(Bài của Anita Czupryn trên báo PolskaTimes ngày 21.03.2020)
Ở Ba Lan chúng ta đang có quá ít phòng thí nghiệm chuyên ngành phân tử học. Phòng thí nghiệm của Bệnh viện truyền nhiễm cấp tỉnh ở Vác-sa-va là phòng thí nghiệm lớn nhất ở Ba Lan và mỗi ngày có thể thực hiện 100-120 xét nghiệm (test). Không thể làm nhiều hơn, vì có 3 nhân viên xét nghiệm, có một thiết bị thử nghiệm và quy trình công nghệ kéo dài vài tiếng. Không thể làm nhiều hơn – Dr Grażyna Cholewińska, cố vấn cấp tỉnh trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm nói.
– Bây giờ cuộc sống của Bà như thế nào?
– Tôi đang làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, tôi vẫn đang là bác sỹ tích cực, lo toan bên cạnh bệnh nhân, tức là tôi còn đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nữa. Tôi là trưởng khoa trong bệnh viện, mà khoa này đang đón nhận các bệnh nhân nhiễm corona virus. Tôi là cố vấn cấp tỉnh về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm. Tôi còn giữ chức vụ chuyên gia trong nhiều tiểu ban và nhóm nghiên cứu khác nhau. Tôi bận bịu rất nhiều công việc. Không chỉ công việc liên quan trực tiếp với ngành y, mà còn cho ra các ý kiến chuyên gia, các bản ý kiến chuyên ngành. Tất cả mọi chuyện này chiếm nhiều thời gian của tôi , đòi hỏi nhiều sức lực và tư duy.
– Bà là chiến sỹ tiền tuyến trên mặt trận. Tuyến đó ra sao?
– Mỗi ngày một khác, mỗi ngày mang lại cho chúng ta nhiều vấn đề mới cần giải quyết và những thách thức mới mà rất khó phỏng đoán. Tại thời điểm này thì ở Vác-sa-va có 2 đơn vị được nhận nhiệm vụ điều trị, tức là Bệnh viện Truyền nhiễm cấp Tỉnh ở Wola và Bệnh viện của Bộ Nội vụ và Hành chính. Tại thời điểm này thì đó là các bệnh viện đồng nhất, có chức năng là bệnh viện truyền nhiễm, chuyên đón nhận các bệnh nhân bị nghi ngờ là bị nhiễm corona virus. Vậy là cần phải tu sửa lại cách hoạt động của các bệnh viện, tức là cần phải rất cố gắng sửa sang lại cơ sở hậu cần. Cần phải làm lại các hành lang giao thông, sao cho có một chiều chỉ dành cho những người đi vào bệnh viện, rồi phải đi ra khỏi bệnh viện bằng hành lang và cửa khác. Xe ô tô tiếp tế cũng phải có con đường khác đi vào.
– Tình hình trong Bệnh viện Truyền nhiễm cấp Tỉnh ra sao?
– Trong bệnh viện của tôi trên phố Wolska thì ngay đằng sau phòng tiếp tân đã được lắp thêm hai chiếc lều màu da cam. Cơ quan cứu hỏa quán xuyến công việc ở đó. Tại lều thì có những công việc chọn lựa khởi đầu tình hình bệnh nhân. Y tá đưa cho bệnh nhân một bản kê khai phỏng vấn, ghi chép đầy đủ các thông tin về mọi mối liên lạc, bệnh nhân đã từng có mặt ở đâu trong khoảng thời gian gần đây, đã đi những đâu. Bệnh nhân phải chứng minh được là mình có những biểu hiện bị nhiễm bệnh, mà đúng như các định nghĩa về việc nghi ngờ là bị nhiễm corona virus, tức là nhiệt độ trên 38 độ, bị ho, bị ngạt thở, cảm thấy mệt mỏi, bị yếu đi. Bệnh nhân phải ghi đủ các số liệu liên lạc: số điện thoại, e-mail. Y tá đo nhiệt độ của bệnh nhân, dùng máy đo nhịp mạch kiểm tra xem cơ thể có đủ hay thiếu ô xy.
Nếu một trong các thông số này bị xáo trộn, hay là nếu bệnh nhân đưa ra thông tin là vừa mới về từ Italia hoặc từ Áo về, hay là có những biểu hiện khác của dịch bệnh này, hay đã tự khai là đã có sự tiếp xúc với người mà có test dương tính được khẳng định, thì bệnh nhân đó sẽ được chuyển đến phòng tiếp nhận bằng thủ tục thích hợp.
Tại thời điểm này thì có nhiều nhu cầu cho nên các phòng tiếp nhận bệnh nhân đã được chuyển thành các khoa bệnh viện. Bệnh nhân ở đó không nằm chung với các bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm khác. Bệnh nhân từ các lều được chuyển đến các phòng cách ly; có hành làng đi vào riêng biệt. Nhân viên y tế như là y tá và bác sỹ trực ban, đón bệnh nhân từ phía sau ô cửa kính. Khi khám bệnh nhân thì họ mặc thêm quần áo bảo hộ đặc biệt. Phải đeo kính dầy kiểu gogle hoặc đeo mặt nạ kiểu có mũ bảo hộ. Lại còn phải đeo thêm khẩu trang có lớp lọc đặc biệt, mà có thể lọc tế bào không khí để virus không thể lọt qua.
– Các bệnh viện đều có mọi thứ đó, không thiếu gì?
– Bệnh viện của chúng tôi thì có, bởi vì là bệnh viện tiền tuyến. Còn Bệnh viện của Bộ Nội vụ và Hành chính thì kém hơn, vì tôi đã nói chuyện với giám đốc ở đó, ông ấy nói là có thể sẽ thiếu thiết bị . Có thể chỉ một hoặc hai tuần sau khi bệnh dịch lan tràn, thì không biết thế nào . Bây giờ thì các cơ quan chịu trách nhiệm, như là Bộ Y tế, Tỉnh trưởng, các cơ quan hành chính tự quản, trong giới hạn của mình, đang thử tìm mua thêm hàng, nhưng tất cả mọi chuyện đó đều cần có thời gian. Đó là vấn đề phải đợi một vài tuần, đâu đâu cũng đầy ắp mọi thủ tục, vấn đề tài chính, hậu cần, mà nhu cầu cần đặt thêm, cần thi hành thì dài rằng rặc.
– Đấy, làm gì có nhiều thời gian nữa?
– Đúng, không có thời gian. Do vậy mà nhiều bệnh viện nhỏ cấp huyện có thể sẽ có khó khăn.
– Thưa bà BS/TS, nếu mà tôi có biểu hiện như là bị sốt, bị ho, ngạt thở và tôi đến bệnh viện thì họ sẽ thi hảnh xét nghiệm test corona virus cho tôi ngay lập tức?
– Nếu bệnh nhân có triệu chứng thì dù khó khăn thế nào cũng phải được bác sỹ khám và được lấy mẫu xét nghiệm. Vậy chúng ta hãy quay lại thời điểm khi mà bệnh nhân được dẫn đến phòng cách ly trong bệnh viện, ở đó có bác sỹ và y tá đón chờ. Bác sỹ lại thi hành một cuộc phỏng vấn lần nữa kỹ hơn, khám cho bệnh nhân, còn y tá lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân từ mũi và họng, đưa vào trong hai ống thử nghiệm, để mang đến phòng xét nghiệm. Nếu bệnh nhân có triệu chứng bị nhiễm, bị mệt mỏi, thì tất nhiên là bệnh nhân sẽ được nhập viện. Còn khi mà không có triệu chứng gì, nhưng đã có tiếp xúc với ai đó, mà người đó đã bị khẳng định là bị nhiễm, thì bệnh nhân đó được về nhà và để lại mối liên lạc, để bệnh viện sẽ báo cho bệnh nhân biết ngay khi có kết quả xét nghiệm. Thực ra là những công việc này phải do các trạm vệ sinh dịch tễ thi hành, nhưng trong thời buổi đại dịch thì sự tích cực của các trạm đó là không đủ.
– Tại sao?
– Trong thời buổi đại dịch thì công việc giám sát dịch bệnh có ý nghĩa chủ chốt, theo như Bộ luật phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm ra ngày 08.12.2005. Trong bộ luật này có những miêu tả cụ thể là những công việc và thẩm quyền nào là thuộc về các ban ngành vệ sinh dịch tễ và những gì thuộc về ngành chăm sóc y tế.
– Ban ngành kia có những thiếu sót gì?
– Bên ngành Vệ sinh dịch tễ khẳng định là họ có quá ít nhân viên, là họ không có thẩm quyền, không đủ sức tự quyết định. Điều này là do khâu tổ chức không chuẩn, ngoài ra còn có nhiều điều chưa chính xác, lại còn bị quá phụ thuộc vào cơ quan chế độ, bởi vì là Vệ sinh dịch tễ cấp tỉnh thì trực thuộc Tỉnh trưởng, cấp huyện thì phụ thuộc vào Tổng thanh tra Dịch tễ Trung ương, nói gọn là trong tình huống này thì Vệ sinh dịch tễ đang bị bối rối. Đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ, ở các trung tâm của huyện hay của xã.
– Bà Małgorzata Kidawa- Błońska kêu gọi là phải làm nhiều xét nghiệm (test) hơn, cần phải dễ dàng tiếp cận hơn, bởi vì là trong cuộc chiến với dịch bệnh này thì đó là công việc chủ chốt. Ở đây có vấn đề gì vậy?
– Vấn đề bế tắc trong khâu xét nghiệm là do hai nguyên nhân. Thứ nhất là đã mua quá ít bộ kit xét nghiệm. Thứ hai là còn phụ thuộc vào số lượng phòng thí nghiệm và quy trình kỹ thuật thi hành thử nghiệm. Quy trình thường là 4-5 tiếng và không thể làm nhanh hơn được.
– Người Séc đã mua những bộ kit thử nghiệm mà chỉ sau 30 phút là có kết quả. Tại sao chúng ta không mua những bộ như vậy?
– Đó là những bộ kit được gọi là xét nghiệm nhanh, mà bây giờ trong thị trường thương mại đang có đầy. Như cô được biết là có một số người biết cách và thường làm giàu rất nhanh trong chiến tranh, đúng không? Có rất nhiều các công ty thương mại và các nhà sản xuất đã nhìn thấy được cơ hội để bán các sản phẩm của mình. Vậy họ bán đủ mọi thứ, bán cho tất cả những ai cần. Nhưng WHO và ECDC không khuyến cáo dùng các bộ kít nhanh tại giai đoạn đã bị nhiễm nặng. Tính riêng biệt và độ nhạy cảm của chúng thường trung bình chỉ 50%, thậm chí nhiều khi ít hơn. Có nghĩa là 50% báo kết quả dương tính sai hoặc âm tính sai, mà các kết quả như vậy lại không có ý nghĩa trong quá trình chẩn đoán bệnh. Ý kiến của riêng tôi, của người thực thi, tôi cho là các test này không có hiệu quả khi cần chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu mới bị nhiễm. Nhưng có thể là các hãng sản xuất sẽ ép mạnh và có thể Bộ y tế sẽ mua chúng. Tôi không có ảnh hưởng gì đến việc này.
– Tôi có đọc được là những bộ kit xét nghiệm có thể tin tưởng là phải sau 7 ngày mới có kết quả. Còn khi ông Bộ trưởng Woś bị khẳng định là đã nhiễm corona virus thì cả chính phủ đã đi xét nghiệm, kể cả Thủ tướng, mà chỉ vài tiếng sau họ đã thông báo là kết quả âm tính. Tin được hay không vào các kết quả đó?
– Có nhiều thể loại test khác nhau. Có loại chúng tôi áp dụng thì có 99% tính riêng biệt và độ nhạy cảm, vậy ở đây không thể nhầm được. Tôi đang nói về test PCR, theo gien, mà như vậy thì theo mẫu xét nghiệm của người được xét nghiệm sẽ phát hiện ra ADN của virus, mà lại đúng thời điểm thực tế, tức là trong ngày lấy mẫu. Vậy nếu như tôi khẳng định là trong nước nhờn lấy từ mũi và cuống họng bệnh nhân của tôi đang có chất liệu gien (ADN) của corona virus thì tôi biết rõ là người này đang bị nhiễm và đó là kết quả đáng tin.
Kết quả dương tính có thể lấy được trong mấy ngày đầu khi mới bị nhiễm. Nhưng những bộ test mà kết quả dương tính phải sau 7-10 ngày mới có được thì đó là những bộ test xét nghiệm huyết thanh học, phát hiện ra được các đề kháng anty-SARS-Co-2. Có nghĩa là lúc đầu mới nhiễm thì chúng không có ý nghĩa chẩn đoán. Test xét nghiệm tính đề kháng sẽ có ý nghĩa dịch bệnh và thống kê. Chúng ta có thể xét nghiệm tất cả mọi người dân Vác-sa-va về tính đề kháng và chúng ta sẽ biết có bao nhiêu người dính corona virus mà không hề có biểu hiện gì.
– Có thể làm tăng khả năng dễ dàng tiếp cận test corona virus cho toàn dân hay không?
– Sao mà tăng được, vì không có ai làm việc đó. Ở Ba Lan chúng ta đang có quá ít phòng thí nghiệm chuyên ngành phân tử học. Tại thời điểm này thì trong toàn quốc có khoảng 16 phòng thí nghiệm được xác định làm nhiệm vụ, nhưng khả năng công suất của các phòng này lại rất thấp và lại còn có một số phòng chưa bắt đầu hoạt động.
Phòng xét nghiệm ở trong bệnh viện của tôi, Bệnh viện Truyền nhiễm cấp Tỉnh – là lớn nhất ở Ba Lan và mỗi ngày có thể làm 100-120 test xét nghiệm. Không thể làm nhiều hơn vì chỉ có 3 chuyên gia xét nghiệm, có một thiết bị xét nghiệm và mỗi chu kỳ kỹ thuật phải mất vài tiếng, như tôi đã nói đó. Vậy là không thể làm nhiều hơn. Trạm Vệ sinh dịch tễ ở phố Zelazna đã bắt đầu nghiên cứu. Trong cục Vệ sinh Quốc gia cũng có nhưng phòng xét nghiệm đã bị đóng cửa, bởi vì hóa ra là có một cô nhân viên đã bị nhiễm bệnh. Phòng thí nghiệm nào cũng phải đặc biệt, vì không thể xét nghiệm theo kiểu nghiệp dư được. Thứ nhất là cần có kiến thức và tài năng, thứ hai là phòng thí nghiệm phải có khoang kín, tức là phải có hệ thống bảo đảm an toàn cho nhân viên và bảo đảm sao cho corona virus không bị dính với các virus khác. Nói gọn là các loại test thử nghiệm phải được thi hành trong những điều kiện đặc biệt. Ba Lan chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng thi hành test một cách đại chúng. Mà tôi còn chưa nhắc đến giá tiền nhé, bởi vì thực tế là mỗi test tốn khoảng 500 zloty.
– Vậy có nghĩa là đợt cách ly bắt buộc này – đa số không được đi làm, chỉ làm ở nhà, các nhà hàng bị đóng cửa, các công ty dịch vụ cũng vậy – thì liệu có khả quan gì không?
– Có chứ, việc này rất có ý nghĩa. Để virus không lây lan thì cần cắt mọi con đường giao thông của chúng. Mà rõ ràng là virus lây từ người sang người, do vậy khi người ta càng ít tiếp xúc đại chúng với nhau, thì đường lan tràn của virus bị cắt đứt, Chắc chắn là khi có đại dịch chung, không phụ thuộc là trong Ba Lan cuối cùng tổng số có bao nhiêu trường hợp, thì đó là những quyết định đúng đắn, để mọi người cứ ngồi ở nhà mình thôi.
– Cao điểm dịch bệnh thì chúng ta chưa có. Sẽ có thể bắt đầu khi mà mọi người lại phải đi làm, bởi vì là chỉ cách ly có 2 tuần. Khi đó sẽ ra sao?
– Có thể phỏng đoán là tuần tới sẽ có nhiều trường hợp nhiễm bệnh mới, trong số những người có tiếp xúc với những người tử Italia về 2 tuần trước đây. Nếu cứ theo dõi thống kê hàng ngày thì chưa thấy con số người mới nhiễm bệnh giảm xuống ý nào. Vậy là hiện tại chúng ta chưa thể nói về cao điểm dịch.
– Vậy thì sau tuần nữa, tất cả mọi người sẽ đi làm, các nhà hàng sẽ mở cửa và chúng ta lại sinh hoạt bình thường, thì có điều gì sẽ xảy ra?
– Tình huống đang phát triển nhanh và rất khó phỏng đoán. Các quyết định cần thay đổi và làm thích hợp với thực tế. Chúng ta không biết là học sinh nên đi học hay cứ cấm thêm tuần nữa.
– Bà nói về học sinh – mà tôi đọc được là trẻ con không bị nhiễm bệnh, không bị ốm và quyết định đóng cửa trường học là quá bất cẩn. Bà nghĩ sao?
– Trong thời buổi đại dịch này, kể cả dịch Trung Quốc hay dịch Italia thì có một nhóm rất nhỏ số lượng trẻ em bị dính Covid-19. Ở Ba Lan cũng có trẻ em bị dính. Đó là những trường hợp lẻ tẻ, thường là trẻ con của người nước ngoài hoặc bố mẹ chúng từ nước ngoài trở về. Tụi trẻ con này được bảo hộ, chúng nó ngồi nhà, nhưng không biết sẽ có bao nhiêu đứa trẻ bị dính, nếu cứ phải đi học bình thường. Rất có thể là sẽ có nhiều đứa bị ốm hơn – chúng ta không biết được điều này.
Nhưng các thống kê, cả của Trung Quốc và của Italia đều cho thấy là trong đợt đại dịch này thì tụi trẻ con bị dính rất ít. Corona virus thường tấn công những người trên 60 tuổi. Những người trẻ hơn bị ốm cũng nhẹ, biểu hiện nhiễm bệnh rất ít, hoặc thậm chí chẳng có biểu hiện gì, còn những người già hơn thì bị ốm nặng. Những người đã chết ở Trung Quốc đa số đã trên 80 tuổi. Rõ ràng là yếu tố tiếp theo là chuyện từ khi bị xuất hiện biểu hiện lâm sàng cho đến lúc họ được cứu trợ y tế thì đã quá 8 ngày. Tức là bệnh nhân đã ngồi nhà với các biểu hiện nhiễm bệnh tận 8 ngày, rồi mới đi bác sỹ. Do vậy tại nơi đó có nhiều ca tử vong.
– Các ca tử vong ở Ba Lan thì sao?
– Trước hết, chết là do cùng có những căn bệnh khác. Nguyên nhân trực tiếp tử vong là do bệnh nào đó khác, thí dụ như suy tim hay là bệnh mãn tính khác bị gia tăng.
– Bộ trưởng Y tế Lukasz Szmowski nói là đã có thuốc hỗ trợ cho cuộc chiến với corona virus. Đó là Arechin, mà các bệnh viện đã được nhận thuốc này. Bà có ý kiến gì về chủ đề loại thuốc này?
– Arechin là loại thuốc đã được biết đến từ xưa nay, có tác dụng chống trùng đơn bào và khoảng 20 năm trước đây đã được dùng để chữa bệnh sốt rét. Hiện tại thì Arechin còn được dùng để chữa thấp khớp. Bởi vì là đây là loại thuốc có khả năng độc khá lớn, gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thí dụ như bị hại tủy, hại gan, gây ra hiện tượng suy tuần hoàn máu, gây xáo trộn nhịp tim và làm tăng triệu chứng tâm thần, tóm lại là có nhiều tác động không mong muốn, do vậy người ta đã không dùng chữa bệnh sốt rét nữa. Bây giờ có thông tin là đang có những áp dụng để chống Covid-19, nhưng chúng không được chứng minh dựa trên các kết quả nghiên cứu lâm sàng. Chúng chỉ chứng minh được là đã có vài bệnh nhân khi dùng Arechin thì bệnh đã đỡ hẳn. Gần đây, Nhà sản xuất loại thuốc này đã thay được thông tin trong Bản tính chất của Sản phẩm Điều trị bệnh (ChPL) và trong mục ứng dụng của thuốc thì đã có ghi thêm là Arechin là loại thuốc hỗ trợ điều trị khi bị nhiễm corona virus.
– Vậy khái niệm „hỗ trợ” điều trị thực ra là như thế nào?
– Đối với bác sỹ thực hành như tôi thì chẳng có ý nghĩa gì. Chắc chắn đây không phải là thuốc đặc trị. Chắc chắn không có tác dụng chống kháng virus. Vậy hỗ trợ gì cụ thể? – điều này chưa biết. Hiện nay thì dùng thuốc Arechin là hợp pháp, nhưng công việc điều trị phải có tính chất thử nghiệm y học. Nói chung trong công việc chữa bệnh cho người thì muốn để cho một loại thuốc được áp dụng trong căn bệnh nào đó thì phải tiến hành hàng loạt các công việc nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu phải được kết thúc và các kết luận đưa ra từ nghiên cứu lâm sàng cho thấy là loại thuốc đó có hiệu quả. Khi đó mới có cả một quá trình đăng ký thuốc vào FDA và có thể áp dụng thuốc đó cho căn bệnh cụ thể. Nếu nói về chuyện điều trị bằng Arechin thì có thể hợp pháp dùng nó, có thể dùng thuốc này vào công việc điều trị này. Nhưng trong một số bài báo cáo khoa học gần đây thì những giải thích tác dụng của Arechin trong thủ tục điều trị Covid-19 vẫn còn quá mơ hồ, chưa cụ thể, có thể nói thẳng là chẳng biết Arechin có những tác dụng gì trong những trường hợp cụ thể ở trường hợp các bệnh nhân Trung Quốc. Chắc chắn là ở đây chưa có nghiên cứu lâm sàng.
Chưa có các bằng chứng khoa học về việc là thuốc này có hiệu quả đối với SARS-Co-2. Hiện nay thì chưa có nghiên cứu nào kết thúc, mà nó chứng minh được là thuốc này làm giảm số lượng tử vong bệnh nhân nhiễm corona virus. Nhưng hiện tại cũng đang có hơn chục hướng nghiên cứu các loại thuốc khác nhau đã được bắt đầu.
– Thế còn thuốc chống HIV thì sao, thật sự có giúp chống corona virus hay không?
– Sự thật thì các thuốc đó là để chống HIV chứ không phải là để chống corona virus. Thông tin này xuất hiện từ Australia, vì tại đó đã có dùng thuốc đó cho các bệnh nhân và có ai đó đã đỡ bệnh, cũng giống như khi dùng thuốc Arechin. Trong quá trình điều trị thì có điều chủ chốt là nếu các loại thuốc này bây giờ có thể được dùng cho các bệnh nhân của chúng ta thì cần coi công việc điều trị này là giai đoạn thử nghiệm. Các loại thuốc như giới thiệu trong mạng internet thì lại chưa được WHO và ECDC khuyến cáo. Để được coi đó là thí nghiệm y học, cần phải có được sự đồng ý của Cơ quan Nghiên cứu Y học thuộc Bộ Y tế, nhưng muốn có được quyết định đồng ý đó thì lại phải xuất hiện công ty bảo hiểm, mà sẽ bảo lãnh cho nghiên cứu đó và chi trả mọi tiền thiệt hại nếu có, chi cho những bệnh nhân được chữa chạy bằng thuốc đó. Cho tới nay thì tôi chưa biết là đã có hãng bảo hiểm nào đồng ý cấp cho đơn vị nào. Mà cũng còn phải có sự đồng ý của bệnh nhân, khi được dùng thuốc đó, ý thức được là đó mới là thuốc thực nghiệm, mà chưa được chính thức phê duyệt dùng để chữa bệnh này.
– Vậy tại sao Bộ Y tế chuyển loại thuốc này đến các bệnh viện?
– Tôi không trả lời bà về cây hỏi này.
– Chúng ta có đủ số lượng bác sỹ không?
– Hôm qua thì Bộ mới hỏi tôi là chúng ta có bao nhiêu bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm. Sác số liệu về bác sỹ trong nước ta có xuất xứ từ nhiều nguồn, mà các cơ sở dữ liệu của họ thì rất khác nhau. Một cơ sỡ dữ liệu về chuyên ngành y tế có ở trong Danh sách Bác sỹ trong Toàn quốc của Phòng Y tế Trung ương. Các cơ sở dữ liệu cũng có ở văn phòng các Tỉnh trưởng, bởi vì các cơ quan chữa bệnh phải được đăng ký ở Phòng đăng ký Kinh doanh Ủy ban Tỉnh, ở đó thì ngoài thông tin về địa chỉ bệnh viện, còn phải có tất cả mọi thông tin về các nhân viên được tuyển việc, thông tin về số lượng y tá và bác sỹ. Nhưng hai nguồn này lại có những số liệu khác nhau. Còn một nguồn thứ ba nữa, rất thực tế.
– Nghĩa là sao?
– Có nghĩa là tôi có thể gọi điện cho các đồng nghiệp ở Radom hoặc ở Plock hỏi cụ thể: Các bạn đang có bao nhiêu chuyên gia bệnh truyền nhiễm? – khi đó họ sẽ trả lời. Do vậy tôi có thể cho cô biết là trong tỉnh Mazovia chính xác có 83 BS chuyên gia bệnh truyền nhiễm. Trong nhóm này thì lại có các nữ bác sỹ đang nghỉ nuôi con, tức là hiện nay họ không làm việc. Cũng có một số bác sỹ đã tuổi hưu trí, vậy họ cũng chỉ làm thêm một nửa hay chỉ ¼ biên chế. Trong toàn Ba Lan cũng chỉ có dưới 1000 người. Trong 79 trung tâm y tế chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm mà hiện nay Ba Lan đang có thì như vậy là có quá ít bác sỹ. Gần đây thì giới trẻ học ngành y lại chả chịu học tiếp theo chuyên ngành này. Vài năm trước đây, ông cựu Bộ trưởng Y tế Konstanty Radziwiłł đã đưa ra những ngành chủ lực: ngành nhi, tất nhiên là tim mạch, y tế gia đình. Điều đó liên quan đến chuyện mức lương bổng cho bác sỹ, nếu muốn học những ngành đó. Thì đó, rõ ràng là tụi trẻ đang muốn phát triển, muốn có đồng lương cao hơn, vậy chúng nó chọn các ngành này. Còn về các loại bệnh truyền nhiễm hiện nay thì đang là một chuyên ngành có nguy cơ hết dần người làm.
– Tại sao?
– Bởi vì là trên 50% bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm đã ở độ tuổi ngoài 55. Những người này sắp tới sẽ nghỉ hẳn, hoặc là nghỉ hưu rồi và chỉ làm thêm thôi.
– Liệu chúng ta có bị đứng trên bờ vực thẳm ngành y, nếu nói về corona virus?
– Để rồi xem, bệnh này sẽ phát triển ra sao. Nếu số lượng người nhiễm bệnh mới chỉ như hiện nay, thì chúng ta có thể cố gắng dùng hết sức để lo toan được. Nhưng nhân viên cũng đã rất mệt mỏi rồi. Các cô y tá đã ngồi khóc ở góc phòng. Họ đã quá chán. Bác sỹ cũng vậy, vị họ phải trực ban suốt ngày, từ 3 tuần nay họ không có dịp ngồi thở phút nào. Nếu mọi chuyện vẫn ổn định và một khi mà Bệnh viện của Bộ Nội vụ và Hành chính vẫn cùng chiến đấu thì chúng tôi còn lo liệu được. Nhưng nếu mà số lượng bị nhiễm bệnh xuất hiện quá nhiều và ngày càng nhiều thêm và cần phải đưa họ nhập viện hết thì số lượng bác sỹ chúng tôi như vậy là quá ít. Tỉnh trưởng tỉnh Mazovia cam đoan là sẽ không có vấn đề gì, bởi vì là nếu sự việc quá nghiêm trọng thì sẽ huy động thêm các bác sỹ chuyên ngành khác và các bác sỹ khác cũng có thể vào làm việc trong các bệnh viện chuyên ngành này. Tôi nói thẳng ra là đó là hy vọng hão huyền, bởi vì các bác sỹ ngành khác cũng chẳng có nhiều. Nói chung là có quá ít bác sỹ, ngành nào cũng vậy. Cuộc đời sẽ cho chúng ta biết kịch bản sẽ như thế nào, bởi vì ngày mai mọi chuyện có thể thay đổi hoàn toàn khác.
– Khi nào kết thúc tình trạng này?
– Có một bài báo trong „The New England Journal of Medicine”, các tác giả đã viết là họ phỏng đoán có nhiều kịch bản diễn biến và các phỏng đoán khác nhau. Đa số các phỏng đoán này – dựa trên cơ sở thống kê của Italia – đều cho là khoảng giữa tháng 6 thì dịch bệnh sẽ giảm, nhưng không hoàn toàn hết hẳn. Dịch sẽ ẩn náu cả mùa hè và không loại trừ trường hợp là vào mùa thu lại có đợt dịch bệnh corona virus mới. Nhưng cũng có thể là sẽ không như vậy. Virus là mầm bệnh khôn lỏi hơn so với con người. Tôi là chuyên gia với 30 năm kinh nghịệm thực tế có thể nói là nếu khi nào đó nhân loại bị nguy hiểm cực kỳ, thì đó hoàn toàn không phải là vũ khí nguyên tử, không phải là thế chiến tiếp theo, mà chính là sự tấn công của virus. Chúng là những cơ thể thông minh, biết lách mọi kiến thức và kinh nghiệm của con người, để mà vượt qua, để con người không kiểm soát được chúng. Và chúng ta đang nhìn thấy điều này dựa trên cơ sở những đợt dịch bệnh gần đây, như là dịch Ebola, SARS, cúm lợn. Virus đã không để con người khống chế, chúng cứ muốn làm gì thì làm và đang cười khẩy cả nhân loại.
– Kinh khủng quá!
– Tôi là người lạc quan. Cho tới nay thì tất cả những đợt dịch bệnh mà tôi nhìn thấy, mà tôi đã vượt qua được khá nhiều đợt, thì bệnh dịch nào rồi khi nào đó cũng sẽ kết thúc thôi. Corona virus cũng sẽ kết thúc thôi mà. Nhưng mà hết dịch bệnh này thì lại sẽ xuất hiện dịch khác. Công việc và không gian hoạt động dành cho bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm là khi nào cũng vẫn có, khi mà vẫn còn vi khuẩn và virus.
Ngô Hoàng Minh dịch .