Lật lại vụ bắt cóc năm 1967 ở Tây Đức

Vụ đó, chính phủ Tây Đức đã trục xuất 3 nhà ngoại giao được cho là có dính líu tới các vụ bắt cóc, đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao và liên tục gây áp lực lên Hàn Quốc.

0
Nhà soạn nhạc Isang Yun!

Trong bản tuyên bố của BNG Đức ngày 2.8 viết, “Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có”.

Nghe không thật chính xác lắm, vì từng có một vụ gây chấn động nước Đức và giới tình báo!

Câu chuyện xảy ra vào 1967, CHLB Đức tức Tây Đức – thủ đô là Bonn.

Nhà độc tài Hàn Quốc Park Chung-hee, để chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo, cảnh sát và quân đội mạnh tay trấn áp mọi hoạt động phản đối. Nhiều người bị bắt giữ và ép vô tội phản động, hoạt động nội gián cho Triều Tiên; dựa vào những chứng cứ giả mạo do Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (KCIA) lập ra. Kể cả những người Hàn Quốc sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng thuộc đối tượng bị điều tra.

Vào tháng 7.1967, KCIA phái một toán hành động đến CHLB Đức và Pháp bí mật bắt giữ 38 người đưa về Hàn Quốc xét xử; ở Tây Đức là 17 người trong đó có nhà soạn nhạc Isang Yun – do ổng từng đến Triều Tiên để giảng dạy. Isang Yun bị bắt cóc tại tây Berlin và đưa về Seoul trên một máy bay dân sự.

Ngay khi sự việc xảy ra, chính phủ Tây Đức cũng tuyên bố Hàn Quốc qua bắt cóc và đòi thả 17 người đó về Đức. Tòa án Bonn đưa ra xét xử 2 người Hàn sống ở Đức, bị nghi ngờ là đã tham gia bắt cóc; nhưng sau phải thả vì thiếu chứng cứ.

Cuối cùng chính quyền Tây Đức phải chịu thua và chấp nhận lý do Hàn Quốc đưa ra, là họ tự nguyện về. Mặc dù dư luận Tây Đức hổng ai tin là 17 người Hàn đó lại chịu về nước để bị xử tù chung thân hoặc tử hình. Nghi vấn trong 17 vụ bắt cóc này là có sự giúp đỡ của tình báo Đức.

Vụ đó, chính phủ Tây Đức đã trục xuất 3 nhà ngoại giao được cho là có dính líu tới các vụ bắt cóc, đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao và liên tục gây áp lực lên Hàn Quốc.

 

Đây chính là vụ án tình báo Tongbaengnim nổi tiếng tại Hàn Quốc, bị cáo có tới 194 người gồm các nhà hoạt động nhân quyền, trí thức, học giả, nghệ sĩ, nhạc sĩ, sinh viên..vv. nhà soạn nhạc Isang Yun được cho là nhân vật chính. Tất cả đều biệt giam, bị thẩm vấn và tra tấn liên tục.

Phiên tòa đặc biệt mở ra ở Seoul 11.1967 buộc tội những người này có hành vi gây hại đến an ninh quốc gia, hoạt động nội gián, phản bội Tổ quốc. Tại phiên tòa, cả 194 bị cáo đều đồng loạt phản đối cáo trạng và tố cáo KCIA đã tạo dựng chứng cứ giả mạo.

Cuối cùng có 166 người bị tuyên phạt với những bản án khác nhau, 28 người án chung thân đến tử hình.

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, năm 1969, tất cả 194 người đều được trả tự do. Nhạc sĩ Isang Yun được một chuyến bay đặc biệt của Không quân Tây Đức đưa về Frankfurt. Năm 1971, ông được vô quốc tịch Đức và đến 78 tuổi mất tại Berlin (1995) vẫn chưa bao giờ trở lại Hàn Quốc.

Isang Yun là một trong 4 nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới thế kỷ XX, chân dung được treo trong đại sảnh của Viện Hàn lâm Âm nhạc Brooklyn, New York. Học viện âm nhạc quốc gia mang tên Isang Yun được xây dựng tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Tất nhiên, khác biệt lớn với Trịnh Xuân Thanh; nhưng có thể thấy trong vụ việc – bằng chứng và yếu tố tự nguyện là quan trọng!

Theo Facebook Lê Nguyễn Hương Trà

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên