biết bao lâu rồi mà không rỉ sét .
      Đúng là hàng có “chất lượng” !

        • Really?
          But anyone could also see Justin Trudeau is taking lessons f rom the US Democrats. He said plain and clear last election “I will not quit until I get a majority government”. He will be trying everything he can to get that.

          • I suggest that you should study about “elections” in any democracies worldwide. One would be elected by voters, not by his own words. That’s the point that you have lacked of, so have Marxists.

          • On the other hand, the desire to serve and enthusiasm should be regarded as virtues under democracies, neither as a menace to a society nor a sign of dictatorship.

          • Frankly, I doubt if you’ve ever had any political standpoint at all other than having resentments against someone, who had disappointed you in the past. Let’s move on, unless you want to stay put as a loser. I just can’t answer all of the nonsense that you picked up indiscriminately and then intentionally raised it as a challenge to me. Everything starts with its conception. You can’t jump without standing on your feet. You know the steps. I’m not self-righteous, I’m always willing to be righteous with guidance. Make your own choice, whether to be like me or to remain a loser. And that’s it for me.

          • No matter how hard you try to make excuses, the truth is that in the end everyone will see Trudeau’s exploitation of America and parasiticism on the interests of the American people.

          • Your English is not correct at all
            Stupid dog
            Really?
            But anyone could also see that Justin Trudeau is taking lessons from the US Democrats. He said very clearly in the last election, “I will not quit until I have a majority government. He is going to do everything he can to get that.

          • I didn’t make excuses; I was showing you the truth that has been existing with no “end”. It’s only hard for me to grasp what you really mean through your own terms and their concepts. Those were clearly twisted, either literally or conceptually. What is parasiticism? Did it derive from the same old s…ource?

          • @Muoi
            Do you know that Canada is a close ally of the United States and is protected by the U.S. military force and how long has Canada taken advantage of the NAFTA ? Then, when Trump entered the White House and asked Trudeau to renegotiate, but Trudeau made himself confused and said No. “Okay, if that’s the case then I’ll cancel the NAFTA and renegotiate it just with Mexico to see who will benefit more,” Trump said.
            Trudeau became frightened of losing his advantage and so he accepted the new agreement: USMCA (The United States-Mexico-Canada Agreement) to replace the NAFTA (North American Free Trade Agreement).

            So obviously, Trudeau’s exploitation is the kind of parasitism, isn’t it?

          • @7 ngu

            , but Trudeau confused himself and said no.
            Trudeau was afraid of losing his advantage,
            Stupid dog

          • @7 ngu
            We also need to maintain good relations with our neighbors by not bullying them into some shitty deal. You don’t want Mexicans and other South Americans pouring over the border? Give them a reason to stay.

            But the idea of scrapping everything in NAFTA was stupid. Mexico and Canada knew Trump stupidly lacked the foresight to see the consequences clearly enough to actually do it. I’m glad they were able to pull him back from a disastrous mistake.

          • I decline to answer your question since I’ve had enough of your nonsense. Quora might be the place where you can ask for a second opinion on every subject, regardless. Just be patient with your topic of “Trudeau and his parasitism- Living off of The United States” once you’re there. I’m sure that those, who come to your help, won’t let you walk away disappointed. Okie Dokie?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên