Một người làm quan

2
Cả họ làm quan. Ảnh mang tính minh họa, báo Nông Nghiệp

Lão điên cuồng gọi điện, nhưng vợ lão không bắt máy. “Trần đời có một” – Lão gầm lên trong óc. Từ xưa đến nay trong cái nhà này ý lão là ý chúa, ba đứa con cùng vợ lão chỉ là con chiên ngoan đạo, lão bảo sao phải nghe vậy, nếu không là chết với lão, vậy mà…

Bực mình, lão sai thư ký gọi cho cô con gái đầu – vốn cũng theo ngành nghề của lão, vậy mà chỉ nghe vẻn vẹn câu trả lời:

– Xin lỗi đang trong giờ làm việc, tôi không thể trả lòi những câu hỏi mang tính riêng tư được.

– Ơ hay! Cô thư ký gào lên:

– Thủ trưởng yêu cầu tôi gọi điện thoại để biết tình hình gia đình chị mà.

Đáp lại chỉ một tiếng cạch khô gọn, báo hiệu đầu dây đã bị cắt.

Lặp lại vài ba lần vẫn không có người nhấc máy, tức khí lão đích thân gọi vào số riêng của con gái lão, theo dạng mesenger- Nghĩa là người nghe và người gọi đều có thể nhìn thấy mặt nhau. Với cô con cả bao giờ lão cũng tỏ ra hào phóng nhất, cứ mỗi năm thay đổi điện thoại một lần, cái nào cũng phải xịn nhất. Chả thế thằng cháu ngoại mới lên 3 của lão đã có cả đống I phone từ I phone 6 plus đến I phone l0. Cô con gái thứ hai cũng vậy, hễ chị gái có cái gì là nó cũng phải có thứ đó; Từ biệt thự, xe hơi, kính mát, váy xống, thứ gì cũng phải hàng hiệu…Bởi cứ rảnh háng là hai chị em đặt vé máy bay qua tận Hồng Công, Sinhgapo mua đồ hiệu, tính ra cả vài chục triệu tiền Việt Nam mỗi thứ, vậy mà…

Gọi điện thoại cho cả hai chị em không được, lão đâm ra tức khí. Cô thư ký – vốn tuổi bằng cháu ngoại lão đang leo lên đùi lão mất hứng đành lủi thủi trèo xuống nước mắt ngắn dài…

– Khóc gì ? Hắn quát: – Gọi tài xế cho tôi rồi biến!

Nhanh nhảu làm theo lệnh hắn, cô lí nhí:

– Thủ trưởng không cho em theo ạ?

Bình thường mỗi lần có nhu cầu đổi gió, hẳn lại lôi cô theo, đích thân cô hầu hạ chiều chuộng lão từ A tới Z…Đủ các loại sâm, nhung, rượu bổ, thuốc kích thích chất đầy ở nhà cô( căn nhà mà lão mua riêng cho cô và lắp đặt đủ các loại camera định vị nhằm chiếm hữu cô làm của riêng, cấm cho thằng đàn ông nào léng phéng. Vài lần cô bị đàn em của lão đánh cho nhừ tử vì cứ nghĩ “ làm việc” trong bếp, sát với bức tường phòng tắm thì camera nào tới được? Nào ngờ gã trai trẻ từng làm cô đạt đỉnh lại là gã lén ghi hình ngay dưới chân cô để vừa đào mỏ cô , vừa kiếm thêm tiền của sếp .

“ Cỏ đen, đen kịt mu dày” của cô vẫn không làm lão tìm lại tuổi ba mươi : “tắm không biết rét, yêu không biết mệt”. Lão lập tức bắt cô phải gọi bạn gái hoặc nhân viên khách sạn đến để lão bú mớm, liếm láp cho thỏa thuê, hòng dựng được “ cột buồm” lên. Tiền lão không quan tâm vì đã có cấp dưới của lão lo chu đáo. Trước đó, cũng đôi lần tiếc rẻ, cô chia ra thành ba phần bằng nhau cho cô và hai gái gọi khác hoặc trả theo dịch vụ thông thường, phần còn lại bỏ túi riêng, vậy mà cũng không xong, lão tuyên bố: – Em là bồ riêng của tôi, thời buổi nhộn nhạo này, dạy bồ như dạy vợ:

“Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy bồ tử thuở tô hô giữa giường”

Cứ trái ý là hắn đưa dụng cụ của ngành cho đàn em nện, khi cần hắn lại dâng cho cấp trên để nhờ cậy điều gì đó. Thoạt tiên cô nhăn nhó không đồng ý vì không muốn cảnh “ chồng chung bồ chạ” nhưng lão lý sự:

-Tình tội gì, cơ chế này cứ thằng dưới phục vụ cho thằng trên, dù sao anh cũng chỉ là phó công an tỉnh, trên đầu anh còn phải đội bao nhiêu thằng cấp bộ, cấp ngành khác, vì vậy, cứ ngoan ngoãn nghe theo lời anh thì có tất, còn cố tình trái ý anh là đời ra bã…

Bỏ lại thư ký, kiêm bồ nhí, lão bắt lái xe đưa về tận nhà, căn nhà mà khi còn là trưởng công an huyện lão đã cho xây đủ ba tầng, rộng thênh thang cả vài trăm mét, nơi vợ và con gái, con rể , cháu ngoại lão tha hồ ở; Nào bể bơi, ao cá, cây cảnh, chỗ đỗ xe, quán bar, sàn nhảy, v.v chỉ còn thiếu mỗi sân golf… Khoảng mười năm hoà thuận, sung túc thì mầm phân rã tăng vọt. Đầu têu là thằng con út của lão, vốn được cưng chiều như hoàng tử nhưng lại chống đối lão ra mặt, bao nhiêu chỗ ngon lành, thiên hạ mất cả trăm cây vàng cũng khó lọt mà nó thì lắc…Thay vì chơi bời, nhậu nhẹt, chém gió, hễ nơi đâu có dấu hiệu làm ăn phi pháp là nó nhào đến phá đám, không những phá đám cơ sở làm ăn của bố, nó còn phá từ trong nhà phá ra. Cấp dưới cứ cầm tiền tư bản đến nhà lão hối lộ là nó cho “ giãy chết”, không những cấm cho ai được nhận mà còn bóng gió, cạnh khoé, la mắng hoặc suỵt chó đuổi phải chạy bán sống bán chết, chỉ một lần là tởn đến già, trách nó thì nó cự cãi :

– Nhà này từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, ban công, bàn ghế, xe máy, xe Mẹc, tủ lạnh , tủ tường …đường đi lối lại … toàn của phi pháp hết, thế vẫn chưa đủ mạt vận à? Báo cho ông biết: “Có công, có đức, mặc sức mà ăn. Vô tâm, vô đạo gạo tiền không có” nhớ! Của hối lộ nào cũng là phi nghĩa hết, Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, sẽ đến lúc đời con cháu ông chết đói vì không có gạo nấu cơm, hoặc chết khát vì không có nước mà uống đấy…

Ông cười khẩy, bảo:

-Tao làm quan cách mạng, làm gì cũng phải theo luật đảng, phải đúng đường lối, quy trình.

Phận làm “ cha già” cả tỉnh, gần 2 triệu người có ít đâu? ai cũng e dè nể sợ mà mặt nó cứ nhơn nhơn, chỉ ra hàng loạt dối trá, sai lầm của đảng mà ông là một ví dụ điển hình của sự loạn luân, sa ngã. Tức mình ông đập bàn, quát:

– Thời đại này, nước trong không có cá, mày sống trong ao nước đục này mà không chịu được thì biến.

Thế là nó đi, tự hùn hạp vốn với bạn bè mở công ty vi tính riêng. Chỉ riêng thoát được cái nạn “ xin đểu” hoặc trấn lột của bọn đàn em dưới chướng ông, đã tiết kiệm cho nó vài chục triệu một tháng rồi, ấy thế mà bảo nó cưới vợ cho ông bà có cháu nội, nó còn mắng vốn ông:

– Trồng cây phúc để quả đức cho con” tôi đã đi khỏi nhà để tránh mọi hậu họa của ông nên con tôi không thể có một người ông khốn nạn như vậy.

Mỗi lần báo đài đăng nghị quyết đảng; Nào “ làm trong sạch đội ngũ”; Nào “chuyên chính vô sản “ nó lại mỉa mai:

– Bẩn như cứt rồi, chỉ có dùng nước Tư bản xối xuống bồn cầu thế giới may ra mới trong lại thôi, còn để trong hố xí xã hội chủ nghĩa thì sạch sao được ?

Nhà có bảy người trưởng thành – kể cả hai chàng rể, thì có bốn người là công an, thay vì vinh dự, tự hào thì nó đả phá hết. Câu cửa miệng của nó là : “Mẹ kiếp! Xã hội nào mà chả cần công an, nhưng công an như xã hội chủ nghĩa này thì còn đéo gì là xã hội ? Cứ suy từ bốn ông, bà công an trong cái nhà này là ra. Thằng nào cũng ăn bẩn, ăn tạp, ăn từ sắt thép xi măng, đất dự án, nhà tái định cư đến nải chuối, con gà…Ngay cả cái tã giấy của trẻ con hay băng vệ sinh của phụ nữ cũng chi chít dấu răng của lũ chó chúng nó.

Cực chẳng đã, hai chàng rể nhà lão phải “bỏ của chạy lấy người”, trước khi đi chúng nhăn nhở bảo:

Em nó bảo “Nghề công an là nghề nghe chửi”, nghề thất đức…Bọn con biết dân còn sợ, chưa dám chửi thẳng vào mặt nhưng hàng ngày, hàng giờ đã phải nghe em nó ra rả chửi rồi, nên phải dzọt thôi!

Mỗi lần về nhà thăm mẹ hoặc dự sinh nhật cháu( dĩ nhiên là không có ông) nó lại làm cả nhà sợ, nhất là hai chị gái, bị nó căn vặn, hoạnh hoẹ đủ đường , lúc nào cũng chỉ sợ các cháu đua đòi, hư hỏng, vượt ngưỡng đạo lý cha, ông, sống hợm hĩnh trước nỗi khổ của số đông đồng loại, hèn hạ dối trá lưu manh( nghèo thì hèn, giàu thì hợm). Con lớn mới 15 tuổi đầu đã được ông và bố mối lái, nhấm nháy cho mấy đám “ nhà mặt phố, bố công an”, nó cấm tiệt, còn bảo, giọng ví von, châm biếm:

“Bao giờ vịt đẻ ra ngan

Thì mày hãy lấy công an làm chồng” nghe chửa ?

Cứ nhìn gương bà ngoại với mẹ chúng mày ấy.

Vốn ngây thơ , sống trong nhung lụa, hai đứa cháu gái hất hàm hỏi lại:

– Bà ngoại với mẹ chúng cháu thì làm sao cơ?

– Thành xác khô hoặc thần giữ của cho ông với bố chúng mày chứ sao?

Tưởng nó chỉ nói chơi, ai ngờ nó về tận nhà đón mẹ đến ở phố huyện nhà nó thật, còn ra xác lệnh cho ô sin : “Hoặc chị theo tôi về nhà mới giúp bà cụ mấy tháng đầu, hoăc lượn ngay khỏi nhà vì lão ấy “hái hoa, bắt bướm” suốt ngày rồi tiệc tùng quanh năm suốt tháng không về, nên không cần ”ôsin”

Hai con becgie to lớn nó cũng cho đi ở ngay sau khu vực công ty của nó . Thật khốn cho lão vì mụ vợ già từ khi lão chỗm chệ trên ghế nóng – giám đốc công an huyện – đã bị lão bỏ rơi, suốt ngày thui thủi một mình nên cũng âm thầm chống lại lão, bỏ biệt phủ đồ đạc, tài sản để đi theo thằng con bất hiếu, chỉ mong kiếm chút cháu đích tôn, hòng có người nối dõi tông đường. Của đáng tội, trước đó cũng có mấy đám môn đăng hộ đối đặt vấn đề mà nó cứ chối quầy quậy, nó bảo:

– Cái nhà này chưa đủ thất đức hay sao mà còn rước họa vào thêm nữa ?

Đứng trước cảnh vườn không, nhà trống quạnh hiu, lão cũng chán, gọi điện thoại cho hai cô con gái không được lão đành gọi cho chàng rể, vốn là cấp dưới của lão…

Đuổi thư ký riêng đi rồi, ngồi với con rể trong phòng làm việc, lão hỏi :

-Xảy ra việc tày trời như vậy. Sao các anh không báo cáo với tôi?

Gã con rể lí nhí:

– Biết cậu út có ý định cưới vợ, đưa mẹ đi khỏi nhà, chúng con đã gọi điện thoại cho cậu ấy để bàn bạc mà bố biết rồi đấy, có bao giờ cậu ấy chịu ngồi nhậu với bất cứ ai là công an đâu? Đặc biệt là cấp dưới thân cận của bố như con với chú Côn- vợ cô An.

Lão đắng họng nhìn chai rượu Johnnie Walker trước mặt, bất chợt gầm lên:

– Nó muốn phá tan cái nhà này, phá hỏng sự nghiệp chính trị của tao, nhưng nó không biết tao phải bỏ ra hàng chục tỉ để kê chỗ đứng và khai gian lận tuổi tác, bằng cấp để leo lên chức giám đốc công an tỉnh à? Bao giờ vào được bộ chính trị tao sẽ nghỉ.

Gã con rể trầm ngâm:

– Bố sinh năm 1952, tuổi rồng, đẹp quá rồi, cần gì phải thay đổi tuổi nữa ?

Đang bực lão gầm lên:

– Rồng tiên gì, có mà “rồng lộn”* thì có ấy, tao chán cảnh ngồi chờ về hưu với mụ vợ già lắm rồi, nên tao sửa năm sinh từ 1952 thành 1959 để “trẻ hoá lãnh đạo” ngồi đợi mà xơi thêm vài năm nữa.

– Bố khôn thật! Thằng con rể nức nở khen: – Con không phản động như chú Hiếu nên bố càng ngồi lâu, con càng được nhờ.

Câu nói ráo hoảnh của cậu rể trưởng làm ông nghi ngại:

– Sao nó lại làm chuyện động trời gì nữa à?

Nhấp một ngụm rượu ngoại đắt tiền, cậu con rể thủng thẳng:

– Thì bố biết rồi đấy, có ban ngành nào là không dính đâu? Bao nhiêu lần bị cảnh sát cơ động bắt xe về đồn làm ầm lên có ai dám xử lý hành chính đâu? Chưa đủ còn lên tận chốt để cãi nhau tay đôi, tay ba, giải thoát cho đám bạn vàng của cậu ta nữa. Cánh cảnh sát cơ động ở đoạn đường gần trụ sở của công ty cậu ta “móm” lắm, cuối ngày nộp tiền theo chỉ tiêu quy định cứ kêu thiếu suốt .

– Có chuyện ấy ư? Biết rõ tính thằng con nghịch tử nhưng lão không ngờ nó dám chọc ngoáy vào bát cơm của bọn lâu la dưới quyền như thế. Tuỳ địa hình, cấp bậc mà mỗi xuất phải giao nôp cho thủ trưởng bao nhiêu? Cụ tỉ như cấp dưới của lão có xin gẫy lưỡi lão cũng không chịu. Trên đời này thiếu gì thằng muốn nhảy vào chỗ trống ấy, việc gì phải giảm, phải bớt, để cho bọn chúng hớt tay trên …nhưng…

Chia tay bố vợ, con rể lão ngậm ngủi bảo:

– Trước khi ra khỏi nhà, bố biết em Hiếu làm gì không?

Ông ớ ra:

– Tao ở trên này suốt có mấy khi rảnh rỗi mà về nhà đâu, sao lại hỏi thế?

– Thì vào tận đồn để đòi thả người, lấy xe cho người yêu của bạn… Việc đã rồi, giá cứ hỏi xin là xong, đằng này còn đòi lập biên bản, quay clip để bạn gái đưa lên mạng, bọn con phải can ngăn mãi : “Cùng là người trong nhà cả, xấu bố thì hổ con, sao cậu cứ thích “vạch áo cho người xem lưng” thế?

Cậu ta ương bướng:

– “ Phúc đức tại mẫu” Tôi sống theo luật định ban hành chứ không thể chấp nhận một bố già đểu giả như thế. Nhai xương, gặm thịt dân mà cứ leo lẻo “cho dân và vì dân”…

Câu chửi chưa kịp bật ra khỏi vòm họng ông thì cậu con rể thông báo:- Hôm ấy đúng ngày rằm, bọn con rình mãi mới bắt được bà già bán cam, táo, hồng xiêm, lê, chuối…Đã chia nhau mỗi người một xuất để đem về đưa vợ cúng rằm rồi mà bà cụ cứ lèo nhèo mãi:

– Cả nhà tôi trông vào hai ngày rằm và mồng một đầu tháng đấy cậu ơi, cho tôi xin lại để kịp bán hàng kẻo 11 giờ trưa rồi.

– Sao không xử lý hành chính rồi cho bà ấy đi?

– Trời! Cậu con rể ngạc nhiên:

– Xử một triệu thì bà ấy không chịu cứ nhèo nhẽo “cậu phạt tôi năm chục hoặc một trăm thôi, có lời lãi bao nhiêu mà các cậu ăn dày thế? Trong khi anh em đang có nhu cầu nên cương quyết giữ lại, chính con với tư cách trưởng đồn phải bảo:

– Tôi đã ra lệnh cho anh em đổ hết xuống cống rồi, còn ghế ngồi , quang gánh, túi xách, bàn cân đấy, bà cầm lấy mà về đi, nếu không chúng tôi quẳng nốt lên xe rác đấy” Thế là bà ấy ngồi bệt trước cửa đồn khóc ầm lên:

– Ối các ông công an ơi là công an ơi ! Các ông “cho dân và vì dân” thế này đây à ? Các ông cướp cho dân nghẻo, giết tươi nhân dân chúng tôi thì có, ối trời cao đất dày ơi”

Đúng lúc cậu Hiếu mò vào… ngăn thế nào cũng không lại rồi xộc cả lên bàn làm việc của anh em trên gác, bắt thu hồi từng quả hồng , quả na, trái chuối, đu đủ trả lại cho bà cụ, thật mất mặt quá đi mất…

Trân trân nhìn con rể, lão đau hơn hoạn, chỉ lẩm bẩm:

– Thằng này đúng là sinh nhầm chế độ, lẽ ra “cha mẹ sinh con, đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa sinh tính” thì nó lại làm ngược lại, nhất định đòi sinh tính cho chế độ cộng sản này.

Điều mong ước bấy lâu, nay đã thỏa nỗi chờ mong, thay vì về “vui thú điền viên” với mảnh vườn rộng, với ngôi nhà đẹp cùng dăm cô bồ nhí thì hắn được trèo vào ghế nóng. Chính thức làm giám đốc công an tỉnh, điều hành phụ trách hàng loạt bộ phận thay cho giám đốc cũ phải về hưu vì “vi rut lạ” tấn công.

Ngựa quen đường cũ, hắn cứ tranh thủ, vơ vét, hòng san bằng tỉ số đã bỏ ra lo lót, kê ghế…59 tuổi đầu, còn trẻ chán, quan trọng thoát ra được trung ương, thành uỷ viên bộ chính trị thì dù có cả đám tóc BẠC trên đầu, hay vài chục viên ĐÁ QUÝ trong thận, thậm chí cả BẤT ĐỘNG SẢN trong quần vẫn ok.

Đời thật vô thường, đang lên tiên với đám gái chân dài nơi miền sơn cước…lão bỗng thấy hẫng một nhịp, tim như ngừng đập, chân tay co quắp rơi từ đỉnh nuí cao xuống thềm địa ngục…lão ú ớ:

– Cứu…

Trước khi chìm đi trong vô thức, lão còn nghe cô thư ký phàn nàn:

– Đã bảo rồi mà, người như con nhái bén mà đòi chọi với cả đám gái thổ mừ, khác gì cỏ gà chọi với trâu mộng, nó không giẫm chết mới là chuyện lạ…

Xe cấp cứu ào tới, trong cơn vô thức , chưa kịp mặc lại bộ quần áo ngành, chỉ có mảnh ga giường trùm lên cơ thể nhũn nhèo, nồng nặc muì bia rượu lão còn kịp nghe tiếng nhân viên cấp cứu hỏi nhau:

-Ai thế? lãnh đạo tỉnh à?

-Còn cao hơn cả lãnh đạo tỉnh ấy chứ

-Bị sao vậy?

-Không biết là đột quỵ hay lại “vi rút lạ” tấn công?

Cả nhà lần lượt vào thăm …hai con gái, hai chàng rể cùng bốn đứa cháu ngoại …Trong khi hai chàng rể và lũ cháu cả trai lẫn gái ngơ ngác đứng nhìn thì hai cô con gái ngồi thụp xuống thành giường, giọng gấp gáp:

– Bố, bố có nhận ra con không? Khổ thân bố …vuì đầu vào làm việc tối ngày đây mà.

Lão hấp háy mắt , cố nặn ra một nụ cười thân thiện mà cổ họng đau rát, lưỡi cứng đờ , ngọ nguậy mãi mới nói được ba từ đơn giản nhất:

– Người …cùng… gi…ường!

Cả nhà phì cười ,giọng con gái lão reo to:

-Bố sống rồi, bố làm con sợ qúa, nghe các đồng chí lãnh đạo tỉnh gọi điện thoại báo cáo lại là bố lên tận Sơn La công tác, ngồi ô tô leo dốc suốt 8 tiếng đồng hồ rồi lại tiệc tùng ăn nhậu đến khuya nên hơi qúa chén, làm con lo qúa.

Nhoài người ra khỏi đống chăn nóng sực vì tẩm sấy, ông hỏi giọng yếu ớt :

-Thàng … thàng Hếu âu?

-Ôi, cô con cả gạt đi: -Bố nhắc đến thằng nghịch tử ấy làm gì ? Khi nghe con gọi điện thoại cho mẹ để thông báo tin dữ, nó dám giật điện thoại từ tay bà cụ xuống, giọng đắc thắng: – Tôi biết sớm muộn cũng có ngày này mà

– Ao ao…

– Sao hả bố? Bố muốn nói gì, sao tự nhiên lại xưng “tao” với chúng con ?

Ông lắp bắp chưa kịp trả lời rằng thực ra ông hỏi vì không muốn gặp nó, đặc biệt trong hoàn cảnh “có vấn đề” này…nhưng cái đầu đã không còn là của ông nữa rồi, nó đẫn đờ, ngơ ngác như vừa qua một trận ốm thập tử nhất sinh.

Ngồi chưa nóng chỗ, đám con cháu ông đã vội vàng thông báo tin dữ:

– Thôi chết, con quên khuấy đi mất, thằng Hiếu chắc sắp đến rồi, tưởng nó đi làm, tuị con sẵn xe nhà định qua khu chung cư đón mẹ đi, nhưng từ trong nhà nó hạ lệnh :

– Để tôi đưa mẹ đi, tưởng chỉ có lũ ăn cướp các người mới có ô tô thôi hả ? Này, tôi nói cho mà biết, đi mấy cái xe “dự án” ấy, dù tốt, dù sang nhưng tổn thọ lắm đấy, không đời nào tôi để mẹ trèo lên cái xe chạy bằng cả máu, nước mắt và mồ hôi dân lành đâu?

Cô thứ hai nghe vậy vội vàng xách túi đứng lên:

– Đi thôi, đi ngay, kẻo nó vào lại vạch áo cho cả bệnh viện xem lưng bây giờ …

Ông cố giơ tay ngăn lại…bởi chưa bao giờ ông sợ cảm giác trống vắng, cô đơn như thế này, một luồng linh cảm lành lạnh cứ dâng lên ngập cổ họng ông… nhưng thà rằng chạm tay vào thần chết đang rình rập đâu đó trong bệnh viện còn hơn phải chạm mặt nó lúc này. Trong thâm tâm, đã có lúc ông nghi ngờ nó không phải con đẻ của ông, không phải một bộ phận không thể tách rời của ông, càng không phải là đứa con trai vàng ngọc của ông như gia đình nội tộc hoặc bạn bè thường nghĩ . Rõ ràng giữa ông và nó là một khoảng cách xa vời như hai đường thẳng song song không thể gặp nhau ở một điểm, bề ngoài nó không hề giống ông vì như ông bà bảo: Bố tìm thấy con gái, mẹ tìm thấy con trai, nó giống mẹ như lột, từ chiều cao dong dỏng thư sinh, nước da trắng , lông mày rậm đến cả cử chỉ, tính tình thói quen , càng lớn lại càng đối chọi với ông như hai đầu của một sự vô cùng trái ngược ,như nước với lửa, như đen với trắng , như đầy với vơi, như nóng với lạnh …Hồi nhỏ ông cưng chiều nó bao nhiêu thì bây giờ càng ngày càng xa cách bấy nhiêu …

Óc ông thoáng hiện lên hình ảnh cô nhân tình bé nhỏ hôm nào được ông nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa…nào ngờ lại dây mơ rễ má với tụi bạn học của nó, còn là người đẹp trong mộng của nó suốt thời Đại học nữa. Vì thế giữa phòng làm việc , đông đủ cả ban nọ bệ kia mà nó dám chỉ thẳng tay vào mặt ông tố cáo:

– Ông chơi gái chín phương chưa đủ à mà còn đòi đú đởn với con gái nhà lành nữa?.Mẹ kiếp, mở miệng ra là “cho tôi và vì tôi” vì tôi là con trai duy nhất, là của hiếm trời cho, kho báu của dòng tộc này, vậy mà chỉ xểnh ra một tí là ăn tươi nuốt sống cả bạn học của tôi…

Giọt nước làm tràn ly, nó đưa mẹ ra khỏi nhà mà không thèm nói với ông một tiếng, dù chỉ là mang tính thông lệ, xã giao …

Cả lũ cháu con đã ào ào lao đi, để mặc ông nằm lại với cái nhìn trân trối , bao nhiêu ý nghĩ đen tối như những đám mây nặng nề lướt qua trong đầu rồi thiếp đi lúc nào không biết. Có lẽ thuốc tiêm và chất dịch lúc này đã ngấm dần vào cơ thể mệt mỏi vì “làm việc qúa sức” của ông, kéo ông vào cơn mê man không dứt.

Cả buổi chiều dài hơn thế kỷ, ông cứ lơ mơ trong cơn mộng mị như vậy, cho đến khi nghe tiếng bà vợ già sụt sịt bên cạnh, và tiếng thằng nghịch tử quát tháo:

– Mẹ khóc làm gì cho tổn thọ, con đã nói rồi, tội ai làm người ấy chịu.

Bất giác ông đưa tay ôm đầu cảm giác rõ rệt như tất cả mọi khí huyết trong cơ thể đang đùng đùng dâng cao khiến máu dào dạt trào tuôn ra từ khắp các mao mạch, tế bào,

Ông trợn mắt

-Ày…ày…

Trước khi bị trăm ngàn sợi cơ bóp cứng trái tim, ông còn kịp nghe nó quát:

– Này tôi nói cho ông biết nhớ. Khôn hồn thì hiến hết biệt thự, của cải cho dân, cho xã đi, đám tang ông còn có người đến viếng, nếu cứ khư
khư giữ những của bất nhân bất nghĩa trong nhà thì chẳng ma nào thèm vác mặt đến đâu.

Ông giận run người , muốn ngồi dậy đập cho nó một phát , nhưng cái thân ông đã không chịu theo sự điều khiển của cái đầu ông nữa rồi, đành nằm bẹp lắp bắp:

Chá chết! Chá chết…ao àm ất ả …ỉ ì ày…

– Cám ơn…nhưng tôi đâu cần những thứ táng tận lương tâm ấy, của thiên thì trả địa, trả hết đi…

Bà mẹ vừa kéo tay con trai ra khỏi phòng vừa vội vàng gọi bác sĩ, rồi lập cập báo tin cho con gái.

Đo tim mạch, huyết áp, luồn ống thở ô xy vào mũi, bác sĩ ngán ngẩm bảo :

– Xong rồi, bị đột quỵ lần thứ hai thì hết cách chữa , bây giờ nếu gia đình đồng ý cho mổ, ông ấy sẽ sống được nhưng chỉ nằm và bơm thức ăn trực tiếp vào dạ dày mà thôi , một số tế bào não bị liệt rồi đặc biệt là dây thần kinh vận động nên sẽ không nuốt, không nhai hoặc đi đứng được đâu

Từ hôm đó ông nằm, mắt mở trừng trừng, đếm từng giọt thời gian trôi thông qua những giọt nước biển li ti, lãnh đạo bệnh viện nói với hai cô con gái ông:

Bác ấy giờ chỉ là baby thôi, nhờ mổ kịp thời theo yêu cầu của gia đình, hy vọng “ còn nước còn tát” nên bác ấy đã được cứu, nhưng lượng tế bào não bị chết chiếm tới 70 % nên yếu lắm, nhận thức cũng hết sức mơ hồ, mờ nhạt, hi vọng tiêm thuốc, truyền nước biển ăn qua xông bác ấy sẽ sống thêm ít ngày …dù thế nào mọi người cũng phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận tình huống xấu nhất , bệnh đột quỵ này, dẫu tiền nghìn bạc vạn cũng không thể cứư vãn tình thế được đâu.

Tất nhiên ông được chăm sóc như một đứa trẻ, suốt mấy tháng trời đều đặn có một thanh niên khỏe mạnh đến tận bên giường chăm sóc ông 24 trên 24 giờ, từ chuyện bế ông vào nhà tắm tắm rửa, lau chùi , vệ sinh, đến bơm thức ăn trực tiếp bằng xi lanh qua dạ dày…Có một điều lạ lùng là mỗi lần anh ta đến lại chắp tay vái sống ông:

– Lạy chúa, xin chúa thương con, nếu con có mệnh hệ gì xin chúa hãy cất con đi luôn, đừng bắt con phải chịu cảnh bán thân bất toại này, Nhà con nghèo lấy đâu ra mỗi ngày vài triệu đồng để nuôi xác thân như thế …

Người duy nhất không “cùng giường” đến thăm ông là vợ của anh ta, trái ngược với chồng , chị vợ bảo:

– Cứ như thế mà lại may mình ạ, em nghĩ kỹ rồi , bốc cứt cho ông cụ còn khỏe hơn bốc gạch. Một ngày hầu hạ được 400 nghìn đồng, còn bốc gạch ngày nào giỏi lắm được 200 nghìn mà è cổ, gãy lưng, chưa kể công việc hôm có, hôm không. Còn làm cho ông cụ thì đều đặn ngày nào cũng có, vì vậy cứ mong ông cụ sống dở, chết dở như thế này mà lại hay đấy. Vợ chồng mình khỏi lo nghĩ gì, con cái lại có tiền nộp học. Bố mẹ già ở quê cũng có chút tiền tiêu vặt gọi là đồng quà, tấm bánh để yên tâm trông coi, chăm sóc lũ nhỏ cho hai vợ chồng mình ở hẳn trên này.

Cả năm trời lão không hề thấy bóng dáng cô bồ nào, kể cả bồ lớn, bồ nhỏ, bồ ba, bồ tư… càng mong càng mất dạng. Nếu nói được chắc ông đã phải gầm lên “đồ chó chết” như hôm trước ông chửi thằng bất hiếu con ông:

– Chá chết! Chá chết!

Đám tang ông đúng như lời thằng Hiếu nói, lưa thưa vài mống, thằng Hiếu và vợ nó không đi vì con vợ đang ở cữ, ra nghĩa địa sợ ảnh hưởng tới đứa trẻ, còn nó lấy cớ vợ đẻ nên ở lì nhà bà ngoại, chỉ có bốn đứa trẻ, hai vợ chồng con gái và bà vợ già đi theo linh cữu ông, riêng cặp vợ chồng người bốc gạch được trả một triệu đồng một ngày công cho cả hai, nên lao vào phụ việc, tẩm niệm, hương khói, tiện thể khuân ít đồ về quê.

Cám cảnh, thằng rể cả nhà ông phải xua cả đám khóc thuê vào cuộc cho xôm trò, tiếng khóc không những làm náo loạn cả vùng quê nghèo yên ắng còn xóa bớt ấn tượng do tiếng than hờ của bà vợ già đem lại. Tiếng “hờ” của bà nghe ai oán , thê lương như khóc cho số phận của bà nhiều hơn người chồng làm quan đã mất… Từ một cô gái nghèo ở thôn quê cưới một anh nông dân quê kệch, chân lấm tay bùn, chữ nghĩa chưa đầy một vốc lá đa, phải cắc ca cắc củm rồi vay thêm các cụ để thoát ly gia đình, làm đủ nghề,từ lao công quét dọn, phụ hồ, dân phòng , bảo vệ đến khi vào được ngành công an, bao nhiêu của nả gom góp hết để được đơn vị xét tuyển theo học học viện an ninh nhân dân hệ chuyên tu, ngoi ngóp mãi, đến lúc thành “ông nọ bà kia” thì bà cũng thành một thứ gái già khú đế trong nhà, chẳng bao giờ ông ngó ngàng tới. Chỉ thằng út là còn để mắt quan tâm tới bà, cho bà đứa cháu “đít tôn”, còn hai đứa con gái, tưởng “ruộng sâu trâu nái cũng không bằng’ , ai ngờ theo bố “gặt hái tương lai”, bỏ mặc bà chết trân chết lặng nơi quê nghèo,trong một dinh thự rộng vài nghìn mét vuông với ô sin và chó, không thèm dòm ngó…

Tưởng cái chết sẽ lọc sạch tất cả, ai ngờ ba ngày, bẩy ngày , 49 ngày, rồi 100 ngày trôi qua mà lần nào ra thăm mộ cả nhà đều bắt gặp biển “cấm đái” chôn đúng nơi đầu mộ. Lúc đầu ai cũng nghĩ đó là trò nghịch ngợm, phá đám của thằng Hiếu, nhưng rồi giỗ đầu, giỗ cuối, sự việc cứ liên tục lặp đi lặp lại khiến mọi suy nghĩ dồn về dân làng – nơi bị ông quy hoạch hàng nghìn mét vuông đất của họ với giá rẻ mạt để xây biệt phủ và làm nghĩa trang gia đình

Khắp làng vang lên những tiếng chửi rủa âm thầm: Tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” ai ngờ một kẻ làm quan cả làng phải đi ăn mày, giời ạ, ới ông quan ơi là ông quan ơi”

Sacto, July 7 – 2019

T.K.T.T

—————-

*Rồng lộn nói lái thành… l. rộng

2 BÌNH LUẬN

  1. Trần đại Quang từng giữ chức vụ bộ trưởng Công An ( 2011- 2016).

    Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy : Chủ tịch nước Trần Đại Quang có biệt hiệu là “đại ngu” từ hồi học phổ thông. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3 trường làng, trường huyện, thành tích học tập của Quang lúc nào cũng đội sổ, để lại trong xã hội Việt Nam những câu nhận xét của bạn bè cùng trường, cùng khóa, cùng niên và tất nhiên cùng tuổi khi đó( từ 1950 đến 1953):

    – D.m thằng này ngu éo tưởng được, không biết sau này mày làm gì mà sống? Chỉ một điều ngu đã đủ khổ rồi, mày còn đại ngu nữa thì…không khéo tay gậy tay bị khắp nơi ăn mày thôi con ạ. Cũng may, Quang lại có lý lịch “vấy bùn’: ông bà nội ngoại và bố mẹ Quang đều “chân lội xuống bùn, tay cấy mạ non” nên được xét vào Đại học An ninh. Sửa năm sinh từ 1950- thành 1956 để “trẻ hóa lãnh đạo”, giữ ghế lâu dài . Nhờ lòng trung thành vô hạn với đảng Cộng sản vĩ đại của mình, Quang trở thành bộ trưởng bộ Côn an , mà phương châm triệt để hữu hiệu là: dùng Côn đồ, băng đảng xã hội đen để giữ gìn an ninh trật tự cho xã hội đỏ dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản. Rồi nhờ thời công an trị mà lại một lần nữa: “Ghế cao ngồi tót sỗ sàng” lên chủ tịch nước, tha hồ ban phát đặc quyền đặc lợi cho bọn côn an dưới trướng.

  2. Nhà văn Vũ Thư Hiên – đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988. Là con trai của Vũ Đình Huỳnh – thư ký của Hồ Chí Minh : Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn nguyên là dân móc túi, trộm cắp được Trường Chinh thu nạp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên