Hòa thượng Thích Như Điển- Chân dung một nhà văn

7

Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó, mới hiểu hết tâm trạng của chúng tôi. Qủa thực, tiền bạc, nơi ăn chốn ở, không phải là điều chúng tôi phải lo nghĩ tới. Bởi, sống ở Đức đã khá lâu, tiền bạc chúng tôi vẫn còn rủng rỉnh trong túi. Ngoài ra, nhà cửa, ăn uống, bảo hiểm ốm đau đều có xã hội chu cấp. Nhưng tâm hồn ai cũng vậy, rất chông chênh và trống trải. Có thể nói, chúng tôi như những con chim lạc đàn, chưa định được đường bay. Thì thật may mắn thay, những người Đức, người Việt ở miền Tây đã mở rộng vòng tay, cùng nơi cửa Phật, Thánh đường che chở, bao bọc, lấp đầy những khoảng trống trong hồn người bơ vơ.

Tôi biết và đọc Hòa Thượng Thích Như Điển trong hoàn cảnh như vậy. Khi chùa Viên Giác nơi Hòa Thượng trụ trì còn ở phố Eichelkamp thuộc thành phố Hannover. Chiếu theo ba rem, tiêu chuẩn của Hòa Thượng Thích Như Điển, tôi không thể là Phật tử được. Bởi, ngay cái khoản bia rượu nhìn mặt đã thấy tưng bừng rồi, bị loại đầu tiên là cái chắc. Do vậy, để lấp đi khoảng trống trong tâm hồn, tôi tìm đến sách báo của chùa. Đặc biệt là những tùy bút, tâm bút, truyện ngắn, truyện dài về Đạo, về đời của Hòa Thượng Thích Như Điển. Có thể nói, tạp chí Viên Giác do Hòa Thượng Thích Như Điển chủ trương là một trong những tờ báo mà tôi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cái chất sống, và viết giản dị của Hòa Thượng như một luồng gió mới thổi vào hồn tôi. Để rồi cái nghiệp viết nó vận vào tôi từ lúc nào cũng chẳng hay.

Ảnh Nhà văn Thích Như Điển đón Datleilama thăm chùa Viên giác-Hannover

Phải nói thẳng, Hòa Thượng Thích Như Điển là người có kiến thức sâu rộng, uyên bác. Do vậy, đọc Hòa Thượng không phải ai cũng có thể lãnh hội hết những kiến thức có chiều sâu thăm thẳm ấy. Tôi cũng là kẻ chịu khó đọc, và ngẫm nghĩ, nhưng quả thực, chỉ có thể hiểu, cảm nhận về những tác phẩm thuộc lãnh vực văn học. Còn những tác phẩm chuyên sâu về Giáo lý của Hòa Thượng, đọc mãi tôi cứ thấy mình ù ù, cạc cạc. Có lẽ, do tri thức có hạn, hoặc nói như Hòa Thượng, thiếu một chút duyên chăng? Cho nên, trong bài viết này, tôi chỉ đi sâu vào chân dung Hòa Thượng, qua cái nhìn văn học. Và cũng để không bị gò bó, xin phép Hòa Thượng Thích Như Điển, các Tăng ni, Phật tử…trong khuôn khổ bài viết này, tôi được sử dụng các danh, đại từ: Nhà văn, hoặc ông, thay cho học vị, hay chức danh, Giáo phẩm…

Nhà văn Thích Như Điển tên thế tục là Lê Cường, sinh năm 1949 tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Mười lăm tuổi, cậu bé Lê Cường xuất gia tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Sau khi đỗ tú tài, năm 1972 ông du học tại Nhật Bản, chuyên ngành giáo dục, và Phật Giáo. Năm 1977 ông sang Đức làm tiếp luận văn cao học tại Đại học Hannover. Tại đây, ông lập ra Niệm Phật Đường (nền móng của Chùa Viên Giác hiện nay) và tạp chí Viên Giác. Nhà văn Thích Như Điển hiện đang sống, nghiên cứu và viết văn tại Hannover, Đức Quốc.

Cho đến nay, tôi cũng chưa thể lý giải, với hàng núi công việc, từ việc Đạo cho đến việc đời, ấy vậy cứ sòn sòn, trung bình mỗi năm nhà văn Thích Như Điển cho ra đời một đầu sách. Thật vậy, gần 70 tác phẩm đã in ấn xuất bản, chứng minh cho sức lao động, cũng như trí tuệ của ông. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của (tôi) người viết, có chung hoàn cảnh xa quê, xa Tổ Quốc mấy chục năm, như ông, thì: Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, Hương Lúa Chùa Quê, và Vụ Án Một Người Tu là ba tác phẩm tiêu biểu nhất, làm nên chân dung nhà văn vạm vỡ xứ Quảng Thích Như Điển. Ngoài ra, bút ký và tùy bút chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo của ông. Những bài viết này, thường gắn liền với những chuyến đi Hoằng pháp của Hòa Thượng. Nhà văn không chỉ cho người đọc hiểu biết thêm lịch sử, địa lý, với danh lam thắng cảnh ở những nơi miền đất lạ, mà còn rút ra bài học cho người và cho chính mình vậy.

Đọc ông, ta còn có thể thấy, dù ở nơi cửa Phật, với cuộc sống vô thường, song cái tư tưởng, tâm hồn luôn gắn liền với thân phận đất nước và con người. Do vậy, đã gần nửa thế kỷ nơi đất khách, những trang viết ấy, vẫn thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, với tấm lòng vị tha, nhân bản của nhà văn Hòa Thượng Thích Như Điển.

* Quê hương, nỗi đau và những nghịch lý của chiến tranh.

Có thể nói, lời văn kể chuyện giản dị, với những tình tiết, cùng mối liên hệ đan xen, không theo một một trật tự nhất định là thủ pháp nghệ thuật xuyên suốt những tác phẩm của nhà văn Thích Như Điển. Do vậy, dù tác phẩm có bố cục thật rõ ràng, song không nhất thiết phải đọc từ đầu, mà có thể đọc cắt ngang. Nếu người đọc có một chút liên tưởng. Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, và Hương Lúa Chùa Quê là hai tác phẩm đặc trưng nhất cho thi pháp này của nhà văn Thích Như Điển. Đây là những tác phẩm hồi tưởng, tuy mộc mạc, nhưng có lời văn rất đẹp. Đọc nó, dường như ta đang được cùng tác giả trở về tuổi thơ, với trò chơi bắn bi, đánh đáo…của những ngày tháng thật yên bình nơi quê nhà. Đoạn trích dưới đây, không chỉ có lời văn đẹp, ta còn thấy được trí tưởng tượng phong phú, và (hàm) tính triết lý luôn ẩn trong từng con chữ của ông:

“Thú vui của tuổi thơ ngoài việc bắn bi, đánh cờ gánh ra còn có thú vui chăn trâu hay chăn bò nữa. Nằm ngửa hay nằm sấp trên lưng trâu để trâu gặm cỏ, hay trâu trở về chuồng là một niềm vui khó tả. Tôi ngửa mặt lên trời để đếm từng lùm mây bay qua. Có khi là một ông Tiên râu bạc, có lúc có hình ảnh của Đức Quan Thế Âm. Đôi khi lại hiện ra một vài hình thù kỳ dị… tất cả là một trò cút bắt. Thoạt hiện ra đó rồi thoạt mất đó. Không có áng mây nào nhất định cả. Tất cả đều di động và thay đổi vô chừng“ (Hương lúa chùa quê – sách đã dẫn)

Với cái chết của mẹ, chiến tranh đã bắn nát tuổi thơ của người học trò Như Điển. Vết thương ấy, đã đi qua quá nửa thế kỷ, song dường như vẫn không thể đóng thành sẹo trong tâm hồn nhà văn. Vâng! Nỗi đau này không riêng của nhà văn, mà nó là sự mất mát chung của cả dân tộc phải gánh chịu.

Hương Lúa Chùa Quê là một hồi ký văn học. Tuy là những lời tự sự về thân phận, cuộc đời của tác giả, nhưng nó gắn liền với thân phận đất nước và con người trong từng giai đoạn. Đọc nó, ta thấy hiện lên bức tranh sinh động nhất về cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Cũng như Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư, hay Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh, tác phẩm Hương Lúa Chùa Quê có cái nhìn công bình, thẳng thắn về chiến tranh. Cho đến nay, đây là ba tác phẩm rất hiếm hoi viết về hậu phương của cuộc chiến ở miền Trung- Cao Nguyên mà tôi đã được đọc (Nếu xếp Hương Lúa Chùa Quê vào trang văn học miền Nam). Có một điều đặc biệt, cả ba tác phẩm này đều chỉ ra những nghịch lý, và sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm đầu, tạo ra cuộc chiến này. Ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, không chỉ thấy được sự nghịch lý, mà còn thấy được sự tàn nhẫn của chiến tranh, và nỗi thống khổ của con người. Dù đây là những hình ảnh chỉ thoáng qua những trang sách của nhà văn Thích Như Điển:

“Ngày ấy chiến tranh rất tàn khốc ở miền quê, vào ban đêm thì mặt trận về, bắt dân phải đi học tập. Còn thanh niên thì đào hầm trú ẩn. Ban ngày thì lính quốc gia đi tuần, bắt dân phải lấp hết những hầm hố ấy lại. Rõ là cảnh khổ của người dân, phải sống trong vùng xôi đậu như thế… Tất cả những khó khăn, nguời dân phải lãnh hết, còn những cấp lãnh đạo họ ngồi tại Sài Gòn, Hà Nội, nào ai có biết đến thân phận của người dân là gì?

…hôm đó chuẩn bị làm tuần 49 ngày cho anh trai thứ sáu của tôi, đi lính Nhân dân Tự vệ bị chết. Trên đường đi về từ chùa Phước Lâm, đến chợ Cẩm Hà, đối diện với tôi là xe chở thương từ trạm Nam Phước trờ đến. Có người nhận ra tôi, nên đã báo tin, Mẹ tôi, Bác tôi đã qua đời, vì quả bom tối hôm qua nã từ cầu Câu Lâu vào nhà ông Trợ….Trong xe chở thương nầy có cả chị thứ năm của tôi nữa. Ôi! một nhà tan thương biết nói thế nào cho hết nỗi khổ của nhân sinh đây. Tôi lặng người, sau khi đã khóc hết nước mắt để tiễn đưa Mẹ vào nơi chốn vĩnh viễn nghìn thu…“ (Hương lúa chùa quê – sách đã dẫn)

Không dừng ở đó, nhà văn Thích Như Điển còn đẩy sự tàn khốc lên bằng hình ảnh với những cái chết lãng xẹt, quái dị. Nếu không muốn nói là quái đản. Cái sự quái dị, quái đản ấy, không chỉ là bản cáo trạng, luận tội những kẻ mua bán chiến tranh, mà còn là một lời cảm thông gửi đến những người bần cùng, ít học bị lừa phỉnh lao vào cái chết vô nghĩa này:

“Dọc đường đi, tôi thấy những xác người cháy đen còn nằm treo lửng lơ trên dây điện, vì họ lấy những cây rựa bằng sắt để chặt điện cao thế, nên bị điện giật chết. Không biết đây gọi là hy sinh cho việc gì? Tất cả đều do sự không học và không được đào tạo mà ra. Nếu người có học không ai dại gì mà lấy sắt để chạm vào điện cả. Trong cảnh tượng hãi hùng ấy, ai cũng ngán ngẩm; chỉ có tắc lưỡi và không nói nên lời.“ (Hương lúa chùa quê – sách đã dẫn)

Phải nói, nhà văn Thích Như Điển là người được đào tạo, tu luyện cơ bản, từ trong cho đến ngoài nước. Do vậy, ông sử dụng được nhiều sinh ngữ, và có kiến thức uyên bác, thâm hậu. Có lẽ, rất ít nhà văn có thể, đọc và viết văn trực tiếp bằng các thứ tiếng: Anh, Đức, Hán, Nhật như ông. Tuy học, hành đạo chủ yếu ở nước ngoài, nhưng ông vẫn giữ cốt cách giản dị, mộc mạc khi viết. Cái lời văn chầm chậm, đậm đặc từ ngữ địa phương ấy, nếu như không biết trước, chắc chắn tôi nghĩ, tác giả hiện đang trụ trì, hành đạo một ngôi chùa nào đó ở xứ Quảng. Là người xuất gia, sống xa Tổ Quốc gần hết cả cuộc đời, nhưng nhà văn Thích Như Điển vẫn dành nhiều trang viết về thời thế, tình người. Không chỉ viết về sự tàn khốc của chiến tranh, ông còn vạch trần cái bẩn thỉu, đê hèn của chính trị và con người làm chính trị. Để từ đó, cho ta thấy, dù là thời nào chế độ nào, Phật Giáo cũng là một trong những nạn nhân đau đớn và tàn bạo nhất. Hình ảnh người lính quốc gia, theo lệnh của ông Nguyễn Cao Kỳ đã giúi truyền đơn, lựu đạn vào chùa, sau đó ập vào khám xét, nhằm cản trở việc đem bàn thờ Phật ra đường. Đó là hành động thật lưu manh, và bỉ ổi. Nó làm cho người đọc liên tưởng đến thủ đoạn bắt bớ, tù đày, cướp đất, chiếm nhà người dân lương thiện của các quan tham thời nay:

“…Bên ngoài chùa từng toán lính, từng toán lính nhảy qua cổng Tam quan vào chùa lục soát khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Ho là lính quốc gia thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa do chỉ thị của ông Kỳ vào tất cả các chùa Miền Trung bắt bớ, ngăn cản việc đem bàn thờ Phật ra đường theo lời chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang lúc bấy giờ.

Tôi đứng quan sát thật kỹ, đầu tiên họ nhúi cái gì đó vào lư hương chính giữa chánh điện và sau đó họ từ phía sau nhà Tổ mang một bao tời to tướng ra phía trước sân hô lớn lên, có truyền đơn. Tiếp đến họ vào những lư hương họ đào, bới mang ra nhiều lựu đạn. Đó là tang chứng trình diễn “gián điệp“ một cách thật táo bạo và lố lăng...” (Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, trang 43)

Hơn một lần tôi đã viết, nếu ngòi bút của nhà văn không chọc thẳng vào cái hiện thực xã hội đương thời, thì đó chỉ là những trang viết chết. Do vậy, tính chân thật là yếu tố chính tạo nên giá trị lâu dài cho một tác phẩm văn học. Dẫu biết rằng, sự chân thật ấy sẽ không làm hài lòng nhiều người, kể cả hai bên Quốc, Cộng. Vâng, Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác, là một tác phẩm đã làm được điều đó. Và thông qua đặc tính này, người đọc thấy rõ hơn ngòi bút dũng cảm của nhà văn Thích Như Điển. Thật vậy, là một nạn nhân của sự bắt bớ, tù đày và là người trực tiếp chứng kiến sự đàn áp Phật giáo (năm 1966) nên nhà văn lý giải, chỉ có minh bạch, đức tin, tình người thì chính quyền mới thu phục được nhân tâm con người. Sự ép buộc Tôn Giáo làm công cụ, phục vụ cho một thể chế, đảng phái là một tội ác, là nguyên nhân dẫn đến cảnh tranh đấu, nồi da xáo thịt:

“...Đa phần thuở ấy và bây giờ nhiều người vẫn nghi Hòa Thượng Thích Trí Quang là cộng sản, nhưng tôi lại nghĩ khác. Người cộng sản có thể đội lốt một tu sĩ để hoạt động, chớ một người tu sĩ chân chính đã tin luân hồi, nhân quả và nghiệp báo không thể là một người cộng sản được. Ranh giới giữa quốc cộng là chỗ ấy. Thật sự lúc ấy những người lãnh đạo quốc gia miền Nam chẳng chinh phục được lương tâm của người dân, trong đó có cả những vị lãnh đạo phật giáo, ngược lại dồn nén họ và đẩy họ vào thế bí đứng về hàng ngũ của phía bên kia. Thế nhưng điều đó họ đã lầm, cho đến sau nầy, sau ngày 30-4-1975 nhiều vị tướng tá miền Nam Việt Nam để lộ nguyên hình mình là những người cộng nằm vùng, chớ còn Phật Giáo vẫn là Phật Giáo và những người lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ v.v… cho đến hôm nay (2005) sau 30 năm người cộng sản thống trị miền Nam, họ vẫn là những người bị tù tội… Một Tôn giáo phục vụ vụ đúng nghĩa cho tín đồ, không làm công cụ cho một chế thể độc tài, tham nhũng như vậy được. Trước năm 1975 Giáo Hội đấu tranh cho một đất nước Việt Nam như thế, thì sau năm 1975 cũng vì mục đích ấy mà thôi…” (Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác trang 45 và 46).

Sau cái chết tang thương của mẹ, rồi đến sự đàn áp Phật giáo vào những năm 1963- 1966, và đặc biệt biến cố 30-4-1975 đã tác động trực tiếp đến tư tưởng và ngòi bút của nhà văn Thích Như Điển. Vì vậy, có thể nói, mỗi trang viết là một bài học về đạo đức và lẽ sống được vắt ra từ trái tim mẫn cảm của nhà văn vậy.

*Tính nhân bản, lòng vị tha.

Tôi chưa thể đọc, nghiên cứu hết gần bảy mươi tác phẩm đã in ấn và phát hành của nhà văn Thích Như Điển. Nhưng có thể nói, ngoài truyện ngắn, tùy bút, ký sự, dịch thuật, thì dường như Vụ Án Một Người Tu là cuốn tiểu thuyết, truyện dài đầu tay của ông, được viết vào đầu hè năm 1995 tại Canada. Nếu Đức Phật đã dạy, và đem tính nhân bản, lòng vị tha đến cho chúng sinh, thì tôi nghĩ, đến với cuốn tiểu thuyết này, nhà văn Thích Như Điển cũng đã cho người đọc cảm nhận được điều đó. Ngoài lối kể và dẫn truyện truyền thống, ta còn thấy, tiểu thuyết Vụ Án Một Người Tu phảng phất đâu đó cái hồn vía, văn phong của những Khái Hưng, Nhất Linh với: Anh Phải Sống, Hồn Bướm Mơ Tiên, Gánh Hàng Hoa…trong Tự Lực Văn Đoàn từ nửa đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên, cùng nơi cửa Phật, nếu ở Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng chỉ để câu chuyện tình dừng lại ở mức độ nhàn nhạt, vô thưởng, vô phạt, thì đến với Vụ Án Một Người Tu, nhà văn Thích Như Điển đã đẩy tính vị tha, lòng cao thượng vượt lên trên câu chuyện tình ấy.

Đưa ra những vấn đề này, để cho ta thấy rõ cái khuôn phép, hoàn cảnh xã hội ở nửa đầu thế kỷ trước, dẫn đến hạn chế của tác phẩm, chứ hoàn toàn không phải so sánh tài năng. Bởi, Khái Hưng hay Nhất Linh… là những nhà văn tài năng, độc đáo, tên tuổi lớn trên văn đàn Việt. .

Là người chân tu, khi viết về những điều kỵ húy, nhất là tình yêu tình iếc, trộm cướp, tù tội đâm chém, bạo lực ngay cùng giới tu hành, thì quả thật, nhà văn Thích Như Điển đã phải cởi bỏ bao quan niệm, những điều ràng buộc cũ kỹ, để viết nên một tác phẩm đầy tính hiện thực này. Phải nói, lột tả và đi đến tận cùng của sự thật này, là sự dũng cảm của nhà văn.

Thật vậy, xuyên suốt tác phẩm là nhân vật Tịnh Thường, một nhà Sư xuất thân trong một gia đình phú hộ từ miền Tây, Nam Bộ. Vượt qua được những ham muốn, dục vọng tầm thường, Tịnh Thường đi tiếp con đường mình đã chọn. Biến cố 1975, đã đưa nhà Sư trẻ Tịnh Thường đến với mảnh đất Âu- Mỹ. Trên con đường hành đạo nơi xứ người đầy sóng gió ấy, một nghi án oan đã đưa Tịnh Thường vào tù. Bảy năm tù, dường như càng tỏa sáng tính nhân bản, đức từ bi, tinh thần Bồ Tát Đạo nơi chốn Ta Bà của Tịnh Thường. Sự gian nan, khổ ải ấy, như một sự thử thách Đức tin và lòng nhân hậu của kẻ chân tu vậy. Đoạn trích dưới đây, không phải là đoạn văn hay của nhà văn Thích Như Điển, nhưng đức từ bi, tính nhân bản, đầy ăm ắp trong lòng người:

“Bảy năm trôi qua một cách tẻ nhạt trong tù… Người ta thường nói “ma cũ ăn hiếp ma mới” nhưng Sư thì không. Sư đối xử với mọi người như là những chúng sanh cùng một dòng máu. Sư không phân biệt đen, trắng, đỏ, vàng, nên đã được cảm tình với rất nhiều người và ngay cả cai ngục nữa… Sư mới thấy được hết mọi khổ đau của nhân thế và chính đây là cơ hội để Sư thể hiện tinh thần Bồ Tát Đạo ở chốn Ta Bà nầy. Ngày xưa khi còn là một Du Tăng Khất Sĩ, Sư phải đi xin để độ nhật. Còn chính bây giờ và nơi đây đúng là nơi mà Sư có thể tế độ họ một cách dễ dàng. Sư han hỏi họ, chăm sóc họ, vỗ về họ. Sư giảng cho họ nghe về khổ đau, tục lụy… Hình ảnh của một nhà Sư đi ủy lạo những người bạn tù, đi săn sóc vấn đề tâm linh cho những người cùng một cảnh ngộ, đã làm cho nhiều người hoan hỷ, tán thán. Và chính Sư cũng rất vui khi thực hiện những công việc nầy…“ (Vụ án một người tu- sách đã dẫn)

Đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy, Phật tính soi rọi, xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của nhà văn Thích Như Điển. Vì vậy, sự dung hòa giữa Đạo và đời như một chất liệu sống hình thành nên những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, mạch viết thường bị ngắt bởi sự liên tưởng, với những lời bàn, tưởng chừng nhà văn bị lạc ra khỏi con đường đã định. Nhưng không phải vậy, tư tưởng, cái đích chuyển tải đã nối liền được mạch văn ấy. Cái đặc điểm này, tuy gây thích thú cho những ai đọc chậm, có nhiều suy nghĩ, trăn trở. Song nó lại có cảm giác nặng nề, giảm hưng phấn cho người đọc nhanh, nhất là giới trẻ ở thời công nghệ kỹ thuật số hiện nay.

Không phải chỉ những bài thuyết giảng, hay bút ký, tùy bút, mà ngay trong tiểu thuyết đầu tay Vụ Án Một Người Tu, nhà văn Thích Như Điển đã trộn Đạo vào đời, để cho ta thấy rõ, cái lẽ sống, cũng như giá trị của nó. Cái đức hy sinh cho người, cho đời, nếu không hiểu, không đi đến tận cùng của lẽ sống vô thường, thì chắc chắn không ai đủ lòng từ bi, can đảm làm được điều đó. Ta hãy đọc lại lời thoại giữa nhà Sư Tịnh Thường trước khi mất với cô y tá, một ân nhân, có tình yêu đơn phương dưới đây, để thấy rõ tấm lòng cao cả, vị tha của một bậc chân tu, và chứng minh thêm Phật tính trong mỗi một con người:

– Thưa Sư, theo em nghĩ, tụi mình sẽ giàu có lắm. Nếu Sư trở lại cuộc đời với em và chúng ta sẽ tạo lập hạnh phúc cho nhau. Và từ đó chúng ta sẽ đâm đơn kiện lại người đã bỏ tù Sư. Biết đâu chúng ta sẽ có vài triệu bạc hoạnh tài. Chúng ta tha hồ tiêu pha sung sướng.

– Cô hiểu lầm rồi. Ở đây tôi cần phân định cho cô rõ: Thứ nhất, là cho đến giờ nầy tôi vẫn không có ý định hoàn tục. Mặc dầu mọi người chung quanh đều nguyền rủa tôi. Nhưng đó là cái nghiệp riêng của tôi phải chịu mà thôi. Thứ hai, ân tôi trả, oán thù tôi sẽ tha thứ. Tôi không muốn cái lợi về mình mà kẻ khác phải bị hại. Bởi họ cũng có gia đình vợ con, bè bạn. Nếu chẳng may họ phải trả nghiệp như tôi thì gia đình họ tan nát hết. Vợ con họ khổ sở lắm. Còn tôi, chỉ có một thân một mình, đâu có để khổ lụy cho ai. Tôi chịu oan cho bao nhiêu người được sung sướng…“ (Vụ án một người tu- sách đã dẫn)

Tuy đọc, và viết bài cho tạp san Viên Giác do nhà văn Hòa Thượng Thích Như Điển chủ trương đã gần ba chục năm, nhưng tôi mới được tiếp xúc, gặp gỡ ông vài, ba lần. Có thể nói, ngoài kiến thức, ông còn là người dễ gần, bởi cái chất mộc mạc, chân quê. Một lần, tôi chở cô con gái đi tập huấn bóng bàn cho Đội tuyển trẻ Quốc gia CHLB Đức phải đi qua Hannover. Buổi tối quay về, tôi tạt vào Chùa Viên Giác, muốn hỏi Hòa Thượng Thích Như Điển về chương trình của nhà thơ Trần Trung Đạo, từ Mỹ sang như thế nào. Loanh quanh, vào đến Chùa đã muộn. Nghĩ, Hòa Thượng đã đi nghỉ. Ấy vậy, mà nghe một nhà sư trẻ thông báo, có Đỗ Trường đến thăm, Hòa Thượng xuống đón tiếp ngay. Cử chỉ hỏi han thân mật của Hòa Thượng, nhất là về gia đình, cuộc sống cũng như công việc viết lách làm tôi tự nhiên hơn. Chuyện văn học, rồi những câu chuyện về xã hội, tôi cứ nổ đều đều. Cứ ngỡ, Hòa Thượng ít quan tâm đến những đề tài chính trị xã hội, nhưng tôi đã lầm. Chuyện gì xảy ra ngoài xã hội ông cũng biết. Có những tin tức thế sự, tôi không biết, dù rất chăm chỉ đọc báo, vậy mà Hòa Thượng vẫn biết. Cho nên, có sự việc ông hỏi, tôi cứ ngớ cả người ra. Lúc xin phép ra về, Hòa Thượng tặng tôi một thùng caton sách truyện Đạo đời đủ loại. Bảo, Đỗ Trường về nhà chịu khó đọc và nghiên cứu nhé.

Nhà thơ Trần Trung Đạo hẹn tôi và nhà thơ Phù Vân (Tùy Anh) chủ bút tạp chí Viên Giác gặp nhau ở Chùa Viên Giác, Hannover. Bởi, từ nhỏ anh đã sống với Hòa Thượng Thích Như Điển ở Chùa Viên Giác, Hội An, tình như huynh đệ. Tuy nhiên, hiện nay, người ở Đức, kẻ ở Mỹ rất ít gặp nhau.

Vợ chồng nhà thơ Trần Trung Đạo và cháu út từ sân bay Berlin về tới chùa Viên Giác đã khá muộn. Tay bắt mặt mừng, mấy anh em được Hòa Thượng Thích Như Điển dẫn thăm và lễ Chùa. Chụp ảnh xong, bụng đói meo, biết khu vực Chùa không có quán ăn, tôi hỏi vị Sư trẻ, có lẽ là đệ tử của Hòa Thượng Thích Như Điển, đứng cạnh: Thày ơi, trong bếp còn gì ăn không? Vị Sư trẻ chưa kịp trả lời, Hòa Thượng Thích Như Điển đã quay lại nói: Còn ai đói nữa không? Tất cả cười ồ cả lên, ai cũng chợt nhớ ra, từ trưa đến giờ trưa kịp ăn gì. Thế là, chị Trần Trung Đạo vào bếp. Khi mì không người lái được bê ra. Hòa Thượng bảo vị Sư trẻ, làm ít rau cải, mọi người ăn cho mát. Đang chuyện trò bằng tiếng Anh với con gái của nhà thơ Trần Trung Đạo, đột nhiên Hòa Thượng hỏi: Này, Đỗ Trường sách đọc đến đâu rồi? Thì ra, Hòa Thượng vẫn chưa quên sách tặng, có lẽ hỏi để kiểm tra mình. Tôi lẩm bẩm như vậy, và đành phải thú thật với Hòa Thượng, mới đọc xong những cuốn sách văn học, còn sách Giáo lý và sách dịch đọc, nhưng hiểu lõm bõm lắm. Hòa Thượng cười, chưa thể cảm thụ ngay được đâu, phải từ từ, rồi lúc nào đó cánh cửa sẽ được mở ra thôi…Trước khi về phòng ngủ, Hòa Thượng sợ Trần Trung Đạo đi đường xa mệt, nên dặn nhà thơ Phù Vân và tôi nhớ ngủ sớm. Chúng tôi dạ dạ, vâng vâng. Vậy mà, đóng cửa phòng, chúng tôi chuyện trò, nhoằng phát đã thấy trời gần sáng. Đường về gần ba trăm km, tôi đành từ biệt nhà thơ Trần Trung Đạo và Phù Vân ra xe cho kịp giờ làm việc.

Kể lại câu chuyện trên để thấy rằng, nhà văn Thích Như Điển không chỉ có trí nhớ tuyệt vời, mà còn ít thấy ai yêu mến, quan tâm đến những người viết văn như ông. Chẳng vậy mà Tết âm lịch năm nào, Nhà văn cũng không quên gửi bao lì xì mừng tuổi cho tôi, một kẻ viết văn tép riu này, dù ông đang ở Úc, Pháp, hay Hoa Kỳ. Vâng, cảm ơn nhà văn Thích Như Điển. Ông đã dắt tôi trở về quê hương với những cái tết của tuổi thơ khi còn cả cha lẫn mẹ đã xa, rất xa rồi.

Có thể nói, đến với văn thơ, song không bao giờ Hòa Thượng Thích Như Điển nghĩ, sẽ trở thành một nhà văn. Bởi, với ông văn thơ chỉ là sự giãi bày, hay một phương tiện chuyển tải tấm lòng, tinh thần Bồ Tát Đạo đến với chúng sinh.

Và cũng chính cái tình yêu, tấm lòng nhân bản, vị tha ấy (không ngờ) đã làm nên chân dung nhà văn Thích Như Điển.

Leipzig ngày 25-12-2018

Đỗ Trường

7 BÌNH LUẬN

  1. Kính gởi Hòa Thượng Thích Như Điển,
    Kính thưa Hòa Thượng,
    Nhân thấy bài viết của Hòa thượng trên bản tin Khánh Anh tháng 4/2022 với tựa đề CÓ NHỮNG CHỮ TÌNH tôi xin có vài lời kính trình hòa thượng, mong có thể tiếp được sự chỉ dạy rõ ràng hơn để có thể tiếp tục tôn trọng nguyên tắc ‘’nước giếng không phạm nước sông’’.
    Bài của hòa thượng được đăng trên nhiều diễn đàn điện tử, xin miển cho tôi phải chép lại.
    (Viết bài này chữ TÔI để chỉ riêng cá nhân người viết và cũng là một cách xưng hô chính hiệu của người miền Tây Nam Việt).
    Để làm bằng chứng tôi xin chép lại bài thơ của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo như dưới đây:
    TÌNH YÊU
    Ta có tình yêu rất đượm nồng,
    Yêu đời yêu lẫn cảnon sông.
    Tình yêu chan-chứa trên hoàn-vũ,
    Không thể yêu riêng khách má hồng.
    *
    * *
    Nếu khách má hồng muốn được yêu,
    Thì trong tâm chí hãy xoay chiều.
    Hướng về phụng-sự cho nhân-loại,
    Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.
    *
    * *
    Ta đã đa mang một khối tình,
    Dường như thệ-hải với sơn-minh.
    Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,
    Yêu khắp muôn loài lẫn chúng-sinh.
    Miền Đông năm 1946
    (Một thiếu-nữ ở Sàigòn thầm yêu Đức Thầy trong khi Ngài còn ẩn lánh V.M và Pháp; thấy vậy, Đức Thầy bèn viết ba bài thi trên đây để cảnh tỉnh cô ấy).
    Trích QUYỂN SẤM GIẢNG THI-VĂN TOÀN BỘ CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ DO BAN PHỔ-THÔNG GIÁO-LÝ TRUNG-ƯƠNG GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO HOÀ-HẢO NHIỆM-KỲ (1964-1966) ĐÍNH CHÁNH VÀ TÁI BẢN.
    Trong khi đó bài thơ của hòa thượng không có tựa, không ghi xuất xứ: điều này đúng hay sai xin để dư luận phán đoán.
    Bài thơ có 12 câu tức ba tiểu đoạn mà trong bản chính ghi là ba bài mà hòa thượng viết một dọc thành một bài 12 câu. Có phải tác giả bài thơ không có lối trình bày đúng nên hòa thượng sửa lại và luôn tiện bỏ luôn các dấu chấm câu (dấu chấm và dấu phêt) như trong sự quy định của nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa. Nếu tôi không lầm thì vào học tiểu học thời đại 1950 là được dạy cách xử dụng dấu chấm câu rồi.
    Mà cũng có thể nghĩ đến thời kỳ văn học kiên cố nên có sự xuất hiện của giáo sư, cử nhân, tiến sĩ trong lối xưng hô của hàng ngủ tăng lữ.
    Câu thứ nhất hòa thượng sửa chữ TA thành chữ TÔI.
    Câu thứ hai YÊU ĐỜI YÊU LẪN CẢ NON SÔNG thì hòa thượng trưỡng lão sửa thành Yêu đời yêu đạo lẫn non sông.
    Câu thứ ba chữ thứ ba chữ TRÊN bị hòa thượng sửa thành chữ TRONG.
    Câu thứ tư hai chữ đầu KHÔNG THỂ bị hòa thượng sửa thành CHẲNG PHẢI.
    Câu thứ sáu chữ thứ năm HÃY bị hòa thượng sửa thành PHẢI.
    Câu thứ bảy chữ đầu tiên HƯỚNG bị hòa thượng sửa thành QUAY.
    Câu thứ tám chữ thứ tư TA bị hòa thuợng sửa thành chữ CHUNG.
    Câu thứ chín chữ thứ nhì ĐÃ bị hòa thượng sửa thành VỐN.
    Câu thứ mười, hai chữ THỆ HẢI bị hòa thượng sửa thành HẢI THỆ.
    Câu thứ mười một, hai chữ MÀ CHẲNG bị hòa thượng sửa thành KHÔNG NHỮNG.
    Trong mười hai câu thì chỉ có hai câu thoát khỏi bị hòa thượng sửa thôi. Kính mong hòa thượng cho biết tại sao để giới phật tử mở rộng thêm tầm hiều biết.
    Vậy tôi xin mạn phép gợi ý vì hòa thượng thấy câu văn viết sai hay chữ nghĩa dùng không đúng nên sửa lại với lý do tác giả chỉ mới học hết bậc tiểu học
    Còn tiểu đoạn giới thiệu bài thơ thi tôi không dám tìm hiểu là hòa thượng tự than là người xuất gia nên không thể đê cập đến tình yêu nam nữ hay để giáo dục phật tử.
    Tôi không lạ gì hòa thượng thích viết về tình yêu như chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng…. Và chuyện này hòa thượng viết trong kỳ nhập hạ; điều này có phải nói lên khi một người xuất gia nhập hạ là để viết tiểu thuyết tình; còn cốt chuyện đúng hay sai còn phải xem bài viết của Nguyễn Vĩnh Tráng trên diễn đàn điện tử vietthuc.org.
    Vào thời đại thông tin điện tử này nhiều người không nghiên cứu đúng chỉ vì họ không đủ phương tiện từ học thức (như trên đất nước Việt Nam hiện nay) đến sự thiếu tự do ngôn luận nên còn có thể hiểu. Tăng sinh Thích thiện Huệ (làm luận án với sự hướng dẫn của giáo sư Minh Chi), Thích phước Tiến, Thích nhật Từ cũng đã từng gây xôn xao dư luận vì họ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một giáo hội hồng hơn chuyên. Một hoạt náo viên Nguyễn ngọc Ngạn của trung tâm xướng ca vô loài Thúy Nga từ băng số 40 (Bông lúa đỏ) tìm cách thu hút khán giả…
    Mới đây một tờ báo của người Việt ở Đức đã viết về lý do người phật tử chỉ niệm Phật A Di Đà mà tôi không tìm ra lời giải thích của hòa thượng về điều nầy; hay hòa thượng đang nghiên cứu một chuyện tình nào đó để cống hiến cho những người đang thần tượng hòa thượng?
    Câu chuyện này làm tôi nhớ lại chuyện một công ty kinh doanh về lịch tử vi và lịch treo tường ở Pháp. Ngày nay giám đốc công ty đã qui tiên nên tôi không dám bàn thêm vì ‘’quá khứ không truy tầm’’.
    Trong giáo lý nhà Phật còn lời dạy về hòa hợp tăng, vậy hòa thượng dạy tôi phải làm sao?
    Một hôm, sau khi nghe kể chuyện những thầy chùa phạm giới ở Việt Nam hiện nay thì một vị Tỳ kheo thuộc hệ phái Thérévada đã đọc hai câu thơ của Đức Huỳnh Giáo Chủ:
    Thầy chùa như thểcây sơn,
    Ngoài da coi chắc trong thì mối ăn…..
    Tôi không dám làm mất thì giờ của hòa thượng thêm nữa và để kết luận chúng tôi xin chép lại lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo về việc đối-đải với các tăng-sư:
    ‘’Tất cả bổn-đạo nên cung-kính các tăng-sư tu hành chân-chính. Nếu các ông ấy có dạy điều chánh-lý, phải nghe lời. Đối với hạng tu hành mà mình biết rõ là dối thế (như mấy ông thầy đám…) hãy tìm cách khuyên can các ông ấy trở lại con đường chân-chánh của Đạo Phật. Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, mình phải bài-trừ triệt-để và giảng-giải cho quần-chúng cùng những tín-đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ.’’
    ***

  2. .Uhi …..Ghê quá , Heng !
    …. ” ..…Bên ngoài Chùa , từng toán lính, từng toán lính nhảy qua cổng Tam quan vào chùa lục soát khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Ho là lính quốc gia thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa do chỉ thị của ông Kỳ vào tất cả các chùa Miền Trung bắt bớ, ngăn cản việc đem bàn thờ Phật ra đường …”….

  3. Thầy Thích Như điển du học tại nhật năm 1972 sau đó năm 1977 đến Tây Đức ,ông không trở về Vn sau năm 1975 ,ông không sống ngày nào với cs Việt nam ./

  4. Mì không người lái là mì gì vây? Khổ thiệt mấy ông công hoà xã hội chủ nghĩa vẫn như thời bao cấp Đồng hồ không người lái ,giặc lái ,cho đến cái tên của Đức Đạtlailatma dưới tấm hình cũng không người lái { viết sai} các ông viết văn của miền Bắc viết cho các đồng hương các ông đọc chúng tôi chỉ hiểu lờ mờ do các từ các ông dùng { đâu cần phải tích dẫn chuyện ông Nguyễn cao kỳ cho lính nhét vũ khí và truyền đơn trong Chùa vụ Miến động Miền trung do ông Kỳ Đạo diễn ,chơi Ông Trí quang do sự dàn xếp của Quan thầy Mỹ trong truyện của Thầy Như điển } tóm lại đầu óc mấy ông Bắc năm 1975 như nhau ,được tuyên truyền trong Máu ,mà không nhìn ra ai gây tang thương cho Dân lành .Chính bọn cs Bắc kỳ xâm lược ./

  5. Góp ý với nhà văn Đổ Trường:
    1/ Hòa Thượng TNĐ ,củng như bao người Việt xa quê ,không có nghĩa là xa Tổ Quốc.!Đây củng chính là “Điểm Mù mà bọn CS hay dùng ,để một mình “ôm trọn “Tổ Quốc! Lảnh thổ VN có 2 phần: phần xác ,đó là Đất và Nước. Phần hồn là Tổ Quốc . Vì thế mổi con dân VN ra đi,đều mang trong người một Tổ Quốc VN, đócủng chính là chất liệu mà HT TNĐ làm nên các tác phẩm ,mà ĐT cho là “uyên thâm-bát bộ.
    2/Tất nhiên HT TNĐ không phải CS,vì Tôn giáo và CS là Nước với Lửa.!Nhưng TNĐ là người “thân Cộng” hay nói khác hơn bị CS lợi dụng. Nếu không làm gì ở thời khắc 1977, Hòa thượng được đi “du học” ở Đông Đức”.
    3/Tuy là nhà Sư “thứ thiệt” ,nhưng HT vẩn mắc phải tính “không -thành -thật”,thiếu tính khách quan ,khi mô tả những hiện tượng chiến tranh. Có
    cái thì nói đích danh VNCH! Có cái thì “tắc lưỡi,nói không nên lời” như thấy người chết cháy đen trên dây điện cao thế,khi dùng cây rựa để chặt dây điện..! Ai củng biết, nhà sư chắc phải biết :dân bi VC xúi quẩy! Không xúi quẩy làm sao những em bé 13,14 tuổi ôm bom và lựu đạn quẳng vào giặc Pháp. Những chuyện mà nhà sư nói về xứ Quảng vào thời đó, tôi đều biết rỏ ,vì thời điểm đó tôi là học sinh Trần quí Cáp Hội An. Ở Miền núi Quảng Nam, CS còn xúi dân ra chận xe nhà binh ,năm lăn ra giữa đường,cứ nói là “xe giấy”,bọn chúng không dám cán đâu,rút cuộc ,nhiều người chết oan.! Thưa bà con chiến tranh là dả man ,tội ác. Nhưng lợi dụng sự tàn bạo, để làm nên chiến tích “uống máu-ăn thịt người “, chinh là bọn CS. Tất cả đó đả thể hiện trên “quốc ca” của chúng.

    • Nhà sư này là một học giả, làm nghề tu, không phải là hành giả đạo Pháp. Ông vào chùa lại không tu học theo hạnh giải thoát của Đức Phật Thích Ca, mà làm đủ các nghề như người phàm tục bên ngoài, ngay cả nghề phê phán thời cuộc. Mấu chốt của sự việc là dùng tưởng thức để ngụy biện cho lý luận của mình. Ông quên mất một điều, đạo Phật là đạo trí tuệ, thực tế là Liễu tri không hề tưởng tri! Ông chỉ là người mượn chiếc áo nhà tu để tạo cuộc đời… phàm tục ngay trong ngôi chùa Đại Thừa(nhập cư từ Trung Quốc, Không phải Ấn độ)để cổ xúy mê tín theo lối Cúng, Cầu, Tụng, Niệm.
      Khác xa với Giáo Pháp của Đức Phật Thích ca: các con phải tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người dẩn đường. Muốn được giải thoát hoàn toàn ra khỏi luân hồi, chúng ta phải tự lực, không dựa vào tha lực được đâu!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên