Little Kabul, Little Saigon và số phận người tị nạn

8
Một sinh hoạt của sinh viên gốc Afghanistan ở vùng Đông Vịnh San Francisco, tháng 5/2019 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan.

Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp.

Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.

Nói chung, người Afghan ở Mỹ cũng đã trải qua cuộc sống không có nhân quyền trên quê hương nguồn cội, như người gốc Việt. Họ cũng trải qua hành trình vượt biên khó khăn, qua được nước láng giềng trước khi được tới Mỹ định cư. Có người đã phải chờ đợi nhiều năm trong các trại tị nạn. Nhiều người đã phải hồi hương theo chương trình của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc.

Trong gần nửa thế kỷ qua, một đất nước với 30 triệu dân mà đã có đến 5 triệu người Afghan phải bỏ quê hương ra đi. Một số được Mỹ, Canada, Anh, Nga, Pháp và nhiều quốc gia nhận cho định cư, còn lại hiện sống trong các trại tị nạn ở các quốc gia láng giềng của Afghanistan.

Khoảng 150 nghìn người tị nạn Afghan được Hoa Kỳ nhận cho định cư trong 40 năm qua. Họ sống tập trung tại California, Virginia, New York.

Tiến sĩ Sedique Popal là giám đốc Noor Islamic Cultural Center ở thành phố Concord, vùng Vịnh San Francisco (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Theo nhật báo San Francisco Chronicle trích dẫn số liệu năm 2019 của Cục Thống kê Hoa Kỳ, hiện có 66 nghìn người gốc Afghan sống tại California và đông nhất tập trung tại vùng Vịnh San Francisco.

Nhiều người Afghan sống tập trung tại các thành phố Fremont và Hayward ở East Bay. Fremont có khu phố thương mại với nhiều cửa hàng dịch vụ và thực phẩm Afghan thường được biết đến với tên gọi “Little Kabul”.

Năm 2018 một phụ nữ Afghan là cô Aisha Wahab đắc cử vào hội đồng thành phố Hayward, được coi là một trong hai nữ dân cử gốc Afghan đầu tiên tại Hoa Kỳ, cùng lúc với cô Safiya Wasir đắc cử vào lập pháp tiểu bang New Hamsphire.

Sau khi đem quân vào Afghanistan để lật đổ chính quyền Taliban vì biến cố 11/9/2001, Hoa Kỳ giúp Afghanistan xây dựng cơ chế tổ chức quốc gia trong tinh thần dân chủ, đã có nhiều người Afghan ở Mỹ, châu Âu trở về giúp nước. Giới lãnh đạo Afghanistan trong hai thập niên qua, trong đó có nhiều phụ nữ, là những người đã tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng trên thế giới.

Tổng thống Hamid Karzai, Tổng thống Ashraf Ghani từng sống và làm việc ở nước ngoài trước khi trở về phục vụ quốc gia, sau khi chế độ Taliban bị Hoa Kỳ lật đổ.

Dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ Afghan không có nhiều người được hưởng giáo dục và bị hạn chế các quyền tự do căn bản. Trong hai mươi năm qua hàng triệu nữ sinh đã có cơ hội đến trường. Nhiều phụ nữ Afghan đã tham gia chính quyền như Dân biểu Fawzia Koofi là một trong những phó chủ tịch của quốc hội, Thống đốc Salima Mazari, Thị trưởng Zarafi Ghafari. 

Sau khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi vùng đất này vào thời hạn 31/8, chính quyền Kabul đã sụp đổ và Taliban đã giành lại được quyền lãnh đạo Afghanistan sau 20 năm.

Dưới thời Việt Nam Cộng hoà từ năm 1956 đến 1975 cũng có nhiều người Việt tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng nước ngoài về góp phần xây dựng quốc gia. Lãnh đạo chính quyền trong các bộ, nổi bật có các ông Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Văn Hảo. Trong giáo dục có các giáo sư Bùi Xuân Bào, Vũ Quốc Thông, Nguyễn Văn Bông, Lê Xuân Khoa, Thanh Lãng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Võ Tòng Xuân.

Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và cộng sản giành được quyền lãnh đạo thì nhiều người cũng bỏ nước ra đi, người ở lại cũng không thể đóng góp được cho sự phát triển quốc gia.

Từ khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8, trong hai tuần sau đó quân đội Mỹ đã thực hiện một cuộc di tản bằng đường hàng không lớn nhất từ trước đến nay, khi 123 nghìn người được các máy bay quân sự của Mỹ đưa ra khỏi Kabul, gồm người Mỹ và người Afghan đã hợp tác với Hoa Kỳ.

Sài Gòn tháng 4/1975 và Kabul tháng 8/2021 có những điểm giống nhau giữa Việt Nam Cộng hoà và Cộng hoà Afghanistan. Một khi Hoa Kỳ thấy không còn quyền lợi quốc gia ở đó nữa thì không có lý do gì để tiếp tục chi ngân sách hàng tỉ hay cả trăm tỉ đôla mỗi năm vào những nơi đó.

Nhưng khác nhau là ở chỗ Hoa Kỳ đã công bố thời điểm sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan và thi hành đúng theo lịch trình Tổng thống Joe Biden đã đưa ra. Vị tướng chỉ huy cuộc di tản người Mỹ là người cuối cùng bước lên máy bay lúc gần đến thời khắc 31/8 để rời Kabul, dù còn cả trăm người Mỹ bị kẹt lại.

Người Mỹ rời Sài Gòn trong chiến dịch “Frequent Wind” sau khi có lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu tất cả người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, kể từ sáng ngày 29/4.

Cả trăm nghìn người Afghan được di tản trong những tuần lễ qua đang tạm trú trong các trại tị nạn ở Trung Đông, châu Âu và trong nội địa Hoa Kỳ để tiến hành thủ tục an ninh trước khi được ra ngoài định cư.

Năm 1975, 130 nghìn người Việt rời Việt Nam trong tháng Tư cũng đã được đưa vào các trại tạm trú ở Thailand, Philippines hay đến các đảo Guam, Wake, trước khi vào các trại tị nạn trong nội địa Hoa Kỳ để làm thủ tục định cư. Chương trình định cư người Việt được di tản vào mùa xuân 1975 chấm dứt vào tháng Mười.

Với chính sách bỏ tù không xét xử hàng trăm nghìn cựu quân cán chính Việt Nam Cộng hoà, bắt giam hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức và tiêu diệt văn hoá Mỹ-Ngụy nên hàng trăm nghìn người Việt tiếp tục tìm cách ra đi, đông nhất là bằng đường vượt biển cho đến 20 năm sau mới chấm dứt.

Đợt người tị nạn cộng sản Afghanistan đến Hoa Kỳ đầu tiên vào thập niên 1980, gia tăng nhiều trong hai thập niên sau đó. Cũng như làn sóng “thuyền nhân” được định cư ở Mỹ trong cùng thời gian. Người tị nạn Việt và người tị nạn Afghan đã có chung cùng cảnh ngộ.

Người Việt khắp nơi trên thế giới hàng năm gửi về cả chục tỉ đôla cho thân nhân, nhiều nhất là từ Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Afghan trong năm 2020 cũng đã gửi về cho gia đình 789 triệu đôla, theo tin Reuter ngày 2/9/21.

Câu hỏi đang được lãnh đạo Hoa Kỳ đặt ra là, với sự trở lại nắm quyền của Taliban đời sống của người dân Afghanistan trong những tháng năm tới sẽ ra sao? Taliban có sẽ tàn bạo như trước đây và áp dụng luật của Hồi giáo một cách khắt khe, nhất là chính sách đối với phụ nữ.

Tiến sĩ Sedique Popal, thứ hai từ trái, cùng đồng hương Afghan ở vùng Đông Vịnh San Francisco (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Chủ trương của Taliban là chống lại phương Tây, đặc biệt là những gì thuộc về tư tưởng dân chủ, về bình quyền và văn hoá Mỹ vì cho đó là xấu xa, không thích hợp với Hồi giáo.

Như lãnh đạo cộng sản Hà Nội đã có những chính sách tiêu diệt tư tưởng dân chủ và văn hoá Mỹ-Ngụy tại miền Nam sau 30/4/1975 vì cho đó là đồi trụy, là phản động.

Hoa Kỳ và thế giới đang chú ý đến những gì lãnh đạo Taliban sẽ làm trong những tháng ngày trước mặt, để có những chính sách thích hợp.

Làn sóng người tị nạn Afghan sẽ chấm dứt sau khi số người được di tản trong tháng 8 vừa qua được định cư, hay còn kéo dài trong nhiều năm nữa, như làn sóng thuyền nhân của người Việt trong suốt 20 năm sau năm 1975?

Những ngày qua thành phần lãnh đạo của Taliban đã lên tiếng cho biết họ sẽ cởi mở hơn trước, sẽ tôn trọng quyền phụ nữ và kêu gọi người dân Afghan ở nước ngoài, kể cả những lãnh đạo cũ của đất nước, hãy trở về đóng góp cho việc xây dựng quốc gia. Họ hứa sẽ không có việc trả thù với những ai đã tham gia hay hợp tác với chính quyền cũ.

Thế giới đã nhìn vào Việt Nam trong những năm sau ngày 30/4/75 để nhận ra xung đột giữa tự do và cộng sản được thể hiện qua các chính sách đàn áp tư tường, truy quét văn hoá Mỹ một cách tàn bạo ra sao.

Thập niên 1990, thế giới cũng đã nhìn vào Afghanistan để thấy rằng khi Taliban lên cầm quyền họ đã có những chính sách khắt khe theo tinh thần luật Hồi giáo, trái ngược với các giá trị phương Tây như thế nào.

Xung đột giữa tư tưởng Hồi giáo và các giá trị văn hoá phương Tây lên cực điểm với vụ tấn công khủng bố gây tử vong cho 3 nghìn người ngay trên đất Mỹ vào sáng ngày 11/9/2001.

Nước Mỹ vừa tưởng niệm 20 năm biến cố đau buồn này. Cuộc chiến tranh chống khủng bố cũng chưa chấm dứt, cũng như chiến tranh chống bành trướng của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn, dù Đông Âu sụp đổ, Liên bang Sô Viết tan rã.

Trung Quốc và Nga từng là lãnh đạo của khối cộng sản chống Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh. Ngày nay hai quốc gia này vẫn còn là đối thủ của Mỹ trên nhiều mặt trận, từ Đông Á, châu Âu sang châu Phi.

Tác giả là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California. Ông đã có nhiều năm dạy học ở châu Phi và làm việc với Cao ủy Tị nạn LHQ ở Đông Nam Á.

8 BÌNH LUẬN

  1. Hồ Chí Minh khôn thật, nhờ bú cặc Mao chủ tịt nên được CS cho dựng cái lăng to đùng để tưởng nhớ
    Ngô đình Diệm không biết nịnh Mỹ nên chết thảm
    Hồ chí Minh bú cặc Mao thì ai cũng biết cả, Hồ chí Minh có viết một tác phẩm Lời dậy Thanh niên, trong đó Hồ tả rất kỹ về cái nghệ thuật bú cặc, bú sao cho nó mê tơi
    Đám thanh niên như thằng Phét học tập nghệ thuật bú cặc của Hồ chí Minh kỹ lắm
    Thằng Phét là thằng chết đói chết khát nhờ học nghề bú cặc mà sống lai rai

  2. Ngụy là ngụy, MẼO là MẼO, MẼO khong bao giò là NGỤY và nguoc lại NGỤY chăng bao giò là MẼO . Mẽo rặn ra NGỤY SAI GÒN và NGUY SAI GON là công cụ cuẩ MẼO để MẼO thực hiện kế hoạch của nuoc MẼO. Một khi mà kế hoạch MẺO đả thay đổi thì số phận của NGỤY sẻ bién mât’. Đó là lịch sữ khong ai dám đuọc quên.

    Lich sủ đả minh chứng NGUY SAI GON và NGỤY KABUL đả bién mất một khi mà MẼO không còn cần tới. MẼo rặn ra NGUY SAI GÒN và NGUY KABUL thì MẼO củng sẻ loại trừ chúng khỏi đia cầu một khi khong còn cần thiét.

  3. Ê Ngụy Cock lang thang trông nguòi mà nghỉ đến ta. HO CHI MINH chét còn đuoc một cái Lăng to đùng như thé trong khi NGO DINH DIEM, NGO ĐINH NHU thì bị bắn chét như 2 con chó ghẽ, thế thì phía nào hơn hả.

    Có mot tong thong nào giong nhu tong thong NGUY SAI GÒN mà bị bắt mà không đuọc cho một phien tòa xét xử đẻ cho dan chúng biét 2 hắn ta tọi chi.

    Chưa hết, bắt trói cắp ké 2 tay đằng sau và chở đi tù nhà thờ Cha Tam vòng vèo qua cỗng xe lửa số 6 vào TONG NHA CANH SÁT, NGO ĐINH DIEM và NHU bị dần cho một trận bầm tím mặt mày và dọng nguọc vào thùng xe TANK và chở đi tiép.

    VC chúng anh đau có xử HO CHI MINH kiẻu đó đâu nào. Ai nhân nghỉa hơn ai hả NGUY COCK.

    Chưa hết , MAI HUU XUAN ra lệnh cho DUONG HIEU NGHỈA và NGUYEN VAN NHUNG chỏ 2 tên TON TON NGỤY trong xe tank và toi ngay cỗng xe lừa , thưa cơ hội khi xe lửa chạy ngang qua thì NGUYEN VAN NHUNG ra tay sát thủ bằng súng COLT 45 cùa MẼO. Hắn bắn hết đạn trong súng. Cảm tháy chưa chăc ăn hắn nhảy xuong thùng xe TANK , rút luỏi lê dao găm đâm tói tấp vào hai thi thể đẩm máu máy chục nhát nừa cho tói khi 2 thi thẻ bất động.

    VC chúng anh đau có giet lảnh tụ man rợ như tuóng NGỤY văn minh đau nào. Thé thì ai tót hon ai hả.

    Chua hết , sau khi mần thịt xong 2 anh em DIEM NHU, Duong Hieu Nghỉa cho lính xe TAnk chở 2 xác chét lảnh tụ đó vào bộ TONG THAM MUU NGUY trinh vói DUONG VAN MINH, TRAN THIEN KHIEM, NGUYEN VAN THIẸU” Chào, Mission Accomplished “, Mai Huu Xuan giật gót chào kiẻu nha binh.

    VC chúng anh đau có hành xử vói tong thong , lảnh tụ như đám tuong NGUY SAI GON đả hành xủ voi DIEM NHU đâu.

    Chưa hết, nghe báo DIEM NHU đả chét, DuongVan Minh buoc ra thềm cùa bộ TONG THAM MUU , tói bên cạnh xác chét DIỆM và tuột quần của DIỆM ra xem NGO DDINH DIEM co’………..cu hay khong mà khong chiu láy vợ.

    VC chúng anh đau có làm nhục lảnh tụ nhu đấm NGUY SAI GON đau nào.

    Chua hết, Sau khi thủ tục xong xuoi, đám tang của DIEM NHU khong mot bong nguòi , khong lính gác , khong si quan , 2 lảo nằm chơ vơ trong bênh viện lạnh lẻ đén rơn nguòi. Đó là quân cách của NGUY SAI GON đói vói tong thong…….ANH MINH cùa mình như thé đó.

    VC chúng anh đau có tệ nhu vạy. Đó tên NGUY nào dám biện minh cho việc mấn thịt DIEM NHU man rọ, thú tính nhu thé.

    Ai mà cải đuọc thì anh Phét phát kẹo cho an ngay, h

  4. Viết “văn hóa Mỹ Ngụy”(hoặc văn hóa “Mỹ Ngụy”) phải để trong ngoặc kép,ông Phú ơi,ở Mỹ lâu quá quên tiếng Việt rồi ! Còn nếu ông cố tình viết không ngoặc kép,thì không có gì phải bản.

  5. ” … văn hóa Mỹ-Ngụy…”?!?! tôi tự hỏi không biết tác giả có hiểu chữ “Ngụy” có nghĩa là gì không.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên