Lý do Nga quyết chí ủng hộ Venezuela

5
Ảnh CNN

Chính sách của Nga tại Venezuela chịu ảnh hưởng nặng của Igor Sechin, tổng giám đốc tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft.
Venezuela đang mắc nợ tập đoàn này 3 tỉ đô la và ngoài ra, tập đoàn còn làm chủ hai giếng dầu ngoài khơi Venezuela và nhiều tài sản khác.

Tháng 9 năm ngoái, Tổng giám đốc Sechin đã gặp Tổng thống Maduro ở Moscow và đến tháng 11, Sechin bay qua Caracas để gặp Maduro lần nữa, khiến cho người ta càng thêm tin rằng chính sách của Nga tại Venezuela được tác động bởi lợi ích nhóm, nhất là nhóm thân cận với Tổng thống Putin.

Sechin, người từng là phiên dịch viên của quân đội Soviet tại Angola, đã cặp kè với Putin từ ngày Putin còn là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố St Petersburg. Trong đám thân cận với Putin, rõ ràng là Sechin có tiếng nói mạnh nhất, khi có dính đến lĩnh vục năng lượng.

Năm 2008, Sechin đã thuyết phục các nước thân Nga trong khu vực châu Mỹ Latinh công nhận hai tỉnh Abkhazia và Nam Ossetia muốn tách rời ra khỏi Gruzia, một nước mà Putin rất ghét và các nước dùng tiếng Anh thường gọi là Georgia.

Ngay khi Nicaragua trở thành nước đầu tiên công nhận hai tỉnh đó, Sechin đến Managua và hứa hẹn nhiều gói đầu tư.

Tiếp theo Nicaragua là Venezuela của Hugo Chávez. Ngay khi Chávez công nhận Abkhazia và Nam Ossetia vào năm 2009, Venezuela được Nga cho vay hơn 2 tỉ đô la để mua vũ khí của Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Sechin lập ra tập đoàn gồm 5 công ty dầu khí lớn nhất của Nga sang đầu tư ở Venezuela.

Nhưng Nga không có công nghệ để chế biến dầu thô lấy từ các giếng của Venezuela cho nên tập đoàn này phải chi cho các công ty phương Tây hàng tỉ đô la để xây dựng thêm các sơ sở chế biến.

Các công ty tham gia tập đoàn thấy cách làm ăn này không có lời nên từ từ rút lui, nhưng Putin vẫn muốn tiếp tục đầu tư và đồng ý để Sechin chính thức làm tổng giám đốc tập đoàn Rosneft vào năm 2013. Chuyện đó đủ thấy Sechin mạnh cỡ nào.

Việt Nam cũng đầu tư hơn một tỉ đô la vào một dự án dầu khí ở Venezuela nhưng coi như mất trắng, không thấy ai nhận trách nhiệm.
Tính đến giờ phút này, Venezuela nợ Nga 17 tỉ đô la, trong đó có hơn 6 tỉ đã đáo hạn nhưng chưa trả nổi. Phân nửa số nợ là nợ với chính phủ Nga, phân nửa còn lại là do PDVSA, tổng công ty dầu khí quốc doanh của Venezuela nợ Rosneft.

Năm 2017, khi Venezuela không trả nợ đúng hạn, có nhiều tiếng nói bên trong nước Nga thắc mắc về các làm ăn của Sechin. Trong lúc đất nước đang bị phương Tây trừng phạt, tại sao Sechin lại ném tiền tỉ ở một đất nước xa xôi bên châu Mỹ Latinh? Nga trở thành nguồn hy vọng cuối cùng của Venezuela.

Và bây giờ, vì Nga đã đầu tư quá nhiều vào Venezuela nên Nga không muốn chế độ Maduro sụp đổ. Chính phủ thay thế Maduro có thể quịt nợ. Trong lúc công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đang cân nhắc chuyện thoái lui khỏi Venezuela, giống như Repsol đã rút khỏi một dự án khoan dầu với Việt Nam ở Biển Đông sau khi bị Trung Quốc hăm dọa, tập đoàn Rosnef chưa lấy có dấu hiệu nào buông bỏ.

Phải chăng điều đó có nghĩa là Nga chỉ bỏ rơi Maduro khi nào chính phủ mới hứa tiếp tục trả nợ cho Nga?

ĐCV tổng hợp theo Financial Times và Iroon

5 BÌNH LUẬN

  1. Mỹ đang mong Nga Tàu đổ quân vào Venezuela để Mỹ có lý do đổ quân và hỗ trợ cho phe nổi dậy. Nga Tàu có dám đánh trực diện với Mỹ không? Mỹ đã sẵn sàng còn nếu không dám thì sẽ đánh nhau với quân nổi dậy được Mỹ cố vấn và trang bị vũ khí. Đoàn quân viễn chinh Nga Tàu mà có mặt ở Venezuela sẽ là một cơn ác mộng về tiếp liệu, khả năng rất cao là có đi mà không có về. Cuộc chiến tiêu diệt CNXH của tổng thống Trump đã bắt đầu, sau Venezuela sẽ đến lượt Việt nam. Các đỉnh cao trí tuệ CS mau tìm đường hạ cánh an toàn bên Mỹ, kỳ này nhân dân không đào hầm bí mật chứa chấp các người đâu vì nhà cửa đã bị thu hồi bán cho Tàu hết rồi.

  2. Nga ko phải vi tiền mà uy tín của một cường quốc và lòng trung thành của một đàn anh,Nga trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh,chỗ nào có Mỹ thì Nga có mặt,nhìn vào Syria là biết

    • Chả có thằng cường quốc nào mà không bảo vệ quyền lợi và ảnh
      hưởng chánh trị của nó cả . Nói chuyện giống như mấy tên dư luận
      viên hạng bét ,lúc nào cũng đội Nga và Tàu cộng . Còn tin tưởng
      vào mấy cái thứ vớ vẩn như “uy tín và lòng trung thành của một
      đàn anh Nga “,thì thật là ngu trường kỳ .

      Xưa nay ,cái kiểu chiến tranh mà Nga gây ra,chỉ là cái kiểu chiến
      tranh “phá thối “, không trực diện, hòng để chia chác ,được nhượng
      bộ các quyền lợi khác . Như ngày xưa ,Liên xô cũ ,được Mỹ tống
      vào họng vài tầu chở lương thực chẳng hạn .

      Nhẩy vào Syria kỳ này Nga hố to .Chả được thằng Mỹ nhượng
      bộ cho cái khỉ gì ,mà nó còn rút quân ra khỏi đó ,cho thấy cái
      cảnh … cắn ớt .

      Hăm he nhẩy vô Venezuela kỳ này ,không biết thằng Mỹ hứa sẽ
      nhượng bộ cho quyền lợi gì ? Nhưng Trump là thằng cha không
      có bình thường ,coi chừng ôm đẩu máu .

  3. Số tiền Nga cho Venezuela vay và đầu tư chẳng thấm vào đâu so với con số 50 tỷ US dollars của Tàu Cộng đã đổ vào cho Venezuela vay và đầu tư trong 10 năm qua và có nguy cơ…mất trắng. Nhưng mất tiền cũng chưa đau bằng mất luôn nguồn cung cấp dầu hỏa từ Venezuela. Mỹ thẳng thừng tuyên bố giải pháp quân sự nếu thấy cần thiết để Nga và Tàu biết quyết tâm của Mỹ mà tránh và sẽ có các cuộc đi đêm để dàn xếp cho quyền lợi của Nga. Còn của Tàu thì đi kiếm Chávez và Maduro mà đòi.
    nv

  4. Trích:”Phải chăng điều đó có nghĩa là Nga chỉ bỏ rơi Maduro khi nào chính phủ mới hứa tiếp tục trả nợ cho Nga?”

    Không chỉ Nga mà Tàu cũng quyết bảo vệ Maduro tới hơi thở cuối cùng, nhưng kinh tế Nga thì èo uột như mèo mắc mưa, trong khi nồi cơm kinh tế Tàu thì đang nấu nữa chín nữa sống với Mỹ. Làm sao bảo vệ?

    Hình như ông Juan Quaido có hứa nhưng có giữ lời hứa sau khi nắm quyền không là chuyện khác, vì Juan Quaido được Mỹ bồng nước và hơn nữa Venezuela là sân sau của Mỹ.
    Hãy chờ xem.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên