Mùa Xuân Tỉnh Nhỏ là tên cuốn phim cổ điển bất hủ của nền điện ảnh Trung Hoa Dân Quốc quay năm 1948, một năm trước khi bị mất nước vào tay Cộng Sản, tên Hán tự Tiểu Thành Chi Xuân 小 城 之 春, dịch sang tiếng Anh là Spring in Small Town. Một truyện tình buồn và một bi kịch thời hậu chiến. Năm 2002 được Hoa Lục thực hiện lại (remake), tên tiếng Anh có đổi khác Springtime in Small Town nhưng tên Tầu vẫn như cũ. Trên thế giới có nhiều phim hay được quay lại nhưng thường thì phim remake không bằng phim gốc (original).
Phim quay năm 1948, đen trắng do đạo diễn Fei Mu dựa theo truyện ngắn của Li Tianji, các tài tử Wei Wei, Shi Yu, Li Wei, Cui Chaoming, Zhang Hongmei, dài một tiếng rưỡi (85 phút). Tiểu Thành Chi Xuân đã được Hiệp Hội Điện Ảnh Hồng Kông năm 2005 đánh giá là cuốn phim hay nhất mọi thời đại của Trung Hoa. Ngày nay nó được coi như một trong những cuốn phim Tầu hay nhất (Il est aujourd’hui considéré comme l’un des meilleurs films chinois jamais réalisés, yahoo.fr). Từ sau 1949, phim bị coi như văn hóa phản động mãi cho tới thập niên 1980, Văn Khố Điện Ảnh của Hoa Lục cho làm lại ấn bản mới, từ đó nhiều người đã được biết tới cuốn phim cổ điển này. Nhà đạo diễn Wang Chao thuộc thế hệ thứ sáu của Hoa Lục cho biết ông rất thích phim Tiểu Thành Chi Xuân và hâm mộ nhà đạo diễn Fei Mu.
Hơn hai chục năm trở lại đây, Tiểu Thành Chi Xuân (1948) đã được nhiều người hâm mộ. Năm 2002 hãng phim của Hoa Lục và hai hãng phim Pháp Orly Films, Paradis Films, hãng phim Hòa Lan Fortissimo Films đã hợp tác bỏ vốn để quay lại cuốn phim xưa cũ này có lẽ không ngoài mục đích bảo tồn văn hóa. Đạo diễn Tian Zhuangzhuang thực hiện với sự cộng tác các tài tử Hu Jingfan, Wu Jun, Xin Baiqing, Ye Xiaokeng, Lu Sisi. Phim mầu dài hai tiếng (116 phút), hơn phim cũ nửa giờ, năm 2002 được giải thưởng San Marcos tại Đại Hội Điện Ảnh Venice, năm sau 2003 được giải Don Quixote tại Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế Tromso, Na Uy.
Trước hết tôi nói về cuốn phim cũ đen trắng quay năm 1948. Truyện phim sẩy ra tại một tỉnh nhỏ năm 1946, sau khi cuộc chiến tranh Hoa -Nhật vừa kết thúc.
Sơ lược truyện phim
“Một gia đình quí tộc giầu có sau hoang tàn đổ nát của chiến tranh, tòa nhà chính đã bị bom đạn dập nát, còn lại những phòng nhỏ hơn, gạch đổ lổng chổng ngoài vườn. Gia đình chỉ còn một người chồng bệnh hoạn Dai Liyan, cô vợ trẻ đẹp Yuwen, em gái Dai Xiu 16 tuổi, lão bộc trung thành Lao Huang. Người chồng nói mình bị lao nhưng vợ chàng lại cho là bệnh tâm thần, anh hay cáu kỉnh nên hai vợ chồng ở riêng mỗi người một phòng . Hàng ngày cô em út đi học, người thiếu phụ đi chợ mua thuốc bắc cho chồng, rồi tựa cửa thêu thùa, cuộc sống gia đình không hạnh phúc bên người chồng do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Cô em gái hằng ngày đi học, về trồng cây cảnh bonsai, thế giới của cô hoàn toàn khác anh Dai Liyan. Người chồng tiếc nhớ quá khứ, tiếc nhớ dinh cơ tài sản bị chiến tranh tàn phá rồi càng thêm bệnh.
Hai vợ chồng sống cách biệt, cả ngày thường không nói với nhau đến nửa nhời. Một hôm Dai Liyan bảo vợ:
-Tôi thấy mình chịu đựng quá nhiều, mình nên rời xa tôi, tôi tiếc nhớ quá khứ sản nghiệp ông cha. Lấy nhau tám năm, tôi bệnh hoạn sáu năm, tôi không muốn mình khổ vì tôi mãi.
Vợ hiền cúi đầu nói em đã quên chuyện cũ. Cuộc đời chị ngày nào cũng như ngày nấy.
Một hôm đẹp trời, Zhang Zhichen người bạn Dai Liyan sau mười năm xa cách từ phương xa tìm đến, cả hai vui mừng khôn xiết, được biết Zhang nay đã trở thành bác sĩ y khoa tại Thượng Hải, Dai chúc mừng bạn rối rít: Cống hỷ, cống hỷ !
Yuwen ra chào bạn của chồng và nhận ra chàng, nàng nói cho Dai biết đã quen Zhang, Dai chỉ tưởng hai người ở cùng tỉnh, nhưng thực ra họ đã là đôi tình nhân thắm thiết với nhau từ mười năm trước.
Ngày đầu nàng đem chăn mền, bình nước vào phòng dành riêng cho người bạn cũ, có lần nàng nhỏ lệ tiếc thương cho cuộc tình tan vỡ của hai người. Hôm sau bác sĩ khám bệnh cho bạn, chàng nói riêng với Yuwen, chồng nàng chỉ là bệnh tưởng, cần phải tắm nắng. Rồi bốn người cùng đi dạo chơi ngoại ô đổ nát, họ bơi thuyền trên sông. Sáng ngày thứ ba, Zhang và người yêu cũ hẹn nhau ra ngoài bờ thành tâm sự, nàng nhắc chuyện xưa.
Hôm sau Zhang khám bệnh chăm sóc Dai, khuyên bạn bớt nóng giận. Yuwen, vợ chàng nói với Zhang, lấy nhau một năm thì chàng bị bệnh, tình tình khó chịu cáu gắt luôn luôn, nàng tâm sự
-Em nghĩ tới anh, tim em vẫn dành cho anh, em thương hại Dai Liyan..
Nàng khóc với người yêu. Được chín ngày, Zhang xin ra đi nhưng Dai muốn chàng ở lại vui chơi với gia đình và cô em. Một buổi tối, Yuwen tới phòng riêng gặp Zhang, chàng lại muốn nàng không được lén lút mà phải nói cho chồng biết, Yuwen đồng ý, nàng cũng ghen tỵ lại muốn chàng đừng vui chơi thân mật với cô em chồng. Một hôm Dai Liyan bàn với vợ để nhờ nàng mai mối cô em gái với Zhang, hai năm nữa cô bé sẽ lên 18 tuổi.
Hôm sau, Zhang và Yuwen hẹn gặp nhau bên ngoài, nàng nói lại ý của chồng muốn gả cô em cho chàng. Zhang đau khổ, họ than thổ cho cuộc tình tan vỡ của hai người mười năm trước.
Ngày sinh nhật thứ 16 cô em gái, gia đình cùng ăn tiệc, tối ấy Zhang và Yuwen quá chén say sưa. Dai Liyan để ý thấy hai người nhiều cảm tình với nhau rõ rệt. Tối ấy Yuwen tới phòng Zhang, chỉ trong gang tấc họ đã sa xuống hố sâu tội lỗi. Tối ấy cả ba người chồng, vợ, bạn đều không ngủ nổi. Dai ngỏ ý với vợ, anh nói muốn chết để nàng được hạnh phúc bên Zhang. Hôm sau người bạn muốn ra đi, Dai giữ lại và nói chàng nên ở lại để làm cho nàng hạnh phúc, nàng cần anh, Zhang tự nhận lỗi và nói Dai hãy tin tưởng nàng.
Dai uống thuốc quá liều định quyên sinh để hy sinh hạnh phúc cho bạn và vợ. Zhang cứu bạn rồi ra đi”
Một cuốn phim độc đáo, toàn bộ chỉ có đúng năm người gồm ba nhân vật chính, hai nhân vật phụ không hơn không kém, cốt truyện chỉ diễn ra trong khoảng hai tuần lễ. Có người cho đây là một vở kịch nhiều hơn là điện ảnh. Cuốn phim thể hiện một bi kịch thời hậu chiến với tình yêu, tiếc nhớ, đau khổ, hy sinh, đạo lý và tràn trề tình thương đồng loại. Nhân vật chính Yuwen người đàn bà bất hạnh giam hãm cuộc đời ảm đạm, thê lương bên người chồng bệnh hoạn, cáu kỉnh. Dai Liyan người chồng bệnh tưởng, tiếc nhớ quá khứ, đau khổ vì mất mát do binh đao khói lửa gây ra, Zhang nhà trí thức tiếc nhớ mối tình tan vỡ thời thanh xuân không thể nào lấy lại được.
Họ là nạn nhân của chiến tranh, của hủ tục lỗi thời, chạy loạn lưu lạc hết nơi này sang nơi khác, bèo hợp rồi tan, sau mười năm xa cách gặp lại nhau trong hoàn cảnh éo le ngang trái. Zhang gặp lại người yêu Yuwen nay kéo lê cuộc đời bất hạnh bên người chồng cũng đau khổ như nàng, họ đều là những người đau khổ.
Gặp lại nhau, Zhang mới biết người yêu nay lại là vợ của bạn chàng. Mười ngày sau, hai người cùng dạo chơi ngoài bờ thành đổ nát, họ nói chuyện xưa, chàng tiếc nhớ quá khứ mười năm trước đây, và đổ lỗi cho mẹ nàng đã không chấp nhận chàng, nàng bảo
-Bây giờ mẹ em mất rồi
Zhang đáp:
-Nhưng em đã có chồng, anh tiếc hồi xưa đã không nhờ người mai mối để bây giờ….
Mới đầu Dai Liyan tưởng bác sĩ Zhang và vợ chàng chỉ là người cùng tỉnh, chẳng bao lâu sự thật phơi bầy trọn vẹn nhất là tối hôm sinh nhật cô em gái. Dai Liyan đã tìm ra lối thoát để gỡ nút cho mối tình bộ ba éo le ngang trái này. Tối ây chàng bảo vợ:
-Tôi thèm được như Zhang, tôi ghen tỵ với hắn, hắn khỏe mạnh, yêu đời, từ ngày anh ấy đến đây nhà đầy sinh khí. Những năm gần đây tôi đã khiến cho mình sống trong tuyệt vọng, tôi thật chẳng xứng đáng làm chồng của mình. Tối hôm nay thấy mình uống rượu, thấy mình hạnh phúc, mình còn trẻ, tôi gần như quên rằng mình là vợ. Tôi nghĩ không xứng đáng làm chồng của em, tôi chỉ mong chết sớm để em bớt khổ. Mình còn yêu Zhang hay không? Mình cứ nói thật cho tôi biết, cứ nói thật đi!
Yuwen chỉ đáp
-Tối nay sao mình nói nhiều với em thế?
Hôm sau Zhang ngỏ ý muốn ra đi, Dai Liyan giữ bạn lại nhưng chàng ta nói
-Tôi ở lại đây cũng chẳng giúp gì được cho anh.
Dai Liyan bèn nói thật.
-Anh ở lại đây vì nàng hơn là tôi, nàng cần anh, có anh nàng sẽ hạnh phúc hơn, vì tôi mà nàng đã chịu nhiều đau khổ
Khi Dai đã nói hết sự thật, Zhang ra giọng u sầu bảo
-Anh hãy tin ở nàng, chính tôi đã cư xử không đúng cương thường đạo lý, tôi xin chịu mọi trách nhiệm chứ không phải nàng
Giọng chàng u buồn khó tả, Zhang muốn nói nàng vẫn giữ trọn đạo phu thê để bạn yên tâm, Yuwen không phải là người đàn bà phản bội.
Hôm sau Dai Liyan thấy hai người nói chuyện xa xa ngoài đường lộ, lần này người chồng quyết định gỡ nút cho mớ bòng bong của cuộc tình tay ba ngang trái. Tối ấy chàng uống thuốc quá liều hôm sau mê man bất tỉnh trước sự lo âu hốt hoảng của tất cả mọi người. Anh quyết hy sinh cho hạnh phúc của bạn và và vợ hiền để đền bù những nỗi khổ mà họ đã chịu đựng từ mười năm qua.
Yuwen khóc lóc năn nỉ Zhang cứu chồng, chàng chẩn bệnh chích thuốc Dai Liyan bình phục.
Người khách ra đi, hành lý trên tay, hẹn mùa xuân năm sau trở lại.
Nhờ hai tài tử chính trong phim đã trổ hết tài nghệ khiến vở bi kịch nhuốm vẻ não nùng u ám. Wei wei đã diễn tả tuyệt vời thân phận người đàn bà đau khổ tưởng như không ai có thể thay thế được vai này. Tài nghệ của Li Wei trong vai bác sĩ Zhang cũng diễn tả không kém phần thê lương ảm đạm, chàng thể hiện sự dằn vặt nội tâm giữa hoàn cảnh mối tình bộ ba ngang trái.
Dian đã gỡ nút cho tấn bi kịch bằng sư hy sinh cao đẹp nhưng bất thành, anh đã được Zhang cứu sống để rồi cuối cùng bạn đã ra đi, truyền thống luân lý đã ngăn cản chàng và Yuwen không sa vào con đường tội lỗi.
Tâm lý nhân vật sâu sắc, nhà đạo diễn và các vai chính đã diễn tả một cách phong phú nội tâm đau khổ của ba nhân vật chính cũng như sự giằng co giữa tình yêu, tình bạn và luân thường đạo lý trong một tình huống éo le. Kết thúc cuốn phim quá đẹp khi người lữ khách ra đi để giữ lại hạnh phúc cho bạn, cho người yêu và gìn giữ luân thường đạo lý.
Như đã nói trên, nhiều phim hay đã được thực hiện lại như Bẩy Người Hiệp Sĩ 1954 của Nhât đã được quay lại khoảng 6 lần, phần nhiều của Mỹ.
Sau khi chiếm được Trung Hoa năm 1949, chính quyền Cộng Sản cấm đoán những sáng tác nghệ thuật của địch mà họ cho là phản động, nhưng với tinh thần đổi mới cởi mở, Hoa lục đã cho chiếu lại TiểuThành Chi Xuân từ thập niên 80. Cuốn phim đã được khán giả tán thưởng và đã được thực hiện lại năm 2002. Người Tây phương cũng đánh giá cao nghệ thuật cuốn phim cổ năm 1948 của Trung Hoa Dân Quốc nên hai hãng phim Pháp, một hãng Hòa Lan đã hợp tác góp vốn với hãng phim Hoa Lục để làm sống lại đóa hoa xinh đẹp của nghệ thuật thứ bẩy này. Các nhà làm phim nghĩ rằng với kỹ thuật tối tân hiện đại họ có thể làm cho phim hợp thời hơn, hay hơn phim cũ.
Phim mới 2002 do đạo diễn Tian Zhuangzhuang thực hiện hơn phim cũ 1948 một số phương diện như hình ảnh, mầu sắc, ánh sáng, âm thanh, nhạc đệm… nói chung là những tiến bộ về kỹ thuật. Truyện phim 2002 được Ah Cheng viết lại dài hơn, sửa đổi nhiều chi tiết nhỏ, nhà đạo diễn Tian bỏ lời kể chuyện của Yuwen nhân vật chính nhưng nói chung quay gần sát nội dung phim cũ.
Mặc dù phim mới 2002 được hai giải thưởng quốc tế khiêm tốn, qua thăm dò đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt khắp nơi như một tác phẩm thành công nhưng xem ra nghệ thuật không bằng phim cũ.
Tôi xem phim mới qua DVD rồi lên youtube (http://www.youtube.com/watch?v=F-cxVGRB5s8) xem lại phim cũ quay 1948 để có dịp so sánh hai nền nghệ thuật cũ và mới này. Nhà đạo diễn tuy có kéo dài thêm nửa tiếng nhưng cũng không đóng góp gì thêm nhiều cho tác phẩm về mặt nghệ thuật trái lại còn có biểu hiện thụt lùi hơn trước.
Nhìn chung nhà đạo diễn và các tài tử trong phim mới đã không diễn tả được kịch tính thê lương của truyện phim. Cụ thể hơn, sự dàn cảnh sắp đặt của nhà làm phim cũng như diễn xuất các tài từ đã không thể hiện được cả về nội tâm cũng như ngoại cảnh một truyện tình buồn lồng trong hoang tàn đổ nát của thời hậu chiến. Cảnh Dai Liyan tâm sự với vợ và bạn Zhang, những sự thật phũ phàng, tâm sự u uất của Zhang đã được thể hiện nhạt nhẽo không gây được xúc động cho người thưởng thức.
Một chi tiết nhỏ ở cảnh cuối phim cũ khi người khách trọ ra đi, cô em gái, bác gia nhân tiễn chàng ra ga, nghệ thuật đơn sơ cũa Fei Mu đã để lại trong lòng khán giả nỗi buồn mang mác trước cảnh biệt ly, người vợ vẫy chồng lại cùng đứng nhìn người bạn ra đi biền biệt. Nhà đạo diễn Tian trong phim remake 2002 đã thay đổi kết cục nhưng với chiều hướng nghệ thuật đi xuống khi để người chồng tỉa cành trong vườn, người vợ đem khăn cho chồng lau mặt, nó đã khiến cho cảnh sinh ly thành vô nghĩa làm hỏng đoạn kết buồn.
Diễn xuất điêu luyện của các tài tử chính trong phim cũ vượt trội hẳn hơn phim remake, Wei Wei đã diễn tả sâu sắc nội tâm người đàn bà đau khổ, diễn xuất của cô vượt xa Hu Jingfan cùng trong vai người vợ. Tài nghệ tuyệt vời Wei Wei vai Yuwen và Li Wei vai Zhang đã để lại trong lòng khán giả một nỗi buồn mênh mang, một niềm thương cảm triền miên cho số phận long đong của họ.
Về ngoại cảnh, những đống gạch vụn ngoài vườn, vết thương chiến tranh còn để lại trong phim đen trắng đã kết hợp hài hòa với tâm trạng u uất của người chồng tiếc thương quá khứ huy hoàng của gia đình nay đã bị chiến tranh hủy hoại nhưng ngoại cảnh của đạo diễn Tian trong phim mới không thể hiện được gì ngoài những vườn rau tươi mát ven sông, bờ cỏ xanh thi vị. Ngoài ra nhà đạo diễn Tian sơ xuất khi chọn cô Lu Sisi, một cô gái còn quá nhỏ, chỉ vào khoảng 13 tuổi đóng vai một cô 16. Với kỹ thuật và phương tiện tân tiến nhà đạo diễn đã cố gắng rất nhiều để đổi mới một tác phẩm cổ điển trở nên hợp thời hơn, hay hơn nhưng như đã nói trên ông đã không thành công gì nhiều cho lắm.
Như thế kỹ thuật có thể tạo cho nghệ thuật một bộ mặt mỹ lệ hơn được hay không? Nó có thể thay đổi giá trị những tác phẩm xưa cũ lỗi thời bằng kỹ thuật hiện đại, phương thức tân kỳ hay không?
Thực tế chứng tỏ rằng nhiều phim mầu hiện đại remake đã không mang lại kết quả như ở đây, cuốn phim xưa cũ từ 65 năm trước của đạo diễn Fei Mu nay vẫn được giới phê bình và các nhà làm phim nhìn nhận là một trong những tác phẩm tuyệt diệu nhất mọi thời đại của nền điện ảnh Trung Hoa.
Trọng Đạt
VC và giang hồ tứ khoái
Không cần gì văn hóa phẩm thì con người vẫn sống được chớ có chết thằng Tây nào.
Nhưng mà con người không đơn giản như vậy. VC bây giờ nói nào ngay không thiếu bất cứ cái gì. Ăn ngủ đ. ỉa đầy đủ. Nó chỉ hơi bị nghèo nàn phong cách văn hóa và khả năng sáng tạo đời sống văn minh tinh thần con người. Cũng không ai chết vì nghèo nàn phong cách. Ăn ngủ đ. ỉa, cũng đủ… rùi. Chúc may mắn. Ha ha ha !
“Tôi xem phim mới qua DVD rồi lên youtube (http://www.youtube.com/watch?v=F-cxVGRB5s8) xem lại phim cũ quay 1948 để có dịp so sánh hai nền nghệ thuật cũ và mới này. Nhà đạo diễn tuy có kéo dài thêm nửa tiếng nhưng cũng không đóng góp gì thêm nhiều cho tác phẩm về mặt nghệ thuật trái lại còn có biểu hiện thụt lùi hơn trước.”
Khán giả Trọng Đạt chê phim “Mùa Xuân Tỉnh Nhỏ” được remake lại bị “thụt lùi” có lẽ vì đạo diễn dỡm.
Thế mà những đạo diễn “Pro” ở Hollywood dựng phim “Barbie“ vẫn bị cấm chiếu ở VN vì có cái “lưỡi bò” là hơi bị…lạ.
Chỉ có cái lưỡi bò thôi mà cấm không cho ai coi, không lẽ đám bò Ba Đình… liếm nhiều năm quá rồi bị…thụt lưỡi! Cho nên mỗi khi chúng thấy lưỡi bò là bị dị ứng.
Cháu nghĩ vậy, thế nhưng quý khán thính giả DCV có “phương án-giải phóng mặt bằng nỗi bức xúc” nầy không?
Trong khi chuyến xe đời vẫn ì ạch chạy về phía trước người lớn tuổi thường nhìn đàng sau. Bóng quá khứ khi tỏ, khi mờ thành mông lung huyền ảo. Đau khổ xưa có thể là kỷ niệm êm đềm. Hạnh phúc xưa lại là phút giây tiễn biệt. Lớp bụi bám theo hành trang qua năm tháng đúng là bụi đời cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Tui vẫn còn giữ được cuộn tape nhão, 2 mặt, Khánh Ly hát với guitar thùng từ thời còn hát chân đất. Cứ mở ra nghe vẫn thấy hay hơn tất cả ca sĩ (kể cả chính KL bây giờ) hát. Tại sao?
Nghe là tâm cảm. Nhạc và lời ca kéo quá khứ trở về. Đắm chìm vào quá khứ đó mới cảm được. Còn người Hà Lội hay lớp trẻ bây giờ không hề có thứ quá khứ đó thì họ khen hihi chỉ là cách khoe mẽ mình “sành điệu” thôi. Càng hơn thế nữa, càng tổ chức theo với văn minh hiện đại càng đánh mất giá trị nguyên thủy của tác phẩm. Một người bạn, muốn nhắc tui về Đà Lạt, gửi link một bài trong show nhạc về TCS (không liên quan vụ KL) tui than “họ giết TCS bằng dàn nhạc rất hiện đại mà họ không hề biết”!
Mùa Xuân Tỉnh Nhỏ, phim đen trắng từ năm 1948, lột được tâm thức con người ở thời buổi đó nên nó tồn tại với thời gian. Bây giờ đem làm mới, tài tử mới, khán giả mới… thì khó thành công. Chính cái đen – trắng của phim đã chuyên chở trung thực nếp nghĩ, nếp sống thời đó mà hiện tại không thể có được. Thử lấy Iphone chụp một tấm hình, rồi nhìn với mắt thường cũng khung cảnh đó, thấy khác nhau xa. Kỹ thuật đã làm tấm hình đẹp hẳn. Nhưng là cái đẹp ảo. Tâm thức không ảo được!
Xem Cuốn Theo Chiều Gió, The Little House On The Prairie… là trở về tâm thức với người xưa, sống trong bóng quá khứ. Cũng như quý bác trọng tuổi tìm lại chính mình trong bóng hoàng hôn vậy.
Happy July 4th.
Chịu nổi hôn ..chời?
Chỉ có “hoài niệm” mà bả cho cả đám lên chiếc xe lam chiều…về miền quá khứ hết ráo!
Giờ này mà còn guitar thùng, đi chân đất nà thế lào? Quý bác trọng tuổi đều đã chuẩn bị đồ vest để nghe đàn cò hết rồi!
Viên mại đặt vấn đề về bức hình thì Mừ em cũng xin hỏi. Một người “trọng tuổi” sắp sửa đoàn tụ với…ông bà chọn tấm hình thời còn xuân sắc làm “ID” trên bàn thờ thay vì bức hình vừa mới chụp ở tuổi u90 thì cái nào thật và cái nào ảo?
chọc ghẹo chút híu mong mại đừng giận.
Chiện thiệt. Bác Võ Bị phố tôi ở qua đời, bà xã ổng hỏi: Tôi chọn hình lúc còn sinh viên đeo an pha đỏ để trước linh cữu được không? Tui nói bác trai đã chọn sẵn rồi nên mới in bự để sẵn trong khung mà! Ai cũng muốn chọn hình đẹp để chào vĩnh biệt người đến dự tang lễ. Đó là ảnh thật đâu phải ảo? Bác Mừ bắt chẹt tui ác quá huhu. Vui nghen bác.
Thôi. Thời thế tuy có đổi thay nhưng người giàu lúc nào cũng binh ra…cù lủ. Nhớ ngày nào mình vác mấy bộ đồ cũ ra chợ Tân Bình thì người ta dịu dàng hỏi:” còn bộ đồ nào dòm cho ra người hông…cha nội?”. Thiệt tình là Mười tui ứa nước mắt vì mấy bộ “đồ chơi” còn đầy kỷ niệm đi chân đất, ôm thùng trong trại. Cũng may là cuối cùng bả chịu “hốt” để Mười có tiền lên chiếc xe lam chiều…tối qua.
Hic! Còn mắt nhắm mắt mở gặp ngay chiện bí hiểm. “binh ra… cù lủ” là cúi tùn nhiều như svsq ra đồi Cù chơi cả lũ? Chuyện Tân Bình không hấp dẫn bằng “bắt phiếu” mua hàng ngoại gần n/h Thanh Thế, ra chợ Huỳnh Thúc Kháng buôn, xuống IMEX lúc đó ông Đức chồng Bạch Tuyết cải lương làm giám đốc hihi rồi đến Bánh mì Ngọc Lan ở Hàm Nghi… nhiều lắm! Bye bác, phạm luật của DCV nhiều rồi.
Bánh mì chợ cũ-Như Lan.
Ngôn ngữ Mỹ có câu ” Trước bông hoa-Ta đang ở hiên tại.Trước tương đài-ta đang ở quá khứ-Trước cuốn sách -Ta đang ở Tương lai.”.Người ta thương nói ,quá khứ là lưc cảng của sư tiến bô.! Thât vây vây,nêu cứ-ôm chặt quá khứ ,để sống,thì e rằng ,k thể nào theo kịp đươc đà văn minh của loai người đươc.Vì thế ,nên nhìn quá khứ bằng căp mắt của nhà học thuật.Bởi thế ,mơi có các từ ngữ : Cổ-học-tinh-hoa. Viên khảo cổ học… Tất cả những nhà ngiên cứu ,đả làm công tác gạn đục-khơi trong ở quá khử,để tìm ra những hạt-kim-cương dùng cho tương lai.Cứ ôm mải quá khử-Tư hào viễn vong…thì chắc chắn, Chết là cái chắt!.Vì mắt đả nhắm vơi tương lai.Nhắm mắt là Chết chứ còn gì nữa??
Lời anh dạy chí phải. Quá khứ không thế dùng như một thước đo chân lý. Hoài niệm và nhận thức của mỗi thế hệ khác nhau. Một sự sáng suốt trong đời người để đánh giá đúng sự việc mới là quan trọng. Cảm ơn anh.
Hello bác Ha nguyen, còm bên trên chỉ riêng về phim Mùa Xuân Tỉnh Nhỏ, không nói về quan niệm sống. Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn gắn kết mật thiết. Quá khứ là kinh nghiệm nền tảng để xây dựng hiện tại. Hiện tại vững chắc thì tương lai mới tốt đẹp. Không ai ôm khư khư quá khứ mà thành công. “Ăn mày dĩ vãng” như VC thì phải có một ngày… Cảm ơn bác.
Thưa các bạn cùng quan điếm, Trên diễn đàn nầy ,tôi ít khi góp ý có-tính-cách -phản -biện với con -cháu-cu-hố ,mà người ta thường gọi là “dư-luân-viên’. Vì lẻ,không phải chế họ,không có biên chứng,mà vì thuở nhỏ ra đường,mẹ thường dạy; Đừng chọc chó cắn connghe!Thuở đó quê tôi ,nhiều người chết vì bênh-chó dại! Đó là chuyên củ.Lơn lên học hành,tiếp cân nhiều nền văn hóa Âu Tây,lại thấy lời -Mẹ -dạy -năm -xưa vẩn còn sống mải với tư tưởng Tây phương;” Thà nhường chổ cho con Chó ,còn hơn để nó cắn”.Nhưng chỉ đúng với những -con -chó VN thôi,vì nghe đâu VN bây giờ thiếu thuốc Vacine trị bênh Chó-bênh rắn… Nó cắn thì chết mất ,vì thiếu thuốc.Đó là sư thất Cám ơ các bạn.
Đúng là tình củ-không rủ củng đến! Nhưng chưa chắc?? Biết đâu Yumen ,người vơ và Ông bạn củ của Chồng là BS ZANG có “hen hò”. Dù có hẹn hay không ,thì sự-thăm-viếng của của Ông bạn, không hàm ý là môt-sư-chân-tình về “tình bạn”!. Đây chỉ là sư đến thăm có “dư mưu”,thăm người tình củ là chính !Đây chính là điểm “hà -tì”(fault) )của bô phim. Phải chi,cuôc đến thăm nầy đươc mô tả như là “môt-sư tình cờ” thì hay biết mấy.!Đành rằng ,bối cảnh là cuôc chiến tan hoang.Nhưng tình yêu thời nào thì củng thế.! yêu đương thì phải có “lảng mạng”!Hanh phúc đến bằng sư-tình-cờ ,bao giờ củng hay hơn sắp đặt !Tôi chưa biết cuốn phim.Nhưng theo lời người kể,,thì đây là một-sư-thiếu sót ,không những về nghệ thuật ,mà cả nhân văn nửa./
Khà khà khà, anh Phet’ thấy rằng Tàn Dư Trọng Đạt không cháp nhận quy luạt đào thãi của xả hội mà cứ luyến tiếc níu kéo quá khứ rùi mang ra so sánh, sau đó khen lấy khen để cái OLD SHIT đả bị đào thãi để rùi chê bai sự tiến bộ của kỷ thuạt củng như cách nhìn và đánh giá một tác phẩm nghệ thuạt của thế hệ đương đại.
Tàn Dư Trọng Đạt nên nhó rằng không ai có thể ngăn cản đuọc quy luật đào thãi của xả hội loài nguòi. Tàn Dư Trọng Đạt có quyền luyến tiếc quá khứ…….vàng son(maybe) của mình, nhưng mà mang quá khứ…….vàng son để so sánh và chê bai cái hoành tráng hiện tại của nguòi khác, cua? thòi đại hôm nay thì quả là một đánh giá chủ quan lệch lạc và LẠC HẬU(out of date) của mình , hiẻu chưa hiẻu chưa, kakakkkkakka.
Trọng Đạt cứ vớ vẫn với mấy thằng bệnh lao mà làm gì. Cũng may là đám phương tây nhào vào mà quay thành phim nên đỡ mất mặt cho tên bệnh lao bên Trung Hoa chứ vài năm trước ta cũng cho ra cuốn phim về thằng Ba Thành bệnh lao bên…Hongkong mà không có con ma nào vào xem cả. Đảng ta cứ địt đíu vang trời vì nhân dân…đào thải.
“…không ai có thể ngăn cản đuọc quy luật đào thãi của xả hội loài nguòi”. Phét .
Hèn chi mà quan thày đế quốc Nga và các chư hầu Đông Âu đã bị đào thải, chỉ còn lại bọn tàn dư Cộng sản 5 nước !!! Và hiên giờ thằng Putin đang luyến tiếc dĩ vãng cố gây dựng lại đế quốc Liên xô thuở trước bằng cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, khiến toi mạng 226000 thằng lính Nga !
“Không ai có thể ngăn
cản được quy luật…”
Đây là cái gọi là “triết
lý” của loài bò đỏ
Đúng là cái thứ đần độn ,mà cứ hay xổ
“triết học mác lê nin”
Đồng chí Phét là chuyên viên tự ị, tự ăn từ ngày có đảng. Có sướng không?
Chán mấy đứa lợn viên
Mâm nào cũng chõ mõm
vào,toàn là những “tư duy” ngu
đần ,vớ vẫn.
Cứ đưa mặt cho thiên hạ đập ,rồi
tự sướng một mình .
Đảng ta nên mở thêm một cái đại
học nữa để huấn luyện thêm cho bọn
này : “Đại học chuyên ngành vừa cay cú
vừa tự sướng” để đào tạo bò đỏ .