In retrospect – Nguyễn Văn Trung nhìn lại – Một hành trình trí thức lận đận (2)

25
Nguyễn Văn Trung tới thăm GS Trần Ngọc Ninh (tháng 7/1994), từ phải: Ngô Thế Vinh, Nguyễn Văn Trung, Trần Ngọc Ninh, Võ Phiến. Sau chính biến 11.11.1963, Nguyễn Văn Trung đã cùng với GS Trần Ngọc Ninh, GS Ngô Gia Hy ra tờ Tìm Hiểu in ronéo, quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội và có thể nói Tìm Hiểu là tiền thân của tập san Hành Trình sau này với phương châm: Làm cách mạng xã hội không cộng sản. [tư liệu Ngô Thế Vinh]

(tiếp theo phần 1)

NGUYỄN VĂN TRUNG VÀ NHỮNG BƯỚC LỠ

Nhưng trong suốt hơn 40 năm cầm bút,  trong các phát biểu, trong một số những  bài phê bình và nhận định, Nguyễn Văn Trung cũng đã phạm phải những bước đi quá đà – nếu không muốn nói là thiên lệch và cả sai lầm và ông đã là đối tượng cho nhiều chỉ trích như:

Chữ quốc ngữ với Alexandre de Rhodes thời kỳ đầu Pháp thuộc, với những thành quả đóng góp to lớn cho dân tộc đã bị ông phủ nhận, cho đó là mưu đồ của thực dân Pháp muốn tách rời người Công giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc.

Trường hợp Trương Vĩnh Ký rồi tới Phạm Quỳnh và chủ đích Nam Phong, với vụ án Truyện Kiều, ông tố cáo Phạm Quỳnh là tay sai của Pháp nhằm ru ngủ giới thanh niên trí thức thời đó với khẩu hiệu “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”

Những nhận định về Cộng sản, Nguyễn Văn Trung thú nhận là có nhiều nhận định của ông trước 1975 về Cộng sản là sai và ông sẵn sàng từ bỏ nó. Chỉ có điều trong các bước sai lạc lúc đó, ông luôn luôn cho rằng ông có sự trung thực.

Khi nghiên cứu về Lục Châu Học, rồi nhìn lại những chặng đường đã qua, ông biết nhận các sai lầm, như với định kiến cho rằng “người Công giáo Việt Nam có liên hệ với thực dân đế quốc và cả lai căng về văn hoá,”

Khi biết mình sai, Nguyễn Văn Trung đã có can đảm tự phủ nhận các luận điểm cũ và hết lòng chứng minh ngược lại qua các biên khảo, bài viết về sau này như: Vấn Đề Công Giáo Đặt cho Dân Tộc” (1988), Đạo Chúa ở Việt Nam (1999)…

Đúng như Nguyễn Văn Trung đã từng nói: “với một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua.” [1]  Nguyễn Văn Trung biết phục thiện và sẵn sàng nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ.

Nhưng Nguyễn Văn Trung cũng đã than phiền là cho dù đã sửa sai như vậy nhưng ông vẫn cứ tiếp tục bị chỉ trích từ nhiều phía về những luận điểm cũ mà ông phát biểu trước kia.

 MỘT CHÚT RIÊNG TƯ

 Hình ảnh đầu tiên của Nguyễn Văn Trung thời rất trẻ mà tôi gặp là nơi hành lang  trường Quốc Học Huế khoảng 1957, khi ấy Nguyễn Văn Trung mới 27 tuổi có nét mặt của một thư sinh mặt trắng với cặp kính cận dày, ăn mặc giản dị với sơ mi trắng, quần màu sậm, mang dép săng-đan – lúc đó, trông Nguyễn Văn Trung không khác với đám học sinh đang ở năm cuối bậc trung học. Anh Trung hơn tôi ngót một giáp.

Tôi vẫn đọc và theo dõi những bước đi của anh Nguyễn Văn Trung và thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh khác nhau của miền Nam, tôi vẫn gặp lại anh. Khi viết cuốn Vòng Đai Xanh vào thập niên 1960s, anh là nguồn cảm hứng cho tôi khi sáng tạo ra nhân vật Hoàng Thái Trung.

Sau này, ra đến hải ngoại, bao nhiêu năm sau gặp lại vẫn là hình ảnh của một Nguyễn Văn Trung của thập niên 1950s vẫn sơ mi trắng, quần màu sậm, không còn mang dép săng-đan mà mang giày do khí hậu lạnh ở Bắc Mỹ, và mái tóc anh đã nhuốm thêm màu thời gian. Vẫn nụ cười ấy của thời trai trẻ, anh hào hứng kể lại những ngày tháng cũ, anh Trung bật mí cho biết hiện anh còn giữ một danh sách in ronéo cảnh cáo và lên án tử hình một số sinh viên các phân khoa mà ông gác dan trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trao cho anh, trong danh sách đen ấy có Ngô Thế Vinh, và anh còn hỏi tôi có muốn không, anh có thể tặng tôi một bản. Anh Trung còn kể khi về Sài Gòn hồi 1995, khi gặp mấy sinh viên cũ cho biết Bùi Hồng Sĩ có về Việt Nam và gặp lại người ám sát hụt anh. Sang Hoa Kỳ, khi gặp lại Bùi Hồng Sĩ, anh ấy xác nhận có về gặp người đã giết hụt anh. Anh Trung cho biết đã không hỏi thêm vì tôn trọng sự gặp gỡ này và muốn để cho những người trong cuộc thuật lại sự hòa giải giữa họ.

Nhắc lại lần gặp anh ở California năm 1995, Nguyễn Văn Trung viết: “ Tôi cũng gặp lại BS Ngô Thế Vinh, sau 1975 đi học tập cải tạo rồi được đi Hoa Kỳ. 

Nguyễn Văn Trung đưa ra quan điểm hậu thuẫn “về giúp Việt Nam về y tế”, anh đã đụng ngay vào một vùng rất nhạy cảm, gợi lại nỗi đau của một tập thể chống Cộng tỵ nạn, đặc biệt là với Y giới ở hải ngoại.

Nguyễn Văn Trung khi viết về 20 năm văn học ở hải ngoại, cũng đã gây ra một cuộc tranh luận gây xôn xao về đề tài “Văn Học Hải Ngoại”, “Văn Học và Chính Trị” trên tạp chí Văn Học 112, 113, 124 (1995-1996) do nhà văn Nguyễn Mộng Giác làm chủ bút. [2]

Cũng dễ hiểu vì sao, Nguyễn Văn Trung bị gán cho nhãn hiệu là được Cộng sản gửi đi làm “công tác trí vận ở hải ngoại”. Ông gần như bị cô lập và rồi cả rơi vào quên lãng.

Cũng sau bao nhiêu năm (1994) gặp lại, bất ngờ anh Nguyễn Văn Trung hỏi tôi: “nhân vật Hoàng Thái Trung trong Vòng Đai Xanh, có phải Vinh viết về “moa” không?” Tôi chỉ cười, không xác nhận hay phủ nhận trước câu hỏi của anh Trung. Và nay nhân bài viết về Chân Dung Văn Hoá Nguyễn Văn Trung, gửi tới bạn đọc đoạn trích dẫn trong Vòng Đai Xanh [Nxb Thái Độ, Sài Gòn 1970], Chương 17, khung cảnh là cố đô Huế sôi động gần như vô chính phủ, với nhóm sinh viên tranh đấu đang chiếm đài phát thanh ở những năm 1960s, với một nhân vật hư cấu có tên Hoàng Thái Trung.

VÒNG ĐAI XANH / CHƯƠNG 17

 Và nhân vật Hoàng Thái Trung / trích dẫn

 

Vy dẫn tôi vào phía trong Đài phát thanh [Huế]. Đủ các lãnh tụ sinh viên và thành phần Ủy ban tranh đấu đang làm việc rộn rịp ở đó. Trên một chiếc bàn vuông dài, bừa bãi những tài liệu và báo chí. Mọi tư tưởng được tự do phóng thả: tư bản luận, chủ nghĩa Mác-xít, tinh thần quốc gia dân tộc, triết lý Phật giáo. Những điều vừa tìm thấy ở sách vở, cả những suy tư và khám phá mới đều được nói ra. Đài phát thanh bấy lâu vẫn bị chủ lực sinh viên chi phối nắm giữ. Không khí làm việc thật hứng khởi và đầy vẻ cách mạng. Những bài viết ra đều rất ít sửa chữa và đem phát thanh ngay: những ý kiến trái ngược nhau trên cùng một quan điểm cũng bởi tại chỗ đó. Làm sao Sài Gòn có thể phán quyết về họ khi không cùng ở trong những điều kiện sinh hoạt như thế. Và đây cũng là một trường hợp trong rất nhiều trường hợp khó xử của tướng Thuyết. Tôi đặt vấn đề đó ra với Vy, có lẽ hắn cũng ý thức được những khó khăn, hắn đưa ra một quan điểm chiết trung:

– Vấn đề cho cả hai phía là đừng bao giờ đẩy nhau vào sát chân tường, chính tôi cũng đã nói với các anh em trong Ủy ban nhưng phần lớn họ thì quá trẻ và quá nhiều hăng hái, thật khó mà bảo họ đừng tiến tới.

Tôi ở lại nói chuyện với bọn họ đến xế chiều, sau đó Vy rủ tôi xuống tắm dưới sông Hương. Buổi tối về nhà Vy, cùng với tôi có một nhạc sĩ nổi danh về dân ca. Căn nhà cổ xưa ba gian nhoi giữa một vườn cỏ hoang mọc tới gối. Trong nhà đã tối thui ngay từ chạng vạng, không có điện không có những tiện nghi tối thiểu của một xã hội văn minh. Ngoài những sách vở, Vy như đã không sống trong cái thời đại của mình. Tôi không thể hiểu được cái mức độ ẩn nhẫn để hắn có thể sống trong cái tịch mịch của côn trùng và cỏ cây bên một dòng sông phẳng lặng như tờ. Mới chín giờ mà tưởng như đã rất khuya, hai chúng tôi nói chuyện tới gần bốn giờ rưỡi sáng. Ở phần của giấc ngủ còn lại tôi nghe xa gần như trong giấc mơ tiếng ếch nhái và những cơn sóng nhỏ do một chiếc thuyền nào đó vừa đi qua vỗ róc rách vào những tảng đá trong bờ.

Buổi sáng hôm sau tại đại hí viện, tướng Thuyết đã đọc một bài diễn văn tuyệt tác trước một đại hội đông đảo sinh viên. Bài diễn văn đã phải ngắt đi nhiều lần bằng những tràng pháo tay rung chuyển cả nhà hát lớn. Với đề tài triết lý hai cuộc cách mạng, ông Tướng đã thành công trong mục đích khích động máu nóng của tuổi trẻ và giải quyết được những mâu thuẫn nội tại giữa những khó khăn éo le của thực tế. Sự xuất hiện của ông Tướng sẽ thật hoàn hảo đúng như dự liệu của nhà văn nếu không có những bộ sắc phục của đám Cảnh sát Dã chiến bố trí quanh nhà hát lớn. Đang từ  những phút cảm tình hoan hô chuyển ngay sang cái không khí công kích căng thẳng là điều không ai có thể ngờ. Ông Tướng giận dữ, đám sinh viên phẫn uất, cả hai bên đều bị tự ái tổn thương khó mà cứu vãn và ngay sau đó Đại hội bị giải tán trước con mắt buồn rầu của nhà văn và nhất là ông Giáo sư. Ông Tướng thì lên trực thăng bỏ ngay vào Đà Nẵng, không biết những ngày sắp tới sẽ thế nào. Tôi gặp lại ông Hoàng Thái Trung ở đó. Như một con thoi ông phải dạy cùng một lúc cả ba đại học, hiện tại thì ông đang ở tuần lễ thứ hai ngoài Huế. Khi nhắc tới bài diễn văn của ông Tướng, ông Trung bày tỏ sự khâm phục đối với ngòi bút đượm sinh khí và đầy lửa của nhà văn và cũng lại tỏ ý hoài nghi về vai trò chánh trị tương lai của tướng Thuyết:

–  Làm sao anh biết bài diễn văn là của nhà văn?

–  Có bài diễn văn nào ông Tướng đọc mà không phải của ông ta, vả lại văn là người, cái bút pháp đặc nhựa lôi cuốn ấy chẳng thể không phải của nhà văn.

Ông Trung hỏi tôi về những cuộc biểu tình ở Sài Gòn. Ông cũng hỏi thăm về tình trạng của nhà sư Pháp Viên với nhiều nỗi lo ngại. Tôi bảo đó cũng là mối quan tâm lớn của tướng Thuyết, đang có vận động cho nhà sư được thả ra và không biết là ngày nào. Ông Trung nhắc tới dự định làm báo ở Huế và hỏi tôi:

–  Khi nào anh mới định ra nhận dạy ngoài này? Có lẽ anh em mình tính chuyện ra lại một tờ báo.

–  Tôi cũng chưa hứa chắc với bên Mỹ Thuật nhưng có thể là sau Tết.

Tôi cũng thích được ra đây đổi một không khí yên tĩnh và hy vọng vẽ trở lại.

– Có lẽ tất cả phải đi lại từ bước đầu.

Tôi nói với ông Trung về dự định viết một cuốn sách khảo cứu cao nguyên mà quan điểm đưa ra là người Thượng người Kinh có cùng một nguồn gốc. Đó là điều rất trái ý với ông Mục sư. Ông Trung tỏ vẻ tán đồng và có những khuyến khích:

– Vấn đề này được tôi tham khảo với nhiều công phu tìm kiếm, khi phải giảng dạy cho sinh viên ở Văn khoa, tôi cố gắng đưa ra phổ biến những quan niệm mới như thế.

Tôi lại nhắc tới đề nghị của một tờ báo sinh viên về việc thiết lập một Viện Nghiên cứu các Sắc tộc và một phân khoa Nhân Chủng trực thuộc Viện Đại học. Tôi nói:

– Với sự hướng dẫn của giáo sư, sự góp công nghiên cứu của lớp người trẻ hăng hái ở đại học là điều quá cần thiết. Hy vọng năm mười năm sau khi cần tìm biết về vấn đề nhân chủng, khu đại học Nhân văn có thể cung cấp những cuốn sách giá trị do chính người Việt Nam viết.

Ông Trung có vẻ rất quan tâm tới đề nghị này và cũng cho biết bao nhiêu khó khăn đặt ra sau đó. Sáng kiến không thể khởi đầu từ ông khi mà chánh quyền và cả những đồng nghiệp đã cô lập ông, coi ông như thành phần trí thức thiên tả và đối lập. Điều mà ông có thể làm là những cố gắng cá nhân vùng vẫy.

Buổi tối về nhà ông Trung và ở lại trong cư xá giáo sư đại học trên Bến Ngự. Từ một lầu ba căn phòng có một cửa trông ra sông. Bên kia cầu dốc Nam Giao như chìm sâu vào bóng đêm âm u. Tiếng côn trùng rên rỉ đều đều, tiếng cạp muỗi của những con ễnh ương dưới sông chỉ gợi nỗi nhớ của những trang lịch sử ảm đạm buồn rầu. Làm sao người ta có thể nung chí trong sự nẫu nà như vậy để mà trở thành phi thường như bộ óc của nhà sư Pháp Viên. Tôi cũng liên tưởng tới cái vẻ hứng chịu của những người đàn ông Huế qua lối nhìn cay đắng của Nguyện. Lúc này thì tôi đang nghĩ và nhớ tới Nguyện với thiết tha và hy vọng. Một mai tôi ra đây, ở một căn phòng như vậy, liệu con sơn ca có nghỉ cánh bay để sống những ngày giờ hạnh phúc. Trong óc tôi lại hiện rõ khuôn mặt rạng rỡ của Nguyện nổi bật trên một nền thật tăm tối. Với không khí này tôi hy vọng vẽ trở lại. Ở một căn phòng đầy sách báo bừa bãi tôi hỏi ông Trung:

–  Sao anh không đem chị theo, có bàn tay người đàn bà đời sống cũng trở nên dễ chịu.

–  Thì dĩ nhiên rồi nhưng phải cái tôi dạy nhiều nơi, chỗ ở ngoài này cũng chưa nhất định, nhà tôi lại bận con nhỏ nên cũng muốn thu xếp ở luôn trong đó. Nếu đời sống có nhiều ân hận thì phải kể trong đó chuyện tôi lấy vợ sớm.

Câu chuyện của ông Trung khiến tôi có cảm tưởng anh sống trong một cảnh gia đình không có hạnh phúc. Tôn trọng đời sống riêng tư của ông, tôi không nói ra những thắc mắc. Vừa rót dòng cà phê nóng vào từng chiếc ly sứ trắng, ông Trung nói:

– Trí tuệ tôi lúc này bị ngưng trệ, ngòi bút đuổi chạy một cách khó khăn. Nhìn lại những gì đã viết tôi chỉ thấy co quắp buồn chán, lẽ ra tôi phải biết sớm hơn để ngừng lại ở đó. Tất cả vấn đề phải duyệt xét lại, xét lại từ đầu để tìm ra những đường hướng mới.

Dưới con mắt của đám sinh viên trẻ, ông Trung được coi như thần tượng, một trí thức dấn thân, chữ của ông Trung. Vậy mà ông cũng có những nỗi băn khoăn thất vọng. Ông Trung cô đơn trong sự yêu mến của nhiều người khác. Đôi mắt sáng và buồn của ông soi qua một làn kính trắng dày, trông ông Trung trơ trọi như một ảnh tượng đẫm nét bơ vơ trong một không gian bạc màu. Tôi muốn kéo ông ra khỏi cái vũng nhiều buồn thảm khi nói tới đám nhà báo sinh viên vẫn thường chỉ trích ông. Đi vào nhận định, ông Trung luôn luôn giữ nguyên phong độ sắc bén:

–  Tôi đã nói là tất cả vấn đề phải duyệt xét lại, xét lại từ đầu. Tôi tự thấy có trách nhiệm là đã gây một sức đề kháng và chống đối tiêu cực trong quần chúng. Cái lối chống đối để khỏi phải xây dựng đó chính là một trở ngại cho những mục tiêu xây dựng quốc gia. Tôi đã tới thăm tòa soạn của họ, biết rõ cái không khí sinh hoạt dân chủ phóng túng của những cây bút tài tử này và hiểu rõ họ có thể đi tới đâu. Tôi thì vẫn thích những tay nhà báo này, tôi có ý nghĩ họ như một chất men cho những sinh hoạt quốc gia.

Ông Trung bảo:

– Nhận đối thoại với họ là không biết sẽ đưa mình tới đâu, nhiều khi tôi cũng thấy rát mặt vì họ chỉ trích nhưng tôi hiểu họ thêm hơn sau đó. Vả lại né tránh theo tôi cũng là một khuyết điểm lớn của giới đàn anh, như con đà điểu chúi đầu xuống cát nhưng rồi vẫn phải đối đầu với mọi sự thật.

Những giọt cà phê đã bắt đầu nguội lạnh và để lại một dư vị đắng trên đầu lưỡi. Giọng ông Trung lúc nào cũng giữ được vẻ tha thiết, ông nói với họ mà như độc thoại với nội tâm của chính mình và ông thì cũng đang tìm kiếm loay hoay như chính bọn nó. Lập trường của ông đã có những dấu hiệu thay đổi và nghiêng về một lựa chọn. Ông Trung có vẻ hết kiên nhẫn, sức mạnh ông là ở tư tưởng ngòi bút mà xem ra sau này ông lại tin vào hiệu quả của hành động. Cũng như Kux nhận định, sức mạnh Phật giáo không ở nơi khí giới bạo động mà xem ra đám môn đồ lại muốn đi tới cái đích đó.

Có vợ chồng ông giáo sư luật khoa sang chơi, tôi đã có lần gặp ông trong nhóm cố vấn ông Tướng. Chúng tôi nói đủ mọi chuyện đến thật khuya. Khi vào giường ngủ mỗi thớ thịt đều tê mỏi, tâm hồn cũng tê mỏi, tôi không còn muốn làm thêm một cử động nào nữa. Buổi sáng tôi trở dậy rất sớm khi bầu trời còn đầy sương. Lao xao những tiếng động trên mặt sông và dưới bến. Của những người đàn bà gồng gánh đi chợ, của những cô gái Huế xuống sông gánh nước. Từ cửa sổ nhìn xuống những lá cây ướt rũ sương, dưới bến những người con gái áo trắng đang ngồi giặt vui vẻ nói chuyện hay se sẽ cất lên tiếng hát. Phía Từ Đàm xa xa vẳng lại tiếng chuông chùa ru êm ả những đám mây và làm bặt cả những tiếng chim ca hót. Có lẽ Nguyện sẽ nghe tôi ra sống ở đây ít lâu, trong cái u tịch của thế giới lăng tẩm này để tìm lại không khí cho hội họa và hạnh phúc. VĐX _ NGÔ THẾ VINH

NGUYỄN VĂN TRUNG NGƯỜI ĐỨNG NGOÀI NẮNG

Người đứng ở ngoài nắng – là cụm từ Mai Thảo khi viết về Nhật Tiến, nhưng vẫn hoàn toàn đúng với Nguyễn Văn Trung.  Với khung cảnh văn hoá miền Nam sau 1954 đã là một vận hội để Nguyễn Văn Trung bay bổng trong sự nghiệp, trải qua hơn bốn thập niên cầm bút của một trí thức dấn thân, Nguyễn Văn Trung đã nhìn nhận là “Không có Việt Nam Cộng Hoà không có Nguyễn Văn Trung hay sự nghiệp văn hoá của một người trí thức cầm bút.”

trái, những dòng chữ viết khó khăn của Nguyễn Văn Trung thời điểm 15/10/2021: “… để đón nhận trong một tinh thần đối thoại những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ thế mãi mãi…” [1] Cùng bạn độc giả, mở đầu cuốn Lược  Khảo Văn Học I; giữa, chữ ký của Nguyễn Văn Trung 1969, khi là Khoa trưởng Đại học Văn Khoa Sài Gòn; phải, mẫu chữ ký 2021 khi đã là lưu dân sống ở Montréal, Canada. Từ 2011, Nguyễn Văn Trung hầu như không còn đọc hay viết được gì, do mắt yếu và tay run – đam mê một đời mà nay không còn theo đuổi được nữa. [tư liệu Nguyễn Quốc Linh]
Vẫn với quan niệm: “Người trí thức không phải là người có kiến thức đại học hoặc sau đại học, mà là một người có kiến thức chuyên sâu nhờ đọc sách và kinh nghiệm tiếp xúc. Thực ra, điều cốt yếu đáng nói không phải là vốn kiến thức, mà là thái độ trí thức đối với các vốn ấy và, nhất là, đối với những vấn đề cuộc sống trước mặt đặt ra.” [3] 

Và trong cuộc hành trình trí thức ấy, những điều Nguyễn Văn Trung viết luôn luôn mở ra các cuộc tranh luận – mà anh gọi là đối thoại, từ đó cũng đã tạo ra  không thiếu những chỉ trích và cả lên án gay gắt từ mọi phía. Phật giáo hay Công giáo, Cộng sản hay Quốc gia, giữa Chiến tranh và Hoà bình hay với thành phần thứ Ba, Nguyễn Văn Trung luôn luôn đã phải trả giá cho những điều anh phát biểu – giữa hỗn mang của thời cuộc, không có trắng và đen mà chỉ là trong một vùng xám giữa đúng và sai – nhưng có điều chắc chắn đó là tiếng nói lương tâm trong chọn lựa dấn thân của Nguyễn Văn Trung. Anh cất lên tiếng nói cho những điều mà lúc đó anh thực tâm tin tưởng, và anh đã phải chịu nhiều ngộ nhận và oan khiên đến cả vùi dập.

trái, Nguyễn Văn Trung nay ngồi xe lăn, sống với người con trai út. Trong hình,  hàng đứng từ phải, Nguyễn Văn Lục em Nguyễn Văn Trung và con trai Anh Trung.  [photo by Nguyễn Quốc Linh, ngày 10/10/2021], giữa, Nguyễn Văn Trung, ký hoạ của Phan Nguyên; phải: dấu tay và thủ bút của Nguyễn Văn Trung, Montréal Canada 24/ 08/ 2019: Lục Châu Học là công trình nghiên cứu đồ sộ cuối đời của  Nguyễn Văn Trung, được ông còn nhớ tới và hãnh diện. [tư liệu Phan Nguyên, E.E.]
Được sống với niềm đam mê viết của mình, trải qua nhiều thập niên cầm bút, với bao nhiêu là hào hứng nhưng cũng là những chặng đường bầm dập và lận đận của Nguyễn Văn Trung cho tới cuối đời. Nay tới tuổi 91, trong sự quên lãng, anh đang rũ bỏ ký ức không còn nhớ, không còn ham muốn tích luỹ thêm bất cứ một điều gì. Anh luôn luôn cười và như một “lão ngoan đồng”, anh đang hồn nhiên trở lại sống như một đứa trẻ.

California, 1995 – 2021

——————

THAM KHẢO:

1/ Nguyễn Văn Trung, Lược Khảo Văn Học I Những vấn đề tổng quát (Nam Sơn 1963), II Ngôn ngữ văn chương và kịch (Nam Sơn 1965), III Nghiên cứu và phê bình văn học (Nam Sơn 1968). Nxb Tổng Hợp TP HCM tái bản, 2018

2/ Nguyễn Văn Trung, Văn Học Hải Ngoại. Văn Học, số 112, tháng 8, 1995. Mai Kim Ngọc, Văn Học và Chính trị, nhân đọc Văn Học Hải Ngoại của Nguyễn Văn Trung. Văn Học, số 113, tháng 9/1995. Nguyễn Văn Trung, Trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc. Văn Học, số 124, tháng 8/1996

3/ Nguyễn Văn Trung, Nhìn lại những chặng đường đã đi qua. Kỳ 1: tha thứ và xin tha thứ. Kỳ 2: những lựa chọn căn bản. Kỳ 3: nhìn nhận lại diện mạo một nền văn học. Kỳ  4: Ông Phạm Công Thiện. Kỳ 5: Văn hoá văn nghệ trong vòng tay chính trị. Thông Luận, 04/ 09/ 2007

4/ Nguyễn Văn Lục, Tóm Lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học [10/2015]. Về các tờ báo Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy, Phần I [27/03/2015] & Phần II [28/03/2015], Đàn Chim Việt Online.

5/ Võ Phiến, Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Giai đoạn 1954-1963, Đại Học với Nguyễn Văn Trung. Nxb Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1987

6/ Ngô Thế Vinh, Tuyển tập I Chân dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá. Hoàng Ngọc Biên, với con đường tiểu thuyết mới và thời gian tìm thấy lại. Việt Ecology Press xuất bản 2017. Vòng Đai Xanh, Nxb Thái Độ, 1970

25 BÌNH LUẬN

  1. Một “trí thức” …chồn lùi

    Mấy “thèng” trí thức thiên cộng là những “thèng” có mắt như mù

    Chẳng thà cứ mạnh dạn nhận mình là thằng có mắt như mù cho bớt bị chửi là đồ ngu như bò

  2. NHÀ CHÁU MINH NGUYEN ĐÂY
    Trích dẫn này cho thấy tại sao những học vị như giáo sư Trung là những kẻ phản bội đất nước Việt Nam Cộng Hòa:
    Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4. Tấm hình nhỏ không có nhiều sự thuyết minh nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng…..
    ….Ông Dương đi lính từ năm 1971, và tham gia nhiều trận ở An Lộc, Long Bình… những năm tháng đó khi cùng đồng đội chia lửa ở mọi trận tuyến, dù thế nào đi nữa, ông đã có một phía chọn lựa của mình rõ ràng, không hề nao núng, đó là một nước VNCH tự do của mình, nơi đó, có anh em, có cha mẹ, ngôi nhà… mà ông phải bảo vệ.
    “Vì sao có những người đã bỏ chạy, nhưng sao chú và những người lính khác vẫn tiếp tục trụ lại?”, ông Dương không thể giải thích hết bằng ngôn từ đơn giản của mình, ông thoáng suy nghĩ và tả rằng, “Là nghĩ tới cái chết. Mình thua thì mình cũng sẽ bị bắn chết, thôi thì chiến đấu để chết ngay ở mặt trận, phải tốt hơn là bị quỳ rồi bị chĩa súng bắn, đúng không?”.
    Dĩ nhiên, ông Dương tóm tắt vậy, nghe cũng không có gì là quá đặc biệt, nhưng đằng sau đó, đó chính là trùng trùng khí chất của hàng hàng những quân nhân VNCH trong cuộc chiến: Nghĩa vụ, tổ quốc và danh dự nằm trong máu và trái tim, sâu và chân thành đến mức không thể hoa mỹ ngôn từ.
    Trích :Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử – Tác Giả :Tuấn Khanh

    • Bạn không thấy sao, người dân cần phải throat khỏi ảnh hưởng tâm lý đè nậng giết cán bộ đảng viên là khủng bố thì líc đó mọi người mới có can đảm để hành động.

      Phân tích cái lối dư luận viên BM viết thí đã rõ, đảng viên có thể bắt cóc người bên Đức, có thể nũa đêm xông vào nhà dân giết người nhưng hể ta kêu gọi giết cán bộ đảng viên thì là khủng bố !

      Dân bây giờ ai cũng muốn giết cán bộ đảng viên nhưng chưa dám làm vì tâm lý vẫn còn sợ mang tiếng khủng bố.

      Cần phải vạch trần sự ngụy biện của đảng mới được

      Trich

      “Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

      Tấm hình nhỏ không có nhiều sự thuyết minh nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng…..”

      Chuyện này tôi rõ như ban ngày! Very sad !

    • Bài của Tác giả Tuấn Khanh khá dài, nhà cháu chỉ trích 1 đọan. Đại khái là Ông Dương đi khu kinh tế mới, làm phu cạo mủ cao su, Ông để dành tiền, trở về chiến trường xưa, mua 1 rẻo đất nhỏ, gom hết những hài cốt thân quen về đó : 81 hài cốt ấm áp bên nhau. Cũng vì thế mà Ông bị công an làm việc nhiều lần, Ông cười sảng khoái không thắc mắc phiền hà, bởi vì ” Nghĩa vụ, tổ quốc và danh dự nằm trong máu và trái tim, sâu và chân thành đến mức không thể hoa mỹ ngôn từ. ”
      Ông không học vị cao, không có những bài viết bàn về triết học, không chủ biên tập san nào, nhưng việc Ông làm khiến chúng ta kính phục. Một đất nước với những người dân như Ông thì làm sao chết được, cho nên Việt Nam Cộng Hòa nhất định sẽ trở lại.
      Những trí thức như ngài gs được Công Tử Hà Đông ưu ái đặt cho một cái tên mà nhà cháu không dám nói hết : trí thức…….
      Loại trí thức này nên biến đi cho rãnh nợ, hay nói kiểu bình dân học vụ thì là: đi chết đi. Cho nên nhà cháu lấy làm lạ sao lại còn có người đề cập đến, bởi vì người ta mà quên đi là tốt phúc, vì khi nhắc lại thì…..lại nhớ đến cái tên mà Công Tử Hà Đông đã ưu ái ban cho đấy.

  3. mấy ông trí thức này tưởng mình có kiến thức uyên bác nên thường nói lên những điều sai bét. Họ tưởng họ hiểu Marxism, hiểu cọng sản. Thực ra họ chẳng hiểu gì cả vì ngay chính Marx cũng không hiểu mình đang nói cái gì. Phải cho mấy người này gặp Staline, Mao Trâch Đông, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàng và đám đao phủ ở Huế Tết Mậu Thân thì họ mới hiểu được cọng sản nhiều hơn. Mấy ông này vẫn còn may mắn hơn Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Nhưng đến cuối đời mấy ông này cũng không dám nhận mình sai. Vẫn còn muốn đi vào “văn học sử” với những tác phẩm sai bét của mình. Đây mới chính là sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam.

  4. “Còn công khai khen riêng chị Vy là tạo ra ganh tị, chia rẽ giữa những người tranh đấu nữa!”

    Bây giờ khen chê cũng bị dư luận viên như tụi mày cấm nữa hả? Ganh tị là lỗi của người ganh tị , sao lại là lỗi của người khen? Zzzz!

    Dư luận viên viết lên là ngửi không được!

    • Thiết tưởng, thế giới tự do, văn minh không như cs Hà Nội mọi rợ, ai cũng có quyền nói thì ai cũng có quyền nghe. Làm, nghe hay không là quyền của mói con người chớ không trấn áp, tu đầy, bắt bớ như cs HN mọi rợ.

    • Quote:”
      “Còn công khai khen riêng chị Vy là tạo ra ganh tị, chia rẽ giữa những người tranh đấu nữa!”

      Bây giờ khen chê cũng bị dư luận viên như tụi mày cấm nữa hả? Ganh tị là lỗi của người ganh tị , sao lại là lỗi của người khen? Zzzz!

      Dư luận viên viết lên là ngửi không được!“

      Very good wrtting!

  5. Phản biện chánh trị trong một thế giới tự do ,là điều đương nhiên .
    Trong hoàn cảnh chiến tranh ,các ông này bị chèn ép ,đàn áp tiếng
    nói là cái chắc ,có điều ở mức độ nào ,có thể chấp nhận được mà thôi .

    Đổ hoàn toàn lỗi của mấy cha nội giáo sư trí thức nầy để mất miền
    Nam ,cũng có phần hơi khắt khe . Mất miền Nam ,cái chính là về phương
    diện quân sự ,báo chí thổi phồng là quân đội miền Nam là lực lượng
    mạnh thứ tư ,thứ ba gì đó trên thế giới .Sự thật là vũ khí được trang bị
    của Việt cộng tiện dụng hơn vũ khí của quân miền Nam . Pháo của Bắc
    Việt tốt hơn ,trội hơn về chất lượng cũng như số lượng ,xe tăng T54 của
    cộng sản là vua chiến trường miền trung . Vũ khí cá nhân và cộng đồng
    như AK ,B40,B41 tiện lợi và dồi dào hơn lính miền Nam . Cái mà quân miền
    Nam có được là không quân và hải quân vượt trội hơn . Sau này vì thiếu
    nhiên liệu ,thiếu trang bị ,thiếu hỏa lực ,không còn hoạt động hữu hiệu
    nữa . Thua và mất miền Nam là cái chắc . Lão Thiệu bỏ cao nguyên ,rút về
    cố thủ miền sông nước ,nhằm tránh né xe tăng của cộng sản .Người tính
    không bằng trời tính ,cờ tàn ,đưa đến hỗn loạn, thua là cái chắc ,kéo dài
    cũng chẳng bao lâu .

    Có tinh thần chiến đấu ,không có đồ chơi ,thua là cái chắc . Xã hội phân
    hoá vì ảnh hưởng của đồng đô la viện trợ , tinh thần mệt mỏi vì chiến tranh
    kéo dài . Đa số muốn im tiếng súng ,cho dù đời sống có ra sao dưới ách
    cộng sản họ cũng bằng lòng,một số vẫn còn tin tưởng “chế độ nào cũng
    được,ai lại không cho mình làm ăn”, thật là bé cái lầm .

    Nhóm “phản chiến” như Lý chánh Trung,Nguyễn văn Trung ,Phan khắc
    Từ … với những bài báo mang tính “chính trị triết học ” kia thì ít có ảnh
    hưởng tới đa số dân chúng bình dân .Chỉ ảnh hưởng một số “trí thức ”
    theo thời của “phong trào phản chiến”, những thành phần này thì không
    trực diện cầm súng đối mặt với kẻ thù ,họ trốn ,luồn lách ,không đi
    “quân dịch” bằng đủ mọi cách . To mồm là chính ,ảnh hưởng không có
    bao nhiêu . Đứa nào xui xẻo bị tó vào quân đội ,thì suy nghĩ chuyển hướng
    ngay .

    Để mất miền Nam đó là trách nhiệm của lão Thiệu ,mặc dù ông Thiệu
    có là thánh cũng không xoay chuyển được tình thế . Dù thế nào đi nữa
    cũng phải quy trách nhiệm vào lão ta ,vì Nguyễn văn Thiệu là người
    lãnh đạo miền Nam .

    • Bạn viét : “Có tinh thần chiến đấu” – thế thì Giáo sư NVT không phải tìm đủ cách phá hoại tinh thần chiến đấu VNCH về mặt tư tưởng hay sao?

      • Có thể nói là Nguyễn văn Trung tìm cách phá hoại với những
        bài viết ,sách vở của ông ta ,nhìn ở góc cạnh nào đó . Nhưng cái
        yếu của chế độ miền Nam ,là không cố gắng ,phải nói là không có
        mới đúng ,có những phản biện đập tan những lý thuyết triết lý
        thiên tả, thiên cộng của ông ta .

        Hệ thống tuyên truyền trong xã hội ,học đường của miền Nam
        có nhiều bất cập . Thí dụ ở Mỹ ,vài năm trước tôi có thấy bộ
        phim hoạt hình “trại súc vật” ,bèn mua về cho con cháu, học tiểu
        học nó xem . Nó nói rằng câu chuyện này nó biết rồi ,đã được cô
        giáo cho tập đọc ở trường . Khi Mỹ chuẩn bị đánh Iraq, hình ảnh
        của Sadam lan tràn ,được dùng để phóng phi tiêu giữa chợ ,giống
        như một tội đồ của nhân loại .Còn ở miền Nam thời chiến ,ai có
        hình lão Hồ ở trong nhà ,bị bỏ tù .Sách vở nói về Karl Marx và
        cái chủ thuyết thổ tả kia thì ít ,giống như sách hiếm, Nguyễn văn
        Trung xì ra vài cuốn,thiên hạ tìm đọc và tin như sấm . Tại sao
        không đem vào học đường cho học sinh học để tìm hiểu những
        bất cập và trái khoáy của nó .Thiên hạ nếu có tin tưởng ,cũng số
        người tin vào đó cũng giảm đi một nửa .

        Những khúc phim thời sự chỉ chú trọng về sự phát triển của
        miền Nam,chiến thắng này nọ .Không có phim ảnh nào nói
        về cái xã hội đói rách ,tù túng,bị kiểm soát về mọi mặt ở miền
        Bắc của già Hồ ,dưới ánh sáng hão huyền của cái gọi là chủ nghĩa
        cộng sản . Không có tài liệu thì phịa ra , thông tin bị bưng bít,
        tụi thiên cộng cũng chẳng có bằng chứng sự thật để kiểm chứng .
        Người ta không biết đích xác gì về cái xã hội bưng bít miền Bắc,
        nếu có phịa cái quái gì ,thiên hạ cũng tin hết .

        Tụi Việt cộng còn phịa ra những điều quái đản hơn như là dùng
        sào khều B52 của Mỹ rớt xuống, bắn rơi số lượng B52 của Mỹ
        nhiều hơn số B52 xuất xưởng ,đân miền Bắc còn tin như sấm
        nữa kìa . Họ tin vì họ không biết ,họ bị bưng bít thông tin. Chỉ
        có duy nhất một nguồn tin,không đối chiếu ,kiểm chứng.

        Phong trào phản chiến ảnh hưởng nặng nề đối với đường lối
        của Nixon ở Mỹ . Nhưng ở Việt Nam ,có ảnh hưởng gì tới đường
        lối lãnh đạo của ông Thiệu hay không ? Câu trả lời là không có,
        một chút cũng không . Cái ông Thiệu cần là vũ khí,vũ khí và vũ
        khí . Nixon hăm dọa cắt cổ ,cũng không thay đổi đường lối .Chỉ
        khi hăm dọa cắt quân viện và lời hứa hão huyền dội bom tan
        nát Việt cộng, lão Thiệu mới chịu ký vào hiệp định Ba Lê.

        Cái gọi là thành phần thứ ba ,phản chiến ,những ồn ào của
        Nguyễn văn Trng,Chánh Trung … với xã hội miền Nam . Chỉ
        là những gợn sóng li ti trong tách trà ,đối với ông Thiệu .

        • Khà khà khà khà , Ngụy Sè Gòng có đánh đấm con mẹ gi đâu mà thắng vói thua. Suốt tứ 1965-1973 thì thèng MẼO hiẹn diện kháp miền NAM , đám lính NGỤY chỉ đóng vai trò “TÀ LỌT” có nghỉa là bảo đâu đánh đó. Tất cả chién luoc, chién thuật đều do thèng MẼO len ké hoach hết(Trích Final Collapse của tên đại tuóng tỏng tham muu NGỤY CÂo Van Viên ).

          Ngụy Cock Sai Gòn chỉ cáng đáng vai trò winh’ tay đôi vói Viet Công chúng anh chưa đuọc bao nhieu trận thì té cò phóc chạy chứ đánh đấm con mẹ gi mà cú than “TUI TAU HẾT ĐẠN cho nên TUI TAU PHAI CHẠY LÀNG”.

          Hết đạn là do đám NGUY hèn nhát quăng chạy chứ khong phải đánh đấm mà hết đạn. Hai chuyên hoàn toàn khác nhau nghe chưa. Ngụy rỏ ràng quăng súng liệng đạn bỏ chạy thì đạn duoc nào mà chiu cho thấu.

          Trích “SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources”

          SÀI GÒN, Miền Nam Việt Nam, ngày 28 tháng 3 — Miền Nam Việt Nam đã mất hơn 1 tỷ đô la Mỹ vũ khí quân sự và các thiết bị khác trong hai tuần qua, theo các nguồn tin đáng tin cậy tai Việt Nam ”

          nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

          The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units—is viewed by Vietnamese and Western sources as a stunning and, quite possibly irreversible military and psychological blow for South Vietnam.

          Việc bỏ hàng trăm khẩu pháo, xe tải, máy bay, súng cối, xe tăng, thiết giáp chở quân, súng trường và đạn dược — cùng với sự tháo chạy nhanh chóng của các đơn vị lục quân — được các nguồn tin Việt Nam và phương Tây sửng sốt coi là một tinh trạng sup đổ tâm lý mà khong thể nào đảo nguọc lại tình thé của mien NAM.

          A senior Western official, who has spent more than a decade in South Vietnam, said today: “These losses are very, very, very considerable. It’s a catastrophic loss.”

          Một quan chức cấp cao của phương Tây, người đã dành hơn một thập kỷ ở miền Nam Việt Nam, hôm nay cho biết: “Những tổn thất này là rất, rất, rất đáng kể. Đó là một mất mát thảm khốc ”.

          One source said that dozens of planes and helicopters, including A‐37 ground‐support fighter‐bombers, were left behind at Pleiku when troops began to withdraw. In the retreat from the highlands, said one Vietnamese source, there was “panic everywhere” and soldiers left behind virtually, all their heavy weapons.v.v.v.v

          Một nguồn tin nói rằng hàng chục máy bay và trực thăng, bao gồm cả máy bay ném bom hỗ trợ mặt đất A ‐ 37, đã bị bỏ lại tại Pleiku khi quân đội bắt đầu rút lui. Theo một nguồn tin Việt Nam, trong cuộc rút lui khỏi vùng cao nguyên, đã có “sự hoảng loạn khắp nơi” và binh lính hầu như bỏ lại tất cả vũ khí hạng nặng của họ.

          Thé thì em bé nhieu tuỏi Tran tuong? trả lòi sao về các nguồn tin này hả hả.

          Cứ làm họ Đổ ten Thừa.

          Ngụy Sai Gon có đánh đấm con mẹ gi đâu mà thiéu đạn vói hết đan. Ngụy toàn quăng chạy sạch.

          Máy bay A37 bỏ lại tại Đà Nẳng và Phan Rang đuọc Viet Cong xử dụng đánh bomb TÂN SON NHẤT ngày 26 tháng 4 năm 75 nghe chưa.

          Bót bót đi em trantuong?.

          ĐẠn duọc , vủ khí máy bay của NGỤY phoc chạy, Viet Công chúng anh dùng winh’ KAMPUCHIA ngót 10 năm sau 1975 chưa het’nghe chưa.

          Xao. hoài. Nói láo coi chừng anh Phét bợp tai đó nghen. Nói là phải noi có bằng chứng cụ thể. Như anh PHét nói là NGỤY quang súng liệng đạn chạy là có bằng chúng từ báo chí thong tin của MẼO , của quoc té viét rỏ ràng.

          Không đuọc nói phét mà thiéu bằng chứng nghe chưa.

          • Thống kê sau khi kết thúc chiến tranh:
            Việt cộng giết Mỹ 58,000.
            Việt cộng giết Ngụy 200,000.
            Nhưng việt cộng được vinh danh 4000,000…xương trâu liệt sĩ.

            Hoan hô xương trâu bò muôn năm!

          • Biết kon kẹt gì mà ngôn .
            Sinh sau đẻ muộn . Toàn là nói leo theo
            mấy đứa phét lác . Về nhà mà bú mẹ rồi
            ăn óc heo ,chớ ăn mông heo .

          • Khà khà khà, em bé Trantuong nhieu tuỏi noi phét lại bị anh Phét vach mặt. Em bé trantuong có dám đọc bài bao’ 46 năm truóc mà anh Phét quâng ra đó khong hả? Chăc chắn làm sao dám đọc , các em NGUY COCK thuòng hay khen báo chí MẼO là trung thực, khách quan, bay giò anh Phét đưa ra bài báo cua Newyork Times viet vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 chỉ 2 tuấn sau khi thèng tuong’ ho lao PHAM VAN PHÚ quăng súng bỏ chạy khỏi Pkeiku và chỉ 3 ngày sau thèng tuóng đuoc cho là giỏi nhất VIET GIAN CONG HOA đó là theng tuóng mặt luỏi cày NGO QUANG TRUỎNG quăng súng chạy khỏi ĐA NĂNG.

            Đố thèng NGUY COCK nào dám đọc bài báo dó thì anh Phét cho kẹo ăn ngay á.

            nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

            Muón biet toi NGUY SAI GON đánh đấm ra sao thì cứ moi báo MẼO , báo PAP báo Anh ra thì biet’Ngụy winh’ ra sao thôi. Vì thé đám NGUY COCK chỉ chém gió bằng MỒM cho suóng thôi chứ gạp thèng MẼO nào từng tham chién Viet Nam thì chúng nó chủi cho như chó.

            One highly reliable Vietnamese source said that in the flight from Pleiku at least 15,000 tons of ammunition and 100 tons of bombs were left intact.

            In Ban Me Thuot, the source said, 3,200 rounds of ammunition were left behind, together with 81‐mm. mortars, 105‐mm. howitzers, rockets, generators and trucks.

            15 ngan tấn đạn duọc và hàng trăm tấn BOMB bỏ chạy còn nguyen vẹn (left intact).

            3200 băng đạn bỏ chạy cùng vói cối 81, đại bác 105 mm , hỏa tiẻn và máy phát điện và xe tải bỏ lại cho Viet Công chúng anh dùng.

            Bỏ chạy thì nói mẹ đi cho còn chút can đảm. Bỏ chạy giò này còn phét lác là “TỤI TAU BỎ CHẠY vì HẾT ĐẠN”, hahahahah.

            In Pleiku, said one source, signal equipment worth about $5‐million was left intact. Army radio equipment was also abandoned, enabling the North Vietnamese to overhear transmissions and to create further chaos in the ranks of the South Vietnamese.

            Tai Pleiku dụng cụ truyen tin và máy rada bỏ chạy trị giá hàng len tói 5 triệu US dolllars. Dụng cụ vô tuyến quân sự bỏ lại đuoc Viet Công dùng để tạo nên những tình trạng hỗn loạn cho đám NGUY SAI GON sau đó., hahhahahha. Bọn Mẽo nói đó nghen, hong phải VIET CONG dau á.

            “They left everything between Hue and Da Nang and all they came out with were European diplomat today. “The artillery, the tanks, the APC’s [armored personnel carriers] were left in tact.”

            “Chúng nó bỏ chạy bỏ lai tat cả tai HUE va ĐA NANG , từ xe tank , đại pháo , bỏ lại còn nguyen ven. , hahahahha

            Exactly how much equipment, the United States left in South Vietnam and its worth remain unclear. The United States has spent more than $150‐billion.

            Con số chinh xác mà thèng MẼO bỏ lại tai Miền Nam trị giá bao nhieu thì chưa rỏ , nhung thèng MẼO đả tieu tốn hơn 150 tĩ đollars thời đó tuong duong vói gân 1000 tỉ thòi giá hom nay.

            Ngụy Cock tháy chưa. Đánh đấm như KĂC vạy đó mà gặp Mẽo là xin dollars.

  6. Gửi bác Nguyễn Trọng Dân,

    Nếu không phải trùng tên mà bác chính là tác giả (khoảng 2 năm trước) từng khen anh tonydo, kêu gọi dùng bạo lực chống VC “vì bất bạo động thất bại” và khen RIÊNG chi Huỳnh Thục Vy thì xin hỏi (mà bác không cần trả lời) 1) Anh tonydo là ai? 2) Trong lúc cả thế giới chống khủng bố, VC đang tìm mọi cách gán ghép tội “khủng bố” cho người đấu tranh để tiêu diệt họ mà bác xúi dại, bạo động, thì VC mừng húm, phải không ạ? 3) Còn công khai khen riêng chị Vy là tạo ra ganh tị, chia rẽ giữa những người tranh đấu nữa!

    Bi nhiêu đó thì bác có hoan hô VNCH ngàn lần tui cũng không tin bác. Nếu bác đúng là VNCH, thì sorry bác, bác thất bại việc tạo lòng tin nơi tui!

    Còn đám trí thức Công Giáo thiên tả như Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Phan Khắc Từ… họ chịu một phần trách nhiệm việc mất miền Nam vì dẫu sao họ cũng bị ảnh hưởng của đám trí thức thiên tả phương Tây thời đó ủng hộ VC. Phía người Việt cũng có mấy ông thứ dữ về Hà Nội để… thân tàn ma dại. Mãi sau 75, nhờ nhiều can thiệp, mò trở qua Pháp chỉ còn kịp lưu lại Vạ Tuyệt Thông, rồi về cõi. Riêng trường hợp LM Chân Tín, DCCT nhà thờ Kỳ Đồng, thì sau 1975 ông chống VC cho đến cuối đời, cho biết là con người thì không ai tránh khỏi lỗi lầm.

    Với tui, TT Nguyễn Văn Thiệu mới là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử. Nhưng cố TT được tưởng niệm, tổ chức lễ Giỗ.

    Tui không ưa đám trí thức Công Giáo thiên tả và họ phải chịu phần trách nhiệm việc mất miền Nam nhưng đổ hết tội cho họ, chửi thậm tệ thì không.

    Đây là chút suy nghĩ riêng với bác, tui không bàn tiếp. Phần vì bận, phần sẽ chẳng đi đến đâu, lại có thể gây ra tùm lum chuyện, chia rẽ, điều nên tránh.

    Thời gian dành cho mấy nhỏ quý hơn. Cứ cho tụi nhỏ ăn ngon, ưỡn bụng là vui. Với tui, cách đầu tư tốt nhứt, giữ được cội nguồn, là cho tụi nhỏ thấy mình sống tất cả cho thương yêu. Tụi nhỏ thành công ngoài đời và biết sống vì yêu thương, cho yêu thương thì đó là VN. Lá sẽ rụng về cội. Mầm thương yêu phải trỗi dậy, hồi sinh. Đó là VNCH tương lai.

    • Khủng bố là một hành động bạo lực nhắm vào thường dân.

      Còn dùng bạo lực để đối phó với xe tâng, dùi cui và công an của chế độ thì là cách mang để lật đổ chế độ. Hơn nửa giết cán bộ đảng viên công an bây giờ là điều mà người dân mơ ước , cho nên dùng bạo lực lật đổ đảng là anh hùng!

      Dân bậy giờ chỉ muốn hanh động, bác NTD cần phải thức thởI bỏ đấu tranh bất bạo động, đi theo ý nguyện của người dân, vùng lên giết cộng , lật đổ đảng thì mới được !

      Không cần viết lách suôn để cố lấy niềm tin- dân thấy máu cán độ đàng viên chảy lai lán là tin bác Dân ngay !

      • Phét mấy chục năm rồi mà chẳng ăn thua gì,cứ hăng tiết lên rồi chửi văng mạng,đòi “giết”,”giết”…VC chẳng rụng một sợi lông nào mà còn làm trò cười cho thiên hạ !

        • Bạn không thấy sao, người dân cần phải throat khỏi ảnh hưởng tâm lý đè nậng giết cán bộ đảng viên là khủng bố thì líc đó mọi người mới có can đảm để hành động.

          Phân tích cái lối dư luận viên viết thí đã rõ, đảng viên có thể bắt cóc người bên Đức, có thể nũa đêm xông vào nhà dân giết người nhưng hể ta kêu gọi giết cán bộ đảng viên thì là khủng bố !

          Dân bây giờ ai cũng muốn giết cán bộ đảng viên nhưng chưa dám làm vì tâm lý vẫn còn sợ mang tiếng khủng bố.

          Cần phải vạch trần sự ngụy biện của đảng mới được.

        • 25/10/2021 at 22:22
          Bạn không thấy sao, người dân cần phải throat khỏi ảnh hưởng tâm lý đè nậng giết cán bộ đảng viên là khủng bố thì líc đó mọi người mới có can đảm để hành động.

          Phân tích cái lối dư luận viên BM viết thí đã rõ, đảng viên có thể bắt cóc người bên Đức, có thể nũa đêm xông vào nhà dân giết người nhưng hể ta kêu gọi giết cán bộ đảng viên thì là khủng bố !

          Dân bây giờ ai cũng muốn giết cán bộ đảng viên nhưng chưa dám làm vì tâm lý vẫn còn sợ mang tiếng khủng bố.

          Cần phải vạch trần sự ngụy biện của đảng mới được

    • “Còn công khai khen riêng chị Vy là tạo ra ganh tị, chia rẽ giữa những người tranh đấu nữa!”

      Bây giờ khen chê cũng bị dư luận viên như tụi mày cấm nữa hả? Ganh tị là lỗi của người ganh tị , sao lại là lỗi của người khen? Zzzz!

      Dư luận viên viết lên là ngửi không được!

    • Xin lỗi Ô/b Ban Mai cho phép tôi xen vô vì lập luận này:

      “Với tui, TT Nguyễn Văn Thiệu mới là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử. Nhưng cố TT được tưởng niệm, tổ chức lễ Giỗ.

      Tui không ưa đám trí thức Công Giáo thiên tả và họ phải chịu phần trách nhiệm việc mất miền Nam nhưng đổ hết tội cho họ, chửi thậm tệ thì không“

      Nếu Ban Mai nhất quyết xác định TT Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc VNCH thất bại thì tại sao lại phải chia phần trách nhiệm đó cho đám thiên tả???
      Tôi nghĩ đây là một lập luận đầy mâu thuẫn, đúng không?

      Công bằng mà nói, dĩ nhiên TT Thiệu có chịu trách nhiệm khi đứng đầu điều hành quốc gia, nhưng phải hiểu ông Thiệu cũng chỉ là một con người chứ không phải là Thần, Thánh mà có thể chống lại những thế lực khổng lồ thế giới. Trong khi đó khối cộng sản sắt máu, cuồng tín đầy súng đạn và sẵn sàng bắn giết cả thường dân vô tội không gớm tay để đạt được mục đích.

      Nếu quy trách nhiệm thì phải nói rõ như thế này:
      Trong hiệp định Ba Lê năm 1973, ghi rõ không phe nào được dùng vũ lực xâm chiếm đối phương, nhưng khi quân CS Bắc Việt tấn công chiếm trọn miền Nam thì cả Liên Hiệp Quốc và các nước ký trong hiệp định đó chết hết hay ở đâu mà không hành động gì cả?
      Đó là phần trách nhiệm của đám gà thiến, gà nuốt dây thun ở cơ quan LHQ, rõ ràng hơn là một bọn gian dối, lưu manh.

      Riêng phần chúng ta hưởng thụ 20 năm tự do được VNCH bảo vệ thì đã làm gì trong thời điểm đó?
      Rồi khi Việt Cộng vào cướp của cướp nhà, lùa đi kinh tế mới thì chúng ta hành động gì, chỉ ngồi khóc rồi riu ríu nghe theo, đúng không?

      Với tôi, mỗi người đều có trách nhiệm, và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm khi chưa triệt hạ được chế độ cộng sản ở VN.

      • Quote: “ Với tôi, mỗi người đều có trách nhiệm, và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm khi chưa triệt hạ được chế độ cộng sản ở VN.”

        Exactly! Thanks

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên