Làm sao để tránh được thảm họa giẫm đạp

6
Thảm họ giẫm đạp tạ Hàn Quốc khiến hơn 150 người chết

Sự kiện giẫm đạp ở Itaewon trong ngày lễ Halloween làm hơn 200 người chết và bị thương đã trở thành thảm họa lớn thứ 2 ở HQ, chỉ sau vụ đắm tàu Suwon và là sự kiện giẫm đạp chết người tệ hại thứ 2/6 trên thế giới chỉ trong năm 2022, chỉ sau sự kiện ở sân vận động Indonesia! Xem Wikipedia mới biết thảm họa kiểu này từng xảy ra nhiều lần khắp thế giới, trong đó tụ tập tôn giáo và thể thao (chủ yếu là bóng đá) là 2 lý do phổ biến nhất. 

Với mật độ dân số cao và văn hoá bầy đàn phổ biến, châu Á được ghi nhận là nơi có nhiều thảm họa này nhất. Là con dân một nước châu Á bầy đàn cao, người Việt nói chung và cơ quan quản lý, các nhà tổ chức sự kiện nói riêng cần hết sức chú ý để phòng ngừa thảm họa này. Như kinh nghiệm và hiểu biết của mình thì: 

1. Ưu tiên chọn sự kiện nhẹ nhàng, ít nguy cơ cuồng loạn, VD nhạc cổ điển, các sự kiện văn hoá… Đời mình một trong những điều hối hận nhất là để con theo bố đi dự sự kiện chào mừng 1000 năm Thăng Long ở sân vận động Mỹ đình. Hôm ấy đường kẹt cứng đến nỗi HH Ngọc Hân và hàng loạt xe sứ quán không đến sân vận động được. Chúng mình đều không ngờ tình hình mất kiểm soát đến vậy. Mọi người kể là đường tắc chật kín người, không ai nhúc nhích được, cảnh sát giao thông cũng botay. Xe sứ quán cắm cờ cũng đành đứng yên, các đại sứ xuống xe nhìn pháo hoa khai mạc nổ tung trên bầu trời xa xa và bàn nhau xem ai sẽ bị kỷ luật vì tình trạng này. Tình hình lúc ấy là chỉ cần một tiếng thét hay quả pháo nổ làm vài người mất bình tĩnh là chuyện gì cũng có thể xảy ra! May chồng mình sáng suốt gửi xe từ xa để đi bộ và thuộc đường ngách nên đến được sân vận động rồi 2h sáng cũng về đến nhà. Mình ngồi ở nhà sợ không ngủ được, gọi điện thì mất sóng. Sau sự kiện ấy mình và con không bao giờ đến chỗ đông người nữa.

2. Chọn những sự kiện được tổ chức quy củ ở những nơi chuyên nghiệp, VD nhà hát, sân vận động hay quảng trường. Dù không thể loại trừ 100% rủi ro nhưng cũng đỡ hơn. Tuyệt đối không đến những địa điểm không đảm bảo, VD nơi chỉ có một lối ra vào, tầng cao mà thang xuống quá hẹp… Có lần sinh viên CLB của mình thuê địa điểm trên sân thượng tầng 3 ở 1 quán cafe mà chỉ có 1 lối xuống là 1 cầu thang xoáy trôn ốc đi được 1 người, mình nhất định bắt hủy dù mất tiền cọc. Lần khác sinh viên thuê xe đi dã ngoại, hãng xe dỗ nên đi từ 5.30 cho nhanh dù chỉ mất 2.5h đi đường và hẹn làm việc lúc 9h. Mình nhất định bắt lùi lại đến 6h vì nhóm có nhiều bạn nữ, đi sớm không an toàn. Có vẻ quá ít nhà tổ chức, nhất là người trẻ, để ý đến an toàn trong khi đó nên là tiêu chí đầu tiên. 

3. Không mang theo trẻ em hay người ốm, người yếu, nhất là người có bệnh dễ phát như huyết áp, tim mạch, suyễn… Mỗi lần nhìn các bố mẹ chở con đi bão sau bóng đá là mình cứ hốt cả hền. Dù có đẻ dễ như gà đi nữa thì cũng không thể đưa con vào nguy hiểm như vậy được!

4. Khi đến nơi việc đầu tiên là hãy tìm lối thoát hiểm và định hướng đường đến đó khi cần. Nếu có thể nên bỏ về nếu thấy địa điểm không an toàn. Khá nhiều người đã thoát chết ở Itaewon vì thấy đông quá không an toàn nên đã về sớm. 

5. Nếu không may gặp cảnh chen lấn đừng chạy theo đám đông hay chạy ngược lại vì rất dễ bị chen bẹp. Cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong tại Itaewon thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ vẫn đứng nguyên như vậy dù đã chết. Những nạn nhân này chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Tốt nhất nên đi xiên xuôi chiều đám đông và lựa đến đi men tường để có chỗ dựa. 

6. Trong đám đông con người dễ bị cuốn theo và sinh hoảng loạn khi có sự cố. Hết sức giữ bình tĩnh để xác minh thông tin và tìm lối thoát tốt nhất cho mình. Có thể nhìn lên cao xem có ai trên đó chỉ đường không vì người trên cao có tầm nhìn tốt hơn nên có thể chỉ cho ta lối ra.

7. Nếu bị ngã hãy nằm nghiêng co người theo tư thế thai nhi, ôm ngực để tự bảo vệ.  Đừng hoảng loạn vì càng hoảng càng thở mạnh thì càng dễ ngạt thở. Còn lại thì cầu nguyện thôi. 

NẾU KHÔNG MUỐN PHẢI CẦU NGUYỆN THÌ TRÁNH XA CHỖ ĐÔNG NGƯỜI RA!

6 BÌNH LUẬN

  1. Kẹt trong háng Tàu Cộng
    thì
    phãi làm thế nào?
    Chẵng cần
    phãi làm gì nhiều,
    cứ
    đưa cã dòng-họ đến

    làm nô-tài cho nó.

    • Thấy háng Tàu Cộng
      thì
      phãi tránh xa,
      đã
      chui vào đó
      thì
      ráng mà
      nhắm mắt hã họng hít rắm cũa nó.

  2. Đơn-giãn

    cứ hễ thấy đám đông
    thì tránh xa ra,
    chui đầu vào
    rồi hõi
    ‘làm thế nào’.
    Đúng là lũ ăn cám.

  3. Đi vào trong đám đông cũng giống như chơi cờ đã bị vào thế, hoặc nói theo kiểu nhà binh là đi vào lòng địch, hay nói cho khác hơn là giống như bị phục kích. Nếu địch ra tay bắn, hoặc đám đông ùa tới dồn vào cửa ngõ hẹp thì chỉ có từ chết tới chết. Chạy được là những người ở phía sau khi phía trước dồn cục thành một đống. Hon 200 trăm người chết và bị thương vì giẫm đạp, thật là một tai họa khủng khiếp. Tránh tham gia đi vào đám đông trong những dịp hội hè là cách tốt nhất.
    nv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên