Lên tiếng thay cho những kẻ phải làm thinh

28
Linh mục Nguyễn Văn Thông đứng hàng thứ ba, thứ tư là lm. Nguyễn Ngọc Oánh

 

“Chức tước chẳng là cái gì cả. Mà phải sống cho đến chết, đừng chết khi đang sống,” Đức ông Phạm Hân Quynh

Trong một chế độ toàn trị, ta găp nhiều loại người như nhà văn, nhà báo, nhà chính trị trở thành những người hèn. chuyện đó không lạ và nay đã nhiều người lên tiếng thú nhận cái hèn của mình. Nói chung, người ta dễ chấp nhận cái hèn của một nhà văn, một người làm chính trị và cũng dễ bị chửi vung vãi nếu đó là một người dân thường hay một người trí thức như trường hợp Nguyễn Hữu Liêm hay Nguyễn Văn Tuấn.

Tôi nghe người đọc chửi vung tí mẹt mà đôi khi cảm thấy có phần bất công cho các quý vị ấy vì không có lá chắn gì để đỡ. Dư luận vẫn là dư luận.

Nhưng trong lãnh vực tôn giáo, nhiều vị lãnh đạo cũng “không ra gì” mà mọi người biết rõ, nhưng “kỵ” không dám nói tới mặc dầu họ cũng biết rằng các vị lãnh đạo ấy cũng “hèn” không thua ai cả. Chẳng hạn trong bài viết vừa rồi của tôi về vụ Bát Nhã: Một cái chết im lặng. Tôi có trích dẫn khá nhiều tài liệu của ông Đỗ Trung Hiếu, một người cộng sản và một người Phật tử chân chính viết lại một cách trung thực điều gì xảy ra cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Tôi chỉ dám mói tới sự im lặng của các vị lãnh đạo đó và chưa dám dùng chữ “Hèn” đáng lẽ nên dùng. Và tôi đã nhận được một số lời nhục mạ.

Chửi ai cũng được, phê bình ai cũng được, nhưng tránh đụng đến lãnh đạo tôn giáo.

Cái chết và khổ cho người cầm bút là các vị lãnh đạo ấy mặc đến hai ba thứ áo, mình đụng áo nào cũng không được, nhất là áo tu hành.

Trong Tin Nhà kỳ này, tôi sẽ tiếp tục đặt vấn đề với các vị lãnh đạo trong giới Thiên chúa giáo trong cái tinh thần lên tiếng thay cho những kẻ muốn làm thinh.

Bản Tin Nhà kỳ này vì thế có chủ đề: Lên tiếng thay cho những kẻ phải làm thinh.

Rất nhiều điều ở Việt Nam cần được lên tiếng đã không ai lên tiếng. Như vụ Bát Nhã chẳng hạn. Chẳng những thế, đã có một vị Hòa Thượng nổi tiếng một thời, hiện nay ở hải ngoại có vẻ hoan hỉ với tin Bát Nhã bị nạn. Ông nói, Cho đáng kiếp thằng cha Nhất Hạnh.”

Không lên tiếng có nhiếu lý do, trong đó khôn ngoan và nhát sợ là hai mặt của một vấn đề. Tin nhà sẽ dẫn chứng cụ thể liên quan đến các vị lãnh đạo Thiên chúa giáo ở Việt Nam, nhất là nhân dịp Nguyễn Minh Triết sang Roma gặp Giáo Hoàng kỳ này.

Nhưng trước đó, Tin Nhà sẽ giới thiệu những khuôn mặt lãnh đạo Thiên chúa giáo bất khuất ở miền Bắc trước 1954 và đồng thời cho thấy sự “nhu nhược” của lãnh đạo Thiên chúa giáo sau 1954 như thế nào.

Đấy là một hình thức xám hối. Thưa các vị giám mục. Xám hối không chỉ nói chung chung một hai câu là xong đâu. Phải nói thành thật cho đến cùng sự việc.

Câu chuyện linh mục Phạm Hân Quynh được phong tước Đức ông – Biểu tượng cho tiếng nói bất khuất của giáo hội thầm lặng miền Bắc

Viết về Phạm Hân Quynh là viết thay cho những người làm thinh, viết thay cho hai người bạn của ông đã qua đời.

Bọn họ là 3 người cùng lứa tuổi, cùng chí hướng và cùng lớn lên trong hoàn cảnh đất nước giai đoạn 1945-50. Họ cũng là những người trực tiếp tham dự vào những ngày sôi bỏng của miền Bắc trước khi xảy ra chiến tranh đông Dương.

Đó là các linh mục Phạm Hân Quynh, Nguyễn Văn Thông và Nguyễn Ngọc Oánh.

Tương lai của giáo hội miền Bắc sau này đặt trên vai họ và họ sẽ thay thế chỗ của những linh mục người Pháp đã đến lúc phải nhường chỗ. Vì thế, cả ba đều được gửi đi du học. Một người đi Mỹ, hai người đi Pháp.

Khi đất nước chia đôi. Họ có thể chọn ở lại miền Nam như mọi người. Nhưng cả ba đều bỏ học, Phạm Hân Quynh về Bắc 1953, rồi đề nghị Giám mục (Gm)  Trịnh Như Khuê kéo hai người bạn cùng về. Thế rồi họ tình nguyện rủ nhau về miền Bắc phục vụ giáo hội.

Họ biết nỗi hiểm nguy, họ biết những gian nan mà họ sẽ gặp phải. Nhưng họ vần về hy sinh theo lý tưởng đời họ đã chọn.

Linh mục Nguyễn Văn Thông,cuối, bên phải

Trước khi đi du học, linh mục Nguyễn Văn Thông đã để lại những dòng bút ký sau đây, gửi gấm tâm sự và hầu như một cách nào đó, số phận của ông sau này đã bị định đoạt trước qua những trang bút ký sau đây:

“Đừng ai trách anh muốn trốn tránh cảnh khổ, đi tìm một chốn thanh bình. Không. Đời anh đã cống hiến. Nó sẽ ngừng, sẽ tắt nhanh chóng trước một viên đạn hay chết dần theo thời gian, nó vần là một đời cống hiến. Lâu hay chóng không hệ. Trước hay sau không lo. Nó vẫn là một đời cống hiến»

Trích: Tài liệu gia đình lm Nguyễn Văn Thông. Nguyễn Văn Lục

Vâng, quả thật, nó sẽ chết dần theo thời gian với 23 năm tù dưới chế độ cộng sản.

Những dòng bút ký của linh mục Thông cũng có thể là tâm can của hai người bạn còn lại.

Cuộc đời của họ đã được vạch sẵn ngay từ những ngày tuổi trẻ cùng nhau leo núi.

Cả ba cùng lên đường.

Bút ký ghi tiếp:

“Những kỷ niệm ấy có nhẽ xa xăm, nhưng anh đã có dịp nhớ lại những giây phút: Trèo lên Đỉnh. Những đám bạn lên đường, họ cũng chung một ý định: Lên họ cùng chung một ý chí: mạnh tiến họ cùng đòng một lòng: liên đới cố kết với nhau để thắng gian lao, để vượt nguy hiểm để phấn khởi nhau, để nương tựa nhau lên.

(Anh tôi vốn là một Hướng đạo sinh. Tôi còn nhớ vì lúc đó tôi con nhỏ, anh  cho tôi ngồi lên vai, rồi cõng tôi leo núi)

Để rồi cùng tới Đỉnh.

Điều cần là tới Đỉnh là lên. Ai cũng phải gắng mà lên. Tuy những người cùng lên không cùng một nhiệm vụ.

Lên, ai cũng phải lên, nhưng có người vai phải đeo bị. Không có họ, trên kia lúc ở đỉnh đồi không nước uống cho khỏi khát. Không cơm ăn cho đỡ đói lòng. Có người chém cành rẽ lá làm lối cho cả đoàn cùng tiến dễ dàng, không đứt tay, không vướng gai góc.”

Đọc đoạn bút ký này, tôi có cảm tưởng nó thẫm ướt tinh thần hướng đạo và sẽ là kim chỉ nam vào đời của họ.

Tiếc rằng sau này thanh thiếu niên chỉ được học tập theo gương “bác Hồ”- một kẻ lưu manh chính trị- nên nó mới ra nông nỗi này.

Đây là ba lm tình nguyện ra Bắc. Trong hình, từ trái sang phải là lm Phạm Hân Quynh, linh mục Nguyễn Ngọc Oánh và lm Nguyễn Văn Thông

Nay thì còn lại có mình Phạm Hân Quynh, 83 tuổi ở cõi đời này. Hai người kia đã bỏ đi trước. Nguyễn Ngọc Oánh khi tôi ra thăm năm 2005 đã tặng tôi bản luận án tốt nghiệp M.A về xã hội. Phải chăng đó là những kỷ niệm khó quên thời tuổi trẻ?

Cho đến khi nhắm mắt lìa đời, ông đã không dám nói nửa lời, hoặc viết nửa câu về hơn 20 năm quản chế. Khủng khiếp thay cái bộ máy công an quản lý con người?

Phần Phạm Hân Quynh, nay ông hưu trí tại xứ Đông Xuyên, Tiên Lãng, Hải Phòng vừa được vinh thăng chức Đức Ông. Khi nhận chức này, ông thừa biết đây chỉ là “một phần thưởng trễ” dành cho một người là nạn nhân của thời cuộc, nạn nhân có thể của Tây, nhất là Việt Minh và phần nào của chính Giáo Hội. Dầu vậy nhân dịp này, ông đã để lại câu nói để đời, đọc mà thấm lắm:

“Chức tước chẳng là cái gì. Mà phải sống cho đến chết, đừng chết khi đang sống.”

Ôi câu nói của “ông già gân” 83 tuổi, vẫn là một Phạm Hân Quynh thuở nào, vẫn là hòn đá tảng, vẫn cái trán bướng bỉnh ấy, vẫn ngược dòng, vẫn đầy dũng khí.

Ông được giám mục Trinh Như Khuê cử đi du học từ năm 1949-1953. Ông học tại Đại chủng viện Des Carmes, Paris cùng khóa với Jean-Marie Lustinger, sau này Jean-Marie là Hồng Y và Tổng Giám mục Paris. Trong bài phỏng vấn trả lời nhà báo Yves Kerihuel, Nguyễn Ngọc Giao dịch, ông Quynh cho biết cùng học với Hồng Y Jean-Marie Lustinger và hai người đã gặp lại nhau năm 1989 tại Paris và lần thứ hai vào năm 2006, một năm trước khi Hồng y từ trần.

(Xem thêm bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao trên diendan forum.)

( Cũng mời độc giả đọc thêm cuốn: Phạm Hân Quynh- Con Người-Sự  kiện- Giai thoại của Nguyễn Khắc Đại. Người chủ truong Phạm Hồng Lam, ở Đức trong nhóm: TRỜI ĐẤT MỚI)

Nhiều dư luận của giới Thiên chúa giáo như Thông Tấn xã Thiên chúa giáo Việt Nam, Viet Catholic suy đoán thiển cận và ngu xuẩn rằng ông bị chính phủ Pháp trục xuất về Việt Nam vì chống Pháp và thân Việt Minh.

Xin trích dẫn Viet-catholic:

“Năm 1952, sau khi được phong chức linh mục tại Pháp, mặc dù cha rất muốn ở lại học lên tiếp, nhưng người Pháp đã ngầm trục xuất cha về nước. Vì họ đánh giá cha là loại linh mục đỏ. Khi về nước, cha làm thư ký tòa giám mục, là người giúp việc đắc lực cho Đức Cha Trịnh Như Khuê.”

Trích vietcatholic.net/News?Clients/Read Article.axps? ID=70018

Tôi không rõ Viet-catholic lấy nguồn tin đó ở đâu, nhưng tôi nghĩ điều đó không chính xác cần xét lại.

Trong thời gian ông được chính quyền cộng sản cho sang Pháp vào năm 1989, ông đã trả lời phỏng vấn của tác giả tiến sĩ Sử học Trần Thị Liên về sự lựa chọn của ông ở lại miền Bắc thay vì miền Nam như sau:

J’étais sur que les Francais seraient vaincus. Je l’ai d’ailleurs dit à Mgr Tu qui éatait en visite à la Fédération vietnamienne à Paris . Moi, je voulais vite rentrer au Viet Nam pour assurer une présence catholique dans un régime communiste. Pendant les quatres années passées en France, j ‘en ai profité pour lire des ouvrages sur le marxisme et sur les régimes politiques des” démocraties populaires”, pendant que mes condisciples lisaient des livres de théologie et de philophie. J’étais très proche des idées défendues par Nguyen Manh Ha.”

(Tôi biết chắc là người Pháp sẽ thua trận. Tôi cũng đã nói với Đức cha Từ về điều đó khi ngài tới thăm Liên đoàn Việt Nam lúc ở Paris. Phần tôi, tôi muốn mau chóng về Việt Nam để bảo đảm một sự có mặt của Thiên chúa giáo trong một chế độ cộng sản. Trong 4 năm học ở Pháp, tôi lợi dụng thời gian đó để đọc những tác phẩm về Mác Xít và về những chế độ chính trị về” dân chủ nhân dân” trong khi các bạn bè linh mục của tôi lo đọc những sách về thần học hay về triết học. Tôi rất gần với những ý tưởng mà Nguyễn Mạnh Hà chủ trương.) ( Lược dịch: Nguyễn Văn Lục)

Trích phỏng vấn Phạm Hân Quynh, Ivry, le 29/6/1989, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Inđépendance 1945-1954, Trân Thi Lien, trang 531.

Trong một đoạn phỏng vấn khác, ông nói rõ hơn về liên hệ với ông Ngô Đình Diệm như thế nào:

Le père Phạm Hân Quynh alors actif dans le mouvement des étudiants catholiques en France et proche de Nguyen Manh Ha se rappelle l’appel de Ngo Dinh Diem à le rejoindre. Ce qui firent la plupart de ses confrères mi 1954 en descendant au Sud, alors que lui fut un des seuls à đécider de rester dans le Nord”

Trích phỏng vấn Phạm Hân Quynh, như trên, trang 519.

(Lm Phạm Hân Quynh là người hoạt động tích cực trong phong trào sinh viên Thiên chúa giáo ở bên Pháp và rất thân với Nguyễn Mạnh Hà {sau này là bộ trưởng kinh tế trong chính phủ Hồ Chí Minh}, ông nhớ lại tthời kỳ đó, ông Ngô Đình Diệm đã kêu gọi sinh viên về hợp tác với ông, điều mà hầu hết cả các sinh viên đã nhận về nước và ở lại miền Nam, chỉ có cha Phạm Hân Quynh là người duy nhất quay trở về miền Bắc.)

Linh mục Phạm Hân Quynh, nói theo kiểu Nguyễn Ngọc Giao trong Diễn Đàn Forum, là người 55 năm chuyên đi “ngược dòng”.

Chống Tây

Ông chống Tây thẳng thừng nên không chấp nhận hợp tác với chinh quyền Bảo Đại mà ông cho lá bài của Thực dân Pháp. Ông cũng không theo lời kêu gọi của ông Diệm để về miền Nam. Ông nghĩ trước tiên đến giáo hội miền Bắc là nơi cần sự có mặt mà ông biết chắc phải đương đầu.

Quyết định ở lại miền Bắc là một quyết định can đảm dễ mấy ai làm được.

Ở lại miền Bắc không phải để theo Việt Minh mà để phục vụ giáo hội và đồng hành với giáo hội trong những gian lao thử thách sắp tới. Ông đã rủ thêm hai người bạn thân thiết của ông là Lm Nguyễn Văn Thông, học ở Lyon và Paris, Lm Nguyễn Ngọc Oánh học ở Mỹ. Hai Lm Thông và Oánh rủ nhau về miền Bắc phục vụ giáo phận Hà Nội vào những ngày áp chót của Hiệp định Geneva, ngày 21/4/1955.

Khi Lm Thông và Lm Oánh quyết định về Bắc thì họ đã ghé Roma, gặp Gm Sigismondi, phụ trách Thánh bộ truyền giáo hồi đó. Theo ý kiến của Gm Sigismondi thì hai người nên về Hà Nội vì tòa thánh còn duy trì tòa Khâm sứ ở miền Bắc.

Riêng tại Paris, Lm Thông cũng đã hỏi ý kiến thày dạy là giáo sư Paul Mus, giáo sư ở Collège de France. Ông Paul Mus quen biết rất nhiều lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương và dự đoán sẽ không xảy ra những cuộc bách hại tôn giáo như ở bên Tàu. Mặc dầu vậy ông cho rằng nếu ở địa vị của ông, ông sẽ không về, nhưng đối với vai trò một linh mục truyền giáo thì lại khác.

Ngoài ra, có trường hợp của cô Denise Léger, ở Paris 6ème, bạn thân của tất cả các linh mục như Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Văn Thông v.v… Cô Denise nghe tin Lm Thông quyết định về miền Bắc thì đã quỳ xuống trước mặt van xin ông đừng về Bắc. (Trích LM Nguyễn Văn Thông, 1922-1991, tài liệu Nguyễn Văn Lục.)

Sau này cả ba linh mục bị chính quyền cộng sản lưu đầy.

  • Trường hợp linh mục Nguyễn Văn Thông vói gia đình

Lm Thông trên 20 năm tù, 4 năm ở Hỏa Lò, 8 năm trên trại “Cổng Trời”, Hà Giang, rồi chuyển trại về Lào Cay, quay lại Cổng Trời một lần nữa, rồi trở về thăm Hỏa Lò 18 tháng.

Sau đó đưa về quản thúc tạI Thọ Cách, Ý Yên Nam Định. Tại Nam Định, ông không được ở trong làng mà ở một cái chòi chơ vơ ngoài đồng một mình.

Thật ra tòa tuyên án ông 13 năm tù ở và 3 năm quản chế. Vậy mà cộng lại ở tù tất cả là 23 năm. Lúc ra tù, ông gần như phế vật nói năng đã không còn bình thường. Vào trong Nam thăm được gia đình vài tháng thì mất.

Cả cuộc đời tuổi trẻ của lm Nguyễn Văn Thông là ngồi trong tù.

  • Xin tóm lược Hành trình về Việt Nam của cha Nguyễn Văn Thông
  • Cuối tháng tư năm 1955, rời Paris về Việt Nam, có ghé Rome..
  • Đầu tháng năm về Sài gòn. Nhiều bạn bè, người thân khuyên nên ở lại Saigon. Nhiều người còn khích bác cho là ngu xuẩn. Người mẹ của cha thì im lặng, ẩn nhẫn và đau đớn. Người bố thì đòi đi theo ra Hà Nội.
  • 1955-1964: dạy Đại Chủng viện ở Hà Nội. Và giảng giáo lý cho những người lớn tuổi. (Có thể lý do bị bắt là do những buổi giảng dạy giáo lý này. NVL)
  • 1964: bị bắt ra tòa án. Bị bắt ra tòa với tội danh cất giữ tài liệu dâm ô, đồi trụy!!!
  • 1964-1987: tù đầy.
  • Tháng 9/1990: được phép vào thăm gia đình.
  • Tôi bảo lãnh cho cha anh tôi sang chữa trị ở thành phố Qué bec ngày 5/10/ 1990.
  • Nhưng cha đã qua đời ngày 23/02/1991.

Xin trích dần vài dòng lá thư đầu tiên liên lạc được với nhau sau mấy chục năm biệt tin tức:

Sau nhiều năm xa cách, con chỉ có một ước mong: mau chóng về bên thày mẹ, để thày mẹ được vui lòng một chút và cả nhà được đôi phần an ủi. Vì từ bao năm qua, không ngày nào con nhãng quên thày mẹ và các anh, các chị em, các cháu trong gia đinh.

Nước nhà độc lập thống nhất, việc con được trở về với gia đình lại có bề thuận lợi hơn bao giờ hết.”

Trích lá thư đề ngày 16 tháng tám, 1975, tại Hà Nội.

Kính thưa thày mẹ và kính thăm cả gia đình  nhà ta ..

Hôm nay được thư của em Lục gửi ra, con rất vui mừng vì được tin thày mẹ và  cả gia đình các anh em. Được biết thày mẹ còn sống và khỏe mạnh, con thật sung sướng. .. Sau nhiều năm xa cách, con chỉ có một ước mong: mau chóng được về bên thày mẹ, để thày mẹ được yên lòng một chút và cả nhà được đôi phần an ủi. Từ bao năm qua, không ngày nào, con nhãng quên thày mẹ và các anh chị em và các anh chị em cũng như các cháu trong gia đình.”

Thư đề ngày 16/8/1975. 12 năm sau được thả ra tù; 3 năm sau nữa mới được vào thăm gia đình và chết sau hai tháng vì đã kiệt lực .

Tôi nghĩ đên trường hợp Lm Lý mà xót thương và số phận chắc rồi cũng thế. Những người tù bất khuất trước bạo lực chỉ khi gần chết mới được thả về.

Số phận cha Quynh, Oánh cũng không hơn gì. Cả hai bị quản chế hơn 20 năm có lẻ. Cha Quynh cho biết trong giáo phận Hải Phòng, có 2000 giáo dân và linh mục bị nhà cầm quyền giam tù.

Cả địa phận chỉ còn sót lại có 3 linh mục.

  • Về Linh mục Phạm Hân Quynh.

Đó là những cuộc đàn áp khốc liệt mà sau này có nhiều ông quản xứ bị biệt giam trên trại “Cổng Trời” cho đến chết .

(Tôi mong muốn và hy vọng độc giả tìm đọc thêm hai bài ký của ông Kiều Duy Vĩnh: Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời và Đức Thánh Tử đạo thứ hai mà tôi gặp. Bài ký được đăng trên Thế Kỷ 21, đầu năm 1997.)

Lm Quynh bị quản thúc từ năm 1960, ông cho biết, “…trong suốt 28 năm trời, tôi hoàn toàn bị cô lập.” Mãi đến năm 1988, việc quản thúc mới chấm dứt.”

Khi được phóng viên báo La Croix hỏi Lm làm thế nào để có thể sống còn sau những năm tháng bị biệt giam?

Lm Quynh trả lời vắn gọn, hiên ngang, đầy ý nghĩa, “Tôi cố sống thực thụ như một linh mục của Đức Ki Tô trước mặt kẻ thù.”

Sống trong lòng chế độ

Linh mục Quynh được cử làm đại diện tòa Giám mục liên lạc với Ủy Ban Liên Lạc Thiên chúa giáo do chính quyền cộng sản miền Bắc điều động. Ông cũng đã từng có cơ hội gặp Hồ Chí Minh. Vậy mà chỉ nửa năm sau, ông phải dời bỏ Hà Nôi về một vùng quê hẻo lán, thôn Xuân Hòa, huyện Tiên Lan, tại Hải Phòng.

Nguyễn Ngọc Giao-  trong bài viết Linh mục Phạm Hân Quynh, 55 năm “ngược dòng” đã hỏi, “Ai quyết định cho cha đi đầy như vậy, chính quyền hay giáo quyền?”

Ông cười hóm hỉnh, “Cả hai!”

Về điểm này, tôi xin giải thích thêm cho rõ. TGM Trịnh như Khuê là một người rất sùng dạo, nhưng rất cổ, bảo thủ, nghiêm nhặt, khắt khe cứng nhắc trong luật lệ. TGM Khuê lại có xu hướng thân Pháp hơn Việt Minh.

Trong khi đó, Lm Quynh là linh mục trẻ, hấp thụ văn hóa Tây Phương. Tính rất trẻ, cười đùa tự nhiên, hơi “tếu”, bướng. Về chính trị thì tả khuynh, không ưa Pháp ra mặt, có cảm tình với Việt Minh.

Thật khó để hai người có thể làm việc chung lâu dài với nhau được. Cũng vậy, thật khó cho những người khác như Lm Đinh Lưu Nhân, cũng đi du học, nguyên giám đốc chủng viện Piô 12 được điều động về Nam Định.

Nhưng không vì thế mà nghĩ rằng giám mục có thể đầy đọa Lm Quynh đi một vùng xa côi hẻo lánh như thế! Điều này phần lớn chắc chắn là do sức ép của chính quyền cộng sản Hà Nội.

Và để chứng minh điều này thì đến năm 1960, họ đã quản chế và cách ly Lm Quynh trong suốt 28 năm.

Và theo Nguyễn Ngọc Giao nhận xét về những năm tháng tù đầy của cha Quynh:

“Trải nghiệm của ông là một nguồn cảm hứng, suy tư không phải chỉ cho người Ki Tô giáo, mà cho mọi người quan tâm đến vận mệnh dân tộc.”

Con người ấy theo Nguyễn Ngọc Giao ở cái tuổi không phải “gần đất xa trời” mà là “xa đất gần trời” vẫn tiếp tục đi ngược dòng khi ông trả lời phỏng vấn của Yves La Croix, ngày 22/6/2009 rằng:

“Giáo Hội không cần tiền hay đất đai mà “Phải xây dựng lại tâm hồn Ki tô của giáo dân Việt Nam”.”

Và để kết thúc phần này, xin trích dẫn lời Lm Quynh khi trả lời báo La Croix như sau:

“Từ 12 năm nay, mỗi tuần, khoảng 60 tín hữu nam nữ do tôi đào tạo đã đi ra các làng chung quanh để rao giảng phúc âm. Kết quả: 8000 người vào đạo và xin rửa tội (Không kể các cuộc hôn nhân hỗn hợp). Chúng tôi sắp xây một nhà thờ mới tại một làng cách đây 5 km. Mười hai năm về trước, làng này chỉ có 4 giáo dân, nay 800 người.”

Tôi viết vắn tắt lại cuộc đời của ba vị linh mục ưu tú của giáo phận Hà Nội như một dịp để nêu một tấm gương can đảm, hy sinh cho lý tưởng, phục vụ giáo hội để gửi đến các giám mục, linh mục, tu sĩ hiện nay thấy đó mà suy nghĩ về vai trò linh mục của mình trong hoàn cảnh hiện tại.

Hoàn cảnh có khác, có nhiều thay đổi, nhưng không vì thế sao nhãng hoặc coi nhẹ trách nhiệm vai trò linh mục của mình như lời dặn dò của Lm Trọng trong hồi ký của ông sắp được phát hành trong tuần tới ở hải ngoại.

Tin Nhà: Lên tiếng thay cho những kẻ phải làm thinh

Phần tôi, rất  giản dị và rõ ràng. Chế độ cộng sản Hà Nội dù đó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn,  Nguyễn Phú Trọng và nay là Tô Lâm, tôi càng xác tín rằng và quan ngại về một viên cãnh u ám về một sự đàn áp, triệt hạ một cách bài bản những người công chính!! Tôi đều coi họ đều là kẻ thù truyền kiếp; Not forget, not forgive. Amen

28 BÌNH LUẬN

  1. Một bài viết rất hay về những con người ngây thơ chưa biết chế độ Cs. là gì nên đã
    “lý tưởng hoá” những gì mình chỉ đọc trong sách, tức là trên lý thuyết nhưng sống
    với nó rồi thì mới hiểu rõ chân tướng dộc ác của Cs. nên đành phải thở vắn than dài
    “cá mắc câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra ? ” !
    Họ không hề biết là Cs. nghi ngờ tất cả những ngườì đi du học ngoại quốc, nghĩa là
    có óc sùng ngoại và về Bắc là có nhiệm vụ làm gián điệp cho thực dân đế quốc ? Họ
    chỉ tin và đề cao giai cấp vô sản là những người vô học hay ít học thì mới dễ tin & dễ
    nghe theo lý lẽ tuyên truyền của họ !
    (Rất tiếc là người VN. ta thường thích chuởi bới và mạt sát nhau, thay vì tranh luận).

  2. Kính ngài montaukmosquito, có phải là ông NNG này hay không? Nếu đúng thì NNG cũng nổi tiếng đấy chứ.

    Trước tiên tôi kiếm ra Nguyễn Ngọc Giao (NNG) viết bài cho Văn Việt. Không dính dáng tới Lê Đức Thọ (LĐT). Rồi tôi gõ NNG + Paris + LĐT thì ra bài và video từ BBC và Tuổi Trẻ Cuối tuần.

    27 tháng 1 2023 BBC/Premiered Jan 13, 2023 BBC News Tiếng Việt video:
    50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: lời kể của một người phiên dịch cho phái đoàn VNDCCH

    Ông Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên đại học ngành toán đã nghỉ hưu, từng làm phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Hoà bình Paris từ 1968 đến 1973.
    Nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký kết hiệp định này, ông Nguyễn Ngọc Giao kể với BBC News Tiếng Việt cơ duyên khiến ông, một Việt Kiều người Bắc di cư, lại trở thành phiên dịch cho phái đoàn VNDCCH, những ấn tượng của ông về các ông Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ và các đồng nghiệp làm phiên dịch cho các phái đoàn khác.

    ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 06:33 GMT+7:
    Tuổi Trẻ Cuối Tuần (TTCT): 50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch
    TTCT – Ở tuổi 83, ông Nguyễn Ngọc Giao, người phiên dịch của Hội nghị Paris 50 năm trước, đang trẻ lại với những tháng ngày sôi động cũ.

    83 tuổi, bước chân chậm rãi và chắc nịch, ông Nguyễn Ngọc Giao vừa trở về Việt Nam là hối hả làm ngay một chuyến đi dọc dài đất nước. Người phiên dịch của Hội nghị Paris 50 năm trước, với giọng nói trầm ấm, ánh mắt tinh anh hóm hỉnh và gương mặt đầy hứng khởi, đang trẻ lại với những tháng ngày sôi động cũ…
    Từ dự án “nằm vùng” đến nguyên tắc “kín miệng”
    Cơ duyên nào đã đưa ông từ một du học sinh nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam cộng hòa đến với công việc phiên dịch cho các buổi họp báo của phía bên kia – phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Hội nghị Paris?
    – Tôi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Năm 1958, đỗ thủ khoa tú tài, được “giải thưởng Ngô Tổng thống” và học bổng sang Pháp du học. 1958 là năm nhân dân Algérie khởi nghĩa giành độc lập – 4 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ – Chính phủ Pháp vẫn tiến hành chiến tranh và đàn áp tàn bạo, khiến nhân dân Pháp, đặc biệt là thành phần trí thức, thanh niên, sinh viên phản đối mạnh mẽ. Thầy tôi, nhà toán học Laurent Schwartz, và những trí thức lớn của Pháp như Jean-Paul Sartre, Louis Aragon, Alfred Kastler… lên tiếng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Algérie. Cá nhân tôi giác ngộ chính trị trong phong trào chống đế quốc ấy.

    Mùa hè 1962, khi Algérie giành được độc lập, Hội liên hiệp sinh viên toàn quốc Pháp (UNEF) huy động sinh viên sang Algérie góp phần tái thiết, tôi ghi tên tham gia, nhưng ông tham tán sứ quán Việt Nam cộng hòa từ chối cấp visa, nói “Việt Nam cộng hòa ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh, chỉ có Bắc Việt ủng hộ Algérie”.

    Nhờ bài học khai tâm của ông tham tán về sự liên đới giữa nhân dân các nước giành độc lập và sự cấu kết giữa các lực lượng thực dân và đế quốc, tôi từng bước ý thức được toàn bộ chính sách của nước Mỹ ở miền Nam nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Mỹ Latin. Từ đó, vượt qua được sự e ngại về “cộng sản” (với những thông tin về cải cách ruộng đất và vụ Nhân văn giai phẩm), tôi dứt khoát tham gia phong trào Việt kiều ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

    Cái giá phải trả, tất nhiên là bị cắt “học bổng quốc gia”, cũng may là kiếm được chỗ “bán cháo phổi” ở khoa toán Trường đại học Paris 7. Năm 1965, tôi tham gia thành lập Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam tại Pháp, mở đầu cho quá trình công khai hóa phong trào Việt kiều đã bị chính quyền Pháp cấm hoạt động từ năm 1959.

    Là tổng thư ký Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam tại Pháp, tôi thường thay mặt hội dự các cuộc hội họp, mít tinh của phong trào Pháp chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ nhân dân ta. Khi cuộc đàm phán Việt – Mỹ mở đầu tháng 5-1968, cũng với một số bác, anh em khác trong phong trào, tôi được cử tới giúp phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm phiên dịch cho người phát ngôn, ông Nguyễn Thành Lê. Đó là cuộc nói chuyện tay đôi giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ, nhằm buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc.

    Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về Việt Nam mới bắt đầu, với sự tham gia của bốn bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa.

    Từ đó tôi mới “đối mặt” với “bên kia”. Ngẫu nhiên, người phát ngôn Việt Nam cộng hòa, đối phương của ông Nguyễn Thành Lê, là ông Nguyễn Triệu Đan. Tôi có quen mấy người em của ông Đan, thân sinh của anh em ông là bác Chấn – bạn… mạt chược của cha tôi ở Sài Gòn. “Đối tác” của tôi, người phiên dịch của ông Đan, là Jean Trần Văn Đôn, em ruột của tướng (André) Trần Văn Đôn.
    Đằng sau một công việc phiên dịch cụ thể, phức tạp và kéo dài, còn có những công việc nào khác mà một người sống lâu năm ở nước Pháp như ông phải lo toan? Có bí mật nào mà bây giờ ông có thể kể?
    – Tôi bắt đầu làm phiên dịch cho phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày đầu cuộc đàm phán Mỹ – Việt, 13-5-1968. Tôi còn nhớ mùi lựu đạn cay trên đường đi (cảnh sát Pháp đàn áp cuộc biểu tình tuần hành lớn của các sinh viên Pháp, với Jean-Paul Sartre đi đầu, mở đầu cuộc đấu tranh tháng 5-1968 của nhân dân Pháp). Có những tình cờ tạo ra ngã rẽ trong cuộc đời của một cá nhân.

    Số là, một ngày cuối tháng 12-1967, tôi được đề nghị trở thành một người “có khả năng nằm vùng trong hàng ngũ đối phương, leo sâu trèo cao. Cậu có ba tháng để suy nghĩ trước khi nhận lời, với điều kiện không nói với ai khác”. Thế là trong gần suốt ba tháng, tôi sống trong tâm trạng rối bời. Một mặt, tôi không muốn, hết sức không muốn, lao vào một cuộc sống “hai mặt”; mặt khác, cách mạng cần, mà mình từ chối thì có khác gì đào ngũ?

    Chiều 21-3-1968, vài ngày nữa đến kỳ hạn mà tôi phải trả lời, tôi nhận được điện thoại của cơ quan tổng đại diện: ngày mai, một vạn trí thức Pháp tập hợp ở Hội trường Porte de Versailles, Paris, ủng hộ Việt Nam; nhà thơ Chế Lan Viên sáng tác một bài thơ, cần người dịch và đọc trước hội trường.

    Đêm hôm đó tôi phải dịch xong bài thơ và bài phát biểu, chiều hôm sau đọc tại hội trường. Truyền hình quốc gia Pháp đưa lên hình ảnh diễn đàn, với những nhân vật Pháp (Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Louis Aragon, Elsa Triolet, Alfred Kastler, Vercors…), Hoàng Minh Giám, Nguyễn Thị Bình, Chế Lan Viên và tôi.

    Xuất đầu lộ diện như vậy rồi thì dự án “nằm vùng” tất nhiên là chìm xuồng. Và gần hai tháng sau, tôi trở thành phiên dịch cho phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Paris.

    Những phẩm chất nào là cần thiết nhất ở người phiên dịch nói chung và cho một cuộc đàm phán ngoại giao kéo dài, có tầm quan trọng đặc biệt, thưa ông? Ở thời điểm ấy ông đã được yêu cầu làm những gì và tuân thủ những quy định nào?
    – Đạo lý của người phiên dịch thì ở đâu và thời nào cũng thế, theo tôi hiểu, là dịch trung thành, chính xác, nếu dịch một cuộc nói chuyện riêng, một cuộc đàm phán thì ra khỏi phòng phải quên hết tất cả, không tiết lộ cho ai khác.

    Tất nhiên nguyên tắc “kín miệng” này không áp dụng cho tôi trong các cuộc họp báo hay phát biểu, trả lời phỏng vấn công khai, mà chỉ áp dụng đôi khi, tôi được cử đi phiên dịch cho bộ trưởng Xuân Thủy hay ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt.

    Xin vào TTCT đọc tiếp.
    Kính ngài montaukmosquito, co phải là ông NNG này hay không?
    Ngày và đêm bình an to all.

    • Thì cứ việc kính trọng nó . Just tell me who(m, nếu là thằng trăm nicks) you worship, i can tell who the Phúc you really are. Đừng lôi thằng tớ vào, kinh bỏ mịa lên được

      but i can speak my mind về những người hâm mộ những thứ này

      • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy
        Con học college mà không biết ngoại ngữ?
        Kaka Kaka nhục nhã
        Con dám tranh luận với Bố bằng English, German, French không?

        Kaka Kaka nhục nhã, chạy tuột quần

        • Hahaha, mày có nhận ra bây giờ bất cứ cái gì mày kêu gọi, more likely người ta sẽ tẩy chay cái đó trên này ?

          Nên về với độc giả BTD không cần khai trí đi con ạ

          • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy
            Nhưng không dám tranh luận với Bố bằng English, German, French
            Sao nhục vậy con?
            Con sủa học college ra mà không biết ngoại ngữ?
            Kaka Kaka nhục nhã
            Thằng X còn cam đảm hơn mày, tuy ngu English nhưng vẫn viết English với Bố. Tuy sai văn phạm, ngữ pháp.
            Cả nhà thằng Tàu chệt muỗi hộc ra máu chết tươi
            Kaka Kaka hạnh phúc

        • Thật ra tao (rất) thích cái tính tự cao tự đại của mày, lớp cha trước lớp con sau, i guess. Dễ làm ăn

          • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa chống cộng như thế này = thằng tội phạm Trump 30/07/2024 at 08:20
            Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa chống cộng như thế này = montaukmosquito 30/07/2024 at 00:53
            Then, lets make yo life a tad more miserable

            Các nhân sĩ trí thức Cứu Đảng là cứu nước, ai cũng mến mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh
            Kaka Kaka nhục nhã, thằng Tàu chệt muỗi Tàu không dám chửi dog hồ Chó minh, dog Mao trạch đông

  3. Nói chung lũ đảng viên, tụi mousxku kiu là lũ nhân sĩ trí thức, Phúc ’em, phúc ’em all to hell, or communist’s heaven, wtfchamacallit.

    Níu tụi nó câm họng, its by their choice, chớ tụi nó khét tiếng to mồm . Động tới sổ hiu của tụi nó, lão Phúc Kđinh Đinh Kim Phúc được RFA làm loa kể lể mà phát … Again, Phúc ’em, phúc ’em all fo all i care. Mà đọc lão Phúc Kđinh Đinh Kim Phúc trên RFA, công nhận tụi nó dể thương dể sợ lun

    Nhân sĩ trí thức ccc tụi nó!

  4. Cho tớ góp 2 hào zìa chiện “Lên tiếng thay cho những kẻ phải làm thinh”

    Ta nên khuyên những kẻ phải làm thinh get the Phúc out

    Những kẻ đảng viên, Phúc ’em, phúc ’em all. Tụi nó hổng đáng cho tất cả những người phi-đảng viên đoái hoài, và nên ăn mừng khi Đảng ăn thịt con mình . Bon Appetite!

    Nguyễn Ngọc Giao … Có vẻ thời này Việt Nam thiếu idol nên Nguyễn Văn Lục lôi idiots ra thờ . Hổng sao, con đường này Tưởng Năng Tiến & các “trí thức” hải ngoại đã & đang từng đi . Thờ Nguyễn Ngọc Giao được thì sao hổng tiện thời lun Lê Đức Thọ là người Nguyễn Ngọc Giao đầu quân ở Paris? Tiện thể thờ Hồ Chí Minh lun, cùng 1 công, youre on yr way anyway

    • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy như dog dại
      Bon Appetite! là cái gì vậy con? Viết sai nhưng thích khoe cái ngu ra
      Kaka Kaka nhục nhã

  5. “Nguyễn Ngọc Giao- trong bài viết”

    Whoa, tác giả trích Nguyễn Ngọc Giao . Mite as well trích Hoàng Phủ Ngọc Tường

  6. Có thể nói như khi các ngài quyết định ở lại Miền Bắc với cộng sản trước là vì Chúa, sau vì lý tưởng, và cuối cùng là vì chưa hiểu cộng sản. Cho tới khi sống với cộng sản, “làm việc” với cộng sản và bị cộng sản khủng bố, đàn áp, bỏ tù, không cho các ngài được làm công việc hàng ngày để phục vụ giáo hội và con chiên thì các ngài mới hiểu con người cộng sản nó tàn ác ra sao. Sống bị cộng sản bắt đi tù cướp mất cái tuổi trẻ, về già được thả lúc sức khỏe suy tàn chỉ còn biết ngẫm nghĩ lại mà chờ ngày ra đi.

    Giết thì cộng sản không giết để bị thế giới lên án, nhưng sống thì cộng sản không cho sống bình yên để làm công việc của các ngài muốn mà phải làm theo chỉ đạo. Coi như cái lý tưởng tan theo chế độ. Không nói các ngài theo cộng sản hay không theo, chỉ nói các ngài muốn được phục vụ giáo dân theo tinh thần đạo giáo cộng sản cũng coi như là chống chế độ rồi. Không nghe, không làm theo cộng sản tức là chống chế độ. Mặc dù chỉ là hình thức thụ động. Không chống đối nhưng vẫn bị cộng sản kết tội chống đối chế độ để bắt bỏ tù. Mấy mười năm tù đày, cái tinh thần và lý tưởng tuổi trẻ của các ngài coi như cũng “chết” theo thời gian. Cái tuổi trẻ hăng say bồng bột ngày nào bị cộng sản hành hạ cả thế xác và tinh thần, kéo dài mấy mươi năm, sức khỏe tàn theo năm tháng, các ngài trở về già phải buông tay để sống những ngày cuối cùng.

    Nếu sợ tù đày thì các ngài đã nghe theo cộng sản. Nhưng nghe theo cộng sản là tự đánh mất đi cái lý tưởng của mình. Không chỉ ở Miền Bắc lúc bấy giờ phải sống với cộng sản mất tự do cá nhân mà mọi sự tự do khác cũng bị mất. Không có tự do tôn giáo cũng như không có tự do giảng đạo ở chế độ cộng sản. Với một người tu hành cái hạnh hạ thể xác đối với họ không đáng sợ bằng bị hành hạ tinh thần. Cộng sản không cho các ngài hành đạo, không cho phụng vụ con chiên theo tinh thần công giáo theo đạo tự do. Các ngài không sợ bị bách hại, không sợ bị hành hạ, nhưng thời gian tù đày đã cướp mất cái tinh thần tuổi trẻ của các ngài.

    Đất nước nhiều người tài nhưng bị cái chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh giết, hoặc kìm kẹp, hoặc phải sống làm nô lệ cho chúng. Và cộng sản ngày nay vẫn vậy, không có tự do. Cộng sản chỉ có chủ và nô lệ, không bao giờ có tự do.

  7. Đừng hỏi tại sao ta vong nô!

    Lịch sử cận đại còn để lại
    Tinh hoa cả thế hệ chúng ta
    Đông Du – Duy Tân – Tự Lực
    Bụt nhà không linh ta bỏ qua

    Cây tre lò tôn thơ con cóc
    Quốc tang khóc lóc thật buồn nôn
    Tỵ nạn hải ngoại vì ngu ngốc
    Làm chuyện ruồi bu đi bưng bô

    Đừng hỏi tại sao ta vong nô!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Lý do tại sao ta vong nô!

      Trong nước thì quốc tang thằng lú
      Tỵ nạn hải ngoại theo bưng bô
      Tên tội phạm “đá bèo” tỷ phú
      Lý do tại sao ta vong nô!

      Nông Dân Nam Bộ

        • Kaka Kaka nhục nhã
          Chửi như thằng tội phạm Trump
          Mút cc bố đi
          Cả nhà mày hộc ra máu chết tươi

          • Kaka Kaka
            Con không dám mạo nick mới của Bố?
            Kaka Kaka nhục nhã
            Mút cc bố đi
            Cả nhà mày hộc ra máu chết tươi
            Cả nhà thằng tội phạm Trump hộc ra máu chết tươi

          • Thằng trăm nicks bi giờ tự hào về khả năng trăm nicks của mềnh

            Ăn trộm cắp cũng có tự hào trong nghề nghiệp của tụi nó

          • Kaka Kaka thằng Tàu chệt muỗi Tàu ngu
            Tụi Maga ăn cắp nick của Bố
            Con ngu không hiểu.
            Con sanh năm 66 thì biết cc gì
            Con chỉ biết làm chó săn cho tụi csvn, như thằng cha của con ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản
            Cả nhà mày thằng Tàu chệt muỗi Tàu hộc ra máu chết tươi

          • Kaka Kaka
            Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy
            Tự con nói ra
            Ngu nhanh quên
            Cha mẹ con chết rồi nên ăn nói cho cẩn thận không thì người khác đào mả tổ 9 đời nhà mày quẳng cho dogs nhai
            Kaka Kaka nhục nhã

          • Nó dùng gậy ông đập lưng ông và mày kiu là hổng làm nhuần nhuyễn bằng mày . Nói dối rùi bảo người ta phải chứng minh là mày nó dối . Y như Đảng của mày

            Cùng 1 lò ra cả, sêm xít thui .

            Cổng Sản 300 phần chăm lun . Mày với những người được/bị xem là bò đỏ là sêm xít, but i gotta admit, tao tôn trọng bò đỏ, còn mày, chỉ toàn sự khinh bỉ . Tao chỉ mún lột mặt nạ để thiên hạ được chứng kiến toàn bộ sự … ghê tởm kinh khủng đến speechless của mày thui

          • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy
            Con sủa cc gì vậy?
            Chứng minh được không?
            Có dám chửi dog hồ Chó dại, dog Mao trạch đông?
            Có dám tranh luận với Bố bằng English, German, French?
            Kaka Kaka nhục nhã
            Cả nhà mày hộc ra máu chết tươi
            Kaka Kaka

          • Chiện hộc máo thì … Thía lày dá, cả nước đang làm chó cho Cộng Sản chúng mày, chiện cả nhà tao hộc máo vì Cộng Sản tụi bay … chiện thường tình ở huyện . Thời đó, chắc thời này cũng vậy, làm được 10 đồng phải chung chi cho tụi bay hết 7, bảo sao hổng hộc máo

            Tiền mày đi học toàn tiền máu, mồ hôi nước mắt của dân không đấy con ạ

          • Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu sủa bậy
            Con sủa rất hăng nhưng con không dám chửi dog hồ Chó minh, dog Mao trạch đông
            Tại sao?
            Kaka Kaka nhục nhã
            Thế bố bảo con chứng minh cái gì ? Con ngu nên không hiểu.
            Con chống cộng như thế này = * montaukmosquito 26/06/2024 At 8:00 am
            * Cứu Đảng chính là cứu nước, nhà trí thức Nguyễn Trung đã bảo thế, và trí thức nước nhà đang đi theo tấm biển chỉ đường của thứ trí tuệ này
Mong mún của tớ, Đảng cần đặt sự tồn vong của chế độ & sự kiên định với chủ nghĩa xã hội lên trên hết . Vì sự kiên định vơi chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn tới sự trường tồn của Đảng
Thấy Ngụy hông, Nope. EXACTLY!
            Kaka Kaka nhục nhã

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên