Lan man kỷ niệm

7

Khoảng giữa thập niên 90,  khi đó tôi đang là phóng viên báo Người cao tuổi,  vì lương thấp không đủ nuôi hai con với một chồng thất nghiệp nên phải cộng tác với nhiều tờ báo trong nước để cơm áo không …trêu đùa bốn cái dạ dày trong gia đình nhỏ của mình. Tờ báo tôi cộng tác tích cực nhất lúc đó là “Kiến thức ngày nay” một phụ san của báo Nông Nghiệp và nhận được đơn đặt hàng của báo viết về cụ Nguyễn Lân…

Theo  địa chỉ của báo đưa,  tôi lò dò tìm đến gặp cụ. Thành thật mà nói,  dâng lên trong lòng tôi lúc đó là một nỗi e ngại mơ hồ trước sự hiểu biết bao la như biển rộng trời cao của cụ,  một  trí thức lớn tuổi, một thư viện sống khổng lồ  với hơn 90 năm tích lũy kiến thức từ giáo dục đến tâm lý, văn chương v.v  “Không biết trong  vẻn vẹn một bài viết với  vài nghìn chữ theo yêu cầu của tòa soạn,  mình có khắc họa được chân dung của  cụ không? Dù chỉ là một lát cắt trong cả thân cây đời rợp bóng , xum xuê”?

Sau vài tiếng đồng hồ trò chuyện,  tiếp xúc,  tôi đã thỏa mãn một phần trí tò mò của mình vì cụ đã hoàn toàn cởi mở, thân mật với những suy tưởng tràn bờ thời gian  từ đầu thập kỷ 20 , khi cụ còn là cậu bé 12 tuổi đi học trường Pháp, được thầy dạy nhiệt tình chỉ bảo, nâng đỡ  và sau này  nhờ học lực khá, có tiểu thuyết từ năm 19 tuổi mà được nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp tin tưởng gả con gái rượu cho…đến lúc trở thành cây đại thụ trong làng  giáo dục Việt Nam như hiện tại…

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 , cụ trở thành Giám đốc giáo dục liên khu 10 , Công việc khi đó bao gồm cả 6 tỉnh  gồm  Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang…một mình một chiếc xe đạp rong ruổi từ đồng bằng lên chiến khu,  tham gia đào tạo giáo viên,  xây dựng trường lớp,  dạy dỗ học sinh,  bận bịu đến mức việc nghỉ ngơi, an nhàn đồng nghĩa với thói vô sỉ không thể chấp nhận được … Trôi theo lời kể của cụ,  tôi hiểu đó là những năm tháng gian khó, nhọc nhằn, bất thường nhất. Tất cả các nhu cầu tự thân,  thiết yếu cũng phải thu hẹp lại đến mức tối đa. Mang danh giám đốc giáo dục của cả một liên khu mà mỗi tháng vẻn vẹn vài chục ky lô gam thóc. Quần áo,  vải vóc,  đường sữa không có. Càng đi sâu vào địa phận  miền núi,  điều kiện sống càng ngặt nghèo,  gắt gao hơn…

Một lèo hơn 5 năm trời,  căng như một sợi dây đàn, cụ làm việc,  dìu dắt đồng nghiệp, viết sách cho thế hệ trẻ học, chỉ thỉnh thoảng đảo qua nhà động viên vợ,  khuyến khích đàn con.

Vợ cụ,  bà Nguyễn Thị Tề, tuy xuất thân con nhà khoa bảng,  gia giáo, có của ăn của để (bà là  nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, con gái nhà đại điền chủ , người có công chính trong việc thành lập trường tiểu học Bạch Hạc – Việt Trì…)   tưởng chỉ biết ăn trắng, mặc trơn,  chỉ vì chồng và bầy con tám đứa mà phải đồng cam cộng khổ với chồng,  ngày lại ngày vào tận xóm gần, bản xa nơi núi rừng Việt Bắc  để đổi từng chai dầu,  lạng muối, vải vóc  lấy sắn, gạo, khoai bí, rau quả nuôi con. Tám anh chị em đều một tay cô con gái duy nhất là cô Nguyễn Tề Chỉnh bảo ban, săn sóc. Cứ anh lớn dậy em bé học bài,  quần áo cả nhà chỉ “quân tử nhất bộ” nghĩa là ra đường mới được mặc áo quần lành lặn, còn ở nhà chắp,  vá, khâu, cắt đủ kiểu…

Khi tôi gặp cụ,  lúc đó tuổi đã ngoài 90,  cái tuổi bình thường đã  đuổi… thân đi, không những “lực bất tòng tâm” mà tâm cũng bất tòng… lực luôn, còn lòng dạ,  tâm trí đâu mà tập tành,  viết lách  ? Vậy mà trong cụ vẫn thường xuyên xuất hiện nhu cầu sáng tạo,  đến mức tôi có cảm tưởng cụ luôn thiếu thời gian… Học hành, gian khó từ năm 12 tuổi,  qua tuổi thanh niên đến tuổi già,  ứ tràn trong cụ lúc nào cũng là cảm hứng hòa tan với đống ngôn từ ngồn ngộn  để biến dần thành  các tác phẩm viết về chủ đề giáo dục cũng như các cuốn Từ điển để đời mà cụ dày công biên soạn , Từ “ Ngữ pháp Việt Nam”( từ lớp 1 đến lớp 7), “Lịch sử giáo dục học thế giới”,  “Giảng dạy trên lớp”, “Công tác chủ nhiệm lớp”, “Thuật ngữ tâm lý – giáo dục”  v.v  

 Năm 1971, cụ về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi  tôi gặp, cụ đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển do cụ biên soạn như: “Từ điển Việt-Pháp” (1989), “Từ điển Hán-Việt”, “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt” (1993), và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”( đang viết) … Tuy ở độ tuổi ngoài 90,   trở thành một nhà từ điển học, mà  tôi cứ có cảm giác cụ vẫn trong thời kỳ sung sức,  đánh tan mọi bệnh tật,  lo nghĩ về  cái tuổi “ gần đất, xa trời” , khác hẳn các đối tượng “Người cao tuổi” mà một phóng viên như tôi thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc.

Lần đầu tiên  cũng là lần duy nhất được gặp,  cụ đã để lại trong tôi những ấn tượng kỳ lạ,  những cảm xúc bền lâu,  bất biến…Cho đến tận lúc này, khi đã chuyển bàn viết từ Việt Nam sang Mỹ, cảm xúc ấy vẫn tồn tại,  đơn giản vì tôi hiểu trong cuộc trò chuyện cởi mở và thân mật đó, tôi đã gặp được những sự kiện lớn lao trong lịch sử bản thân cụ và gia đình cũng là lịch sử của nước nhà…Từ tiếng khóc đầu tiên năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo ở làng Ngọc Lập, Phùng Chí Kiên, Mỹ HàoHưng Yên quê hương cụ, đến khi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương,  vốn là một sự kiện lớn trong làng Ngọc Lập thời ấy, rồi thành thầy giáo, giám học giữa kinh thành Thăng Long…Năm 1946,  khi kháng chiến bùng nổ, cụ tình nguyện đưa vợ và cả bày  con đông đúc  lên núi rừng  Việt Bắc, cùng đồng cam cộng khổ với kháng chiến, nơi  An toàn khu v.v

Quá khứ có sức mạnh di truyền. Sự âm thầm bền bỉ , vùng lên không ngừng của cụ đã truyền  lại trọn vẹn và nhân lên nhiều lần  cho cả tám người con …

Vừa bước vào nhà, mắt tôi đã dán chặt vào tấm ảnh đặt trên bàn,  bảy người con trai của cụ đứng xếp thành hàng ngang,  người nào người ấy mặt mũi sáng sủa, tươi cười , thật sự là “của hiếm trời cho”. Bảy bộ óc thông minh trong một gia đình như bảy vì sao sáng trên bầu trời khoa học nước nhà , trong đó có một người tôi đã biết và luôn khắc cốt, ghi xương cho đến tận cuối đời , dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào- đó là thầy Nguyễn Lân Hùng , người thầy của tôi ở khoa sinh đại học Sư phạm I Hà Nội, người duy nhất trong nhà không bảo vệ luận án tiến sĩ nhưng lại là  chuyên gia trong lĩnh vực sinh học, người  được những người nông dân vô cùng yêu mến quý trọng vì những cống hiến hết sức to lớn của mình, có lẽ chỉ sau nhà bác học Lương Đình Của .

Trước đó khoảng gần hai chục năm (1978),  khi tôi mới lò dò bước chân vào khoa sinh trường Đại học Sư Phạm I Hà Nội,  học “giải phẫu thực vật” tôi đã được học cô Nguyễn Tề Chỉnh,  người con gái duy nhất trong gia đình Nguyễn Lân và là người thứ hai trong số tám anh chị em,  người để lại trong tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Cô Chỉnh đẹp và nghiêm trang như chính cái tên của mình,  dù giảng bài trên lớp hay ở phòng thí nghiệm,  lúc nào cô cũng nhỏ nhẹ,  dịu dàng,  nhiệt tình giải đáp những thắc mắc – đôi khi vô bổ, tội nghiệp của bọn sinh viên mới lớn chúng tôi…Khi nghe tin cô mất vì tai nạn giao thông,  tất cả lũ sinh viên chúng tôi từ khóa I đến khóa IV, từ người còn đang học đến những người đã ra trường dạy học trên khắp các nẻo, vùng miền của đất nước đều  bàng hoàng, đau xót. Với những người thô thiển, phàm tục khác,  cái chết sẽ lọc sạch tất cả,  nhưng với một người cao quý như cô,  cái chết gợi lại tất cả những kỷ niệm đẹp đẽ, thân thương nhất giữa cô và lũ sinh viên chúng tôi . Cho dù sự sống là vô thường: “sơ sẩy một giây, oan nghiệt một đời” nhưng một người có tâm hồn đẹp , nhàn nhã và cao quý như thế, sao thượng đế có thể cướp cô khỏi lũ học trò chúng tôi nhanh đến thế? Đời tôi từ khi học “đại học chữ to” đến khi lên đại học chữ nhỏ…cả chục năm trời, có không ít những kỷ niệm đẹp với giáo viên nhưng kỷ niệm ít ỏi về cô Chỉnh thì in sâu đến chết.

Thầy Nguyễn Lân Hùng là giáo viên năm thứ ba của tôi, thầy hiền lành, cởi mở với tất cả chúng tôi,  cùng đưa chúng tôi đi thực tế sản xuất. Trong lớp, có tôi và cô bạn thân người Nam Định thường được khen là khá giống nhau, vì dáng người nhỏ nhắn nước da trắng hồng,  nên được một số thầy dạy Giáo Học Pháp,  Tâm Lý chú ý. Thầy Hùng cũng không là ngoại lệ. Một kỉ niệm với thầy mà tôi nhớ mãi khi đi thực tế sản xuất về,  thầy tặng tôi một cục sun phát đồng màu xanh nặng cả kí…Thú thật tôi nhận mà không biết thầy tặng tôi vì lý do gì và để làm gì khi nhà tôi ở giữa thành phố Hà Nội, đông đúc, chật chội, chen lấn như thế?( 10,5 mét vuông cho 5 con người) . Dù sao là kỷ niệm nên tôi cứ giữ mãi cho đến ngày rời khỏi khu tập thể của bộ Thủy Lợi (nơi mẹ tôi làm việc suốt 40 năm) sang nhà riêng ở Gia Lâm, tôi  mới tạm lãng quên nó.

Năm tháng đưa đẩy,  tôi ra trường làm giáo bản,  giáo làng rồi làm báo Đảng,  toàn những tờ báo mà con ông cháu cha không thèm “kê ghế” như Cựu chiến binh, Lao động Thủ đô, Người cao tuổi…  rồi tôi gặp giáo sư Nguyễn Lân Dũng và qua đó gặp lại thầy Nguyễn Lân Hùng.  Tình thầy trò lúc này,  sau bao năm đã chuyển sang một trạng thái mới,  vui vẻ hòa đồng và gắn bó hơn.

Trước đó, qua những bạn học đại học cũ,  tôi vẫn nghe được những tin tức về thành tích nổi trội của thầy,  tự mày mò tạo ra một dung dịch sinh lý và tận dụng tất cả những cành,  nhánh thân từ thân cây chủ để dễ dàng phát triển thành hàng chục, hàng trăm cây mới khỏe mạnh, vòng đời sinh trưởng ngắn,  quả sai trĩu chịt. Cụ thể từ một gốc chanh tứ quý (ra quả bốn mùa)  thầy tỉ mỉ cắt,  chặt thành những đoạn  cành nhỏ, ngâm trong dung dịch sinh lý đó để tạo được một bộ rễ chắc,  khỏe li ti, trắng muốt  rồi đem giới thiệu ở chính các hội nghị mà thầy làm diễn giả…Kết quả,  từ một xô đựng hàng trăm đoạn cành  đổi thành một xô tiền lẻ, trị giá gấp cả trăm lần tiền mua cây giống ban đầu,   khiến chúng tôi nghe mà thán phục,  lác mắt…

Thành quả lao động của thầy còn nhiều lắm,  sách thầy viết từ nuôi gà đồi đến nuôi giun quế, lươn ,  nuôi bèo tấm, trồng cây làm hàng rào bao quanh nhà v v… đắt như tôm tươi,  tôi đọc và mê mẩn hơn cả đọc tiểu thuyết vì nó thật sự có giá trị kinh tế trong mỗi gia đình ở nông thôn , càng  đặc biệt hơn, vì tuy sinh trưởng ở Hà Nội,  phải dạy học xa nhà, nơi “văn minh thôn dã, mẫu mã nhà quê” mà tôi phải làm dâu ở quê lụa Hà Tây, nơi có 6 anh em chồng đều là nông dân chính hiệu. Đất cằn, người đông, đầu óc đặc sạn, bùn, sỏi đá, chỉ nhờ những cuốn sách của thầy – có giá trị như một cẩm nang mà mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy đã sinh sôi biết bao nhiêu  “trạch vàng” , đến mức, tôi liên tiếp nhận được những đơn đặt hàng nhờ mua những cuốn sách làm giầu, đổi đời, đổi mới tư duy cũng như hàng đống đất chứa trứng giun quế của thầy để họ nuôi gà, nuôi lợn  v.v. Thật là một vốn , bốn , năm lời vì từ nguồn phân lợn để nuôi giun lại tạo ra nguồn dinh dưỡng nuôi gà, khiến gà vàng sân, lợn chật chuồng, mỗi lần thu hoạch lên cả bạc triệu, trị giá 4 đến 5 cây vàng lúc đó.

Gặp lại sau nhiều năm xa cách,  Thầy chủ động mời tôi đi công tác,  mỗi chuyến đi là một khám phá mới mẻ và hấp dẫn,  từ những núi đá vôi nứt nẻ, hoang hóa bao năm, nay biến thành cả đồi trồng na,  quả to bằng nắm tay người lớn,  vị ngọt và dai, thơm phức,  đi từ xa đã ngửi thấy mùi thơm ngạt ngào của vị trái cây dân dã , độc đáo quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới này.

Để có được thành quả thu hoạch này,  từ cây na hiếm hoi , còi cọc trong vườn nhà của  nhiều nông dân,  thầy và các nhà khoa học trong lĩnh vực sinh học hàng đầu đã bỏ công nghiên cứu , phân tích độ pH của môi trường, tính chất đất, từ thổ nhưỡng , đến kết cấu,  độ kết tủa của Ion  v v… rồi trồng thử vài trăm cây ở những tầng đất thịt màu mỡ xen kẽ với đá núi, sương khuya trước khi đưa ra đại trà… Và bây giờ cả đồi na xanh tươi ngút ngát như có phép màu… Cũng đang trong thời kỳ  thu hoạch nên người trồng đem bày bán khắp hai bên lề đường khiến khách thập phương đi qua đó  không thể bỏ qua mà ôm mỗi người một bọc, bị, một túi nilon từ vài chục đến cả trăm quả đem về thưởng thức…

Cây trám cũng là một trong những đề tài tâm huyết của thầy.  Bình thường trồng 10 năm mới ra trái , nếu là cây cái sẽ cho 7 đến 8 tạ quả một năm,  giá bán trung bình từ vài chục đến hơn trăm nghìn một ký,  nhưng nếu là trám đực thì công cốc…Biết được nhược điểm này của Trám, thầy và những người bạn,  trong đó có Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ( Anh ruột của thầy,)  đã mày mò nghiên cứu để thay đổi giới tính cũng như chất lượng của quả trám,  vừa rút ngắn thời gian thu hoạch,  vừa biến tất cả cây đực thành cây cái để người nông dân không mất mùa, thất thu…

Hơn hai chục năm qua rồi mà tôi vẫn nhớ ánh nhìn, giọng nói, nụ cười của thầy trong những chuyến công tác ấy: “ Mọi người cứ thử nghĩ đi,  chúng ta có thị trường tiêu thụ là 1,4 tỷ dân Trung Quốc,  tha hồ xuất,  nếu đem trồng đại trà , bản thân trám  thích hợp với nhiều loại thổ nhưỡng,  đặc biệt là vùng núi cao 400 mét so với mặt nước biển. Tỷ lệ sống sót cao, đòi hỏi công sức vun trồng ít ( mỗi năm chỉ một đến 2 lần) , sau khi trồng khoảng 7 , 8 năm  thì  có trái,  sau đó người trồng chỉ cần uống nước trà,  nghỉ ngơi sau mỗi vụ thu hoạch nữa thôi” …

Tự cho mình là người ngồi “ nhầm chỗ” nên sau khi chuyển từ cầm phấn sang cầm bút,  tôi lãng quên bao nhiêu kiến thức sinh học,  đến mức mỗi lần gặp lại ,  thầy đều bảo, giọng vừa vui vẻ vừa trách móc: “ Trời ơi , Thủy! Sao bao nhiêu kiến thức sinh học thầy dạy em đâu hết rồi? Trong em bây giờ  chỉ tràn ngập chất  văn học dân gian thôi”. Và sau đó là tràng cười dài của mọi người ủng hộ thầy, còn làm tôi ấm lòng đến hôm nay.

 Cũng do tính cách “nổi loạn” mà tôi mạnh dạn chuyển từ “lề phải” sang “lề trái” , cộng tác với nhiều tờ báo hải ngoại.  Thầy biết và ân cần dặn dò: “ Em đi theo con đường ấy nguy hiểm lắm”. Ánh mắt thầy tràn ngập xót thương,  tôi hiểu và vì câu nói và thái độ của thầy hôm ấy mà tôi âm thầm mất ngủ bao đêm …

Không ngờ lần gặp ấy cũng là lần cuối cùng tôi còn được gặp thầy. Đầu năm 2007 tôi bị bắt , và đến năm 2011,  sau hai lần tù đầy ở  B14 và Hỏa Lò, trại giam số 5 Thanh Hóa,  tôi được bà ngoại trưởng Hillary Clinton can thiệp để sang Mỹ định cư….Hy vọng trong năm định mệnh 2025 tôi sẽ  về lại Hà Nội,  gặp thầy và vợ chồng Nguyễn Lân Thắng-  người xứng đáng kế tục sự tinh hoa của dòng họ Nguyễn Lân…

 Sacramento

T.K.T.T

7 BÌNH LUẬN

  1. Ai cũng nói:
    Nhà tù Việt Cộng là địa-ngục trần-gian.
    Riêng con mụ này thì nói:
    Ở tù Việt Cộng mấy ai không cười.
    Thật, chẵng ra làm sao!

  2. Nghèo & Đói

    Khủng hoảng kinh tế khắp thế giới
    “Tariffs” gián tiếp cắt kiều hối
    Đa số dân ta vốn đã nghèo
    Bây giờ không là nghèo mà đói!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Trông chờ “thiên sứ”Donald Trump?

    Tỵ nạn cộng sản hầu để ăn
    Trong nước cúi đầu trước ngoại xâm
    Khoa bảng trí thức thì sang độc
    Thế hệ chúng ta buồn xa xăm

    Trông chờ “thiên sứ”Donald Trump?

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Hỡi nòi cà chớn chống xâm lăng!

    Trong nước thì rước giặc ngoại xâm
    Tỵ nạn hải ngoại thì cuồng Trump
    Ăn nói làm sao với con cháu
    Nô lệ mà không biết hờn căm?

    Bầy đàn hậu duệ loài Hồ cáo
    Trốn chạy cộng sản chỉ biết ăn
    Tội ác nầy phải trả bằng máu
    Hỡi nòi cà chớn chống xâm lăng!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Hào kiệt vắng bóng, chỉ thấy toàn súc sinh!

    Duy tân như Cụ Phan Chu Trinh
    Khai dân trí chấn hưng dân khí
    Tự lực đoạn tuyệt như Nhất Linh
    Đoạn tuyệt với dị đoan mê tín

    Sống như Hai Cụ Phan
    Như Tướng Nguyễn Khoa Nam
    Chết như Trần Bình Trọng
    Như ngũ tướng tháng tư bảy lăm

    Anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có

    Bây giờ là thời đại Hồ Chí Minh
    Hào kiệt vắng bóng, chỉ thấy toàn súc sinh!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Con cháu Tiên Rồng sao ngậm câm?

    “Nơi đây tay gối làm dao
    Ngủ trong tủi nhục thức vào hờn căm” (Thơ Hoàng Công Khanh)
    Một ngàn năm rồi một trăm năm
    Đéo cha cái lũ thờ ngoại xâm!

    Trong nước rước kẻ thù truyền kiếp
    Hải ngoại liếm đít Donald Trump
    Ngàn năm còn đó gương tày liếp
    Con cháu Tiên Rồng sao ngậm câm?

    Nông Dân Nam Bộ

Leave a Reply to Nông Dân Nam Bộ Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên