Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ [3]

10

Tiếp theo phần I và phần II

Một số bạn nêu lên câu hỏi với sự kinh ngạc rằng Hoa Kỳ đang ở vị thế mạnh và Trung Quốc không có cơ hội để chiến thắng, thế thì tại sao họ lại cứ điều đình gần như là vô tận như vậy? Chỉ cần hạ gục Tập Cận Bình, như thế là dứt điểm được công việc phải không? -Nếu mọi thứ trên đời đơn giản như vậy, con người có thể đã sống lại thời kỳ con khỉ.

Nó giống như chơi cờ tuớng, nhìn vào thì có vẻ như là không có hy vọng, nhưng luôn có khả năng lật ngược thế cờ để biến thua thành thắng. Đã có những tiền lệ như thế cho quan hệ Trung-Mỹ trong quá khứ, và bây giờ Tập Cận Bình đang nắm lấy mộng tuởng này, cho con dê tế thần Lưu Hạc đàm phán không ngừng. Rồi chính ông ta sẽ đóng vai như là một anh hùng trước người dân TQ, và là nhà cái hai tầng (double dealer) để có thể chơi với sức mạnh của mình.

Hy vọng của Tập Cận Bình là gì? -Một là sự thiếu kinh nghiệm chính trị của Trump, như chúng ta đã có nói trước đây, và giống như lời chỉ trích của Đại sứ J. Stapleton Roy: quý vị không nên giải quyết các vấn đề quốc gia thông qua những cảm xúc cá nhân. TT Trump đã không từng đối phó với các vấn đề chính trị trong quá khứ, và ông điều hành công ty mà tự một mình ông có tiếng nói quyết định cuối cùng, nó hoàn toàn khác với cung cách điều hành một quốc gia, vì nơi đây ông có thể không có tiếng nói cuối cùng.

Cách làm việc không thể đoán trước được của ông Trump có thể làm cho ông là một doanh nhân hay. Nhưng khi là một chính trị gia, nó làm cho ông là một người không đáng tin cậy. Những bạn bè của anh không biết làm sao để cộng tác với anh; kẻ thù của anh có thể dễ dàng tin rằng sự ngu ngốc của anh có thể được lợi dụng. Tập Cận Bình không nhượng bộ nhưng cũng không rút lui, mà chỉ hy vọng rằng các cuộc đàm phán bất tận sẽ mang đến cơ hội tốt để lừa Trump vào bẫy, rồi chính cá nhân Trump đi tắt, cắt ngang các nhà đàm phán.

Bên cạnh cách làm không thể đoán trước, tôi tin rằng Đảng CSTQ cũng nhìn thấy điểm yếu sâu hơn của TT Trump. Đây có thể là điểm yếu mà giới truyền thông và các nhà quan sát hiếm khi nhìn thấy, đó là ông ta muốn nổi tiếng trong lịch sử. Là một doanh nhân thành đạt, ông ta đã có thể chuyển đổi thành một người nổi tiếng trong truyền hình. Từ đó ông phiêu lưu để được bầu làm tổng thống, cho thấy ông ta muốn nhiều hơn, ông ta muốn tên tuổi mình ở tầng lớp thật cao trong lịch sử.

Đây không phải là một điều xấu. Đây là động lực thâm sâu của nhiều chính trị gia vĩ đại dám làm cho mình trở nên vĩ đại. Tuy nhiên, xét đến việc Trump tại chức bị giới hạn bởi nhiệm kỳ, Tập Cận Bình có thể làm cho rắc rối hơn nhiều, chỉ cần bằng cách áp dụng các chiến thuật trì hoãn. Cuối cùng, người hạ Tập Cận Bình có thể không phải là chính ông Trump, mà là người kế nhiệm ông, có thể nhặt được nó với giá rẻ. Điều này thật khó để cưu mang cho tổng thống đầy tham vọng. Vậy làm gì đây?

Vừa khi bạn muốn ngủ, thì ai đó sẵn sàng đưa cho bạn một cái gối. Nếu không thể là người vĩ đại nhất, thì ít nhất cũng phải có thể vượt qua người tiền nhiệm của mình, TT Obama. Do đó, kế hoạch đề cử TT Trump cho Giải thưởng Nobel Hòa bình đã được thực hiện. Obama đã giành được giải thưởng này mà không làm gì cả, và nó khiến cho tất cả mọi người trên thế giới cảm thấy buồn cười. Không cần phải đoán rằng các thành viên của ủy ban chấm giải sẽ tâng bốc đại cường. Đối với một tổng thống tự coi mình là vĩ đại, thì việc nhận giải thuởng này không phải là quá khó khăn.

Thật ra, ở đây không phải là như vậy. TQ cũng là một đại cường, và có nhiều buôn bán với quốc gia Bắc Âu nhỏ bé (Na Uy) có nguy cơ bị TQ hủy bỏ bất cứ lúc nào. Và lý do của kế hoạch này (của Trump) để có được giải thưởng hòa bình là gì? Tất nhiên, đó là giải quyết vũ khí hạt nhân Bắc Hàn. Ai thực sự có thể kiểm soát thái độ của Kim Chính Ân? Tất nhiên, lại là TQ.

Đây là lý do tại sao TT Trump phải nắm quyền đàm phán, dù chưa nhất thiết là quyền quyết định cần nằm vào tay của chính ông. Địa điểm đàm phán có thể là ở TQ hoặc ở tư dinh của Trump. Điều này sẽ đảm bảo rằng nội dung cốt lõi của các cuộc đàm phán sẽ không được tiết lộ cho giới truyền thông báo chí. Và nó sẽ đảm bảo cho ông đạt được hai mục tiêu, giành được giải thưởng cho Tổng thống vĩ đại này và ít nhất là trở thành một Tổng thống vĩ đại hơn Obama. (Tập áp lực Bắc Hàn và áp lực Na Uy, giúp Trump trong giải Nobel, bù lại Trump ký thoả hiệp thương mại với Tập)

Khi bạn cộng thêm vào, là thực ra không có nhiều tổng thống Mỹ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình. Bởi vì trước đây (2018) các thẩm phán chấm giải không muốn bị nghi ngờ, nhưng bây giờ (2019) thì họ không còn e ngại, vì cơ hội (thương thảo hoà bình Trump-Kim) là rất hiếm. Những người của Tập Cận Bình cũng đủ thông minh để có thể nắm bắt được cơ hội tốt này, bằng chỉ một động thái, để đánh bại vị tổng thống Mỹ đầy tham vọng và kém tài năng này.

Rồi sao nữa? Nhiều bạn háo hức muốn biết hậu quả. Rồi Tập Cận Bình thành công trong việc kéo dài ván cờ tuớng mà ông ấy đang thua, và rồi ông ta sẽ quật ngược lại. Các động thái khác của Tập Cận Bình sẽ bao gồm việc xé nát tất cả các thỏa thuận trước đó và rò rỉ nội dung của các cuộc đàm phán bí mật ra cho giới truyền thông, từ đó phá hủy danh tiếng của cả TT Trump và các định chế dân chủ. Tập sẽ đánh bại Trump, cũng như phá vỡ niềm tin của người dân TQ vào nền dân chủ. Một hòn đá, hai con chim. (tương tự như Putin đã và đang làm)

Cần phải công nhận rằng việc (Tập) sử dụng giải thưởng Nobel Hòa bình để quật lại trong cuộc chơi, thực sự là một bước đi hay. Và nhìn vào cơ chế dân chủ ở HK, liệu có một cú đánh ngoạn mục nào để xoay chuyển lại hay không?

Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng)

Lê Minh Nguyên dịch

10 BÌNH LUẬN

  1. Cho nên computer không phải là là cái máy bí mật từ trên trời rơi xuống ; mà chỉ là là cái máy có khã năng là các phép tính +-*: với vận tốc của electrons tức vận tốc ánh sáng trong các Electronic circuitries .

  2. Ngày trước ở Việt Nam mình cứ nói rồi Mỹ sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng computer . Bây giờ mình biết cimputer là cái gì rồi . Rồi họ phát minh ra Internet để nối liền computers với nhau . Thế thôi .

  3. Toi thay nguoi Viet o My luc’ nào cung? bien ho và cho ràng chinh sach’ cua My cai’ gi cung? dung’, hay gioi? tinh vi, tinh’ xa” , nhung that té, Toi thay’ tactique và stratégie cua My thuong bi sai lam’. Toi chung’ minh 1 so’ vi’ du ke tu nam 1945 den’ ngày nay su sai lam’ tinh’ toàn cua My.
    TT My Roosevelt tin tuong Staline là sau khi cham dut chien tranh, thang’ Duc+ Nhat, My và Nga là 2 dai cuong quoc giu an ninh trat tu thé gioi’, dem lai hoà binh cho world. TT Roosevelt chap’ nhan cho Staline danh’ chiem’ Dong Duc’ , Balan, cac nuoc’ dong Au. Staline hua’ là nhung quoc gia này se? co’ démocratie và liberté indépendance. Su that ai cung biet’ ro? là khong co’ xay? ra. Nam 1972, Nixon gap Mao, sau do’ Nixon “chap nhan” cho Tau cong danh’ chiem’ Hoang Sa nham muc’ dich’ trong tuong lai là ngan can? su bành truong hai? quan Lien Xo o Thai Binh Duong sau khi Saigon roi vào tay csVN. Ké tiep’, cac doi’ tt My giup’ TC ve kinh té, khoa hoc ky thuat, tài chanh’ mo mong ràng 1 khi TC phat’ trien kinh té, thi van’ de démocratie se di theo. Su that tren 40 nam nay ke tu TC mo? cua?, nuoc’ TQ khong co’ 1 chut’ gi dan chu? ca? mà Binh banh’ bao càng kiem? soat’ nguoi dan Trung quoc’ càng kiem’ ché gay gat’ qua ché do ” crédit social” kiem? soat’nguoi Dan boi he thong’ Internet. van de này giong nhu csVN, My hy vong giup csVN ve tài chanh’, kinh té , chinh tri quoc’ té ( Asean, hoi dong bao an khong thuong truc, vào ghe’ nhan quyen , WTO vv ) VN se co’ démocrarie, liberté. Nhung gan 30 vc ban giao quoc té, nhan quyen van là con so’ zéro. My ngày nay da thay ro? ke thu nguy hiem cua My, Tay phuong chinh là TC, nhat là o Bien Dong TBD. Chien tranh Affganistan, My khong dep duoc quan Taliban, ngày nay My ^phai? hào dàm voi’ Taliban de giai quyet’ van de xu’ này. Chien tranh Irak, tuy thang’ tran “vinh quang”, nhung roi vài nam sao quan doi My cung phai, rut’ quan nhan chong’ de? lai cai’ tham? hoa khung? khiep’ cho nguoi dan Irak noi’ rieng và khung hoang? chinh tri o Trung Dong noi’ chung. Nuc cuoi cho 1 ong tt My mà da so’ nhung nguoi Viet ty nan o My ung ho . Trump ca ngoi csVN thinh vuong, phat trien nhanh chong’, hiem’ co’ tren thé gioi này, di dung’ duong’, Bac Trieu Tien nen theo guong csVN . Con nhieu? tinh’ toan’ sai lam’ cua My, nhung Toi tam ngung noi day.

    • @Tran Sylvie: Bác nào đọc Tam quốc chí, ắt còn nhớ Khổng Minh ở hồi thứ 43 đã trả lời Trương Chiêu, mưu sĩ hàng đầu của Giang Đông thuở ấy, ra sao?

      “CHIM ĐẠI BÀNG CÓ CHÍ BAY VẠN DẶM, LOÀI CHIM SẺ LÀM SAO HIỂU ĐƯỢC?”(Ý muốn nói những thất bại của Lưu Bị trước giờ chỉ là những tiểu tiết trong bức tranh đại lược thiên hạ chia ba của Lưu Bị).

      Những việc của người Mỹ nằm trong một đại lược do những tập đoàn mưu sĩ (think tanks) đứng đàng sau cố vấn và điều động. Tổng thống, Quốc Hội, Tối cao pháp viện Mỹ chỉ là bức bình phong.

      Có điều, tổng thống, dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán đều có nhiệm kỳ, ngắn nhất là hai năm (dân biểu hạ viện), dài nhất là thẩm phán (nhiệm kỳ chỉ chấm dứt vì nghỉ hưu hoặc chết). Còn những tập đoàn mưu sĩ đàng sau các vị nói trên đều làm việc đều đặn hết thế hệ này sang thế hệ kia, nghĩa là không có nhiệm kỳ gì cả. Nếu chúng ta nhìn cho cùng thì những quyết sách của những mưu sĩ ấy chỉ nằm trong hai tôn chỉ bất di bất dịch:

      – PHỤC VỤ TỐI ĐA CHO QUYỀN LỢI CỦA NƯỚC MỸ.
      – TRUY DIỆT NHỮNG MẦM MỐNG CÓ MƯU ĐỒ THAY THẾ VAI TRÒ CỦA NƯỚC MỸ.

      Cần nhớ, hai tôn chỉ trên được thực hiện KHÔNG CÁCH NÀY CŨNG BẰNG CÁCH KHÁC và KHÔNG SỚM THÌ MUỘN. Đối với người Mỹ thì bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, ai cũng có thể là bạn, ai cũng có thể bị chuyển từ bạn thành thù. Những quyết sách ấy thay đổi tùy theo nhu cầu thời cuộc, có khi cấp thời, có khi dài hạn. Cuối cùng, cấp thời hay dài hạn gì đi nữa cũng chỉ để phục vụ cho hai tôn chỉ nói trên.

      Có thể là tôi đại ngôn khi nói: người Mỹ có cánh ĐẠI BÀNG bay vạn dặm mà chúng ta (loài CHIM SẺ) không thể nào hiểu nổi. Nhất là những việc ấy xảy ra ngay trong thời kỳ chúng ta đang sống. Những sai lầm của người Mỹ mà bạn thắc mắc nói trên đều là những tiêu tiết nằm trong đại lược của nước Mỹ, như: bị LX “gạt” để chiếm Đông Âu, Nixon cho phép tàu chiếm đóng Hoàng Sa sau khi gặp Mao, Mỹ tạo cơ hội cho TQ làm giàu mà không thấy dân chủ hóa nhu tàu đã hứa hẹn vv…

      Xin bạn dựa theo hai tôn chỉ của Mỹ để lý giải thì sẽ thấy những lý do đàng sau những sự kiện nói trên.

  4. Nước Nga là cái gạch nối giữa Âu và Á , họ thích nhận là Âu hơn Á , bởi vậy trước đây mới có chiến tranh Nga-Hoa . Cho nên người Nga hiểu về tâm lý của dân từ third world countries nhiều nhất so với các người Âu châu , ngay cả hai nước có nhiểu thuộc địa như Anh và Pháp , chẳng hạn .Mà đảng Dân Chủ nhiều đảng viên từ những xứ này nhiều nhất . Dân từ những xứ này dễ bị panic !! Cho nên khi nói can thiệp vào cuộc bầu cử , thật ra về kỹ thuật mà nói , họ không thể làm gì hơn là chỉ gây hoang mang quần chúng mà thôi .

  5. Post còm rồi mới nhìn tên tg.  
    Thưa bà con , nhà cháu và tg là bà con họ Hồng Bàng, là cháu đầu Ông …Trời mà thôi. Tên trùng tên , nhưng người không thể nào giống người. Nay xin bố cáo.

  6. Ối trời, đàn anh viết thiệt là chí lý vì…nhà cháu cũng nghĩ như thế.
    Nghĩ xem, không lẽ cứ 4 hay 8 năm thì chính sách của quốc gia lại quay 180 độ. Đâu có được. Một quyết định về kinh tế đòi hỏi ít ra 20 năm để thấy được sự thành công hay thất bại. Hiện đại hóa quân đội cũng phải trên 10 năm mới bắt đầu thấy những thay đổi.
    Có thể TT này quan tâm đến vấn đề này hơn , TT kia lại muốn dồn mọi nỗ lực cho vấn đề khác….
    Tuy rằng đối với một quốc gia như Mỹ thì một chút trù trừ hay cương quyết cũng có thể làm cục diện các nước nhỏ thay đổi. Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ.   
    Mỹ đã dựng một bức tường đá cẩm thạch đen cho những người lính mỹ đã hy sinh. Họ cũng dựng luôn một đài tưởng niệm những người đã bị cs sát hại.   
    Một người dân Mỹ chết vì tai nạn xe, họ mạng hoa đến viếng dù chẳng quen biết gì. 58 ngàn lính Mỹ chết, gia đình thân nhân còn đó, cs nghĩ những lãnh đạo Mỹ quên u ? Lầm lớn. Mỹ bang giao bảo kê cho vc, có ai nghĩ là Mỹ đang set up ?  
    Những hiệp ước đã ký lúc nào cũng có hiệu lực. Sớm muộn gì Việt Nam Cộng Hòa cũng sẽ trở lại.

  7. Thật sự khi tôi còn đi bán hàng ăn hoa hồng , 99.99% khách hàng là da trắng ; tròn số đó từ 75 đến 85 phần trăm khách hàng cởi mở với mình có thể là sẽ hay đã là đảng viên của đảng Dân Chủ ; mà tôi cứ viết để ủng hộ tổng thống Trump thuộc đảng Cộng Hoà ; vì ông này gãi đã ngứa do những bọn thích mang chó ra trước mặt mình .

  8. Tổng thống Nixon phải từ chức vì chuyện bội thề ( perjury ) trước toà dù bắt đầu chỉ là chuyện lãng nhách ( nghe lén điện thoại ).Tổng thống Kennedy bị bắn trước mặt bao nhiêu nhân viên an ninh chìm nổi là vì Lee Harvey Oswald dùng súng có viễn vọng kính và bắn từ xa . Thật sự có thể sự tin vào giới tài phiệt Chóp bu chỉ là sự tưởng tượng , vì ta còn nhớ trong thời kỳ tranh cử chính máy bay của ông Pence ( bây giờ là phó tổng thống ) đã bị “ skidding “ ! Chúng ta trước 1975 đã tin là nếu có mỏ dầu hỏa ở VN không bao giờ Mỹ bỏ Việt Nam. Cho nên nhà văn Nguyễn mạnh Côn mới viết : “ hoà bình nghĩ gì , làm gì “.

  9. Tôi theo dõi chính trị nước Mỹ từ hàng bao năm để chỉ rút ra một kết luận thực tiễn. Đó là, chính trường Mỹ thật ra chỉ là một sân khấu vĩ đại với vô số bối cảnh và diễn viên rất thích hợp cho từng màn, đóng trong một đại trường kịch không bao giờ dứt. Dưới sự đạo diễn khéo léo và tài tình của một quyền lực ngầm nào đó, các diễn viên đều đóng rất đạt trong những vai trò đã được giao phó. Nếu không may có những “sự cố” xảy ra, các đạo diễn đều có cách ứng xử vô cùng hiệu quả.

    Chính cá tính và những động thái của TT Trump trong quá khứ đã khiến quyền lực ngầm ở Mỹ đưa ông lên ghế tổng thống, chứ chẳng có tin tặc Nga nào giúp ông ráo! Quí bác thử nghĩ: không lẽ nước Mỹ đẻ ra computer, internet và có cả một mạng lưới an ninh tình báo dày đặc, lại để yên cho tin tặc Nga can thiệp vào chuyện bầu cử ở Mỹ dễ dàng đến thế ? Mà lại là bầu một tổng thống Mỹ chứ đâu phải một chức vụ cắc ké nào cho cam! Tôi không thể tìm ra một lý giải nào hơn là thật ra, nhóm quyền lực ngầm đã biết tin tặc Nga ít nhiều gì cũng có thò tay vào, nhưng họ cố tình làm ngơ vì chính họ đang muốn ông Trump lên làm tổng thống để đóng cho đúng một vai trò họ muốn. Đổ lỗi cho tin tặc Nga, dù có hay không, thì cũng là một cách ngụy biện để đừng ai thấy bàn tay của quyền lực ngầm đàng sau sự lên ngôi của ông Trump. Bởi vì, dân Mỹ làm gì mà không nặn óc tự hỏi vì sao một nhân vật quái gỡ như Trump lại được bầu làm tổng thống?

    Đã không minh bạch hóa hồ sơ đóng thuế, thêm những chuyện lăng nhăng tình ái xưa nay, ông Trump lại hay tuyên bố loạn xa và có những quyết định làm mất bạn thêm thù. Càng nghe, càng chứng kiến thì chúng ta càng thấy một điều chắc như đinh đóng cột là ông Trump quả rất bất xứng với chức vụ tổng thống. Nhưng đến nay, sau hơn hai năm trúng cử, ông vẫn là Tổng thống của nước Mỹ! Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tâm theo dõi thì sẽ thấy thật ra, TẤT CẢ NHỮNG LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA ÔNG TRUMP ĐỀU ĐÃ CÓ TÍNH TOÁN CẢ! Ngay cả những hành xử hiện nay của ông đối với TQ, Kim Jong un, nước Nga, khối NATO, như quí bác đã đọc trong bài này nghe thì rất lạng quạng, nhưng không phải là hoàn toàn vô lý!

    Tôi độ chừng khi nào ông Trump đã hoàn thành vai trò thì quyền lực ngầm sẽ cho hạ màn cảnh ông đóng vai chính. Nhân vật thay thế không ai khác hơn là phó tổng thống Mike Pence. PTT Pence là một người ít nói, ít ai để ý, nhưng lại có những lời tố cáo TQ đanh thép chưa từng thấy, làm Bắc Kinh “rét” đến mất ăn, mất ngủ!

    Quyền lực ngầm có không thiếu những phương án hạ màn ông Trump vì đời tổng thống của ông tuy chưa lâu, nhưng đã có quá nhiều lỗi. Phanh phui những “bằng chứng” ông Trump đã toa rập với Nga để trúng cử, chứng minh ông Trump đã gian lận hồ sơ thuế, hoặc vớ phải vài con điểm nào đó từng ăn nằm với ông ra để bêu xấu ông vv… thảy đều là những kịch bản khả thi mà quyền lực ngầm đều có thể xử dụng để “hạ màn” trình diễn của ông Trump trước khi cho ông lui vào hậu trường.

    Vụ ám sát TT Kennedy và Johnson lên thay là một thí dụ trong đó quyền lực ngầm bắt buộc phải mạnh tay để họ mau chóng thực hiện chính sách leo thang chiến tranh VN của người Mỹ. Vụ từ chức của TT Nixon xảy ra vì Nixon đã hứa bỏ bom bắc Việt để binh vực VNCH, trong khi quyền lực ngầm thì không còn muốn nước Mỹ dây dưa gì thêm ở VN. Cả hai vụ xảy ra trong bối cảnh chiến tranh VN đang tiếp diễn đã cho chúng ta thấy sự ứng xử vừa táo bạo, vừa tàn bạo của nhóm quyền lực ngầm ở Mỹ, khi có “sự cố” những diễn viên không đóng trọn những vai trò đã được giao phó.

    TT Kennedy bị ám sát trước mắt bao nhiêu là nhân viên mật vụ chìm nổi và trước cả hàng ngàn nhân chứng mà hơn nửa thế kỷ nay vẫn không thể tìm ra chánh pham; hoặc TT Nixon từ chức vì vụ Watergate mà ai cũng thấy là lảng nhách, thảy đều cho chúng ta thấy trước một điều: trước sau gì thì quyền lực ngầm cũng sẽ hạ màn trình diễn của ông Trump, có điều họ sẽ làm gì để lôi ông ra khỏi sân khấu chính trường Mỹ thì chỉ có họ biết và trời biết!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên