Sự kiện nổi bật nhất đầu năm Việt Nam có lẽ là phiên xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm thuộc Tập đoàn Dầu Khí và…phần họ khóc.
Vụ án gây chú ý không chỉ bởi con số hàng ngàn tỉ thất thoát, mà còn vì đây là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bị đem ra xét xử.
Về phía Trịnh Xuân Thanh, những lùm xùm xung quanh nghi vấn ‘bắt cóc’ khiến không chỉ dư luận trong nước mà quốc tế, nhất là nước Đức cũng để tâm theo dõi.
Hai ‘nhân vật chính’ hiện được Viện Kiểm sát đề nghị mức án 14-15 năm tù và chung thân.
Khác với các vụ án xử những người bất đồng chính kiến, phiên tòa được báo chí trong nước tường thuật khá chi tiết, đầy đủ. Bên cạnh dàn luật sư hùng hậu, các bị cáo cũng có thời gian tương đối dài rộng để tự bào chữa.
Theo tờ Tuổi Trẻ, trong phần tự bào chữa dài hơn một tiếng rưỡi, ông Đinh La Thăng đã nhiều lần khóc.
Ông kể phải dậy từ 5 giờ sáng để ra tòa trong tiết trời lạnh; rằng ông có hai con gái, một cháu phát triển không bình thường cần có sự chăm sóc của bố mẹ; về người cha già yếu gần 90 tuổi và bản thân ông cũng bệnh tật, phải uống thuốc từ nhiều năm nay.
Ông Thăng cũng trích lời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi ví ông Trọng với cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và qua đó mong muốn sẽ nhận được bản án nhân văn để có thể về chết bên người thân, được là ‘ma tự do’ không phải làm ma trong tù.
Bị cáo Thăng cũng xót xa vì chắc sẽ không có cơ hội về được về đưa tiễn cha mình, khi ông ấy qua đời.
Ngay sau đó, đến lượt Trịnh Xuân Thanh khóc than về thân phận sẽ làm ‘con ma tù’ của mình và xin lỗi các lãnh đạo tập đoàn Dầu Khí.
Hai người đàn ông nước mắt lã chã ở tòa khiến nhiều người so sánh với hình ảnh trái ngược của hai người phụ nữ kiên cường mặc dù bị tuyên án hết sức nặng nề.
Phiên tòa của hai chị diễn ra cách đó chỉ có vài tháng.
Người thứ nhất là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người mẹ đơn thân đang nuôi hai con nhỏ. Chị đã trải qua cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm với bản án 10 năm tù giam.
Người thứ hai là nhà hoạt động Trần Thị Nga – người mẹ của hai bé trai 7 tuổi và 4 tuổi – với bản án 9 năm tù giam.
Khác với hai ông Thăng và Thanh, hai người phụ nữ này hoàn toàn đơn độc trước tòa, người thân không được phép vào dự, luật sư bào chữa hầu như bị vô hiệu hóa.
Họ hầu toà trong vòng vây dầy đặc của những người mặc sắc phục, sau nhiều ngày bị biệt giam và không nhận được bất kỳ một tin tức gì từ gia đình.
Mặc dù hoàn cảnh riêng tư éo le và bị khủng bố tinh thần trong quá trình giam giữ cũng như xét xử, nhưng người ta không nhìn thấy dù chỉ một giọt nước, một giây yếu lòng hay một lời than vãn, xin xỏ nào từ hai người phụ nữ.
Báo chí và bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước Việt Nam đã không có được bất kỳ một cơ hội nào, dù nhỏ nhất để hạ uy tín của các bị cáo, dù đó chính là điều mà những người làm tuyên truyền mong muốn.
Chính nghĩa đổi ngôi?
Nói cho công bằng, ông Thăng và Thanh không phải là những đấng nam nhi hy hữu đã khóc ở tòa án. Trước đó không lâu, cựu giám đốc công ty dược phẩm Pharma trong vụ ‘thuốc chữa ung thư giả’ cũng đã nức nở ngay sau khi nghe tuyên án.
Vụ OceanBank diễn ra hồi tháng 9/2017, những đại gia ngành Ngân Hàng một thời ‘ngồi trên tiền’ cũng mếu máo vì người có mẹ ung thư, người có con đang nằm viện…
Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận nhiều người tù cộng sản bất khuất thời tiền cách mạng, hay ở xà lim Côn Đảo trong giai đoạn trước năm 1975. Nhiều người chết trong tù, có những tử tù ra pháp trường vẫn hiên ngang, dám làm dám chịu, sống chết vì lý tưởng.
Những hình ảnh như vậy ở người cộng sản không còn nữa, kể từ khi họ nắm quyền. Không ít ông ‘quan cách mạng’ ngày nay trở thành những nhà tư bản khệnh khạng, tận dụng mọi cơ hội để vơ vét, sa đà trong ăn chơi, hưởng lạc, phung phí tài nguyên quốc gia.
Nhiều người ‘thét ra lửa’ khi đương chức, nhưng lại ‘nhũn như chi chi’ trước vành móng ngựa.
Sự run rẩy của ‘các đồng chí bị lộ’ trước tòa đã xóa nhòa đi hình ảnh của cha ông họ trước kia, những người mà sự dũng cảm của họ đã góp phần làm nên thắng lợi.
Nhưng chính nghĩa trong một xã hội luôn tồn tại.
Như một định luật, nó dường như chỉ chuyển từ lực lượng này sang lực lượng khác, từ tay nhóm người này qua tay những người khác.
Nó nằm đâu đó, trong lời tuyên bố dõng dạc của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rằng, nếu làm lại từ đầu, chị vẫn chọn con đường mà mình đã đi.
Nó ánh lên trên gương mặt sáng ngời của cô gái trẻ Phương Uyên khi cô khảng khái khẳng định, chỉ chống đảng cộng sản, không chống lại đất nước, dân tộc.
Nó nằm trong bản án dài 16 năm tù của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, khi ông chấp nhận không chịu lùi bất kỳ một phân nào để đổi lấy tự do.
Và còn rất nhiều những tù nhân lương tâm khác nữa.
Họ cũng có mẹ già, con dại; nhiều người đã không được nhìn mặt người thân của mình lần cuối vào phút lâm chung.
Hình ảnh kiên trung, bất khuất, sự hy sinh vì lý tưởng của họ chính là điều mà dân tộc Việt Nam đang thiếu hụt.
Bài đã đăng trên trang BBC 16/01/2018
Trai khôn lắm nước đái, gái khôn lắm nước mắt.
Mấy ’em’ cán-bộ đảng-viên ‘mít ướt’ này thì chẵng đáng 5 xu.
Những giọt nước mắt của những “con chó” của chế độ ,khác hẳn cái uy dung trước “bầy chó sói’ (Tòa) của các tù nhân lương tâm: Nguyễn ngọc như quỳnh-Trần huỳnh Duy Thức-Trần thị Nga…Từ đó chúng ta hiểu ra được, cả một hệ thồng CS Đông Âu và thành trì CS”không gì lay chuyển nổi” Nga sô sụp đổ,không một tên CS nào từ nhỏ đến lớn Tự tử cho “Lý tướng CS’ cả !! Rất dễ hiểu vì CNCS là CN của băng đảng=Đảng cướp, làm gì có lý tưởng .Lại một lần nủa ,quân Dân Miền Nam (VNCH) có quyền hảnh diện với Thế giới-với lương tâm nhân loại,chúng ta có những cái chết “Quyên Sinh” oai hung choTu Do-cho Nhân quyền -Dân chủ ở thời điểm tháng Tư/1975 !!
Kịch bản chả khác gì bên Tàu. Lôi đầu một lô tay em ra xử, và một tay cựu uỷ viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và rồi … “đứt phim” bấy lâu nay !
Phim Tàu cộng như thế, chả hiểu phịm Việt cộng kéo dài bao lâu nữa mới “the end” màn “đả hổ diệt ruồi” !
Trước khi so sánh những giọt nước mắt, tiếng than khóc của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cái dũng khí của những vị đấu tranh cho dân chủ VN hiện nay như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển … và hàng ngàn ngàn người nữa đối với cái yếu mềm của ĐLT và TXT mà chị Mạc Việt Hồng vừa nêu ra trong bài viết, thì thiết nghĩ chúng ta nên nói đến cái Chính Tâm đối lại cái Tà Tâm trong con người.
Phàm là một con người thì sự vui, buồn, lo sợ, khổ đau, đều biểu hiện xuất phát từ Tâm mà ra.
Vì thế một khi sự bất công, sự áp bức, sự chà đạp quá sức thì sự phản kháng đã đến, cộng thêm lý tưởng đẹp để phục vụ tha nhân là thứ vật liệu được ngọn lữa chính nghĩa, hào quang chân lý trui rèn, tôi luyện cho Chính Tâm trở thành một thứ Thép hảo hạng trong thần xác của những chính nhân thì không có bất cứ quyền lực, bạo lực nào chạm vào nổi.
Đó chính là thứ Thép thượng hạng thật sự chứ không phải là loại thứ “Thép đã tôi thế đấy” để trang điểm cho bộ mặt Tà Tâm của chế độ cộng sản gian manh.
Đó chính là khung Thép chính nghĩa nằm trong thần xác những chính nhân được kể…và chưa đựợc kể tên ở trên khi ngửng mặt đối diện với cường quyền mà không hề nao núng.
Đó chính là Thép chính nghĩa mà những tướng chính nhân: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai, Lê Nguyên Vĩ, trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long… đã bình Tâm can đảm kê súng vào đầu vào tim bóp cò tự sát một cách an nhiên tự tại khi chính nghĩa bị mất!
Đó cũng chính là thứ Thép mà những người Cộng sản các thế hệ trước dám đi vào chỗ chết vì họ đã ngộ nhận là họ chết cho chính nghĩa nhưng thật ra là Tà nghĩa.
Còn thế hệ như Thăng, như Thanh…khi đối diện với những kẻ đang xử tội họ chính là kẻ đã ra lệnh cho họ làm hôm qua rồi lại kết tội họ hôm nay, nó cho họ thấy lớp son phấn Thép đã…tôi lảnh tội hết đấy đang tuột chảy nhạt nhoà trên khuông mặt chế độ nầy, nên họ đành cúi đầu rơi lệ tủi nhục, thôi thì để tôi chịu tội thế cho những kẻ phản bội còn nhiều tội hơn tôi được sống ung dung và hạnh phúc!
Quan chức tham nhũng Thăng và Thanh chỉ là 2 trong những vết nhơ, nỗi nhục của đảng độc tài. Còn các tù nhân thương tâm đấu tranh cho một Việt Nam được tự do, dân chủ – họ là những tấm gương sáng, là niềm tự hào của dân tộc. Ông tổng Trọng nên tham khảo cách diệt trừ tham nhũng tận gốc như ông Tập Cận Bình bên TQ. Không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho tới đích. Hay là hãy dẹp bỏ hết các công ty quốc doanh được nhà nước đỡ đầu – thì các quan chức không có cơ hội tham nhũng. Tư nhân hóa toàn bộ các công ty chủ lực của nền kinh tế quốc gia – cạnh tranh công bằng, bình đẳng thì sẽ có nhân tài, kinh tế sẽ phát triển, xã hội sẽ tiến bộ. Quan chức chính phủ, quân đội và công an không được làm kinh tế – họ sẽ được trả lương xứng đáng cho công việc hành chánh, giữ gìn an ninh và bảo vệ tổ quốc như các quốc gia tiến bộ khác. Tư hữu hóa toàn bộ các lãnh vực giáo dục, y tế, khoa học, tòa án,… Nói chung là đa đảng và tam quyền phân lập là con đường cho một quốc gia tiến bộ, văn minh và dân chủ.
Có sức chơi, có sức chịu, liệu mà chơi.
Quan-chức đảng-viên Việt Cộng quá hèn-hạ.
Cái đảng này sắp tiêu rồi.