In retrospect – Nguyễn Văn Trung nhìn lại – Một hành trình trí thức lận đận (1)

23
trái, Nguyễn Văn Trung, Đại học Văn Khoa Sài Gòn 1969; phải, Nguyễn Văn Trung 50 năm sau, Montréal tháng 8/2019. [nguồn: trái, album gia đình Nguyễn Quốc Linh, phải, photo by Phan Nguyên]

“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung

TIỂU SỬ

Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26-9-1930, tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; còn có bút hiệu là Phan Mai và Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ. Năm 1955 về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là  Đại học Huế.

Năm 1961 ông trở lại Bỉ, trình luận án tiến sĩ về Phật Học cũng tại Đại học Louvain với đề tài: “La Conception Bouddhique du devenir, Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda.

Về nước ông dạy Triết và Văn ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn và Đại học Huế. Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông là Trưởng ban Triết Tây phương, có thời gian được bầu làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn (1969).

Sau 1975, không được trở lại giảng dạy, ông chỉ có thể làm công việc nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. HCM, với một chuyển hướng quan trọng, ông tập trung vào nghiên cứu văn hoá miền châu thổ Sông Cửu Long với thành quả là bộ sách Lục Châu Học, ông cũng có công phát hiện cuốn sách quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, do cơ sở J. Linage Saigon xuất bản năm 1887, tiến tới phủ nhận tác phẩm Tố Tâm xuất bản năm 1925 ở ngoài Bắc bấy lâu vẫn được xem là áng văn quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Mười tám năm sau 75, từ cuối 1993 Nguyễn Văn Trung đã cùng với gia đình rời Việt Nam, sang đoàn tụ với người con trai lớn Nguyễn Quốc Bảo là boat people đang định cư tại Montréal, Canada. Và sau đó, Nguyễn Văn Trung vẫn có những chuyến về thăm Việt Nam, sang Mỹ và Pháp.

trái, Nguyễn Văn Trung, và Trần Thị Minh Chi, Sài Gòn 1960s;  phải, vợ chồng Nguyễn Văn Trung nửa thế kỷ sau, Montréal Hè 2019. Chị Minh Chi Nguyễn Văn Trung thì nay cũng đã mất.  [Nguồn: trái, từ album gia đình Nguyễn Quốc Linh, phải, photo by Phan Nguyên, E.E.]
Trong loạt bài Nhìn những chặng đường đã đi qua, khi đã qua khá xa tuổi “cổ lai hy”, Nguyễn Văn Trung viết: “… tôi sống một đời sống ít nhiều khắc khổ, một cách tự nguyện, không nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chỉ nghiện hay say mê một thứ: cầm bút viết, không hẳn vì người đọc mà trước hết vì chủ yếu tôi sống thì phải viết, như phải ăn phải thở, thế thôi.” [3]  Nhu cầu viết với Nguyễn Văn Trung như một phong cách sống, chỉ có điều những tập “Nhận Định” 8- 9-10 và những trang viết của ông về sau này, do tuổi tác đã không còn những nét sắc sảo cuốn hút  như phong độ của tuổi thanh xuân.

Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn Trung không chỉ là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu phê bình mà ông còn là một nhà báo, viết mấy trăm bài báo đủ mọi thể loại, là một cây viết phân tích bình luận nổi tiếng về chính trị, xã hội và văn hoá; rất có ảnh hưởng trên tầng lớp tuổi trẻ thanh niên sinh viên, cùng các bước nhập cuộc với các hoạt động xã hội và dấn thân.

Trong giới trí thức Công giáo, nổi trội có ba người là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan được xem là nhóm Công giáo khuynh tả, phản chiến, kêu gọi hòa bình, hòa hợp và hoà giải dân tộc – cụm từ thời thượng gọi họ là Thành phần thứ Ba. Nguyễn Văn Trung đã cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực đòi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu – trong đó có cả đám sinh viên cộng sản nằm vùng và ông cũng từng là thành viên trong Chủ tịch Đoàn Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).

TÁC PHẨM

Nguyễn Văn Trung có một sự nghiệp trước tác phong phú và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực: từ sách giáo khoa, tới sách nghiên cứu triết học, văn học, văn hoá xã hội.

Tác phẩm đã xuất bản trước 1975

Sách giáo khoa: Triết học tổng quát (Vĩnh Bảo, 1957). Luận lý học (tủ sách Á Châu, 1957). Đạo đức học (tủ sách Á Châu, 1957). Luận triết học tập I (Nxb Nam Sơn). Phương pháp làm luận triết học (Nxb Nam Sơn).

Tiểu luận: Nhận định I (Nxb Nguyễn Du, 1958). Nhận định II (Nxb Đại Học, 1959). Nhận định III (Nxb Nam Sơn, 1963). Nhận định IV ( Nxb Nam Sơn, 1966). Nhận định V (Nxb Nam Sơn, 1969). Nhận định VI (Nxb Nam Sơn, 1972).

Lý luận văn học: Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Cơ sở xuất bản Tự Do, 1962). Lược khảo văn học tập I: những vấn đề tổng quát (Nxb Nam Sơn, 1963). Lược khảo văn học II: ngôn ngữ văn chương và kịch (Nxb Nam Sơn, 1965). Lược khảo văn học III: nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb Nam, Sơn 1968).

Văn học và chính trị: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất và huyền thoại (Nxb Nam Sơn, 1963). Chữ và văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (Nxb Nam Sơn, 1974). Trường hợp Phạm Quỳnh (Nxb Nam Sơn, 1974). Chủ đích Nam Phong (Nxb Trí Đăng, 1975). Vụ án truyện Kiều (tập hợp những bài viết trong vụ tranh luận về truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh năm 1924, Sài Gòn 1965).

Triết học:  Ca tụng thân xác (Nxb Nam Sơn, 1967). Hành trình trí thức của Karl Marx (Nxb Nam Sơn, 1969). Đưa vào triết học (Nxb Nam Sơn, 1970). Góp phần phê phán giáo dục và đại học (Nxb Trình Bầy, 1967). Ngôn ngữ và thân xác (Nxb Trình Bầy, 1968). La conception bouddhique du devenir, luận án tiến sĩ (Imprimerie Xã Hội, Việt Nam, 1962). Danh từ triết học (cùng với LM Cao Văn Luận, Đào Văn Tập, Trần Văn Tuyên, LM Xuân Corpet (Nxb Đại Học Huế, 1958).

Tôn giáo: Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (Nxb Đại học Huế, 1958). Người công giáo trước thời đại (nhiều tác giả) (Đạo và Đời, 1961). Lương tâm công giáo và công bằng xã hội (Nxb Nam Sơn, 1963).

Một số sách Nguyễn Văn Trung trước 1975, do Nam Sơn xuất bản và sau này do Xuân Thu tái bản ở hải ngoại khi Nguyễn Văn Trung còn ở lại Việt Nam.

 Tác phẩm đã xuất bản sau 1975

 Câu đố Việt Nam (nxb TP. HCM, 1986). Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (Đại học Sư phạm TP. HCM, 1987; Nxb Hội Nhà Văn). Về sách báo của tác giả công giáo thế kỷ XVII- XIX (nhiều tác giả, Nxb TP. HCM, 1993). Chủ đích Nam Phong (1975), Trương Vĩnh Ký – nhà văn hóa (1993), Hồ sơ Lục châu học: Tìm hiểu con người ở vùng đất mới (2015).

Một số sách Nguyễn Văn Trung xuất bản trước 1975, sau này tái bản ở trong nước từ sau năm 2000. [tư liệu Trần Huy Bích]
Các bản thảo soạn sau 75, chưa in:  Ngôn ngữ và văn học dân gianĂn mặc theo truyền thống Việt NamĐạo Chúa vào Việt NamHồ sơ về hàng giám mục Việt Nam Nhận định VII, VIII.  Viết thêm ở hải ngoại Nhận định IX và X, còn dở dang.

 Nguyễn Trọng Văn cũng là một giáo sư triết,  trên số Bách Khoa 264 (1-1-1968) trong bài viết: Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung, khi nhận định về ảnh hưởng của các giáo sư đại học đối với nền văn học miền Nam, tuy là một bài viết đả kích Nguyễn Văn Trung nặng nề nhưng Nguyễn Trọng Văn – cũng đã phải công nhận: “Ông Trung là người có công trong việc giới thiệu những trào lưu tư tưởng mới của Tây Phương với độc giả Việt Nam… Ông trình bày một cách gọn gàng, mạch lạc. Những triết học hiện sinh, tiểu thuyết mới, những danh từ có tính cách văn nghệ, triết lý dần dần được du nhập và phổ biến. Những Hiện tượng luận, đối thoại, tha nhân, phản kháng, vong thân, ngụy tín, huyền thoại, thông cảm, những Alain Robbe Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Sartre, Camus… đã được Nguyễn Văn Trung trình bày hàng chục năm trước trong Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi

GS Nguyễn Văn Trung rất gần gũi với sinh hoạt sinh viên, ngoài những giờ học trong giảng đường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, mấy thầy trò còn tổ chức những buổi hội thảo “bỏ túi” qua các chuyến đi dã ngoại ngoài trời, khi thì rừng cao su gần Đường Sơn Quán, khi thì khuôn viên La San Mai Thôn quận Thủ Đức. Hình trên là một buổi sinh hoạt dã ngoại tại La San Mai Thôn mùa Hè năm 1974, GS Nguyễn Văn Trung đeo kính ngồi phía sau nơi góc trái. [nguồn: Văn Khoa ngày tháng cũ, 04/ 2017 Huỳnh Như Phương]
Võ Phiến trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan (Nxb Văn Nghệ, 1986), thời kỳ 1954-1975, được viết ở hải ngoại sau này, ông đã phải công nhận Nguyễn Văn Trung là một cây viết có nhiều ảnh hưởng trong suốt thời kỳ 20 năm văn học của miền Nam, qua nhận định: “Một giáo sư trẻ tuổi mới từ Âu châu về, là Nguyễn Văn Trung bắt đầu viết những bài tiểu luận triết học rất được giới thanh niên sinh viên và văn nghệ sĩ chú ý theo dõi.  Quốc gia, cộng sản, tư bản, Mác-xít, Khổng-Phật Đông phương… thanh niên đã ngột ngạt về những thứ ấy, họ mong đợi một cái gì mới, một lối thoát nào đó. Mong đợi mơ hồ mà khẩn cấp. Khao khát triết lý, một khao khát thời đại. Ông Nguyễn đáp ứng đúng vào chỗ trông chờ ấy. Ông được hoan nghênh. Các “nhận định” của ông, giới trẻ đọc, phổ biến, bàn tán, suy luận… Vả lại Nguyễn Văn Trung không chỉ viết về triết học, nhiều lần ông quan tâm đến các vấn đề văn học. Nhà xuất bản Nam Sơn in 3 tập Lược Khảo Văn Học, và nhà xuất bản Tự Do sau này có in của ông cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, cho nên càng dễ hiểu cái cảm tình của giới văn nghệ đối với ông lúc bấy giờ.” [5]

NGUYỄN VĂN TRUNG NHÀ BÁO

 Nguyễn Văn Trung đã có công sáng lập và điều hành tạp chí Đại Học ở Huế, và sau này là các tạp chí Hành Trình, Đất Nước,Trình Bầy và cộng tác với nhiều tờ báo như Bách Khoa, Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn, Văn Học, Nghiên Cứu Văn Học, Thái Độ, Đối Diện, Tin Sáng, Sống Đạo, Dân Chủ Mới, cả viết cho tờ Tân Văn của Nguyễn Ngọc Lương với bút hiệu Nguyễn Nguyên, mà ông rất biết là một tay cộng sản nằm vùng … Chỉ riêng trên báo Bách Khoa, Nguyễn Văn Trung đã rất sớm giới thiệu Triết học Tây Phương với giới độc giả, ông có khoảng 50 bài viết đủ các thể loại trên tờ Bách Khoa với tên thật và cả bút hiệu Phan Mai và Hoàng Thái Linh.

Ông cũng là thành viên chủ trương nhà xuất bản Nam Sơn cùng với Trịnh Viết Đức và nhà xuất bản Trình Bầy sau này cùng với Thế Nguyên. Nam Sơn là nơi xuất bản hầu hết các tác phẩm đủ thể loại của Nguyễn Văn Trung trước 1975, cũng là nơi in tờ tạp chí Đại Học của Viện Đại Học Huế giai đoạn đầu – trước khi Đại Học Huế có nhà in riêng; Nam Sơn cũng là nơi in “chui” tờ tạp chí Hành Trình không giấy phép cho tới khi đình bản.

TẬP SAN ĐẠI HỌC

 Đại Học Huế được thành lập và khai giảng vào tháng 9/1957, như một đáp ứng nguyện vọng của nhân sĩ Huế muốn có một đại học ở miền Trung, dự trù với đủ các khoa cơ bản như Đại học Sư phạm, Khoa học, Văn khoa, Luật khoa và cả Đại học Y khoa về sau này… Viện trưởng đầu tiên là GS Nguyễn Quang Trình từ tháng 3/1957- 7/1957, sau đó là LM Cao Văn Luận, Cha Luận có văn bằng cử nhân Triết Đại học Sorbonne 1942, tốt nghiệp trường Á Đông Sinh ngữ 1946, và đang là một giáo sư uy tín giảng dạy môn Triết bên trường Quốc Học Huế. Cha Luận được đánh giá là người có tầm nhìn xa. Ngay từ đầu ông đã có kế hoạch đào tạo một ban giảng huấn tại chỗ bằng cách cử các thành phần sinh viên ưu tú đi du học, Ngoài ra ông còn có uy tín và khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn, từ ngoại quốc đến trong nước, về giảng dạy nơi ngôi trường Đại học Huế còn rất non trẻ và sơ khai này.

Tập san Đại Học của Viện Đại Học Huế, ra được 40 số; trái: bìa số Đại Học 1 ra mắt tháng 2/1958; phải: bìa số Đại Học 40 cũng là số cuối cùng tháng 8/1964. [tư liệu Nguyễn Văn Trung]
Trong nước, thuở ban đầu, từ Sài Gòn ra Huế giảng dạy mới có hai người: Nguyễn Văn Trung lúc đó có học vị cử nhân Triết đại học Louvain từ Bỉ về, và Nguyễn Văn Trường có bằng Cao học Toán đại học Toulouse Pháp. Đây chính là cái nôi để các nhà giáo dục trẻ trau giồi kinh nghiệm và lớn lên cùng với những bước phát triển của Đại học Huế.

Không ai khác, chính Nguyễn Văn Trung đã đề nghị với cha Luận cho xuất bản một tờ tập san lấy tên Đại Học, ra mắt hai tháng một kỳ như một sứ mệnh văn hoá, một diễn đàn tư tưởng và học thuật, phổ biến bên trong và cả ngoài phạm vi Đại học Huế. Đề nghị trên được Cha Cao Văn Luận đồng ý ngay. Có thể nói Đại Học là một tập san định kỳ đầu tiên do một Viện Đại học miền Nam được xuất bản. Ban đầu tờ báo phải gửi vào in tại nhà xuất bản Nam Sơn ở Sài Gòn, sau này tạp chí Đại Học có nhà in riêng, và có số độc giả đủ đông để nuôi sống tờ báo. Tạp chí Đại Học đình bản ở số 40 nhưng thực tế chỉ có 38 số vì có hai số đôi là 4 & 5, 35 & 36.

Tập san Đại Học sống được 6 năm từ tháng 2/1958 tới tháng 11/1963. Nguyễn Văn Trung là chủ bút từ tháng 2/1958 tới 7/1961.

Là trí thức Công giáo, nhưng Nguyễn Văn Trung đã phê phán mạnh mẽ giáo hội Công giáo miền Nam, ông bị coi như một kẻ “rối đạo” – L’Enfant terrible de l’Église. Ông đã phải trả giá cho thái độ này. Điển hình là, do áp lực từ giới Công giáo bảo thủ, đứng đầu là TGM Ngô Đình Thục, ra lệnh cho Bộ trưởng Giáo dục Trần Hữu Thế quyết định không cho Nguyễn Văn Trung được tiếp tục dạy học ở Huế và cả ở Viện Đại học Đà Lạt. Nguyễn Văn Trung đã phải về lại Sài Gòn, và chủ bút thứ hai của tập san Đại Học là GS Trần Văn Toàn từ tháng 7/1961. Không có Nguyễn Văn Trung, tập san Đại Học giảm sức hấp dẫn của giai đoạn đầu. Nhưng rồi do chính trị sôi động ở miền Trung, tới tháng 8/1964 tập san Đại Học phải âm thầm đóng cửa sau sáu năm hoạt động.

Tạp chí Đại Học cũng là cơ quan ngôn luận cổ suý mạnh mẽ cho việc chuyển ngữ,  dùng tiếng Việt trong giảng dạy các khoa ngành ở đại học. Tạp chí Đại Học không đơn thuần là tờ báo của Viện Đại học Huế, nhưng có ảnh hưởng lan rộng ra ngoài phạm vi đại học. Nó đáp ứng được thứ “văn hoá đọc” không chỉ của giới thanh niên sinh viên mà của cả dân miền Trung, lan toả vào tới trong Nam. 

Toàn bộ tạp chí Đại Học, gồm khoảng hơn 6.000 trang báo với hơn 350 bài viết thuộc đủ các thể loại: triết học, sử địa, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học và cả y dược với rất nhiều tên tuổi lừng danh cộng tác, nay hầu hết đã là “người trăm năm cũ” như: GS Hoàng Xuân Hãn, GS Bửu Hội, GS Trần Kính Hoà / Chen Ching Ho, GS Nguyễn Phương, GS Nguyễn Khắc Hoạch, GS Nguyễn Nam Châu, LM Bửu Dưỡng, LM Nguyễn Văn Thích, LM Thanh Lãng, các học giả Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Hiến Lê, GS Dược khoa Đặng Vũ Biền, GS Y khoa Lê Khắc Quyến…

Sau hơn nửa thế kỷ, trước nguy cơ bị mối mọt mục nát với thời gian, toàn bộ 40 số báo Đại Học đã được phục hoạt bằng kỹ thuật “số hoá” hay dưới dạng DVD. Ngày nay, khi nhắc tới tạp chí Đại Học trong khoảng thời gian 1958 – 1964, như nhắc tới “một niềm tự hào về một đứa con tinh thần sáng giá” của Viện Đại Học Huế, hơn thế nữa của 20 năm sinh hoạt văn hoá phong phú và đa dạng của miền Nam. Sáng lập và điều hành hơn nửa “chặng đường của 6 năm tạp chí Đại Học”, với sứ mệnh văn hoá ấy, công lao của Nguyễn Văn Trung không thể không được xứng đáng ghi nhận.

từ trái, bìa báo Hành Trình số 10, tháng 6-1966 cũng là số Hành Trình cuối cùng; bìa báo Đất Nước số 3, tháng 1-1968; bìa báo Trình Bầy số 2, tháng 8-1970. [4] [tư liệu Nguyễn Văn Lục]
TẠP CHÍ HÀNH TRÌNH

Sau biến cố 1963, trong niềm vui và tin tưởng chấm dứt được một chế độ độc tài, mở đường cho một không khí có tự do hơn. Nhưng thực tế thì tình hình miền Nam rất  xáo trộn, khiến không ai có thể thờ ơ với những vấn đề thời cuộc. Đó là lúc GS Trần Ngọc Ninh, GS Ngô Gia Hy và GS Nguyễn Văn Trung ra mắt tờ Tìm Hiểu in ronéo,  nhưng rồi thấy ngay được sự hạn chế nếu chỉ sinh hoạt trong giới giáo sư đại học, thấy có nhu cầu cần mở rộng ra cho cả giới trẻ. [2]  Đó là lý do tờ Hành Trình được ra đời, không phải chỉ có những phân tích thời cuộc, mà còn có cả phần thơ văn của mọi giới phản ánh những suy tư và tầm nhìn đa dạng trước cuộc sống. Hành Trình với chủ trương: làm cách mạng xã hội không cộng sản. Cùng với Nguyễn Văn Trung, là nhóm trí thức Công giáo thiên tả như Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần… Nguyễn Văn Trung đứng tên chính thức xin phép ra báo, kéo dài hơn một năm vẫn chưa được cấp giấy phép. Và Hành Trình vẫn cứ ra mắt từ tháng 10/1964 dưới dạng in ronéo không qua kiểm duyệt của Nha Thông tin Báo chí. Chính hình thức báo chui này lại có sức hấp dẫn của nó, báo được giới thanh niên sinh viên tìm đọc, báo bán rất chạy, khởi đầu in 100 số rồi lên tới 1000 số, vẫn thiếu phải in tiếp. Về công lao in ấn và tài trợ là của Trịnh Viết Đức, lúc đó đang là giám đốc nhà xuất bản Nam Sơn.

Những người viết cho Hành Trình gồm nhóm linh mục như Đỗ Phùng Khoan, tức linh mục Nguyễn Huy Lịch, Trương Cẩm Xuyên, tức linh mục Trương Đình Hòe, Hương Khuê, tức linh mục Trương Bá Cần, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, trí thức công giáo như giáo sư Nguyễn Văn Trung, giáo sư Trần Văn Toàn; cùng với các nhà văn nhà thơ như Võ Hồng Ngự, tức nhà thơ Diễm Châu, Trần Trọng Phủ, tức nhà văn Thế Nguyên,  Thảo Trường, Thái Lãng, Nguyễn Vũ Văn, Lê Tất Hữu, Thế Uyên, Nguyễn Quốc Thái, Lê Uyên Nguyên, Vân Đỳnh, Bùi Khải Nguyên. Trong số những người kể trên, sau này có một số đi theo cộng sản.

Hành Trình bị tịch thu liên tiếp, và chỉ sống được hơn một năm, ra được 10 số với số cuối cùng là tháng 6/1966. Tuy ngắn ngủi, nhưng Hành Trình đã tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, cả ra tới miền Bắc.[4]

Sau này, có dịp nhìn lại, những người chủ trương là tham dự vào Hành Trình họ có những cảm xúc lẫn lộn / mixed feelings: có phần hãnh diện về chặng đường đã trải qua, có phần chua xót về những ảo tưởng mà họ đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào.

Những vấn đề Hành Trình đặt ra có tính cách phê phán triệt để và toàn diện, nhưng đã không đề ra được một đường hướng nào. Với quan điểm hình thành một chủ nghĩa xã hội không cộng sản mang tính cách ảo tưởng về một con đường thứ ba. Nhóm Hành Trình đã từng bị phê phán là không hiểu bản chất chủ nghĩa cộng sản và những âm mưu thâm độc của họ. Phải chăng Nguyễn Văn Trung thực sự không biết là chẳng thể có một con đường thứ ba nào giữa một cuộc “chiến tranh triệt tiêu mất còn – zero-sum game” giữa cộng sản và tư bản. Trong một chừng mực nào đó, Hành Trình đã làm lợi cho cộng sản.

TẠP CHÍ ĐẤT NƯỚC

Hành Trình tự đóng cửa tháng 6/1966, một phần do áp lực của chính quyền tịch thu báo, mà còn có lý do nội tại: Trịnh Viết Đức, ông bầu của Hành Trình phải lên đường nhập ngũ. Đó là lý do tờ Đất Nước thay thế Hành Trình. Ban biên tập vẫn với chủ nhiệm là Nguyễn Văn Trung; chủ trương biên tập là Lý Chánh Trung, và Thế Nguyên nay là Thư ký tòa soạn. Thế Nguyên có nhà in, nên có khả năng thay thế Trịnh Viết Đức để lo in tờ Đất Nước. Khác với tờ Hành Trình, thành phần ban biên tập cho Đất Nước nay thực sự là một vùng xôi đậu: với khuynh hướng nghiêng về cộng sản như Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Thế Nguyên… [4]

Thêm một sự kiện rất đặc biệt, Nguyễn Văn Trung đã mời được một cây bút chủ lực cho tờ Đất Nước, đó là nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan, một Nguyên Sa hoàn toàn mới với thái độ nhập cuộc dấn thân với các bài thơ rất mới lạ như Tắm, Sân Bắn, hay tập truyện Vài Ngày làm việc ở Chung Sự Vụ tức là khu nhà xác của Nghĩa trang Quân Đội. Cùng với Nguyên Sa, còn có nhiều cây bút cộng tác khác với đủ các thành phần và khuynh hướng phức tạp có gốc quân đội VNCH như: Thảo Trường, Du Tử Lê, Đinh Phụng Tiến, Luân Hoán; lẫn lộn với cả thành phần thiên cộng hay cộng sản nằm vùng như Thái Lãng, Ngụy Ngữ, Tôn Thấp Lập, Phạm Thế Mỹ, Ngô Kha, Trần Hữu Lục,  Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương… Với tờ Đất Nước, miền Nam gần như đã thất thủ trên một mảng truyền thông và báo chí.

TẠP CHÍ TRÌNH BẦY

Tờ Trình Bầy xuất hiện vào tháng 08-1970, do Thế Nguyên (còn có bút hiệu khác là Trần Trọng Phủ) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tổng thư ký là Diễm Châu (còn có bút hiệu khác là Võ Hồng Ngự). Hoàng Ngọc Biên, phụ trách mỹ thuật cho tờ Trình Bầy. Sang tới Trình Bầy thì Nguyễn Văn Trung không còn có vai trò quan trọng hay ảnh hưởng rõ rệt nào trên nội dung 42 số báo Trình Bầy. Vẫn có tên Nguyễn Văn Trung  trong ban biên tập cùng với : Lý Chánh Trung, Thanh Lãng, Đỗ Long Vân, Phạm Cao Dương, Nguyên Sa, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Tuấn Nhậm, Diễm Châu, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Thế Nguyên, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đồng, Trần Đỗ Dũng, Hoàng Ngọc Nguyên (còn có bút hiệu khác là Thuận Giao), Du Tử Lê, Cao Thanh Tùng.

Những mẫu bìa rất mỹ thuật của 42 số báo Trình Bầy đều do Hoàng Ngọc Biên vẽ và thiết kế. Hoàng Ngọc Biên và Diễm Châu (1937-2006), là hai bạn đồng hành trí tuệ trong Nhóm Trình Bầy, Thế Nguyên đứng tên Chủ nhiệm. [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Diễm Châu, sinh ở Hải Phòng, di cư vào Nam 1954.  Quen Thế Nguyên từ trại học

sinh di cư Phú Thọ. Diễm Châu tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn, được tu

nghiệp ở Mỹ sau đó trở về Sài Gòn, tìm gặp Hoàng Ngọc Biên thuyết phục cùng làm tờ

báo Trình Bầy. Biên đã cùng Diễm Châu, ngồi nhiều tuần lễ bên một vách tường café

vỉa hè đường Sương Nguyệt Anh, Sài Gòn, soạn bài Phi lộ với tiêu đề “Con Đường Đi

Tới” cho số báo ra mắt. Trích dẫn:

“Con đường đi tới là con đường mưu cầu một nền hòa bình, trong đó mỗi

một người Việt Nam, không kỳ thị ý thức hệ, sẽ có một chỗ đứng xứng đáng

với phẩm giá con người trên quê hương mình.” [6]

  … “Không thể có hòa bình vô điều kiện. Một nền hòa bình Việt Nam nhất

định sẽ không thể chấp nhận bất cứ một sự hiện diện nào của các lực lượng

nước ngoài và đồng thời cũng không thể chấp nhận bất cứ một cơ cấu, một

định chế hay một thế lực nào trong nước ngăn cản công cuộc giải phóng con

người Việt Nam.”  [Hết trích dẫn]

Trình Bầy là một tờ báo thiên tả, phản chiến giữa giông bão của cuộc chiến tranh quốc cộng. Tờ báo đã quy tụ được nhiều cây viết thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau thời bấy giờ. Không phải chỉ có ở tờ báo Bách Khoa, Trình Bầy thực sự là một vùng xôi đậu với tên tuổi những nhà văn nhà thơ như Nguyên Sa, Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường, Trùng Dương, Thảo Trường, Nguyễn Mộng Giác, Du Tử Lê, Mai Trung Tĩnh, Nguyễn Quốc Thái, Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Ngô Thế Vinh… nhiều người xuất thân từ quân đội, bên cạnh đó là những cây bút thiên cộng Ngô Kha, Ngụy Ngữ, Thái Lãng… hay cộng sản như Nguyễn Nguyên – bút hiệu của Nguyễn Ngọc Lương, chủ trương tờ Tin Văn, giống như trường hợp Vũ Hạnh nằm vùng bên tờ báo Bách Khoa.

Trình Bầy hoạt động liên tục trong hai năm 1970 – 1972, ra được 42 số báo cho tới khi bị đình bản. Để rồi, thực tế sau 30/4/1975 là sự vỡ mộng của những người trí thức thiên tả theo ngôn ngữ thời thượng thì đó là thành phần thứ ba, trong số đó có Diễm Châu và Hoàng Ngọc Biên. Bởi vì sau thống nhất, không phải chỉ có miền Bắc mà nay là cả một đất nước phải sống trong một định chế bóp nghẹt mọi tự do của con người. Trí thức thiên tả nếu không bị tù đày thì cũng bị trù dập bạc đãi và chỉ là những kẻ đứng bên lề. Cuối cùng họ trở thành những kẻ lưu vong nếu không ở nước ngoài thì cũng ngay trên chính quê hương mình. Diễm Châu sang Pháp 1983, Hoàng Ngọc Biên đi định cư ở Mỹ 1991. Ra hải ngoại rồi, cả Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu và Nguyễn Đăng Thường đều cố giữ sức sống cho cơ sở Trình Bầy. Manchette Trình Bầy đối với họ như hình ảnh một giấc mộng lỡ. Và trong sự thức tỉnh muộn màng, Diễm Châu trở thành rất hữu khuynh cho tới khi anh mất năm 2006. Riêng Thế Nguyên sau 1975, thảm thiết hơn, hoàn toàn bị thất sủng, sau đó chết trong lặng lẽ.

NHỮNG GIÔNG BÃO TRONG TÁCH TRÀ

[1]: PHẠM CÔNG THIỆN VIẾT VỀ NVT 1966

 Năm 1961, Nguyễn Văn Trung từ Sài Gòn sang Đại học Công giáo Louvain [Université catholique de Louvain], Bruxelles để bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài Phật học: La Conception Bouddhique du Devenir, (Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda). Nguyễn Văn Trung được đào tạo và lớn lên trong nền tảng học thuật Tây phương thấm đẫm văn minh Thiên chúa giáo, không giỏi chữ Hán, không thông thạo tiếng Sanskrit nên bị hạn chế trong việc tìm tới nguồn tài liệu gốc, kiến thức Phật học của ông chủ yếu dựa vào sách báo tiếng Pháp – được viết theo quan điểm các học giả Tây phương. Đây cũng chính là điểm yếu của Nguyễn Văn Trung và luận án của ông đã là đối tượng cho nhiều nguồn chỉ trích nhất là từ giới Phật giáo.

Đó cũng là nguồn cơn, khởi đầu cho vụ va chạm giữa Phạm Công Thiện và Nguyễn Văn Trung. Câu chuyện không lớn, dù hiểu theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực, nhưng cũng nên có trong bài viết này như thêm mấy nét chấm phá về chân dung phức tạp và đa dạng của Nguyễn Văn Trung, người viết ghi lại đây như một “dật sự” văn học, và không thêm vào đó một nhận định riêng tư nào.

Trong loạt bài Những chặng đường đã qua, Nguyễn Văn Trung viết:  “Sau đảo chánh 1963, ông Phạm Công Thiện xuất bản cuốn Hố thẳm tư tưởng, dành một chương phê phán luận án tiến sĩ của tôi với một thái độ khinh bỉ, trịch thượng, mạt sát thậm tệ. Cuốn sách bán chạy, dư luận bàn tán sôi nổi vụ “ông Phạm Công Thiện phê phán ông Nguyễn Văn Trung”, chờ đợi tôi lên tiếng đối đáp; nhưng cho đến nay tôi vẫn giữ im lặng, không có một lời nói công khai nào…


Trong sách, ông Thiện đã phủ nhận tất cả các triết gia: “Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta”. Ông coi những nghệ sĩ như Goethe Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Ông muốn mửa màu đen trên những người làm văn nghệ ở Paris. Còn về J.P. Sartre và S. de Beauvoir, “nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ”… Về Thiền tông “Tao đã gửi Thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới. Về dạy học, thời gian tao học ở Hoa kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường Đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao… Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao chỉ dạy tao. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các Văn Sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức “mười lăm xu”, ái quốc nhân đạo “ba mươi lăm xu”, triết lý tôn giáo “bốn mươi lăm xu”.

Nếu những đại triết gia, văn hào, thánh hiền còn bị ông coi là những tên ngu xuẩn, và tác phẩm của họ đáng vứt vào cầu tiêu thì tôi bị ông kết án là “tượng trưng cho sự nô lệ, nông cạn phá sản của giới trí thức Việt Nam hiện nay” có gì lạ. Trong thư ngỏ, tôi nói với ông Thiện tôi không hề cảm thấy bị xúc phạm về thái độ mạt sát khinh bỉ của ông, và hơn nữa chấp nhận thái độ phản kháng phủ nhận triệt để của ông với điều kiện: qua đời sống, ông cho thấy ông đã vươn tới một thái độ tâm linh siêu nhiên vượt khỏi mọi giới hạn ngôn từ, khen chê, xưng tụng hay chửi thề. Bày tỏ sự bất nhã, bất kính ngay cả với Phật Chúa chính vì để cho thấy khả năng phản bội của ngôn từ. Xưng tụng tôn thờ mà thực ra là xúc phạm, và nói lời phạm thượng, xúc phạm lại bày tỏ sự tôn kính thực sự… 

 
Tôi gửi thư ngỏ kèm những bức thư ông Phạm Công Thiện gửi cho tôi về tòa soạn báo Đại Học (Huế), nhờ Lê Ngộ Châu chuyển, thay vì tôi có thể đăng công khai. Mấy bữa sau, tôi và ông Thiện gặp nhau ở tòa báo Bách Khoa với sự chứng kiến của anh Lê Ngộ Châu. Trong bữa gặp gỡ đó, ông Thiện thú nhận với tôi đại ý như sau: Tôi viết bài phê bình anh để thỏa mãn những uất ức bất mãn của giới Phật giáo coi anh là tiêu biểu cho trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Công giáo nói riêng. Tôi xin hứa với anh sẽ bỏ bài đó trong lần tái bản sách sắp tới. Ông Phạm Công Thiện đã giữ lời hứa. Lần tái bản Hố thẳm tư tuởng sau này, Phạm Công Thiện tự ý bỏ bài phê bình đó… [3] 

Phạm Công Thiện đã mất ở tuổi 70 (2011), Nguyễn Văn Trung thì nay cũng đã bước qua tuổi 90, ngồi xe lăn, đôi lần vào rồi ra khỏi viện dưỡng lão. Khi nhắc tới chuyện cũ, có còn nhớ hay không, anh vẫn chỉ đáp lại bằng một nụ cười – của trẻ thơ.

trái, từ phải Phạm Công Thiện, Thi Vũ Võ Văn Ái, Ỷ Lan Penelope Faulkner, Võ Phiến [tư liệu của Viễn Phố]; giữa, bìa cuốn Hố Thẳm của Tư Tưởng, Nxb An Tiêm Sài Gòn, 1966. Phạm Công Thiện đã dành nguyên một chương sách đả phá nặng nề luận án tiến sĩ về đề tài Phật học của Nguyễn Văn Trung; phải, bìa tập luận án của Nguyễn Văn Trung, có trong một số thư viện với tiêu đề: La Conception Bouddhique du Devenir, (Essai sur la notion du devenir selon la Sthaviravâda).
[2]: CHIẾN DỊCH BÃI NHIỆM NGUYỄN VĂN TRUNG 1969

Tinh hình miền Nam sau 1963, vô cùng rối ren với những vụ khủng bố, Việt Cộng thảm sát Bác sĩ Lê Minh Trí, Giáo sư Y khoa Trần Anh, Giáo sư Quốc Gia Hành Chánh Nguyễn Văn Bông, nhà báo Từ Chung và ám sát hụt nhà báo Chu Tử, sinh viên Bùi Hồng Sĩ… Cũng để hiểu tại sao trong giai đoạn này không ai muốn nhận chức Khoa Trưởng Đại học Văn Khoa. Khoảng 1969, sau khi GS Nguyễn Khắc Hoạch từ chức, Hội đồng Khoa bầu Nguyễn Văn Trung, ông đã can đảm nhận và muốn có một cải cách. Vì tình trạng Văn khoa cùng với Luật khoa là hai nơi có sĩ số sinh viên  đông nhất. Đa số không vào được các trường chuyên môn thì vào hai đại học này. Riêng ở Văn Khoa, số sinh viên hàng năm  lên đến cả 100.000, số nhập học năm dự bị lên đến 3000, nhưng chỉ có một nửa số dự thi và một phần tư thi đậu. Số không thi và thi rớt lên đến 75%. Đó là một khủng hoảng bế tắc, cần một sự cải tổ.

Nhưng bất cứ một dự án cải tổ về chương trình, về văn bằng, về ngạch trật giáo sư, mỗi bước cải cách đều có đụng chạm đến phía này phía kia, nhóm này nhóm nọ là không tránh được.

Hội đồng Khoa Đại học Văn Khoa Sài Gòn, thời gian khoảng 1969, từ trái GS
Vũ Khắc Khoan, GS Bùi Xuân Bào, GS Lê Văn, [người thứ 4 không nhận ra], GS Nguyễn
Văn Trung. [GS Bùi Xuân Bào, GS Lê Văn là do GS Lê Xuân Khoa nhận diện]
Trong các khoa, lúc đó có một nhóm sử địa, sinh viên vẫn phải mua cours do mấy sinh viên đứng ra in, lấy 800 đồng một năm. Do muốn chấm dứt tình trạng lạm dụng bán cours đó, Khoa trưởng muốn tổ chức một ban ấn loát riêng của nhà trường, với một giá phải chăng. Vì đụng chạm tới quyền lợi của họ, ông đã bị nhóm sinh viên này phản ứng dữ dội, lại được thêm tờ báo Con Ong số 87 bên ngoài hỗ trợ, mạt sát các GS Nguyễn Văn Trung, Bùi Xuân Bào, Thanh Lãng thậm tệ.  Nguyễn Văn Trung còn bị nhóm sinh viên Sử Địa đòi bãi nhiệm việc dạy học ở Sài gòn, khiến Linh Mục Cao Văn Luận phải trực tiếp can thiệp, Nguyên Sa Trần Bích Lan bênh vực Nguyễn Văn Trung phản đối bằng cách từ nhiệm dạy ở Văn Khoa.

Lúc đó, chỉ có hai người được báo Con Ong khen là GS Lý Chánh Trung và Lê Trung Nhiên. Lý Chánh Trung đã từ chối nhận lời khen này. Lý Chánh Trung viết: Trong một số báo như vậy, giữa những lời chửi bới, tôi cảm thấy nhục nhã khi được các anh khen, cũng như tôi sẽ cảm thấy nhục nhã nếu được báo Con Ong ca ngợi.” Đồng thời, Lý Chánh Trung cho rằng các sinh viên có quyền phản biện nhưng không có quyền dùng giọng điệu như Con Ong viết về các thầy của anh rằng: Họ rúc đầu vào mu rùa, tối mắt vì cái lá đa.” Không ai có thể chấp nhận được điều đó. Bài viết của Lý Chánh Trung có nhan đề: Giông tố trong một tách trà hay là cuộc khủng hoảng Văn khoa”, bài được đăng trên báo Tiếng nói Dân tộc ngày  26-11-1969. Sau đó, mọi “tiếng động và giận dữ” cũng tạm lắng xuống, nhưng các đợt sóng ngầm thì không.[4]

Hội Đồng khoa cùng với khoa trưởng Nguyễn Văn Trung vẫn quyết tâm các bước  cải tổ Đại học Văn khoa. Bản đề nghị cải tổ có được 28 thành viên Hội đồng khoa ký tên và chỉ hai tuần sau, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục ký ban hành quy chế mới.

[3]: KẺ RỐI ĐẠO VỚI ĐỨC TIN

Nguyễn Văn Trung là người gốc Công giáo, nhưng ông bị người đồng đạo tố cáo, lên án là kẻ “rối đạo” hoặc mạnh mẽ hơn nữa kết tội ông là kẻ phản đạo, thân Cộng hoặc là Cộng sản.

Những người Phật giáo thì lại không tách ông ra khỏi khối Công giáo, xem những gì Nguyễn Văn Trung viết liên quan đến Phật giáo đều mang quan điểm Thiên Chúa giáo, có tính chất xuyên tạc, đả kích nhằm triệt hạ Phật giáo.

Trước 1963, giai đoạn chín năm Đệ Nhất VNCH, giới công giáo bảo thủ đứng đầu là TGM Ngô Đình Thục sẵn có đố kỵ với Nguyễn Văn Trung, nên khi TGM Ngô Đình Thục khi ra Huế, Đức cha đã yêu cầu Tổng trưởng Giáo dục lúc bấy giờ là Trần Hữu Thế, đuổi ông Trung ra khỏi Huế. Cả Viện trưởng Đại Học Đà Lạt cũng bị ảnh hưởng, LM Nguyễn Văn Lập đã không cho mời ông Trung. Như vậy sẽ không ngạc nhiên khi suốt bốn khoá Đại Học Sư phạm ban Triết chương trình 3 năm của Viện Đại Học Đà Lạt – theo nhà báo Phạm Phú Minh, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Triết Đà Lạt khoá IV, cho biết là đã không có một giờ giảng dạy nào của Nguyễn Văn Trung, trong khi đó người đồng nhiệm với ông Trung là Lý Chánh Trung thì vẫn được ưu đãi đặc biệt.

Trong cuộc đời cầm bút của tôi gần 50 năm, đặc biệt thời kỳ 1955-1975, tôi đã viết khá nhiều, nhưng bị phê bình, đả kích, mạ lỵ, mạt sát cũng khá nhiều. Có lẽ tôi thuộc số ít nhà cầm bút ở miền Nam là kẻ bị cáo trạng nhiều hơn cả, từ tất cả các bên, các giới xã hội, chính trị, tôn giáo trong một tình cảnh VN bị phân chia thành hai miền thù địch chiến tranh và riêng miền Nam có phân hoá đố kỵ giữa các phe phái, giới nhóm với nhau. Tôi còn giữ được hầu hết sách báo phê bình đả kích tôi, góp lại thành một tập trên 500 trang mang tựa đề: «Người cầm bút, kẻ bị cáo».

 Chẳng hạn có người lên án tôi là người chống Cộng tinh vi hay ngược lại tôi là người Cộng Sản, thân Cộng, có những lời nói hành động có lợi cho Cộng Sản.

 Trong ý định nhìn lại những chặng đường đã đi qua, nghĩa là những gì tôi viết liên quan đến các giới Việt Nam, tôi không phiền trách tố cáo lại ai, để phân trần tự biện minh, mà chỉ cố gắng tìm hiểu phần trách nhiệm của tôi đã gây ra mọi sự do chính những lựa chọn căn bản có ý thức của tôi và nhất là do những lệch lạc hay thiếu sót đã không thực hiện đúng, đầy đủ của những lựa chọn đó… [3]

 [4]: CÔNG TÁC TRÍ VẬN HẢI NGOẠI

 Ra hải ngoại rồi, Nguyễn Văn Trung cũng vẫn gặp những rắc rối. Sự kiện ra nước ngoài mà vẫn hay đi đây đi đó (nhiều lần sang Hoa Kỳ, Pháp, về Việt Nam) tạo ra nghi ngờ ông được “cử đi công tác trí vận”, vì một người không đi làm, không hưởng trợ cấp nào, tại sao có tiền mà đi?… Lúc đó, Đức Ông Hoài, phụ trách Phong Trào Giáo Dân ở hải ngoại, một chức do Roma đặt ra, viết tâm thư trong đó có nhắc đến Nguyễn Văn Trung, khẳng định ông Trung được cộng sản sai đi. Tâm thư chỉ phổ biến trong nội bộ Công giáo. Người Công giáo đi hồi 75 chỉ nghe tiếng Nguyễn Văn Trung là người hay phê phán, đả kích giáo hội, đặc biệt về hai điều: liên hệ với chế độ thực dân, mất gốc về văn hoá… ” [3]

Trước và sau 1975, kể cả ở hải ngoại, những ai quen biết với giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng biết rằng chưa bao giờ ông là người giàu có, nếu không muốn nói là  có một sống khá đạm bạc. Ông đã từng từ chối căn nhà cấp cho giới giáo sư đại học ở Thủ Đức. Nếu muốn, Nguyễn Văn Trung vẫn có thể có một cuộc sống khá giả hơn.

Chuyện đi đây đi đó của Nguyễn Văn Trung từ khi ra hải ngoại: ông vẫn về lại Việt Nam, ông còn một người con gái lớn có gia đình sinh sống ở Việt Nam. Thực ra, những chuyến đi Mỹ hay đi Pháp, vé máy bay di chuyển, nơi ăn chốn ở là do bạn bè hay đám học trò cũ giúp ông.

Thư tay Nguyễn Văn Trung gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 7/ 8/ 2004. [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Một trong những thư tay từ Montreal viết ngày 7-8-2004, Nguyễn Văn Trung tâm sự: Anh Vinh thân, Tôi đi hơn 2 tháng về Sài Gòn. Mới trở lại Montréal hôm 4/8/2004. Kỳ này sang Cali sẽ liên lạc gặp Vinh. Có nhiều thông tin và đề nghị sau chuyến về nước. Tôi đợi đầu tháng 9, chích một mũi thuốc chống ung thư prostate tái phát, đây là mũi thứ hai, Lupron Dépôt, 1500 đôla – may có chính phủ trả.

Tôi hay đi đây đi đó, đều do bạn bè, sinh viên cũ lo mua vé cho. Bạn bè ở Cali tôi đã nhờ nhiều trong những chuyến đi trước. Ngại xin họ lần này, anh Vinh có thể chia sẻ việc mua vé gửi cho tôi trong một chuyến. Từ sau 75, tôi viết nhiều biên khảo về văn hoá VN, chưa in được vì không có tài chánh, chỉ có những bản chụp photocopy có thể tặng anh Vinh 1, 2 tập. Thân mến, và mong gặp. Nguyễn Văn Trung.

Trong một thư khác, ông viết: “Tôi chưa dự định đi Cali lần nữa, vì bây giờ tôi bận quét nhà, làm bếp, giặt giũ… do cô nhà tôi – vợ ông Trung, phải về Sài Gòn giúp một cháu sắp sinh con, ở lại bên đó chắc phải một năm.”

Cảnh sống “hàn nho phong vị phú” như vậy, mà ông được gán cho sứ mạng Cộng sản gửi ông đi cho công tác trí vận hải ngoại. Một người bạn biết và hiểu ông Trung đã nhận định: Cuộc đời của ông Trung nhiều lận đận lắm cho cả đến bây giờ, người tacác nhóm chống cộng cực đoan, vẫn tẩy chay bằng cách cô lập ông ấy. Và dĩ nhiên, người Cộng sản cũng chẳng tin gì Nguyễn Văn Trung.

 Trong cuốn Nhận Định VII chưa xuất bản, với nội dung hai chương đầu, Nguyễn Văn Trung đưa ra một nhận định rốt ráo: “Tôi coi đảng Cộng sản như một tổ chức tôn giáo, lý thuyết Cộng sản như một lý thuyết tôn giáo. Theo lối nhìn của tôi về triết học và tôn giáo thì đảng Cộng sản là một tổ chức chính trị mang tính cách tôn giáo… cái lầm than của đảng Cộng sản nằm ở cái cao cả của nó, là vì thế.”

(xem tiếp phần 2)

————————-

THAM KHẢO:

1/ Nguyễn Văn Trung, Lược Khảo Văn Học I Những vấn đề tổng quát (Nam Sơn 1963), II Ngôn ngữ văn chương và kịch (Nam Sơn 1965), III Nghiên cứu và phê bình văn học (Nam Sơn 1968). Nxb Tổng Hợp TP HCM tái bản, 2018

2/ Nguyễn Văn Trung, Văn Học Hải Ngoại. Văn Học, số 112, tháng 8, 1995. Mai Kim Ngọc, Văn Học và Chính trị, nhân đọc Văn Học Hải Ngoại của Nguyễn Văn Trung. Văn Học, số 113, tháng 9/1995. Nguyễn Văn Trung, Trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc. Văn Học, số 124, tháng 8/1996

3/ Nguyễn Văn Trung, Nhìn lại những chặng đường đã đi qua. Kỳ 1: tha thứ và xin tha thứ. Kỳ 2: những lựa chọn căn bản. Kỳ 3: nhìn nhận lại diện mạo một nền văn học. Kỳ  4: Ông Phạm Công Thiện. Kỳ 5: Văn hoá văn nghệ trong vòng tay chính trị. Thông Luận, 04/ 09/ 2007

4/ Nguyễn Văn Lục, Tóm Lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học [10/2015]. Về các tờ báo Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy, Phần I [27/03/2015] & Phần II [28/03/2015], Đàn Chim Việt Online.

5/ Võ Phiến, Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Giai đoạn 1954-1963, Đại Học với Nguyễn Văn Trung. Nxb Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1987

6/ Ngô Thế Vinh, Tuyển tập I Chân dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá. Hoàng Ngọc Biên, với con đường tiểu thuyết mới và thời gian tìm thấy lại. Việt Ecology Press xuất bản 2017. Vòng Đai Xanh, Nxb Thái Độ, 1970

23 BÌNH LUẬN

  1. Giữa hai dân tộc: Số phận và định mệnh (Khiết Nguyễn FB)
    * Tôi có một anh bạn người Hán Thành, Đại Hàn Dân Quốc. Anh từng phục vụ tại Việt Nam với tư cách một cán sự kỹ thuật chuyên dạy nghề cho các hồi chánh viên từ năm 1969 đến 1971. Chúng tôi liên lạc lại với nhau vào năm 1993.
    Gần đây, anh ta có tâm sự với tôi như sau. Việt Nam Cộng Hòa ở trong thời chiến, phải chiến đấu để chống lại làn sóng xâm lăng của giặc cộng, thế mà lại có hai tổng thống hết sức hiền đức.
    Anh ta nói rằng dưới thời Tổng Thống Phác Chính Hy, quân đội đặt súng đại liên giữa ngã tư trong thủ đô Hán Thành, đứa nào đi biểu tình mà xâm nhập các khu cấm là bị bắn gục tại chỗ.
    Ngoài ra, Tổng Thống Phác còn trực tiếp ra lệnh cách chức tất cả những viện trưởng đại học và hiệu trưởng trung học nào đã để cho giảng viên, giáo sư và học sinh đi biểu tình có tính cách bạo động. Sống kề bên cộng sản thì phải nặng tay với những kẻ cố tình tiếp tay cho cộng sản.
    Tôi giải thích rằng Đại Hàn Dân Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tuy có hoàn cảnh rất giống nhau, nhưng khác số phận. Định mệnh đã cho dân tộc Việt Nam nhiều kẻ phản bội, tiếp tay cho giặc chứ không được như Đại Hàn.
    Thêm vào đó, cả khối cộng – trừ Nam Tư – không đánh Đại Hàn mà lại xúm vào đánh Việt Nam và cuối cùng lại có thêm thằng Mỹ tiếp tay.
    Trong khi đó, đám truyền thông thiên tả và bất lương được mua chuộc và đầu độc để đánh Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi thủ đoạn. Vì thế nên đám Đôn Hậu, Trí Quang, Nhất Hạnh xúi dân chống chính phủ rất dữ dội, mà còn được xem là nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chủ trương.
    Ở trong tình thế bất lợi mọi mặt như thế, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mà thẳng tay thêm một chút nữa thì có lẽ một nửa thế giới đã xúm lại bóp chết Việt Nam Cộng Hòa từ những năm 1965, 1966.
    Hình đính kèm là Ngày Quân Lực Đại Hàn Dân Quốc, 1 tháng Mười 1973. Mười năm trước đó, họ không bằng chúng ta.
    Trích từ Facebook:KHIẾTNGUYỄN 31.10.2021

  2. Trường hợp Nguyễn Văn Trung có lẽ đúng với nhận định của Mao Trạch Đông ” Trí thức không bằng cục phân!”

  3. Ngụy Cock Sai Gòn ân ở mần răng mà dân thôn quê đi theo Viet Cộng chúng anh đả đành , gioi trí thức khoa bảng đều khoái đi theo Viet Cộng chúng anh à nghen. Từ giói văn nghệ sĩ như TRinh Cong Sơn, cho tói nhà báo NGUYEN VAN TRUNG rôi tói cac linh muc cong giáo nhu CHÂN TÍN , Nguyen Ngoc Lan, Truong bá CẨn , Phan Khác TỪ rồi tói các thày Phật giáo như THich TRÍ Quang, Thich Thien Minh v.v. còn nhieu lắm lắm.

    Ngụy Cock Sai Gòn ân ở mần răng mà nguói tài giỏi đều xa lanh’ Ngụy. Chác tại vi đám hủ nho như NGO ĐINH DIỆM quan lieu cổ hủ rôi tói đám thảo khấu như Sáo THẹo xuát thân từ lính thú cho PÁP rồi xoay sang làm TAY SAI , thầu khoán chien tranh cho nên khong đáng để cho đám trí thức nể phục chứ gì.

    Thảo nào Nguyen Van Thẹo rất ghét bọn trí thức, nhất là đám báo chí miền Nam. Thẹo cứ sai NGUYEN KHÁC BÌNH tên Trùm cong an mật vụ đi tóm cổ nhửng nhà báo nào mà dám phê phán THẸO là tham nhũng ăn cắp.

    Tránh vỏ dua lại gạp vỏ dừa , Sáu Thẹo nghi ngờ bất cú ai và gán cho họ là CONG SÃN thì cuoi cùng chính Vũ Ngoc Nhạ công sãn chinh’gốc lại ngồi ăn chung mâm vói NGUYEN VAN THẸO và Nguyen Van Thẹo chua bao giò nghi ngờ mảy may nào về Vủ Ngoc Nhạ là Cong Sãn.

    Đòi trớ trêu là thế đó. Đúng là đám lính thú hủu dỏng vô muu. Bỏi thé sau 1975 dân Viet Nam có mần vai cau thơ để ché nhạo Sáu Thẹo rằng :

    Đệ I thì Mẽo tru di
    Đệ II khóc lóc, Mẽo truất ngai vàng
    Đu càng thì giỏi, ngông cuồng vô mưu
    Đệ III tự xung ma vương
    Dưng cờ âm phủ chiêu hồn ma ranh!

    • “Ngụy Cock Sai Gòn ân ở mần răng mà nguói tài giỏi đều xa lanh’ Ngụy”

      Millions people , not just a few, try to escape VN after 1975 . Why?

      Before 1975, VN does not have “ boat people” or “ container people”, but having now, why?

      • Vietnamese people find a way out of Vietnam because the Viet Cong are robbers and murderers. VC’s brutality is so much that someone said: “If the lamp post in Vietnam has legs, it will also find a way to escape to find freedom”.
        That brutality can be demonstrated by the fact that Ho Chi Minh himself killed his wife and abandoned his son, Nguyen Tat Trung.

        This guy Phet is a Viet Cong who is working at one of Viet Cong consulates ,and receives orders from Hanoi to disrupt the free forums of Vietnamese overseas. But anyone can see his comments like a dog barking.

  4. TRÍCH: “Không có Việt Nam Cộng Hoà không có Nguyễn Văn Trung hay sự nghiệp văn hoá của một người trí thức cầm bút.” _ Ngô Thế Vinh: “In retrospect – Nguyễn Văn Trung nhìn lại – Một hành trình trí thức lận đận”

    ***************

    Kính xin gởi gắm với tác giả ngắn gọn như thế này…

    “Không ở dưới chế độ cộng sản thì sẽ không nhìn ra được sự phản bội Quốc gia ở những con người trí thức kiểu giáo sư Nguyễn Văn Trung.”

    Khi một người coi rẽ máu mủ hy sinh của đồng bào cho Tự Do và Công lý của Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa , thì chữ nghĩa có hay cách mấy, tư tưởng có cao siêu cách mấy, cũng chỉ là sự huyễn hoặc nhất thời của giả tạo sơn phết lên che đậy tội ác.

    Đây không phải là “hành trình trí thức” như tác giả ngụy biện mà đó là “hành trình phản bội” của những con kền kền đóng vai trí thức bị cộng sản vứt ra khỏi guồng máy ở giữa đoạn đường, rên rĩ đau thương tủi phận mình.

    Kính- NTrD

  5. Ong NVTrung là một g/s ,một giảng sư Triết theo hặc có cảm tình vói VC là đồng bạn vói các nhà Thiên chúa Giáo như Chân Tín….(ra khỏi đạo lấy vợ và phản tỉnh ,nhưng mặt cs vẫn còn trơ …). Một lần Ông qua Pháp (khi có hĐ Paris) ông đã gặp tên VC Nguyền đình Thi (?)…Người QG không tố gian cho Ai như người CS ,gắp lữa bỏ tay người !.
    Nay lại dùng những câu viet qua cái trí thức triết học của mình đẻ phân bua đẻ chối cái ta CS ,có khác chi câu nói của một nhà văn có tiếng “hãy đẻ cho tuổi trẻ qua đi”…
    Nhưng NVT g/s ,giảng sư không còn trẻ nữa. Thà cứ như Chân Tín …và các cha theo Cộng ,dù theo cộng giờ thứ 25…,phản bội VNCH….
    Vẫn mài là CS . Vẫn mãi là phản bội VNCH.

  6. “ Trong cuốn Nhận Định VII chưa xuất bản, với nội dung hai chương đầu, Nguyễn Văn Trung đưa ra một nhận định rốt ráo: “Tôi coi đảng Cộng sản như một tổ chức tôn giáo, lý thuyết Cộng sản như một lý thuyết tôn giáo. Theo lối nhìn của tôi về triết học và tôn giáo thì đảng Cộng sản là một tổ chức chính trị mang tính cách tôn giáo… cái lầm than của đảng Cộng sản nằm ở cái cao cả của nó, là vì thế.” Trích.

    “… cái lầm than của đảng Cộng sản nằm ở cái cao cả của nó, là vì thế.”?

    Đúng là trí thức nữa mùa của đám “ăn cơm quốc gia thờ mà cộng sản”.

    • Ê Ngụy Cock Tran Nghia kia lại nói sai bét bèn bẹt à nghen. Quoc gia làm gì có cơm mà bảo ong Nguyen Van Trung là kẻ ăn cơm CUỐC ZA thờ ma Viet Cộng. Ong Nguyen van Trung có thờ ma Viet Cộng thì củng là do cơm của MẼO, Mẽo mua gạo Thái Lan mang sang Viet Nam thì ông Nguyen Van Trung củng như bao nhieu triệu nguòi khác ăn cơm MẼO thờ ma Viet Cộng. Cái gọi là……..CUỐC ZA làm chi có cơm để nhũung nguòi như ong NGUYEN VAN TRUNG xơi.

      Nói là phải nói cho đúng nghe chưa, noi sai là anh Phét phẹt vào mồm đó nghe chưa.

      • Ê phét,
        Thế sau 30/4/75 đám chó chết đói nào cướp bóc chở lúa gạo, hàng hoá từ xe đạp…”cái đài, cái đồng hồ hai cửa sổ không người lái” về miền Bắc?
        Ngụy không có cơm vậy đám mọi nào học đòi làm người uống cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ?
        Còn..còn nhiều nữa nhưng chỉ kể sơ sơ thôi như vậy đủ để…phẹt vô miệng đám khỉ cụt đuôi Trường Sơn chưa hồ đồ phét phẹt?

      • Miền Nam không có cơm nhưng mấy thằng cọng sản ngoài Bắc lại vào ăn cướp!!! Ăm cướp cứt à Phét. Mày không thể nào tô vẽ cho chế độ cọng sản phi nhân ăn cướp của mày như thời 1930 được đâu. Thời này là thời internet và ai cũng biết chuyện Nông Thị Xuân bị đập đầu.

        Mày biện minh làm sao về sự sụp đổ của Liên Sô và khối Đông Âu. Mày biện minh làm sao về Thiên An Môn.

        Mày có lẻ chỉ là 1 thằng dư lợn viên hạng bét được cho làm việc ở lảnh sự Việt Nam ở Mỹ nên mày phải sủa như chó điên để được ở lại làm việc ở Mỹ mà thôi. Nếu đúng như vậy thì mày cũng đang ăn cơm thừa của Mỹ đó thôi. Tiếnh Anh của mày rất tệ. Không có công ty Mỹ nào mà cho mày làm partner như mày đã nổ. Mày biết theo luật công ty của Mỹ partner là gì không mà mày dám nói là mày ở Mỹ vì là 1 partner với công ty Mỹ

  7. Rõ ràng không khí văn hóa,học thuật tự do của miền Nam hơn hẳn so với không khí nịnh bợ,tâng bốc đảng ở miền Bắc,(nếu có tư tưởng chính trị khác biệt thì những trí thức sẽ bị đàn áp thảm khốc (vụ NVGP,vụ án bọn xét lại…). Ông Nguyễn văn Trung là một thí dụ của một trí thức công giáo cấp tiến,giáo sư đại học của VNCH đã khuấy đảo các tranh luận chính trị,văn học trong nước trong một thời gian dài,để lại một lượng không nhỏ sách vở,báo chí do ông viết.Riêng tôi thì hồi đó rất khoái 2 cuốn sách của ông :”Ca tụng thân xác” và “Hành trình trí thức của Karl Marx”.

    • Thằn Phét lai nói NGU nữa rồi Bắc K ộng mới không có cơm ăn :khoai săn bobo rau tàu bay cỏ mực .,bởi vậy Lê Duẩn mới qua Tàu đỏi cơm băng máu thanh niên miên Bắc…đẻ vào ăn cướp miền Nam trù phú ,vụa gạo của ĐNA . Trong mạn đói 45 .dân Bắc K ộng chết đói đầy đường ,sau nhờ gạo của miền Nam,do chính phủ TTKim chở gạo ra cứu …
      Năm 75,TC tức tối vì VN thoe LX ,kiêu căng hợm hỉnh ,quên sự yễm trợ lớn của Trug cộng ,nên đòi lại thực phẩm sung đạn . VC vẫn NGU ,nên mở các kho gạo của miền Nam trả trong vòng 3 tháng (thay vì 3 năm như TC đòi hỏi) và vì đó ,dân cả 2 miền đôai ,dều cung khổ ,ăn bo bo. VN đổi bột mì lấy loại bột mì den cho ngựa ăn của Liên sô (1 gạo= 2 bột mì) …
      Nếu QG không gạo không cơm ,thì tụi bây chết sạch :những thằng trong mtgpmn và cả nhưng con khỉ con bò chó heo lơn ở Trường sơn…
      (anh gì ?Anh xanh cộng ,anh chỏng rớ .anh BỢ LỒN)

    • bạn KHÁCH đọc Ngô Thế Vinh mà ko hiểu cho nên mới phán Ngô Thế Vinh và Nguyện Văn Trung cá mè một lứa. Ngô thế Vinh là 1 tri thức chống cộng từ cuộc sống cho tới cầm bút. Trong tư thế chống Cộng bạn ko đáng sách dep cho Thiếu ta bác sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Ngô Thế Vinh, trong văn chương, sự phát biểu của bạn chúng tỏ bạn ko đáng học trò của tác giả Ngô Thế Vinh.

  8. Ngoài ra, xin tác giả cho mượn đất để có đôi điều nhắn nhủ với mọi người…

    Chỉ có cộng sản là cực đoan, chỉ có những người vô tri vô nghĩa vô nhân chửi những người chống cộng là cực đoan, còn tất cả những người chống cộng lập lại Việt Nam Cộng Hòa như chúng ta, không bao giờ là cực đoan mà là tuyệt đối trung thành với đất nước theo đúng đạo nghĩa cha ông, theo đúng trách nhiệm công dân Việt Nam Cộng Hòa!

    Cộng sản sẽ sụp đổ và Việt Nam Cộng Hòa sẽ được dựng lại. Chân lý đó không bao giờ có thể che giấu hay xuyên tạc!

    Kính
    NTrD

  9. Tôi xin tuyên bố thẳng , giáo sư Trung nên mang bản án phản bội Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa !

  10. Hình ảnh nhà văn Trần Hoài Thư đến thăm vợ ở nursing home, gặp nhau ngoài trời, cả hai ngồi xe lăn, bất động, giữ khoảng cách vì covid, khung cảnh thì ảm đạm, u ám, đầy màu xám nhưng sau khi khép sách những con chữ vẫn vương hơi “ấm”.

    Về Giáo sư Nguyễn Văn Trung là chu kỳ của một vòng đời. Khởi đầu động, từ tiếng khóc chào đời, rồi thăng trầm, sóng sau vờn lên, sóng trước tan loãng và cứ thế tiếp tục đến vô cùng… Cuối cùng ông lại trở về với khởi điểm: Nụ cười trẻ thơ của Lão Ngoan Đồng! “… là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” (NVT)

    Luật đào thãi là bất biến. Giáo sư Nguyễn Văn Trung là người “đốt pháo”. Pháo nổ, người sợ thì bịt tai, người thích thì vỗ tay, người yêu pháo thì tìm kiếm pháo đẹt, đốt tiếp. Dù gì thì tiếng pháo vẫn là niềm vui. Pháo vu quy, pháo giao thừa. Chắc hẳn phải khác lạnh lùng: Đồng phục tư tưởng.

    Ngô Thế Vinh viết về nhân vật dù có lúc ở đỉnh cao hay vực sâu, ở đầu sóng hay tan loãng… khi khép lại vẫn còn dư vị “ấm”. Cũng thế, nhưng người phía Bắc viết thì “lạnh”, cho dù họ có khen nồng nhiệt cái “lạnh” vẫn hiện diện.

    Cái hồn của nét viết từ nền tảng văn hóa. Nhân bản và khai phóng vs Đồng phục tư tưởng.

    • Xin trích từ tác giả. bài viết:

      “Nguyễn Văn Trung đã cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực đòi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu – trong đó có cả đám sinh viên cộng sản nằm vùng và ông cũng từng là thành viên trong Chủ tịch Đoàn Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).”

      Sau năm 1975, ngài Giáo sư Trung im re, không thấy tuyệt thức phản đối Việt cộng giam khổ sai, sát hại cướp bóc công dân Việt Nam Cộng Hòa, thậm chí còn theo chân. ns Trịnh Công Sơn, vổ tay reo mừng…chiến thắng cộng sản ” Cái thứ nhân cách phản quốc vô ơn là cái thứ nhân cách … hỏng!

      Việt cộng không bơm giáo sư Trung , không tin. dùng giáo sư Trung đơn giản là vì, trích lời của Tố Hữu khi nói với nhà thơ Chế Lan Viên vào năm 1980 về đám trí thức phản quốc ở miền Nam, xin trích lại y nguyên do Chế Lan Viên nói khi bảo đám phản bội này nên trốn đi vào năm 1982

      “Ai lại đi tin dùng cái thứ phản bội tổ quốc, chế độ chính trị Ngụy SG bảo vệ nó mà nó còn phản bội, thì đảng và chế độ ta, nó phá hoại mấy hồi !”

      Còn sống thôi thì cứ bơm cứ ca thoải mái ngài giáo sư Trung đi nhưng hậu thế sẽ không tha cái án phản bội Tổ-quốc Việt Nam Cộng Hòa đâu!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên