Liên quan giữa việc dùng đường hoá học* với bịnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ

2

Đường hoá học ít calorie gọi là xylitol có trong nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng như kẹo nhai (gum) và cả trong kem đánh răng v.v.….

Có thể nguy cơ bịnh TIM và ĐỘT QUỴ tăng gấp 2 lần ở những người tiêu thụ nhiều đường hoá học theo BS STANLEY HAZEN, giám đốc trung tâm chẩn đoán và phòng ngừa bịnh tim mạch của Cleveland clinic Lerner Research Institut danh tiếng của nước Mỹ.Theo khảo cứu của tác giả, khi cho người tình nguyện uống Xylitol, lượng xylitol trong máu của họ tăng cao gấp 1,000 lần.

Khi bạn uống đường glucose, đường máu của bạn sẽ tăng bao nhiêu?.

Thưa: nó sẽ làm tăng từ 10% đến 20% so sánh với đường hoá học làm tăng 1,000 lần,. Viết đến đây, tôi nghĩ đến ông bạn BS thân tình của tôi, khi đi ăn nhà hàng ông chơi luôn 1, 2 lon coke diète cho có appétit, ông bạn sẽ nghĩ gì khi đọc đến đây? Ông sợ coke thường vì có quá nhiều đường, nhưng coke diète còn tệ hơn, thế lày là thế lào? lẽ nào BS gia đình của tôi lại hại tôi sao? xin thưa: BS gia đình của ông rất có lương tâm chức nghiệp, chẳng qua vì sự hiểu biết y khoa thời trước là như thế thôi.Ông ta theo lời dạy bảo của FDA!.

Trong lịch sữ loài người, con người không có kinh nghiệm tiêu thụ lượng cao xylitol, trừ vài chục năm qua, càng ngày người ta càng dùng đường hoá học với ảo tưởng là nó tốt cho sức khoẻ. Tại sao? Giản dị lắm, vì giá của nó rất rẻ so với đường mía.

Nguy cơ cục máu đông trong mạch máu

Năm 2023, các nhà khảo cứu cũng ghi nhận kết quả tương tự như đường xylitol, một loại đường khác mang tên là Erythritol được dùng thay glucose trong Stévia, Monkfruit và keto reduced sugar.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy 2 loại đường hoá học này gây đông máu dể dàng, làm các tiểu cầu (platelets) dính lại tạo các cục máu đông, sau đó sẽ vỡ ra, đi vào động mạch vành của TIM gây cơn đau tim, và nếu cục máu đi lên não sẽ gây đột quỵ!

Trong khảo cứu với xylitol, dù uống với lượng nhỏ trong các thức uống thông thường cũng gây ra các vấn đề kể trên.

Theo dự phóng của Hội tim mạch Mỹ, 61% người Mỹ trưởng thành sẽ bị bịnh Tim Mạch vào năm 2050.

Các BS sẽ làm gì khi định ra bịnh nhồi máu cơ tim hay đột quỵ do cục máu đông? Họ sẽ cho thuốc chống đông máu, do đó chất gì làm tăng đông máu là chất cực kỳ nguy hiểm. Thuốc mà BS biên cho bịnh nhân là ASPIRINE

hoặc PLAVIX để chống máu đông, do đó xử dụng đường hoá học nguy hiểm ở chổ nó làm tăng đông máu tôi xin phép lập lại lần nữa (tqk)

Theo Carla Saunders, giám đốc Calorie Controle Council thì kết quả của khảo cứu này, trái ngược với tin tưởng của hàng chục năm trước cho rằng tiêu thụ đường hoá học rất an toàn và tốt cho sức khoẻ, vậy thì người nào hảy còn nghĩ rằng đường hoá học giúp họ cải thiện sức khoẻ phải nên nghĩ lại!

Xylitol là gì?

Chất này cho vị ngọt giống đường với 1/2 calorie, chất xịt mùi bạc hà vào miệng cho hơi thở thơm tho, kem đánh răng, thuốc xúc miệng, thuốc ho, các simh tố nhai, Nó cũng có một số lượng lớn trong kẹo, các thức bánh nướng, sauce barbecu,ketchup, peanut butter, pancake, pudding.

Xylitol là một loại đường rượu, tìm thấy trong thiên nhiên trong các rau quả như: cauliflower, eggplant, lettuce, nấm, spinach, trái đào, rasberries, strawberries. Tuy nhiên lượng xylitol có rất ít trong rau quả. Nếu tính bình quân thì cần 1 tấn trái cây mới trích ra được 1 lượng  xylitol tương đương chứa trong

một cái bánh cookie dành cho người tiểu đường (chứa 9 gam xylitol)

Xylitol trong sản xuất kỉ nghệ làm từ corncobs (lõi ngô), birch tree, hoặc dùng vi khuẩn (bacteria) thay đổi di truyền.

Xylitol được bán trên thị trường dưới danh hiệu chất ngọt tự nhiên không làm tăng đường lượng trong máu , nó cũng được quảng cáo là Low carb, keto friendly theo Hazen điều này sai.

Nhiều hiệp hội cũng cho lời khuyên dùng xylitol thay đường trong các trường hợp : bịnh béo phì, tiểu đường, tiền tiểu đường, để kiểm soát lượng đường máu!

Bịnh nhân bị nguy cơ tiểu đường là có kèm theo nguy cơ đông máu

Cơ quan FDA của Mỹ trong 20 năm qua coi đường hoá học là GRAS (generally recognized as safe) có nghĩa là chất hoá học an toàn để ăn uống.

Khảo cứu đăng trong European Heart Journal, tìm hiểu xem chất hoá học nào hiện diện trong máu có thể báo trước nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chết trong vòng 3 năm sắp tới. Để khảo sát, Hazen và các cộng sự phân tích 1,157 mẫu máu của bịnh nhân giữa những năm 2004 và  2011.

Người ta cũng khảo sát máu của 2100 người có nguy cơ cao biến cố TIM-MẠCH.

Kết quả cho thấy mẫu máu nào có hiện diện đường hoá học xytilol và ẻythritol thì có ảnh hưởng xấu trên chức năng Tim Mạch.

Nhiều người rất sợ các thực phẩm đến từ VN vì không biết có hoá chất độc hại gì ở trong. Nhưng những người sống ở các nước được coi như văn minh nhất nhân loại, ăn uống những thứ có cơ quan kiểm soát thực phẩm và thuốc men của Mỹ (FDA) chứng nhận là GRAS (nghĩa là an toàn để xử dụng),

nhưng ai biết đó là những chất độc được FDA cho phép xử dụng không giới hạn. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận công lao của cơ quan FDA, vì không có nó để bảo vệ người tiêu dùng thì thế giới tự do nầy cũng bát nháo không thua gì các xứ vô tổ chức,như các nước dưới chế độ toàn trị. chẳng qua

các biện pháp dù an toàn tới đâu cũng có lổ hổng có thể bị xuyên thủng, và đây là một thí dụ điển hình mà FDA cần cập nhật để bảo vệ người tiêu dùng.

Hôm qua tôi đi chợ COSTCO, thấy đường hoá học đang hạ giá, đây là điều hiếm thấy, nên phải hiểu rằng, khi CNN đưa tin các khảo cứu mới nhất cho thấy tai hại của việc dùng đường hoá học chắc chắn các hảng sản xuất các hàng này biết là mình sắp xập tiệm. Trong tương lai, trừ phi có khảo cứu mới nào chứng minh rằng đường hoá học an toàn cho xử dụng. Người nào tiếp tục uống coke diete, uống càfé với đường hoá học vì không biết tin này, thì đó là cách tự tử từ từ. Độc giả phải mau mau tránh xa để bảo vệ sức khoẻ của mình, đó là mục đích của bài viết này.

Montréal / 18 / juin / 2024

(Bài viết này dựa trên tài liệu của SANDEE  LAMOTTE đăng trên CNN tháng 6/2024.)


*common l0w calorie sweetener

2 BÌNH LUẬN

  1. “Hôm qua tôi đi chợ COSTCO, thấy đường hoá học đang hạ giá, đây là điều hiếm thấy, nên phải hiểu rằng, khi CNN đưa tin các khảo cứu mới nhất cho thấy tai hại của việc dùng đường hoá học chắc chắn các hảng sản xuất các hàng này biết là mình sắp xập tiệm.”(trích thầy … lầy y tá pác pó)

    Nổ dzừa dzừa thôi thầy ba ! Mới chỉ đọc tin tức về 1 loại chất đường rượu Xylitol mà thầy ba mình đã nói như … ĐỂ rằng Mỹ sẽ xập tiệm hết dzậy hả thầy !
    Xuống cho xe chạy nha ! Ha ha ha !

  2. Những chất thế đường là gì? Chúng gồm những nhóm nào? Và chúng có bao nhiêu loại?

    What are sugar substitutes?

    Sugar substitutes taste sweet but don’t contain sugar. They have fewer calories than sugar, and some have no calories at all. Foods labeled “sugar-free,” “keto,” “low carb” or “diet” often contain sugar substitutes, which fall into three categories: artificial sweeteners, sugar alcohols and novel sweeteners.
    (trích, trang web y học của Johns Hoppkins)

    phiên dịch:

    “Chất thế đường nếm ngọt nhưng không có có chất đường. Chúng có năng lượng ít hơn đường, và vài loại thậm chí không có năng lượng. Những loại thực phẩm nào dán nhãn “không đường”, “keto”, “low carb”,
    hoặc “diet” thì chỉ gồm có những chất thế đượng, chất thế đường gồm có 3 nhóm: nhóm đường nhân tạo, nhóm đường rượu, và nhóm giả ngót.

    Riêng nhóm đường rượu, sugar alcohols, thì cũng có rất nhiều loại khác nhau: Erythritol, Isomalt, Lactitol, Maltitol, Sorbitol, Xylitol

    Thầy ba y tá pác pó TQK không phân biệt được nên gọi chung là đường hóa học, thật ra trong những loại thế đường, sugar substitutes, có nhóm novel sweeteners gọi là chất giả ngọt có nguồn gốc từ thiên nhiên.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên