Khai thông hòa đàm Paris

9
Ảnh VietNamNet
Cuộc Hòa đàm Ba Lê khai mạc dưới thời Tổng thống Johnson tháng 5-1968 cho tới khi TT Nixon lên nhậm chức năm 1969 không có gì thay đổi tại bàn Hội nghị.
 
Tháng 8-1969 mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu, phía Hà Nội khăng khăng đòi Mỹ rút quân không điểu kiện, loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu, thành lập chính phủ Liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ Việt Nam Cộng Hòa. Hết năm này tới năm khác trôi qua, Hòa đàm bế tắc khiến Mỹ vô cùng sốt ruột. Hà Nội gây khó khăn cho Nixon vì biết ông bị phản chiến, truyền thông, Quốc hội trong nước chống đối.
 
Năm 1972 tình hình đổi khác, mang nhiều hy vọng cho Nixon-Kissinger, phần vì BV thảm bại trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972, nhất là TT Nixon nhiều hy vọng thắng cử nên Hà Nội thay đổi lập trường. Họ muốn ký Hiệp định sớm trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đầu tháng 11-1972 vì cho rằng nếu Nixon tái đăc cử ông ta sẽ cứng rắn hơn, nhiều thẩm quyền hơn
 
Dưới đây tôi dựa vào lời kể của Kissinger trong hồi ký White House Years, Chương “Từ bế tắc tới khai thông” (1)
 
Kissinger được cử đi Moscow gặp Thủ tướng Nga ngày 20-4-1972 về thì cuộc Tấn công của BV từ 30-3 đã yếu đi, sau  khi chiếm Quảng trị chúng không chiếm Huế vì thiếu lực lượng. Các sư đoàn VNCH chiến đấu rất vững, cuối tháng 5 có tới 200 B-52 tham gia  khiến BV gặp nhiều khó khăn. Từ 8-5 khi Mỹ phong tỏa Hải phòng khiến địch phải dùng tầu hỏa chở tiếp liệu, khó khăn hơn, địch thiếu đạn dược, hỏa tiễn. Hai cuộc họp Thượng đỉnh  với Trung Cộng (tháng 2-72) và Nga (tháng 5-72) khiến BV bị cô lập, họ quay ra đẩy mạnh chống chiến tranh bên Mỹ, tới tháng 6 Hà Nội ám chỉ sẽ có ngưng bắn vào mùa hè, dấu hiệu ngày càng rõ hơn nhất là váo tháng 9-1972.
 
Khi Nixon phong tỏa cảng Hải phòng, VNCH mới vững tinh thần, Kissinger cho là Mỹ ở thế mạnh tại hòa đàm, cuộc oanh tạc và phong tỏa của Nixon có kết quả, cuối cùng  Hà Nội đồng ý mật đàm, họ quan tâm tới cuộc bầu cử Mỹ và muốn ký sớm hơn.
 
Thử nghiệm bế tắc
 
Nếu BV thua trận Mùa hè đỏ lửa và Nixon thắng họ sẽ thương thuyết, kỳ Hiệp định, giả thử tình hình chính trị tại Mỹ xấu đi Hành pháp sẽ phải chấp nhận Liên hiệp và ấn định rút quân, một thiểu số (30 Thương nghị sĩ) chủ trương rút quân (Mỹ) không điều kiện để đổi tù binh, khoảng 40 TNS chỉ rút khi nào BV thả tù binh (Mỹ). Thượng viện mong mỏi có hòa bình để Mỹ rút ngay cả khi BV-VNCH còn đánh nhau, chấm dứt cuộc chiến để lấy tù binh mặc cho số phận VNCH ra sao. Tu chính án Cooper-Brooke chủ trương rút quân để  đổi tù binh chỉ có 5 phiếu thuận tại Thượng viện, có lẽ chẳng bao lâu luật chấm dứt chiến tranh sẽ được thông qua. Hà Nội tin nếu họ thả tù có thể Thượng viện Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho BV (trang 1307). Địch đang quan tâm cuộc bầu cử TT  Mỹ.
 
Nixon không tin ở thương thuyết với BV cho là chỉ có tiến bộ đàm phán sau bầu cử, ông muốn đánh mạnh hơn trước khi thương thuyết. Nhưng Kissinger lại tin là lần này sau bầu cử (tháng 11) chắc sẽ có luật chấm dứt chiến tranh.
Ngày 3-7-1972 Tướng Haig được cử tới Sài Gòn, ông Thiệu nói nếu Mỹ tiếp tục yểm trợ oanh tạc thì VNCH sẽ không thua BV, ông cũng biết là sắp có đàm phán quan trọng, hòa hoãn hai bên chỉ là bước đầu, chưa phải khúc cuối, Mỹ rút VNCH vẫn tồn tại, Hà Nội không chịu từ bỏ chiến thắng. Chẳng bao lâu miền Nam sẽ phải tự chiến đấu một mình, cho dù Hà Nội không chấp thuận đề nghị của Mỹ, Quốc hội mới sẽ ép hành pháp ký Hiệp định tệ hơn là những cái chúng ta đàm phán như rút quân, đổi tù binh. Hà Nội nghĩ nếu Nixon có thể thắng cử, họ sẽ thương thuyết với ông trước tháng 11 hơn là để sau khi ông ta được cử tri bầu lại.
 
Trong khi ấy Thượng viện chỉ muốn ra luật rút hết quân để đổi tù binh mà không đếm xỉa gì tới ngưng bắn (trang 1311). Ngày 19-7 khi Kissinger đàm phán vối Lê Đức Thọ, ông nói bất cứ ăm mưu nào (của BV) nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử TT (tháng 11) tôi sẽ chấm dứt đàm phán ngay. Hai bên hẹn gặp lại ngày 1-8
 
Trong giờ nghỉ cuộc mật đàm ngày 1-8, phía BV đãi ăn trái cây, bánh ngọt, chả giò lớn hơn kỳ họp trước, Kissinger đoán có thể ngày 14-8, họ sẽ đãi nhậu, rượu bánh… Thọ nói về trận oanh tạc, phong tỏa của Mỹ xong đi vào đề. Hai năm trước, Hà Nội khăng khăng đòi Mỹ rút không điều kiện, nay họ tiên đoán Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972 .
 
Thọ vẫn đặt vấn đề liên hiệp nhưng nhượng bộ hơn. Trước đây là Chính phủ lâm thời liên hiệp mà CS chỉ định thành phần thứ ba,  nó có thể phủ quyết đối với hai thành phần còn lại. Nay Thọ đề nghị một chính phủ liên hiệp ba thành phần mà Sài Gòn cũng có quyền phủ quyết nghĩa là 50/50 nhưng Kissinger vẫn phản đối liên hiệp. Sau đó Thọ nhượng bộ thêm hơn: chính phủ VNCH kể cả Thiệu có thể tham gia bình đẳng (trong ba thành phần), có nghĩa là Hà Nội không đòi Thiệu phải từ chức như mấy năm liên tiếp.(trang 1316)
 
Bắc Việt bắt đầu chuyển động tại bàn đàm phán, Kissinger tiếp tục bác bỏ Liên hiệp, Hà Nội chưa dám quyết định bỏ cho tới  tháng 9 năm nay (1972). Đây là lần đầu tiên BV bị thời gian thúc ép, càng gần bầu cử tháng 11-1972 họ càng phải tính thay đổi chiến lược.
 
Lê Đức Thọ được gọi về Hà Nội, họ công nhận chính phủ Thiệu hợp pháp có thể tham dự cuộc thảo luận của chính phủ Liên hiệp, họ bỏ đòi hỏi Mỹ phải rút quân không điều kiện (trang 1318). Trước đây họ nói Chính phủ liên hiệp chiếm hết chủ quyền nay công nhận 50/50 một nửa VNCH và một nửa VC. Thọ đổi chiều có vể như khẩn cấp, nhiều đề nghị liên tục.
 
Sau phiên họp ngày 14-8, Kissinger báo cáo Nixon
 
“Hà Nội theo dõi bầu cử Mỹ cũng như diễn tiến quân sự tại miền nam VN và quyết định ký kết trước bầu cử tháng 11, họ lựa chọn trong tuyệt vọng. Địch sẽ thương thuyết với một chính phủ (Mỹ) có thể cho họ cơ hội có quyền lực ở miền Nam nhưng không cho họ chiến thắng quân sự hoặc chờ đối đầu một chính phủ với bốn nam nữa.. . Kissinger nói ta đang tiến gần ký kết rồi, vẫn còn cơ hội thực hiện hòa bình danh dự.
 
TT Nixon viết cho Tướng Haig (phụ tá Kissinger)
“Như thế từ trước tới nay không có tiến bộ”
 
Thăm Sài Gòn
 
Ngày 17-8 Kissinger tới Sài Gòn, Hành pháp Mỹ đang bị dân đốc thúc ký vì chán nản, đảng đối lập phá. Tại Sài Gòn TT Thiệu cho là mình mạnh về quân sự hơn BV và không nhượng bộ. Kissinger trấn an Thiệu nói: chúng tôi sẽ không bôi bác chiến thắng của VNCH, chúng tôi (Hành pháp) không phải là những người Mỹ coi Thiệu là trở ngại cho hòa bình. Nếu chúng ta không có được một Hiệp định tốt đẹp hợp lý, ta sẽ phải chấp nhận nó. Kissinger đề nghị với Thiệu sẽ họp với Thọ ngày 15-9 và Mỹ sẽ rút quân trong vòng 3, 4 tháng hạn chót ngày 8-5, ta sẽ bác bỏ Liên hiệp nhưng sẽ bầu ra Ủy ban bầu cử ba thành phần, VNCH sẽ có hai phiếu phủ quyết nhưng ông Thiệu không chịu. Khi những cuộc họp mật quan trọng sắp tới, quan điểm của Thiệu lại thay đổi, khác biệt hơn.
 
Thiệu đưa cho Kissinger văn thư  8 trang chỉ trích những đề nghị của Thọ ngày 1-8, Kissnger cho là Thiệu không chấp nhận bất cứ đề nghị nào của Hà Nội. Sau 18-8 Thiệu đưa Kissinger một văn thư mới 4 trang đề nghị thay đổi 20 điểm trong kế hoạch của Kissinger trong đó khoảng 15 điểm tạm được, còn lại rất khó.
 
Ông Thiệu bác bỏ Ba thành phần cho dù 50/50 vì nó sẽ làm người dân miền Nam nghi ngờ chính phủ của ông, Kissinger nói vì ta muốn chôn vùi Liên hiệp nên lập ra những thành lập mơ hồ. Ông cũng nói nếu BV đề nghị ngưng bắn không điều kiện ta cũng sẽ phải nhận. Thiệu nói nếu BV sợ ngưng bắn vì nó sẽ không phát động chiến tranh được, ông ta chống tất cả những cái đưa tới giải pháp. Thiệu nói bổn phận của chính phủ ông là không làm cho dân quân, đảng phái miền nam VN lo sợ, ông sẽ phải thuyết phục họ là Hiệp định sẽ không đe dọa VNCH, ông cần thời gian “ngay cả khi chúng tôi chấp nhận đề nghị các ngài, chúng tôi cũng sẽ phải học tập  để giảng giải cho dân (2)
 
Thiệu và chính phủ của ông chưa sẵn sàng đàm phán hòa bình. Họ thoáng nghĩ là nó sẽ đưa tới đầu hàng CS.
 
Miền Nam chỉ muốn tiếp tục chiến đấu hơn là đối mặt với chính trị, mục đích Mỹ là danh dự. (But Thieu problem was survival, he and his people would be left indefinitely after we departed, he had no margin for error ..(1324)) trong khi sau cuộc chiến Triều Tiên Mỹ vẫn giữ 50,000 quân.
 
Thiệu làm cho tình hình phức tạp hơn (với Mỹ) nhưng ông ta không chống đối rõ rệt. VNCH đối với Đại sứ Bunker không lịch sự, vui vẻ, khi Bunker muốn gặp Thiệu họ không trả lời hay trả lời trễ. Vấn đề chính là Sài Gòn chống lại Ủy ban hòa giải dân tộc. TT Nixon gửi thư cho Thiệu nói
 
“Chúng tôi sẽ không làm cái mà chúng tôi đã từ chối làm trước đây ba năm rưỡi” đó là bỏ rơi miền Nam ”
“We will not do now what we have refused to do in the preceding three and a half years” that is abandon south Vietnam” (trang 1327)
 
Đại sứ Bunker trở lại Sài Gòn ngày 5-9-1972 mang thư của TT Nixon được ông Thiệu tiếp ngày 6
 
Ngày 7-9 ông Thiệu hỏi Đại sứ Mỹ nếu bản sơ thảo bị bác, ngày 9-9 các ông Nguyễn Phú Đức, Hoàng Đức Nhã, đưa cho Bunker một dự thảo
 
Ngày 10-9 Kissinger đi Moscow, ngày 13-9, 48 tiếng trước khi Kissinger gặp Lê Đức Thọ, Thiệu lại bác đề nghị của Mỹ về thành lập Ủy ban bầu cử vì ông ta chưa muốn ngưng bắn. Tại Mỹ dư luận chống đối cho là VNCH phủ quyết chính sách của Mỹ giải quyết quân sự trước như cease-fire, prisoners, withdrawal. Kissinger giảng chiến lược với Thiệu ngày 17, 18 tháng 8 và gửi văn thư cho TT Nixon ngày 25-8. Ông ta cho rằng cả Hà Nội và Sài Gòn đều không muốn đàm phán, họ chỉ muốn chiến thắng một trận quyết định, cả hai phía đều sợ sau khi ngưng bắn phải đương đầu với một cuộc vật lộn chính trị, Thiệu muốn cản Mỹ nhượng bộ để tránh phải thấy ngưng bắn.
 
Kissinger nhượng bộ có hình thức tại phiên họp ngày 15-9, ông ta có ba lựa chọn: 1-Ký Hiệp định trước bầu cử TT (tháng 11-1972); 2- Sau bầu cử leo thang mạnh; 3-Tiếp tục cuộc chiến hy vọng  ký một Hiệp định tốt đẹp hơn. Kissinger thích lựa chọn 1, Nixon thích 2, ông muốn sử dụng sức mạnh sau khi thắng cử, lựa chọn 3 khó thực hiện.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Laird trình Nixon xin cắt 20% tăng quân, 40% giảm phi vụ, cắt tiếp liệu đạn dược nhưng bị Tổng thống bác bỏ. Ngày 29-8-1972 Nixon thông báo rút 12,000 quân chỉ còn 27,000 người. Quốc hội, Laird, truyền thông sẽ ép chính phủ rút đơn phương trong sáu tháng tới khiến Mỹ sẽ yếu thế tại bàn Hội nghị. Tháng 1-1973 Quốc hội sẽ có thể ra luật chấm dứt chiến tranh can thiệp sẽ gây nhiều khó khăn cho Hành pháp, Hà Nội tính sai khi cho rằng sau bầu cử Nixon sẽ mạnh hơn.
 
Kissinger ủng hộ Nixon leo thang chiến tranh sau bầu cử để gây thế mạnh cho đàm phán cuối cùng có nghĩa là nhiệm kỳ hai của Nixon sẽ bị nhiều chống đối tại Mỹ, vết thương chiến tranh VN khó mà hàn gắn. Áp lực Quốc hội sẽ gia tăng nên Hành pháp phải cố gắng giải quyết Hiệp định trước 3-1-1973, ngày Quốc hội mới sẽ nhóm họp trong khi Kissinger chưa đạt được điều khoản nào coi được. Chính phủ đã hứa giải quyết trong hai năm, Mỹ khó hy vọng nhờ Nga-Trung Cộng giúp giải quyết đàm phán, bây giờ là lúc đi tìm sự nhượng bộ tối đa của CSBV, Kissinger định đề nghị một Ủy ban hòa giải dân tộc và điện tín cho Nixon nói: nếu Hà Nội chấp nhận đề nghị nhưng phía VNCH lại không đồng ý lắm. Nixon không hào hứng về đàm phán, ông tin vào thăm dò, ngày 11-9 ông được 55/32 phần trăm ủng hộ ttục oanh tạc BV và 64/22 ủng hộ phong tỏa Hải phòng, 47/35 chống Liên Hiệp và 51/26 người dân không đồng ý chương trình tranh cử của McGovern.
 
Kissinger đi Paris, ông cho là Sài Gòn không giúp tìm hòa bình, 51/33 cử tri ủng hộ TT Nixon gần đem quân về hết, mười hai hôm trước đó thăm dò Gallup cho biết Nixon được 64%, trong khi đối thủ McGovern chỉ được 30%.
 
Tướng Haig điện tín cho Kissinger đang ở Moscow cho biết TT Nixon nói Hội đồng an ninh Quốc gia không hiểu rằng dân Mỹ nay không muốn đàm phán mà phải oanh tạc, về điểm này Kissinger không đồng ý với Nixon.
 
Tại phiên họp ngày 15, 17 tháng 9, sau khi bàn luận Thọ lại trở giọng nói về Chính phủ lâm thời, ông ta nhượng bộ chút chút cho vui, Kissinger bác đề ghị của Thọ về rút quân trong 45 ngày thay vì ba tháng và hẹn ngày 15-10 gặp lại, Thọ đề nghị họp hai ngày, Kissinger đề nghị lùi lại ngày 26-9.
 
Kissinger thư cho TT Nixon nói họ quan tâm tới bầu cử của Tổng thống, Mỹ thuận lợi nhiều hơn, ngày 15-9 VNCH tái chiếm Quảng trị. Cử tri Mỹ ủng hộ Nixon giải quyết cuộc chiến và ông hơn điểm McGovern rất nhiều. Trung Ương cục miền Nam ra sắc lệnh số 6 chỉ thị các đảng viên làm cho Nixon ký Hiệp định trước ngày bầu cử 5-11.
 
Kissinger hài lòng với phiên họp ngày 15-9 khi về vì đã bác bỏ chính phủ Liên hiệp, Thiệu chán nản, Bunker không gặp được Thiệu để báo cáo phiên họp giữa Kissinger và Thọ. Ông Thiệu nói: không ai có quyền đàm phán bắt chúng ta phải chấp nhận giải pháp trừ dân tộc VN . Lê Đức Thọ và Xuân Thủy trình bầy sự gấp rút chấm dứt chiến tranh sớm bằng ký kết.
 
Thọ nhượng bộ đề nghị (của Mỹ) sau khi ký Hiệp định, họ sẽ rút khỏi Miên và Lào, sẽ thả tù binh Mỹ tại Lảo, ông ta nói không có tù binh Mỹ tại Miên và thúc dục Kissinger đàm phán nhanh hơn và đề nghị họp ngày 7-10 nhưng Kissinger đề nghị ngày 8-10. Kissinger biết là tới điểm quan trọng, ông ta cử Tướng Haig tới Sài Gòn gặp TT Thiệu ngày 2-10 để nói cho Thiệu biết chiến thuật kéo dài đàm phán để làm Thọ sốt ruột và để hắn nhượng bộ thêm hơn.
 
Ngảy 4-10 ông Thiệu và Hội đồng an ninh quốc gia bác mọi đề nghị của Mỹ. Haig báo cáo chúng tôi mất gần 4 giờ họp với Thiệu, HĐANQG gồm phó TT Hương, Thủ Tướng Khiêm, Bộ trưởng Lắm,   Phụ tá ngoại vụ Đức, Phụ tá đặc biệt Nhã, không khí cho thấy họ chống lại lập trường Mỹ.
 
Nixon nói Kissinger tiếp tục họp ngày 8-10, ông này cho là ông Thiệu không hợp lý, BV đang sốt ruột muốn ký sớm, Hà Nội và Mỹ sẽ tiến tới ký kết Hiệp định, họ sẽ tới họp với tinh thần xây dựng. Ngày 5-10 Kissinger gửi thư cho Thiệu nhân danh Nixon hứa sẽ hỏi ý kiến VNCH trước khi ký Hiệp định
 
Khai thông: Cuộc họp ngày 8-10
 
Hai bên đùa vui nhau về đua ngựa, phía CS nhường cho Kissinger nói trước, ông này đề cập việc BV rút khỏi Miên, Lào, thả tù Mỹ tại Miên, Lào. Kissinger không nhượng bộ gì, Thọ đề nghị Mỹ-BV ký Hiệp định giải quyết vấn đề quân sự gồm rút quân, thả tù Mỹ, ngưng bắn. Vấn đề chính trị miền nam VN, Thọ đồng ý trên những nguyên tắc chính sau khi ngưng bắn.
 
Thọ không đòi có chính phủ Liên hiệp trước khi ngưng bắn, bây giờ là vấn đề chính phủ liên hiệp hai bên của miền Nam  là chính phủ Sài Gòn và chính phủ Lâm thời công hòa miền Nam (VC) vẫn tồn tại. Chính phủ này không bao giờ được lập ra vì nó đòi hỏi sự đồng thuận của hai bên VNCH và Việt Cộng.
 
Trong ba năm, Hà Nội đòi Mỹ phải cắt viện trợ là điều kiện tiên quyết cho đàm phán (precondition of settlement), nay Thọ vứt bỏ điều này nghĩa là Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho VNCH nhưng họ không nói gì về việc rút quân của CSBV, họ chấp nhận đề nghị Mỹ ngày 31-5-1971 sẽ không xâm nhập vào Nam. sẽ có quốc tế kiểm soát. Thọ không nói gì về quân BV ở Miên. Lào cũng không nói gì về ngưng bắn ở đây, nói xong ông ta đưa cho Kissinger coi Dự thảo:
 
“Đề nghị các ông cũng như chúng tôi cùng chấm dứt chiến tranh, TT Nixon nói ngưng bắn, thả tù, rút quân và chấm dứt chiến tranh. Chúng tôi đã thỏa mãn đề nghị của quí vị và chúng tôi đề nghị một số nguyên tắc chính trị, vấn đề chính trị của miền Nam để miền Nam giải quyết” (tóm tắt lời Thọ)
 
BV phân chia quân sự, chính trị mà Kissinger đã đòi hỏi từ bốn năm trước. Họ chấp nhận đề nghị ngày 8-5 của TT Nixon và kết luận chính phủ miền Nam sẽ không bị lật đổ, họ cũng không đòi ông Thiệu tạm thời từ chức trước khi bầu cử Tổng thống tại miền Nam, họ loại bỏ đòi chính phủ liên hiệp (Coalition government).. vấn đề chinh trị miền Nam để họ tự giải quyết.
 
Kissinger nói chúng tôi mong mỏi điều này từ bốn năm qua, khi nó tới thì cũng ít tồi tệ hơn chúng tôi nghĩ, ông ta cho đây là sự may mắn. Tướng Haig (phụ tá) nói chúng ta đã cứu được danh dự của những người lính đã chết phục vụ nơi đây. (Phụ tá) John Negroponte chú ý vào điểm không thể chấp nhận được của Thọ, họ không chịu rút về Bắc. Kissinger cho là ngưng bắn, Mỹ rút, trả tù, không xâm nhập là những căn bản đề nghị của Mỹ từ tháng 5-1971.
 
Kissinger cho rằng đây là sự chấm dứt đổ máu tại Đông Dương, chúng ta đứng ở ngưỡng cửa cái mà ta đã tìm kiếm từ lâu, ông nói Thọ đã mở ra một chương mới trong đàm phán và đi tới kết luận, Kissinger cảnh báo Thọ rằng những điều chúng ta thảo luận phải được TT Nixon và Sài Gòn đồng ý sau đó mới đến chuyện đi Hà Nội sớm nhất là ngày 20-10. Chiều thứ hai 9-10, lúc 2 giờ chiều sẽ gặp lại. Kissinger lệnh cho Winston Lord, John Negroponte  soạn thảo tài liệu của Thọ đưa cho Mỹ, bác những khoản này, điều nọ để làm khó dễ, củng cố quyền giúp miền Nam, củng cố những khoản cấm xâm nhập, đòi BV rút khỏi Miên, Lào.
 
Kissinger kể lại sau đó ông đi bộ một mình trên đường phố Paris, ông nghĩ bao năm qua lập trường của Mỹ đã rõ, không lật đổ chính phủ đồng minh (VNCH) chấm dứt chiến tranh, lấy tù binh, đòi CSBV rút khỏi Miên Lào, cấm xâm nhập và nay Thọ đã chấp nhận những đòi hỏi đó, họ cho là quân BV là người ngoại quốc. (trang 1347).
 
Kissinger nói nguyên văn   trong hồi ký trang 1347-1348
 
“Không có điều khoản nào ghi quân BV rút từ Nam về Bắc, điều này chấp nhận được. Nhưng chính chúng tôi đã bỏ đòi hỏi này- với sự thỏa thuận của ông Thiệu- trong đề nghị ngưng bắn ngày 7-10-1970 và trong mật đàm về chương trình bẩy điểm ngày 31-5-1971 và trong đề nghị của Nixon trước quốc dân ngày 25-1-1972 và 8-5-1972. Chúng ta phải nhớ là đối với chuyện này không có ai- dù là diều hâu, bồ cu, hay Thiệu- có thể phản đối khi những đề nghị trước đây đã được đưa ra (đã không có khoản này). Trên nguyên tắc đòi BV rút đương nhiên là hợp lý. Nhưng thực tế đã chứng tỏ ta đã không thể đòi được qua suốt mười năm chiến tranh và ba chính phủ (Kennedy, Johnson, Nixon). Chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi Hà Nội bại trận hoàn toàn qua một cuộc chiến lớn toàn diện (all-out war) mà người dân Mỹ và Quốc hội lại không ủng hộ. Vì thế trong khi chúng tôi tiếp tục thúc dục họ trong những ngày tới, chúng tôi không thể coi đó là một điều kiện để ký Hiệp định. Chúng tôi đã qua cái ngưỡng cửa này từ lâu. Điều mà chúng tôi có thể ráng sức làm ấy là nhấn mạnh điều khoản của chúng tôi ngày 31-5-1971, chương trình cấm BV xâm nhập người và vũ khí vào Nam , nay Thọ đã chấp nhận. Điều này sẽ làm quân đội BV bị hao mòn suy yếu” (trang 1347-1348)
 
Nếu địch không xâm nhập thì lực lượng chúng ở miền Nam sẽ bị bao mòn, nếu ta bác bỏ những đề nghị của BV có thể bị Quốc hội và người dân chống.
 
Chúng tôi có thể sẽ làm BV sốt ruột để đòi thêm. Kissinger cho rằng TT Nixon muốn đàm phán ký kết sau bầu cử .. ông ta không từ chối hay làm từ từ.
 
Khi đi trên đường phố Paris tác giả Kissinger nghĩ ta có bổn phận đạo đức với Sài Gòn và bổn phận với người dân Mỹ. Nhưng chúng ta không có bổn phận hứa với họ (VNCH) chiến thắng sau cùng khiến ta phải can thiệp thêm nhiều năm nữa. Chúng ta đã đưa hàng triệu quân, hàng tỉ đô la tiền trang bị tới miền nam VN và đã làm xã hội (chúng ta) xâu xé nhau trong vòng mười năm. Chúng tôi nay đã kéo dài thời gian làm cho VNCH mạnh bằng Việt Nam hóa chiến tranh. Chúng tôi có bổn phận với người dân Mỹ, chấm dứt chiến tranh để hàn gắn…chấm dứt chiến tranh là cách tôi trả ơn cho đất nước đã cưu mang tôi, giúp gia đình tôi thoát khỏi hận thù, ngược đãi…
 
Vì thế tôi chấp nhận những đề nghị của Thọ, tôi biết là TT Nixon sẽ ủng hộ, không bỏ lỡ cơ hội, Tướng Haig đồng ý. Kissinger gửi điện tín cho Haldeman nói cho Tổng thống biết hôm nay đã có tiến bộ rõ rệt, TT hãy tin vào kết quả. Kissinger cũng điện cho Bunker nói với Thiệu cần chiếm cho nhiều đất, ông ta cũng hoãn giờ họp gây khó khăn để đòi nhiều hơn. Kissinger nói ngày 9-10 Thọ đã cho chúng tôi một tài liệu quan trọng, ông đưa một bản đề nghị sửa đổi, chấp thuận.. bỏ khoản này, lấy khoản kia. Thọ nói chúng ta ráng hoàn thành ký kết Hiệp định, tôi rất thật lòng để ký kết, ông ta coi lại bản văn thư của Kissinger và hôm sau họp tiếp.
 
Hai phái đoàn họp lại thứ ba ngày 10-10 lúc 4 giờ chiều, tối qua Kissinger đề nghị Thọ bảo đảm an ninh Miên, Lào. Hôm sau 11-10 họp kéo dài từ 9 giờ sáng tới 2 giờ khuya (16 tiếng), cuộc họp lịch sử sắp kết thúc chiến tranh.
Hai bên thỏa thuận ngưng bắn, Mỹ rút số quân còn lại trong 2 tháng đồng thời với thả tù binh (Mỹ). Khoản chinh phủ Lâm thời hòa hợp bị loại bỏ, hai bên sẽ họp thành lập Hội đồng chính phủ. Mỹ chỉ công nhận chính phủ VNCH.
 
Cấm xâm nhập, vũ khí được thay thế theo điều kiện một đổi một (replace on a one for one basic) có quốc tế giám sát. Kissinger nói phía Mỹ đòi Thọ rút về Bắc mà không bao giờ được nên đành phải đòi cấm xâm nhập. Thọ đòi VNCH thả 10,000 cán bộ CS trong số 30,000 tù hình sự ở VNCH, Mỹ không thể thuyết phục ông Thiệu thả tù VC để đổi tù binh Mỹ như Washington đòi Hà Nội. Một tuần sau BV bỏ đòi hỏi này, địch nhượng bộ nhiều do phía Mỹ lèo lái.
 
Kissinger và Thọ thỏa thuận sau chiến tranh Mỹ sẽ tái thiết Đông Dương, ông nói “gọi là hàn gắn vết thương chiến tranh” cho nó thêm thi vị.
 
Hai giờ sáng ngày 12-10-1972, sau khi thảo luận 16 tiếng, hai bên giải quyết phía Mỹ thay thế quân dụng của VNCH (như máy bay, xe cộ), ngưng bắn tại Miên, Lào. Như thế sau 3 năm, hai bên thử thách lòng kiên nhẫn của nhau giờ là lúc cùng giải quyết.
 
Ngày 11-10 (hôm trước) Kissinger điện tín cho Bunker để nói Thiệu cố gắng dành, chiếm cho nhiều đất tại các nơi đông dân cư thuộc Vùng III vây quanh Sài Gòn. Kissinger cho là họ sẽ chấp nhận ngưng bắn trong một tương lai gần. Trước khi sang gặp Thiệu tại Sài Gòn, Kissinger không gửi toàn văn dự thảo vì bí mật, tưởng là ông ta sẽ vui mừng vì không bị ám ảnh bởi con ma Liên hiệp và chấp nhận ngưng bắn tại chỗ (standstill cease-fire), nhưng Kissinger sợ các cố vấn của ông ta (Nhã, Đức) sẽ bóp chết Dự thảo. Negroponte lo lắng Thiệu sẽ phản ứng lại.
 
Ngày 10-10 McGovern, đối thủ của Nixon đưa ra chương trình tìm hòa bình cho VN, ông ta không đòi hỏi Hà Nội nhiều như Cộng hòa (Nixon).
 
Có một số nhận định cho là Hành pháp Mỹ giải quyết vấn đề hòa bình giống như năm 1969. Trước ngày 8-10-1972, Hà Nội không hề bỏ điều khoản Liên hiệp, đòi loại bỏ Thiệu. Nay Hiệp định công nhận sự hiện diện của Quân đội VNCH, Mỹ vẫn được viện trợ quân sự cho miền Nam . CSBV rút khỏi Miên, Lào và ngưng bắn ở Lào (trang 1359).
 
Chúng tôi không tìm kiếm decent interval (khoảng cách đẹp) nhưng có được decent settlement (hiệp định tốt đẹp), VNCH được vũ trang đầy đủ, được Mỹ yểm trợ có thể chống lại những vi phạm trung bình, nếu địch vi phạm lớn, Mỹ sẽ cưỡng bức chúng thi hành Hiệp định (enforce agreement). Hà Nội thích cái bánh vẽ tái thiết hơn là chiếm miền Nam xa xôi. Chúng ta có thể nhờ Nga, Tầu và Hà Nội, cả hai miền Nam Bắc sẽ hòa giải, hòa bình.
 
Kissinger kết luận không ngờ Watergate phá hủy hết, không kể gì đến việc chúng tôi mang lại hòa bình danh dự
 
Nhận xét
 
Các phụ tá của Kissinger ghi nhận các dữ kiện để làm biên bản cho các buổi họp mật giữa Mỹ và CSBV tại cuộc hòa đàm. Sau này Kissinger dựa vào đó để viết hồi ký kể lại diễn tiến của đàm phán bí mật giữa ông ta và đại diện BV Lê Đức Thọ. Trong phần này Kissinger đã dài dòng văn tự tường thuật lại với gần 60 trang giấy. Như trên cuộc thương thuyết mật đàm đã kéo dài từ năm 1969 cho tới gần cuối năm 1972 mới có lối thoát.
 
Trước đó phía CS Hà Nội đưa ra những điều kiện cứng ngắc mà Kissinger đã ví như những lời khắc trong đá không thể nào lay chuyển được. Họ đòi Mỹ rút quân không điều kiện, lật đổ Thiệu, thành lập chính phủ Liên hiệp, cắt viện trợ cho VNCH.. sở dĩ BV ngang ngược như vậy vì thấy Hành pháp đang bị Quốc hội Dân chủ, truyền thông, quần chúng chống đối mạnh, đòi phải sớm mang lại hòa bình. Hà Nội hy vọng Quốc hội, phong trào phản chiến sẽ ép Nixon-Kissinger phải nhượng bộ họ tại bàn Hội nghị.
 
Cuộc đàm phán của Hành pháp trên thực tế phụ thuộc vào tình hình chính trị trong nước, nghĩa là Kissinger cũng như Nixon không có nhiều quyền hành để thương thuyết, họ phải chiều theo dân, Quốc hội, báo chí….Một số dân biểu, Thượng nghị sĩ đòi hỏi Hành pháp phải nhượng bộ địch, họ muốn ra luật chấm dứt chiến tranh vì quá mong mỏi hòa bình.
 
CSVN mới đầu hy vọng Quốc hội sẽ ép TT Nixon phải nhượng bộ, sau thấy Mỹ rút gần hết, họ được CS Nga, Tầu viện trợ nhiều vũ khí tối tân bèn mở cuộc tổng tấn công cuối tháng 3-1972 bằng lực lượng rất lớn hy vọng đánh sập chế độ VNCH để thành lập Liên hiệp. Đường lối mạnh để giải quyết bằng quân sự thất bại vì các sư đoàn tinh nhuệ của BV bị không quân Mỹ vá quân đội VNCH đánh phá tan nát, họ thực sự muốn đàm phán tại bàn Hội nghị, nhất là thấy theo thăm dò Nixon sẽ tái đắc cử Tổng thống đầu tháng 11-1972.
 
Như trên BV nhượng bộ hết các đòi hỏi cứng rắn từ mấy năm qua để ký Hiệp định trước bẩu cử Tổng thống Mỹ vì sợ khi đắc cử rồi Nixon sẽ cứng rắn hơn. Kissinger cho là BV nhầm, sau khi đắc cử Nixon chưa chắc đã cứng rắn hơn vì ông sẽ bị Quốc hội mới mà đa số là đối lập phản chiến chống đối mạnh. Mặc dù Nixon đại thắng với 96% phiếu cử tri đoàn, hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu phô thông nhưng Dân chủ vẫn nắm Quốc hội. Tại Thượng viện Dân chủ thêm 2 ghế thành 56 ghế (56%), Cộng hòa 42 ghế (3). Trong khitại Hạ Viện mặc dù Cộng hòa thêm 12 ghế thành 192, Dân chủ mất 13 ghế nhưng vẫn còn 242, họ vẫn nắm ưu thế (56%) (4).
 
Đảng đối lập vẫn kiểm soát chặt chẽ chính sách của Nixon vì họ được người dân ủng hộ khi phong trào đòi hòa bình, chống chiến tranh lên mạnh. Quyền hành của Nixon ngày càng bị giới hạn dù ông được tái đắc cử với số phiếu quá cao.
 
Mặc dù còn vô vàn khó khăn do từ các phía VNCH, CS cũng như Mỹ để Hiệp định mang lại hòa bình có thể sớm ký kết, nhưng đây cũng là khúc quành đàm phán quan trọng sau những năm dài bế tắc trần ai. Nó mang lại niềm hy vọng cho Hành pháp Nixon cũng như cho nước Mỹ đã quá mong mỏi hòa bình.
 
Trọng Đạt

9 BÌNH LUẬN

  1. Phê bình về cái gọi là ” chiến thắng Mỹ-Ngụy”, nhà văn Dương Thu Hương- tham gia Thanh niên xung phong. Có 6 tác phẩm (truyện) của được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức- viết :

    “Cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác “.

  2. Taị sao VNCH chính nghiã thế mà cả thế gìoí bỏ roi vậy hen? lặ quá hen. Ngaỳ trruớc bỏ roi VNCH, ngày nay còn khong thèm dzòm tơí nưả luon , sao vay ? CHINH NGHIÃ chi lạ rưá hè ? moi các bác baị binh VNCH vào trong này đọc thêm đe hieu nguoi MY ho. coi VNCH nhu thế nào http://openvault.wgbh.org/collections/vietnam/interviews . khoe khoang VNCH kỳ lắm, vì lich sữ đả minh chứng roi. Vaò đo’ nghe và đọc đễ hieủ them về QUAN THẠỲ MỸ đoi xư voi NGUỴ QUYEN` ra sao nghen.

    • Hưỡn đâu mà xem những gì mà Nguyễn Việt cộng tung lên trên mạng nhỉ ?!

      Nếu mà miền Nam cũng bán nước và làm lính đánh thuê cho Mỹ như bè lũ Hồ chí Minh đã làm cho bọn đế quốc Trung- Xô thì đâu có bị mất nguồn quân viện nhỉ :

      Lê Duẫn: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, đánh cho Trung quốc.

      Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Chu Ân Lai- thủ tướng:
      “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…”

    • Trước kia, nhờ có viện trợ dồi dào của quan thày Trung- Xô và 320,000 lính Trung quốc sang giúp đỡ cùng với sự thay đổi chiến lược toàn cấu của Mỹ mà đảng Cộng sản Việt ” mèo mù vớ được cá rán” thôn tính được miền Nam. Bây giờ hỡi ôi, cái quá khứ ấy đã không còn nữa, đảng Cộng sản Việt biến thành ĐẢNG TEO CHIM :

      Về Biển Đông , Phó chủ tịch quốc hội Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, trong cuộc gặp cử tri thành phố Đà Nẵng sau kỳ họp quốc hội vào ngày 29 tháng 6,15, nói rằng “:

      “Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại “.
      “Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”.

      Bộ trưởng bộ quốc phòng Phùng quang Thanh tuyên bố, “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc”.

      Nhà văn Dương Thu Hương:” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống”.

    • Hỏi câu chi ngu rứa? chính nghĩa bị bỏ rơi? nạn nhân không bao giờ bỏ rơi cái chính nghĩa của mình cả. Còn các nước khác thì tùy thuộc vào lợi ích của họ. Anh hỏi chú mày: khi 64 bộ đội Ku hồ bị giết ngoài Trường Sa mà không ai phản đối, kể cả đảng ta cũng ngậm họng thì chú mày nghĩ gì? Hiện tại ngoài biển đông thì ngư dân bị bắn chết, đánh đập, bắt làm con tin bởi các “tàu lạ” ngay trong lãnh hải của VN thì sao? cả thế giới biết, đảng và nhà nước ta biết. Các nước đã bỏ rơi cái “chính nghĩa” của ta, đảng và nhà nước ta bỏ luôn lòng tự trọng hay sao? lau mặt cho hết máu đi cưng!

      • Mấy thằng VC lâu lâu lên diễn đàn đánh lén vài câu thổ tả, các bác đừng thèm trả lời, nó tưởng hay

  3. Về vấn đề Hiệp Định Ba Lê không có điều khoản nào buộc Cộng sản Bắc Việt rút quân về Bắc, hai ký giả Von Johannes Engel và Heinz Lohfeldt của tuần báo Đức quốc Der Spiegel hỏi cựu tổng thống Nguyễn văn Thiệu nghĩ sao về việc Kissinger viết trong nhật ký rằng có một điều khoản trong Hiệp Định Ba Lê không cho xâm nhập, rồi Kissinger đi đến kết luận là: lực lượng quân đội Bắc Việt sẽ bớt đi dần dần rồi không còn nữa với thời gian vì không còn được xâm nhập .

    Ô. Thiệu trả lời: “một nhân vật như tiến sĩ Kissinger, đại diện một cường quốc và có tiếng là một nhà thương thuyết thuợng thặng, lại tin tưởng là quân đội Bắc Việt sẽ ngừng xâm nhập miền Nam. Nguyên do nào khiến ông ta có ý niệm như vậy ?!”.

  4. Chủ trương bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của Nixon đã được Kissinger thảo luận với Liên xô trước cả cuộc hội đàm với Chu ân Lai :

    Bình luận gia Ngô Nhân Dụng : Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống, ông Richard Nixon đã sai Henry Kissinger đến gặp riêng đại sứ Nga tại Washington là Anatoly Dobrynin- một người làm việc trong Sứ Quán Nga ở Mỹ từ năm 1944, rồi giữ chức đại sứ qua sáu đời tổng thống Mỹ, đến năm 1986 mới thôi-. Kissinger báo cho Dobrynin biết ông Nixon chủ trương sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, rồi sau đó miền Nam Việt Nam theo chế độ nào cũng được, ông Dobrynin thuật lại trong hồi ký.

    Ngày 9 Tháng Giêng năm 1971, Kissinger gặp Dobrynin, cho biết chính phủ Nixon không đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam để đánh đổi việc Mỹ rút quân, và tương lai chính trị miền Nam “không còn là mối quan tâm của nước Mỹ, mà đó là vấn đề của người Việt Nam với nhau nếu sau khi Mỹ rút quân họ lại đánh nhau thêm.” (Then “it will no longer be [the Americans’] concern, but that of the Vietnamese themselves if some time after the U.S. troop withdrawal they start fighting with each other again.”
    (Trích National Security Archive, Soviet-American Relations: the Détente Years, 1969-1972).

  5. Kissinger hứa hẹn với Chu ân Lai sẽ không quay trở lại Việt Nam, và sẽ để cho Miền Nam ” sống chết mặc bay” :

    “Biên bản chuyến đi Trung quốc của TS Kissinger năm 1971”, tài liệu Tòa Bạch Ốc, giải mật năm 2002:

    Trong cuộc gặp gỡ với Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.”

    Trong cuộc họp hôm sau 10-7-1971, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị. Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”

    Trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Chu ân Lai hôm 20/6/72, Kissinger nói : “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt ” chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ..”.

    Sử gia Trần Gia Phụng : Sau khi Kissinger về nước, ngày 13-7-1971, Chu Ân Lai qua Hà Nội tường trình cho những nhà lãnh đạo cộng sản Hà nội về cuộc họp vừa qua với Kissinger và bảo đảm rằng Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Bắc Việt .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên